Siêu máy tính dự đoán Girona vs Las Palmas, 3h00 ngày 4/2
(责任编辑:Công nghệ)
- Kèo vàng bóng đá MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2: Tin vào Quỷ đỏ
Năm 2020 đánh dấu cột mốc Thủ tướng Chính phủ chính thức phê duyệt chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Trọng Đạt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Thực tế cho thấy, không chỉ còn là chiến lược, chuyển đổi số đã lan tỏa một cách sâu rộng đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam trong năm 2020. Trong đại dịch Covid-19, Internet và công nghệ số đã trở thành công cụ hiệu quả, đảm bảo cho sự kết nối của người dân, bất chấp việc giãn cách xã hội.
2020 cũng là năm chứng kiến sự tăng trưởng của mạnh của các dịch vụ công trực tuyến. Tính đến ngày 30/12/2020, đã có 2.700 dịch vụ công được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG) trên tổng số gần 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền (đạt tỷ lệ 39%, vượt chỉ tiêu Chính phủ giao 9%).
Nhờ đại dịch Covid-19 - "cú huých trăm năm cho chuyển đổi số quốc gia", số dịch vụ công trực tuyến tại Việt Nam trong năm nay đã tăng trưởng bằng nhiều năm trước cộng lại. Ảnh: Trọng Đạt Cổng DVCQG đến nay có hơn 99 triệu lượt truy cập, hơn 412.000 tài khoản đăng ký, hơn 27,2 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái, trên 719.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến và hơn 46.000 giao dịch thanh toán điện tử. Cổng DVCQG cũng đã tiếp nhận, hỗ trợ trên 43.800 cuộc gọi, hơn 9.600 phản ánh, kiến nghị. Chi phí xã hội tiết kiệm được khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên Cổng DVCQG là hơn 6.700 tỷ đồng/năm.
Cũng trong năm qua, vào mỗi thứ 6 hàng tuần, Bộ TT&TT lại ra mắt 1 nền tảng Make in Vietnam. Tổng cộng đã có 38 nền tảng như vậy được ra mắt trong năm 2020. Các nền tảng này chính là những công cụ quan trọng giúp chính quyền, doanh nghiệp và người dân tham gia vào công cuộc chuyển đổi số.
2, Cấp phép thử nghiệm thương mại 5G cho 3 nhà mạng lớn
Cuối năm 2020, 3 nhà mạng lớn tại Việt Nam gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone đã được cấp phép và triển khai thử nghiệm thương mại 5G tại hai thành phố Hà Nội và TP.HCM.
Việc thử nghiệm 5G là cơ hội để các nhà mạng có thể xây dựng mô hình kinh doanh phù hợp, dự kiến mức giá cả, chi phí sử dụng tài nguyên trước khi mạng di động 5G chính thức được cấp phép.
Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu về triển khai cung cấp dịch vụ mạng 5G. Ảnh: Trọng Đạt Qua quá trình thử nghiệm kỹ thuật tại Hà Nội và TP.HCM, mạng 5G cho tốc độ tải về đường xuống (download) nhanh gấp 10 lần, còn độ trễ giảm đi 10 lần so với mạng 4G.
Báo cáo của các nhà mạng sau quá trình thử nghiệm thương mại sẽ là tiền đề quan trọng để Bộ TT&TT hoàn thiện các cơ sở pháp lý về việc triển khai mạng di động 5G. Bộ TT&TT cũng đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ phủ sóng mạng di động 5G trên phạm vi toàn quốc.
5G được kỳ vọng sẽ mang đến những trải nghiệm Internet siêu tốc cho người dùng di động. Với tốc độ truy cập siêu nhanh, độ trễ siêu thấp, công nghệ này cũng chính là lời giải cho việc phát triển đô thị thông minh, nhà máy thông minh thông qua Internet vạn vật, bài toán xe tự hành và các ca mổ phức tạp được thực hiện từ xa.
Việc triển khai 5G sớm sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những nước tiên phong ứng dụng công nghệ 5G. Đây sẽ trở thành động lực quan trọng để phát triển, ứng dụng các công nghệ mới, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số.
3, Phòng, chống Covid-19 bằng phần mềm, ứng dụng Make in Vietnam
Việt Nam là một trong số ít quốc gia kiềm chế và ngăn chặn hiệu quả sự lây lan của Covid-19. Thành công này có đóng góp không nhỏ của các sản phẩm công nghệ Make in Vietnam.
Chỉ trong một khoảng thời gian rất ngắn, Việt Nam đã phát triển được rất nhiều website và ứng dụng phục vụ công tác phòng chống Covid-19.
Ứng dụng khai báo y tế tự nguyện NCOVI. Ảnh: Trọng Đạt Các sản phẩm tiêu biểu có thể kể tới như ứng dụng truy vết người nghi nhiễm Covid-19 - Bluezone, ứng dụng khai báo sức khỏe NCOVI, ứng dụng khai báo y tế điện tử Vietnam Health Declaration, cùng với đó là các website cung cấp thông tin nhanh chóng về tình hình dịch bệnh.
Thực tế cho thấy, đã có gần 900.000 tờ khai y tế được thực hiện qua ứng dụng khai báo y tế điện tử, 8 triệu lượt tải ứng dụng NCOVI với gần 18 triệu bản ghi khai báo y tế tự nguyện.
Ứng dụng Bluezone giúp truy vết người nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Trọng Đạt Tính đến giữa tháng 11/2020, đã có hơn 23 triệu người cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone. Nhờ vậy, hàng trăm F1, F2 đã được phát hiện và đưa đi cách ly bởi sự giúp sức của ứng dụng truy vết người nghi nhiễm Covid-19.
Đây là những minh chứng cụ thể và sinh động cho thấy Việt Nam đã ứng dụng CNTT rất tốt vào công tác phòng chống đại dịch. Các sản phẩm công nghệ này đều được thực hiện bởi các công ty công nghệ Việt Nam, dưới sự điều hành của Chính phủ, Bộ TT&TT và Bộ Y tế.
4, Nghị định 91 nhằm dứt điểm cuộc gọi, tin nhắn và email rác
Từ ngày 1/10, Nghị định 91/2020 đã chính thức có hiệu lực. Đây là Nghị định quy định chi tiết việc thực hiện quảng cáo qua điện thoại, tin nhắn, thư điện tử. Trong đó, có các yêu cầu cụ thể về nguyên tắc quảng cáo, gắn nhãn quảng cáo, thông tin của người quảng cáo, chức năng từ chối quảng cáo,...
Một trong những điểm mới của Nghị định 91/2020 còn là sự xuất hiện của quy định về “Danh sách không quảng cáo”. Danh sách không quảng cáo (DoNotCall) là tập hợp số điện thoại mà người có quyền sử dụng số điện thoại đó đã đăng ký không chấp nhận bất kỳ tin nhắn đăng ký quảng cáo, tin nhắn quảng cáo, cuộc gọi quảng cáo nào.
Người dùng di động tại Việt Nam đã có thể đăng ký vào “Danh sách không quảng cáo”. Ảnh: Trọng Đạt Người quảng cáo, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet không được phép gọi điện thoại quảng cáo, gửi tin nhắn đăng ký quảng cáo, gửi tin nhắn quảng cáo tới bất kỳ số điện thoại nào trong Danh sách không quảng cáo. Theo Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), tính đến hết tháng 10/2020, đã có hơn 100.000 thuê bao di động đã đăng ký vào “Danh sách không quảng cáo”.
Thống kê của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cũng cho thấy, trong 6 tháng cuối năm 2020, đã có 72.539 thuê bao bị chặn vì phát cuộc gọi quấy nhiễu người dùng và hơn 17 triệu cuộc gọi giả mạo bị ngăn chặn. Tất cả các thuê bao thực hiện hành vi phát tán cuộc gọi rác sẽ bị xử lý bằng cách khóa chiều gọi đi đối với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng.
Số thuê bao phát tán cuộc gọi rác bị ngăn chặn từ tháng 7/2020. Số liệu: Cục Viễn thông Nghị định 91 là hành động cụ thể của Chính phủ nhằm xử lý dứt điểm vấn nạn cuộc gọi rác, tin nhắn rác đã tồn tại nhiều năm qua. Tùy theo mức độ, hành vi vi phạm liên quan tới thư điện tử, tin nhắn, gọi điện thoại cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 triệu đồng đến 100 triệu đồng và buộc thu hồi số điện thoại.
5, Thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên bằng thiết bị Make in Vietnam
Ngày 17/1/2020, tập đoàn Viettel đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do doanh nghiệp này phát triển.
Mạng di động 5G đầu tiên được kết nối thử nghiệm tại Việt Nam vào sáng 10/5/2019. Tuy vậy, đây là lần đầu tiên một cuộc gọi 5G được thực hiện bằng thiết bị mạng do Việt Nam tự sản xuất, bao gồm cả phần cứng và phần mềm.
Cuộc gọi 5G đầu tiên được thực hiện bằng thiết bị Make in Vietnam. Ảnh: Trọng Đạt Sự kiện này đánh dấu việc Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ mạng 5G. Hiện trên thế giới chỉ có 5 công ty là Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G.
Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thành công thiết bị 5G. Đáng chú ý khi trong số các nhà cung cấp kể trên, chỉ có duy nhất nhà mạng của Việt Nam vừa là nhà khai thác viễn thông, vừa có khả năng tự sản xuất các thiết bị mạng.
Bộ TT&TT đặt mục tiêu sẽ thương mại hóa 5G bằng thiết bị do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Trọng Đạt Tháng 10 cùng năm, Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (thuộc tập đoàn Viettel) đã ký kết thỏa thuận hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống trạm gốc di động 5G gNodeB với Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart (thuộc tập đoàn Vingroup).
Mục tiêu tiếp theo của doanh nghiệp này là hoàn thành việc phát triển mạng lõi 5G để tạo ra một mạng 5G hoàn chỉnh do người Việt Nam sản xuất vào năm 2021. Thương mại hóa 5G bằng thiết bị Make in Vietnam cũng chính là một chủ trương lớn của Bộ TT&TT.
6, Bùng nổ học online và các nền tảng học trực tuyến
Trong năm vừa qua, khi dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện, nhiều trường học đã buộc phải đóng cửa. Đây cũng là lý do dẫn tới sự phổ biến của việc dạy và học trên truyền hình cũng như trên các nền tảng trực tuyến.
Nhiều thống kê đã chỉ ra rằng, gần 50% trường đại học tại Việt Nam đã tổ chức dạy học trực tuyến trong mùa dịch. Ở những vùng khó khăn, nhiều thầy cô đã quay video bài giảng gửi lên YouTube, Zalo, Facebook và các ứng dụng khác nhằm tạo cơ hội học tập cho học sinh.
Sau đại dịch Covid-19, các nền tảng học trực tuyến đã trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Các ứng dụng dạy học trực tuyến như Zoom, Microsoft Teams, Google Classroom… cũng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều giáo viên và nhà trường sử dụng. Sự phát triển của các mô hình học tập trực tuyến tại Việt Nam thậm chí còn được ghi nhận bởi các tổ chức uy tín trên toàn cầu.
Theo báo cáo PISA của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), việc học trực tuyến tại Việt Nam có nhiều điểm khả quan hơn so với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Trong giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, 79,7% học sinh Việt Nam đã được học trực tuyến, cao hơn mức trung bình chung của các nước thành viên OECD (67,5%).
Những giải pháp học trực tuyến và qua truyền hình đã giúp năm học 2019-2020 kết thúc đúng thời điểm, đảm bảo cho kỳ thi quốc gia cuối cấp vẫn được diễn ra đúng như kế hoạch. Quan trọng hơn, đây sẽ trở thành tiền đề để từng bước chuyển đổi số ngành giáo dục Việt Nam.
7, Giải thưởng Make in Vietnam, vinh danh doanh nghiệp công nghệ số
Bên lề Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, Bộ TT&TT đã tổ chức lễ công bố và trao giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020.
“Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” năm 2020 là giải thưởng mang tầm quốc gia, lần đầu tiên được tổ chức để tôn vinh các sản phẩm công nghệ số do người Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thiết kế, sáng tạo tại Việt Nam.
“Make in Vietnam” là thuật ngữ nhằm truyền tải chiến lược, lời hiệu triệu và sự chuyển dịch hướng phát triển của các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt Đây là những sản phẩm có đóng góp trong việc giải các bài toán Việt Nam, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, phát triển kinh tế số quốc gia nhằm góp phần thực hiện sứ mệnh đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp phát triển.
Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2020 là một hoạt động cụ thể nhằm triển khai Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam” được tổ chức với mục đích thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm công nghệ số để giải bài toán Việt Nam và tuyên truyền, phổ biến chủ trương phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Đây cũng là nơi tôn vinh các sản phẩm công nghệ số xuất sắc, có giá trị thực tế, góp phần phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, kiến tạo quốc gia số tại Việt Nam. Giải thưởng cũng sẽ giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam tới đông đảo người dân và doanh nghiệp.
8, Lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam họp trực tuyến
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV (khai mạc vào ngày 20-5-2020) đánh dấu lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam thực hiện hình thức họp trực tuyến. Đây được xem là một kỳ họp đặc biệt trong lịch sử Quốc hội Việt Nam hơn 70 năm qua.
Các phiên họp trực tuyến được thực hiện qua cầu truyền hình từ Nhà Quốc hội đến 63 điểm cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tại phiên họp, việc đăng ký phát biểu, tranh luận được các đại biểu thực hiện qua đường dây nóng và sử dụng phần mềm trên máy tính bảng để biểu quyết.
Phiên họp toàn thể lần thứ 27 của Ủy ban Pháp luật theo hình thức trực tuyến. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội Theo đánh giá của nhiều đại biểu, hình thức họp trực tuyến không những mang lại hiệu quả cao, mà còn có nhiều lợi thế hơn so với hình thức họp tập trung.
Việc họp trực tuyến giúp tiết kiệm ngân sách, thời gian di chuyển cho các đại biểu ở địa phương. Ngoài các vị trí lãnh đạo, nhiều cán bộ, công chức cấp sở, ngành… tại địa phương cũng có thêm điều kiện được tham dự phiên họp ở các điểm cầu trực tuyến.
Nhìn chung, các phiên họp trực tuyến diễn ra trong không khí dân chủ, nghiêm túc không khác so với hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội. Đây được xem là hình thức phù hợp trong giai đoạn cả nước đang gồng mình để phòng, chống đại dịch Covid-19.
Sự kiện này cũng thể hiện tính linh hoạt và góp phần đặt nền móng cho việc đổi mới hoạt động của Quốc hội trong bối cảnh Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
9, Apple chuyển dây chuyền sản xuất sang Việt Nam
Cuối năm 2020, hãng Foxconn - công ty chuyên sản xuất gia công cho Apple đã chuyển một phần dây chuyền sản xuất máy tính bảng (iPad) và máy tính xách tay (MacBook) từ Trung Quốc sang Việt Nam theo yêu cầu của đối tác.
Sự kiện này đánh dấu việc lần đầu tiên những chiếc iPad được lắp ráp bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Không chỉ iPad, một số mẫu tai nghe AirPod cũng đã được sản xuất tại Việt Nam, bao gồm cả mẫu tai nghe sắp sửa được ra mắt.
Foxconn đã cho ra đời những chiếc iPad được gia công, lắp ráp tại Việt Nam. Điều này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc nổ ra sau đại dịch Covid-19. Đó cũng là lúc mà nhiều ông lớn công nghệ bắt đầu có ý định dịch chuyển nguồn vốn đầu tư của mình sang thị trường Việt Nam.
Có một thực tế là kể từ sau sự xuất hiện của Intel, Samsung, LG..., Việt Nam chứng kiến ngày một nhiều hơn sự hiện diện của các tập đoàn công nghệ lớn.
Hiện cả Foxconn, Luxshare, Goertek…, những đối tác lớn của Apple đều đang không ngừng mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Trong số này, Foxconn là nhà đầu tư lớn nhất với số vốn khoảng 2 tỷ USD. Pegatron mới đây cũng đã được cấp chứng nhận đầu tư vào một nhà máy sản xuất thiết bị chơi game, phụ kiện điện thoại, loa thông minh và các loại máy tính tại Hải Phòng với số vốn gần 500 triệu USD.
10, Việt Nam phổ cập smartphone bằng điện thoại 600.000
Năm 2020 chứng kiến sự ra đời của Vsmart Bee Lite - mẫu smartphone 4G giá rẻ do Viettel, Vsmart và Google cùng nhau phát triển. Với mức giá chỉ 600.000 đồng, đây là mẫu smartphone 4G có giá bán rẻ nhất thị trường ở thời điểm hiện nay.
Sự xuất hiện của Vsmart Bee Lite đánh dấu việc chương trình smartphone giá rẻ cho người Việt bắt đầu đi vào cuộc sống. Đây là một trong những chủ trương của Chính phủ nhằm thúc đẩy hạ tầng, sản xuất thiết bị viễn thông, hướng tới mục tiêu mỗi người dân có một điện thoại thông minh (smartphone) và mỗi hộ gia đình có một đường Internet cáp quang tốc độ cao.
Với mức giá chỉ 600.000 đồng, Vsmart Bee Lite ra đời nhằm phổ cập điện thoại thông minh tới mọi người dân trên cả nước. Theo thông tin từ báo cáo về Thị trường quảng cáo số Việt Nam của Adsota, tỷ lệ người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam năm 2020 hiện ở mức 44,9%. Điều này cũng có nghĩa, cứ 10 người Việt Nam sẽ có khoảng 4,5 người sử dụng điện thoại thông minh.
Việc phổ cập smartphone và mạng Internet cáp quang đến từng người dân, từng hộ gia đình sẽ là cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số và chính phủ điện tử tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để tắt sóng mạng 2G, dành nguồn lực để triển khai các công nghệ mới.
Trọng Đạt
2020: Năm của chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia
Không chỉ còn là chiến lược, chuyển đổi số đã lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam.
" alt="Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia đứng đầu trong Top 10 sự kiện ICT năm 2020" />Chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia đứng đầu trong Top 10 sự kiện ICT năm 2020Gamuda Land vừa ra mắt ứng dụng di động đa tiện ích tại thị trường Việt Nam Ông Angus Liew, Chủ tịch HĐTV Gamuda Land Việt Nam, chia sẻ: "Tại Gamuda Land, từ lâu chúng tôi đã xác quyết rằng số hóa là tương lai không chỉ của bất động sản mà còn của tất cả các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Công nghệ đóng vai trò "xương sống" trong quản lý doanh nghiệp. Nó chi phối mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong quản lý và vận hành. Các giải pháp kỹ thuật số cải tiến quy trình hoạt động, giúp chúng tôi trở nên linh hoạt hơn, dễ quản lý hơn và hiệu quả hơn. Vậy nên, Gamuda Land đã ưu tiên tập trung tất cả nguồn lực đầu tư cho việc chuyển đổi số toàn diện hệ thống suốt nhiều năm qua.”
Cũng theo vị lãnh đạo Gamuda Land, nhà kiến tạo đô thị Malaysia mong muốn mang lại không chỉ các giải pháp dịch vụ hữu ích và tiện lợi nhất cho cư dân, khách hàng của mình, mà cả những trải nghiệm thú vị cho người dùng phổ thông. Ứng dụng này là một hệ sinh thái trực tuyến cho phép người dùng dễ dàng tiếp cận hệ thống của Gamuda Land trên toàn cầu.
Người dùng phổ thông có thể dễ dàng khám phá thông tin dự án, tiện ích tiêu chuẩn quốc tế mà Gamuda Land đã và đang phát triển tại các thị trường trên toàn thế giới, đồng thời biết đến và đăng ký tham gia các sự kiện cộng đồng mà chủ đầu tư tổ chức thông qua ứng dụng này. Ứng dụng đã có mặt trên Google Play Store, iOs App Store, và App Gallery. Độc giả quan tâm có thể tải về trải nghiệm tại https://onelink.to/gllifestyle (link áp dụng cho tất cả hệ điều hành).
Nhà đầu tư bất động sản tiên phong trong hành trình Proptech
Gamuda Land được biết đến là một trong những doanh nghiệp bất động sản tiên phong áp dụng phương thức "Ngồi nhà - Mua nhà" tại Việt Nam. Theo đó, khi mua căn hộ tại khu đô thị tích hợp sinh thái của Gamuda Land, khách hàng thay vì phải tìm kiếm thông tin trên thị trường từ chủ đầu tư, tiến độ dự án, sau đó “mục sở thị” tận nơi từng căn hộ, từng góc vườn xanh mướt thì chỉ với trang giao dịch trực tuyến, quy trình giao dịch của khách hàng sẽ được đơn giản hoá. Thông qua một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng, máy tính bàn, laptop, khách hàng có thể thực hiện giao dịch 24/7 ở khắp mọi nơi trên thế giới một cách chủ động, thuận tiện và dễ dàng.
Bên cạnh việc áp dụng công nghệ trong hành trình nâng cao trải nghiệm khách hàng, về khía cạnh quản trị, Gamuda Land đã tăng cường áp dụng phương thức xử lý điện tử, số hóa các quy trình hành chính nội bộ của mình. Quá trình đề xuất các dự án và phê duyệt được tiến hành trên nền tảng kĩ thuật số, nhờ đó việc đệ trình và phê duyệt có thể được thực hiện bất cứ lúc nào và bất kể nơi đâu, từ bất kỳ thiết bị nào cho dù đang ở văn phòng hay ở nhà.
Ngoài ra, quy trình thu mua cũng được chủ đầu tư Malaysia đưa lên nền tảng số để đảm bảo tính minh bạch. Toàn bộ các cấp quản lý đều có quyền truy cập vào thông tin gọi thầu và đấu giá, cũng như đơn vị nào trúng thầu. Tất cả những thông tin quan trọng này đều được chia sẻ trực tuyến thông qua máy chủ và theo thời gian thực.
Ở cấp độ chiến lược, tại Malaysia, tập đoàn Gamuda Berhad đã triển khai giải pháp IBS (Hệ thống Xây dựng công nghiệp hóa). Đây là công nghệ sản xuất kỹ thuật số các thành phần công trình. Thiết kế của ngôi nhà hoặc tòa nhà chung cư sẽ được phác thảo trực tuyến và không cần giấy tờ; dữ liệu sau đó được lưu trữ trên hệ thống điện toán đám mây và sau đó gửi trực tiếp đến rô-bốt sản xuất. Các tấm ghép này sau đó được lắp ráp tại chỗ giống như các khối Lego. Từ đó, đảm bảo chất lượng công trình đúng chuẩn, đẩy nhanh tốc độ xây dựng, và hạn chế khí thải carbon trong quá trình xây dựng. Gamuda Land cho biết công nghệ này sẽ sớm được áp dụng tại Việt Nam.
Proptech là một lĩnh vực rộng và thú vị, không chỉ ở trải nghiệm khách hàng mà còn cả lĩnh vực công nghệ xây dựng. Mô hình phát triển Proptech toàn diện như Gamuda Land là một kiểu mẫu mà nhiều doanh nghiệp bất động sản nội đang định hướng chuyển đổi số có thể quan tâm.
Doãn Phong
" alt="Hành trình Proptech ấn tượng của Gamuda Land " />Hành trình Proptech ấn tượng của Gamuda LandMột số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính (nam giới nhiều hơn nữ giới), những người mắc bệnh gan mãn tính (xơ gan), gan nhiễm mỡ, viêm gan B, C, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc… Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến viêm gan do thuốc, hóa chất từ môi trường độc hại, lạm dụng rượu bia, thuốc lá...
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm gan, trong đó viêm gan do thuốc là một vấn đề khá phổ biến, với tỷ lệ lên đến 10% trong các phản ứng phụ do thuốc gây ra. Hầu hết các thuốc đều được chuyển hoá tại gan; sau đó sẽ được bài tiết qua mật hoặc nước tiểu. Chính vì vậy, nếu gan bị suy, chức năng chuyển hoá, giải độc và bài tiết các thuốc cũng bị ảnh hưởng. Sự tích tụ thuốc do không được chuyển hoá và giải độc có thể gây ngộ độc thuốc và có khi tấn công vào gan gây viêm gan do thuốc.
Với tình hình bệnh tật ngày càng gặp nhiều, đặc biệt là các bệnh chuyển hóa do lối sống, ăn uống như tăng huyết áp, đái tháo đường, gout, mỡ máu cao, … và dịch bệnh Covid-19 bùng phát gây ra nhiều hệ lụy về sức khỏe, việc sử dụng thuốc trở nên nặng nề hơn, thường xuyên hơn trong người dân, cộng với thói quen tự ý mua thuốc, dùng thuốc tại Việt Nam làm cho viêm gan do thuốc rất khó hạn chế.
Bên cạnh đó, lạm dụng rượu bia cũng là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng viêm gan. Với những người thường uống nhiều rượu, nghiện rượu thì có nguy cơ rất cao là gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan. Những bệnh trên có thể xảy ra cùng một lúc hoặc xuất hiện dần theo thời gian.
Nhu cầu dự phòng và bảo vệ gan ngày một tăng
Không chỉ những bệnh nhân mắc bệnh gan mà cả những người khỏe mạnh, thỉnh thoảng vẫn gặp các dấu hiệu của suy giảm chức năng gan như phụ nữ bị sạm da, mụn nhọt, nam giới bị chán ăn, khó tiêu, mệt mỏi do áp lực công việc và lối sống không khoa học. Điều này lý giải vì sao thị trường thuốc và thực phẩm chăm sóc sức khỏe bổ gan, giải độc gan liên tục phát triển, ngày càng có nhiều hoạt chất mới được nghiên cứu, đưa vào sử dụng để bảo vệ gan hàng ngày.
Người lớn, trẻ nhỏ, phụ nữ hay nam giới đều có thể gặp những dấu hiệu suy giảm chức năng gan, viêm gan với biểu hiện khác nhau. Từ đó, các dòng sản phẩm cho gan cũng dần được chuyên biệt hóa, tích hợp thêm nhiều tác dụng để đáp ứng nhu cầu của người dân.
Năm 1999, thuốc bổ gan Boganic gia nhập thị trường thuốc gan mật Việt Nam. Và từ năm 2013 đến nay, Boganic liên tục đứng hàng đầu thị trường thuốc gan mật. Không chỉ có tác dụng bảo vệ gan, tăng chức năng gan, Boganic còn là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm gan hiệu quả.
Tiếp nối thành công của thuốc bổ gan Boganic, Traphaco tiếp tục phát triển những dòng sản phẩm bổ gan chuyên biệt. Trong đó, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Boganic Lippi dành riêng cho người men gan cao, cholesterol máu cao, xơ vữa động mạch. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ siro Boganic Kid dành cho trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi bị dị ứng, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng (thời tiết, thức ăn, phấn hoa, …). Thực phẩm bảo vệ Boganic Premium là dòng sản phẩm dành riêng cho phân khúc cao cấp, bao bì sang trọng, kết hợp hoạt chất Glutathion, Silymarin giúp chống oxy hóa, tăng sức đề kháng, dùng cho người bị viêm gan (siêu vi), xơ gan, gan nhiễm mỡ. Trà thảo dược Boganic dạng nước đóng chai giúp thanh nhiệt hàng ngày.
Kịp thời sử dụng Boganic sẽ giúp các bệnh nhân viêm gan do nhiễm độc, lạm dụng rượu bia cải thiện được tình hình bệnh lý.
Theo nghiên cứu tại Bệnh viện K Trung ương, hiệu quả rõ rệt trên bệnh nhân với các triệu chứng lâm sàng như ăn kém, chậm tiêu, da sạm, da vàng đều giảm rõ rệt; hạ men gan với tỉ lệ 67% sau 10 ngày sử dụng. Người có bệnh gan như: xơ gan, viêm gan, dùng thuốc đặc trị cũng có thể kết hợp thuốc bổ gan Boganic để đạt hiệu quả trị liệu tốt nhất, song việc sử dụng thuốc phải tuân theo chỉ định và tư vấn của bác sĩ.
Đồng hành cùng Hội Gan mật Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề Chung tay phòng chống viêm gan, xơ gan và ung thư gan, Traphaco giới thiệu đến các y bác sĩ, chuyên gia đầu ngành và giới chuyên môn những sản phẩm trong dòng bổ gan Boganic, bổ sung thêm những giải pháp hiệu quả góp phần vào công tác phòng và hỗ trợ điều trị bệnh nhân bị bệnh gan tại Việt Nam.
Ngày 29/03/2021, Công ty Cổ phần Traphaco (Traphaco) tổ chức Lễ đón nhận Kỷ lục Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) trao tặng. Theo đó, Công ty cổ phần Traphaco xác lập kỷ lục "Công ty Dược đầu tiên về hiện đại hóa thuốc Đông dược và có ba dòng sản phẩm thuốc Đông dược bán chạy nhất Việt Nam”.
Boganic là một trong 3 dòng sản phẩm này, và nhiều năm liên tiếp Boganic đều giữ thị phần hàng đầu nhóm điều trị gan mật tại Việt Nam (theo số liệu của IMS).
Không chỉ có tác dụng bảo vệ gan, tăng chức năng gan, Boganic còn là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm gan hiệu quả.
- Bổ gan, dùng phòng và hỗ trợ điều trị suy giảm chức năng gan, đặc biệt do dùng nhiều bia, rượu; viêm gan do thuốc, hóa chất
- Làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm gan gây mệt mỏi, vàng da, ăn kém, khó tiêu, bí đại tiểu tiện, táo bón.
Đơn vị chịu trách nhiệm sản xuất và phân phối sản phẩm:
Công ty Cổ phần Traphaco
Hotline: 1800 6612
Fanpage: https://www.facebook.com/ThuocboganBoganic/
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc mua hàng trực tuyến qua:
https://traphacoshop.com/he-tieu-hoa.html
*Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
Các sản phẩm trên không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Minh Ngọc
" alt="Traphaco nỗ lực góp sức bảo vệ sức khoẻ lá gan cho người Việt" />Traphaco nỗ lực góp sức bảo vệ sức khoẻ lá gan cho người Việt- Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
- Nhận định, soi kèo Istanbul Basaksehir vs Corum, 19h30 ngày 4/2: Tin vào cửa trên
- Giải pháp điện toán hiệu năng cao hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số
- Trao 54 giải thưởng Thành phố thông minh Việt Nam năm 2020
- Hà Nội sắp đấu giá gần 1.200m2 đất gần sân bay Nội Bài
- Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha
- Tin tức: Đề xuất công dân tự nguyện hiến máu 1 lần/năm
- Nhận định, soi kèo Otelul Galati vs FCSB, 1h30 ngày 3/12: Tiếp đà bất bại
- Nhà ở xã hội ra hàng 'nhỏ giọt', chỉ bán 4 căn hộ trong đợt mở bán mới nhất
-
Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Rizespor, 23h00 ngày 2/2: Chủ nhà khẳng định sức mạnh
Nguyễn Quang Hải - 02/02/2025 08:46 Thổ Nhĩ K ...[详细] -
Bảo vệ bản quyền nội dung số bằng công nghệ Make in Vietnam
Lễ ra mắt Trung tâm Bản quyền số. Ảnh: Trọng Đạt Trước thực trạng đáng buồn này, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) vừa chính thức thành lập Trung tâm Bản quyền số nhằm tạo ra một giải pháp triệt để giúp giải quyết vấn đề vi phạm bản quyền trên môi trường số.
Theo ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam, Trung tâm Bản quyền số là tổ chức sự nghiệp KH&CN với nhiệm vụ chính là bảo vệ bản quyền số trong lĩnh vực báo chí, xuất bản, tác phẩm văn học, nghệ thuật.
Trung tâm còn có nhiệm vụ khai thác bản quyền nhằm mục đích phổ biến các sản phẩm số và mang lại lợi ích chính đáng cho các nhà sáng tạo nội dung.
Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt Bảo vệ bản quyền số bằng công nghệ
Trung tâm Bản quyền số hiện sở hữu nhiều giải pháp công nghệ giúp theo dõi thực trạng bảo vệ bản quyền theo thời gian thực. Trong trường hợp bản quyền của người đăng ký bị xâm phạm, Trung tâm sẽ có phản ứng nhằm hỗ trợ việc thực thi công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực bản quyền.
Để làm được điều đó, đội ngũ phát triển công nghệ của Trung tâm Bản quyền số đã sử dụng Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung video cho báo chí (Video Digital Right Management - DCC VDRM) và Hệ thống lắng nghe, dò quét, phát hiện, cảnh báo vi phạm bản quyền báo chí, âm nhạc, ấn bản điện tử (DCC Watcher).
Các lĩnh vực hoạt động của Trung tâm Bản quyền số vừa mới thành lập. Ảnh: Trọng Đạt Trong đó, Giải pháp bảo vệ bản quyền nội dung video cho báo chí là sự kết hợp của các công nghệ mã hóa và xác thực hợp lệ giúp chống download và reup nội dung video.
Với DCC Watcher, hệ thống này được phát triển từ bộ lõi các công nghệ gồm kỹ thuật thu thập, lắng nghe, dò quét thông tin trên báo điện tử, mạng xã hội, kỹ thuật lưu trữ, phân tích mô hình hóa, đối chiếu dữ liệu, công nghệ AI, xử lý ngôn ngữ tự nhiên và khả năng tích hợp đấu nối các cơ sở dữ liệu tác quyền của những đơn vị đối tác.
Giao diện công cụ giám sát, bảo vệ bản quyền của Trung tâm Bản quyền số. Ảnh: Trọng Đạt Hiện tại, Trung tâm Bản quyền số có thể giúp theo dõi, giám sát bản quyền trên 2 nền tảng mạng xã hội là Facebook, YouTube, xa hơn nữa sẽ là các mạng xã hội khác trong tương lai.
Theo đại diện Trung tâm Bản quyền số, phạm vi lắng nghe, dò quét của đơn vị này là khoảng 600 đầu báo, forum, blog, 90 triệu profile Facebook, 2 triệu trang fanpage và 3 triệu group trên mạng xã hội.
Bản quyền dữ liệu: Vấn đề sống còn của nền kinh tế số
Chia sẻ tại lễ thành lập Trung tâm Bản quyền số, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho rằng, 3 trụ cột của năm chuyển đổi số quốc gia 2020 là chính phủ số, xã hội số, kinh tế số.
Kinh tế số được biết đến là nền kinh tế không trọng lượng. Tại đó, giá trị của mỗi tổ chức, doanh nghiệp không xác định bằng tài sản hữu hình mà thay vào đó là tài sản vô hình. Đó chính là dữ liệu số và nội dung số mà doanh nghiệp đó đang sở hữu.
Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng dữ liệu là tài sản của doanh nghiệp trong thời đại số. Bảo vệ bản quyền dữ liệu nội dung số vì thế hết sức quan trọng. Ảnh: Trọng Đạt Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, bảo vệ bản quyền dữ liệu nội dung số là vấn đề sống còn của nền kinh tế số hiện nay. Sự tồn vong của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào khả năng bảo vệ các tài sản vô hình nhưng mang giá trị hết sức đặc biệt này.
Bộ TT&TT đã giao Cục Phát thanh truyền hình & thông tin điện tử triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả để hỗ trợ các đơn vị trong việc bảo vệ bản quyền nội dung số trên môi trường mạng.
Việc triển khai hệ thống kỹ thuật rà quét phát hiện vi phạm bản quyền, lập vi bằng vi phạm bản quyền, từ đó đưa ra các biện pháp xử phạt hành chính chỉ là một phần rất nhỏ trong khối lượng công việc khổng lồ mà Bộ TT&TT cần phải thực hiện.
Vui mừng trước sự ra đời của Trung Tâm Bản quyền số, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng đây sẽ là một bước tiến mới trong việc bảo vệ bản quyền số trên môi trường mạng. Sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ TTTT và Hội truyền thông số Việt Nam được kỳ vọng sẽ góp phần tạo ra một không gian mạng quốc gia lành mạnh, công bằng.
Trọng Đạt
" alt="Bảo vệ bản quyền nội dung số bằng công nghệ Make in Vietnam" /> ...[详细] -
Chiếc Dodge Challenger SRT-8 Hellcat đã xuất hiện tại TP.HCM sau nhiều năm vắng bóng. Đây cũng là chiếc Challenger đời 2015 đầu tiên tại Việt Nam.
Trước khi sở hữu ngoại hình mới, xe mang trên mình lớp decal rỉ sét khá độc đáo. Hiện nay, ngoại thất của xe đã được làm mới khá hầm hố.
Cụ thể, phần cản trước của xe nổi bật với phần khung bảo vệ cản trước được độ thêm. Ngoại thất được hoàn thiện với hai tông màu chủ đạo trắng và đen, đi kèm những đường chỉ màu vàng tạo điểm nhấn.
Logo "Pursuit", 911 (số điện thoại khẩn cấp tại Mỹ) xuất hiện ở nhiều vị trí trên xe như cản trước, cản sau, nắp ca-pô, cột A, thân xe... Được biết, ngoại thất hiện tại của xe được hoàn thiện bởi một xưởng độ tại TP Thủ Đức, TP.HCM.
Với việc là mẫu xe cơ bắp Mỹ, dòng xe này sẽ không thích hợp với những người thích đường nét mềm mại, tinh tế kiểu Italy hay cân đối, đầy đặn như những mẫu xe Đức. Hellcat là chiếc xe Mỹ thuần chất, với những phẩm chất hoang dã nhất.
Bộ mâm là loại đa chấu được sơn đen mờ, kết hợp với cùm phanh màu đỏ tạo điểm nhấn. Lốp xe được điểm xuyết bằng đường chỉ màu vàng và logo "SRT" bằng chất liệu decal.
Xe sử dụng động cơ V8, dung tích 6.2L, siêu tăng áp, sản sinh 707 mã lực và 881 Nm mô-men xoắn. Công suất này ngang ngửa mẫu siêu xe Lamborghini Aventador sử dụng động cơ V12, dung tích 6.5L, hút khí tự nhiên.
Kết hợp với hộp số 8 cấp tự động, chiếc xe này có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong 3,5 giây. Đây là một trong những chiếc xe Mỹ mạnh mẽ nhất từ trước tới nay.
Đặc biệt, Dodge Challenger SRT-8 Hellcat có chế độ Eco thân thiện với môi trường hơn. Đổi lại, việc giảm công suất xe có thể làm những tín đồ đam mê sức mạnh không mấy vui vẻ.