Chị Nguyệt kết hôn từ sớm rồi sinh con đầu lòng vào năm 2019. Cuộc sống gia đình hết sức khó khăn, chồng chị mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, phải nhờ ông bà nội nuôi dưỡng. Biết hoàn cảnh nhà chồng, chị luôn tìm cách động viên để cùng nhau gây dựng mái ấm bình yên. Nhưng tai ương không chịu buông tha đôi vợ chồng trẻ vào thời điểm chị mang thai con thứ hai.
Niềm vui sắp đón một thiên thần đáng yêu kéo dài chẳng được bao lâu, khi thai bước vào tuần thứ 36, chị Nguyệt đi siêu âm ở Bệnh viện E thì phát hiện đứa trẻ trong bụng mắc bệnh tim bẩm sinh. Kể từ đó, chị phải nhập viện để theo chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho bà bầu có con mắc bệnh hiểm nghèo.
Tuy nhiên khi mới lọt lòng mẹ, bé Khang lại xuất hiện triệu chứng vàng da. Qua xét nghiệm, các bác sĩ kết luận con bị nhiễm virus viêm gan CMV kèm thêm chứng thoát vị bẹn.
Kể từ đó trở đi, gia đình chị Nguyệt đứng trước rất nhiều sóng gió. Do chồng chị làm công nhân, lương ba cọc ba đồng nên thu nhập rất hạn chế. Số tiền kiếm được chỉ đủ lo tiền ăn rồi bỉm sữa. Chị phải ở nhà chăm các con suốt từ năm 2019 đến nay.
Lúc Khang mắc một loạt căn bệnh hiểm nghèo, hai vợ chồng phải đi vay mượn khắp nơi khoản tiền lên đến hơn 100 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này do gia đình chị vay nợ lãi tính theo ngày vì nhà không có sổ đỏ để thế chấp ngân hàng. Trong lúc gặp khó khăn nhất thì may mắn anh chị được bạn dọc Báo VietNamNet giúp đỡ kịp thời.
Cầm trên tay số tiền lớn, chị Nguyệt xúc động: “Mẹ con em không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành đến báo cũng như các nhà hảo tâm đã giúp đỡ để gia đình có điều kiện tiếp tục điều trị bệnh cho con".
Chị Nguyệt cho biết, hiện tại cháu Khang vẫn đang điều trị bằng thuốc và theo dõi thăm khám định kì.
Phạm Bắc
" alt=""/>Trao hơn 67 triệu đồng đến bé Kiều Bảo Khang mắc nhiều bệnh nan yNgoài ra, các trường cần phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan, công an, chính quyền địa phương tổ chức xử lý các địa điểm buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc trong và ngoài nhà trường... Cảnh giác với các đối tượng cấp phát thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Trước đó, ngày 8/12, chị N.T.L.T (29 tuổi, trú tại xã Tịnh Long), nhân viên tiếp thị sản phẩm sữa nhãn hiệu N., mang 19 lốc sữa và một túi gồm 50 gói thạch trái cây đến Trường Tiểu học Trần Văn Trà để tặng cho học sinh.
Sau khi uống sữa và ăn thạch trái cây, gần 30 học sinh của trường có dấu hiệu đau bụng, buồn nôn được chuyển cấp cứu tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi.
Chạy bộ có thể dẫn tới một số chấn thương. Ảnh minh họa: Verywell Fit
Với nhiều người, môn thể thao phổ biến nhất là chạy nhưng họ không biết rằng hoạt động này không phù hợp với tất cả mọi người. Khi bạn chạy, các cơ quan phải hoạt động tích cực hơn, nhịp tim tăng nhanh, thở gấp. Cơ thể đột ngột bước vào trạng thái vận động mạnh, năng lượng đạt mức cao.
Nói cách khác, cơ thể bạn sẽ bị sốc, rất phấn khích, rơi vào trạng thái hoảng loạn khi hăng hái chạy quá mức. Nếu có thói quen chạy thường xuyên, bạn còn có thể gặp hiện tượng giảm oxy huyết.
Ngược lại, về cơ bản, việc đi bộ hầu như không có nguy cơ gì, không có giới hạn độ tuổi. Bất cứ ai cũng có thể đi bộ bất cứ khi nào, ở đâu mà không cần chuẩn bị gì quá đặc biệt.
Do đó, nếu bạn chỉ muốn tập trung cải thiện sức khỏe, hạn chế tối đa các rủi ro chấn thương, đi bộ là đủ.
2. Không dùng thuốc ngay khi bị ốm
Bạn cần cân nhắc kỹ trước khi uống thuốc. Ảnh minh họa: New scientist
Nhiều người có thói quen sẽ mua thuốc uống khi chỉ hơi ốm, mệt. Tuy nhiên, thuốc có thể gây độc cho bạn. Bởi vậy, bạn cần tránh hết mức việc sử dụng thuốc thay vì tùy tiện mua và uống.
Những bác sĩ có tâm cũng sẽ cố hết sức để điều trị cho bệnh nhân với ít thuốc và ít thời gian nhất có thể.
Tất nhiên, có những trường hợp bạn buộc phải uống thuốc ngay, không trì hoãn. Đó là khi bạn bị dị ứng thực phẩm, hen suyễn cấp, tiểu đường type 1.
Mọi người nên rèn luyện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để cơ thể không phụ thuộc vào thuốc.
3. Không là người tốt
Luôn cố gắng giúp đỡ tất cả mọi người sẽ khiến bạn bị áp lực. Ảnh minh họa: Idea scale
Bạn có thường được những người xung quanh khen là người tốt bụng không? Tốt nhất bạn nên thay đổi cách sống của mình ngay lập tức.
Những người tốt thường có các nét chung như trung thành, rất trách nhiệm, luôn lắng nghe, tốt với mọi người, cố gắng làm hài lòng, giúp đỡ tất cả…
Các chuyên gia tâm lý thường đưa ra lời khuyên “bạn không nên cố gắng là người tốt". Nếu cố gắng, bạn sẽ dễ dàng rơi vào bẫy trầm cảm, áp lực. Đáp ứng mọi tiêu chí trên và có được sự vui vẻ, thoải mái là điều không thể.
“Bệnh từ tâm” là câu nói phổ biến và được chứng minh trong thực tế. Nhiều căn bệnh mạn tính liên quan tới máu, thần kinh có liên quan trực tiếp tới stress.
An Yên (Theo Aboluowang)
Chỉ cần bạn quản lý tốt miệng, tinh thần và giấc ngủ, chắc chắn bạn sẽ giảm thiểu được nhiều bệnh tật, sống khỏe mạnh trong thời gian dài.
" alt=""/>Lời khuyên ngược đời để có sức khỏe tốt của bác sĩ Nhật