当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Sông Lam Nghệ An vs Quảng Nam, 18h00 ngày 20/4: Thứ hạng không đổi 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Những ngày qua, lực lượng ở tuyến đầu như: ngành y tế, quân đội, công an, tổ Covid-19 cộng đồng, tình nguyện viên… đang dốc sức ngày đêm chống dịch. Nhiều tấm gương làm việc tận tụy, quên mình, xả thân vì nhiệm vụ đã làm lay động lòng người, được cả xã hội cảm phục, biết ơn. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước đang tích cực chuẩn bị mọi mặt để tiêm vắc-xin đại trà phòng bệnh cho người dân.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã gửi lời cảm ơn và đánh giá cao nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19. Điều này sẽ góp phần cùng thành phố mua vắc-xin ngừa Covid-19 tiêm đại trà cho người dân, đăng ký mua vắc-xin chủ động tiêm cho người lao động trong doanh nghiệp, thực hiện mục tiêu kép vừa phòng chống dịch, vừa đảm bảo phát triển kinh tế.
![]() |
Đại diện Tập đoàn Geleximco trao số tiền 7 tỷ đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội |
Trong những năm qua, Tập đoàn Geleximco luôn đồng hành cùng Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nói chung và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội nói riêng trong các hoạt động an sinh xã hội.
Đại diện Geleximco bày tỏ: “Tập đoàn luôn ý thức sâu sắc, xem đây là việc làm thiết thực, ý nghĩa cho xã hội. Chúng tôi đồng lòng, đồng sức thực hiện với tinh thần: hướng về cộng đồng, phát huy truyền thống tương thân tương ái, thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội”.
Mặc dù không tránh khỏi những khó khăn nhất định do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng với tinh thần "tương thân, tương ái", Geleximco luôn tiên phong, tích cực ủng hộ công tác chống dịch. “Geleximco hy vọng rằng, những nỗ lực của tập đoàn sẽ thúc đẩy cả xã hội cùng chung tay hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19”, đại diện tập đoàn này chia sẻ thêm.
Ngọc Minh
" alt="Tập đoàn Geleximco ủng hộ 7 tỷ đồng chống dịch Covid"/>Chương trình có "mục tiêu kép” gồm: Bảo vệ bí mật đời sống riêng tư và ngăn chặn, xử lý các hành vi lợi dụng môi trường mạng để xâm hại trẻ em, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc trang bị cho trẻ em kiến thức, kỹ năng phù hợp theo từng lứa tuổi (hệ miễn dịch số) để trẻ em tự nhận biết và có khả năng tự bảo vệ mình trên môi trường mạng.
Mục tiêu thứ hai, chương trình duy trì một môi trường mạng lành mạnh, phát triển hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng Việt cho trẻ em học tập, kết nối, giải trí một cách sáng tạo.
![]() |
Chương trình Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021-2025được nhận định có tính liên ngành cao khi có sự vào cuộc của Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Công an.
Ngoài ra, chương trình cũng nhận được sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Các doanh nghiệp thông tin và truyền thông, các cơ quan báo chí cũng tham gia, triển khai chương trình. Chương trình cũng đưa ra nhiều sáng kiến, nhiệm vụ, giải pháp đột phá.
Một trong số đó là triển khai các giải pháp công nghệ mới (trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn…) để tự động thu thập, phân tích cảnh báo sớm, ngăn chặn/xử lý nội dung vi phạm pháp luật về trẻ em, nội dung không phù hợp đối với trẻ em.
Chương trình thành lập và tổ chức hoạt động của Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng với các nhiệm vụ chính gồm nâng cao nhận thức, chia sẻ kinh nghiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; tiếp nhận, phân loại, chuyển xử lý kịp thời các phản ánh, vấn đề phát sinh đối với trẻ em trên môi trường mạng.
Xây dựng và triển khai các chương trình, hoạt động hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sáng kiến, cung cấp các giải pháp kỹ thuật an toàn thông tin bảo vệ trẻ em tương tác an toàn trên môi trường mạng; đề xuất cơ chế thí điểm đặt hàng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển để hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo trên môi trường mạng.
Tích hợp các kênh thông báo trực tuyến về các vấn đề liên quan đến trẻ em trên môi trường mạng với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em số 111; hướng tới hình thành một ứng dụng duy nhất trên môi trường mạng để phản ánh, chia sẻ các vấn đề liên quan tới trẻ em.
Xây dựng và lồng ghép vào chương trình giáo dục việc đào tạo “bộ kỹ năng số” cho trẻ em theo độ tuổi gồm một số nội dung, kỹ năng như: kiến thức về mạng Internet, mạng xã hội; kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin tối thiểu; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; cách thức nhận biết khi bị lợi dụng, xâm hại trên môi trường mạng và nơi cần thông tin, phản ánh…
Triển khai các giải pháp kỹ thuật tại trường học nhằm giám sát, chặn lọc truy cập các nội dung vi phạm pháp luật, các nội dung không phù hợp với học sinh theo từng lứa tuổi.
Việc ban hành chương trình nói trên là cụ thể hóa một bước việc thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.
Động thái này cũng là thông điệp mạnh mẽ, thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ bảo vệ thế hệ công dân số tương lai, hướng tới xây dựng, duy trì một môi trường mạng an toàn, lành mạnh cho trẻ em thỏa sức sáng tạo.
Nguyễn Sơn
Toàn bộ Chương trình 'Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng'
" alt="Lần đầu tiên Việt Nam có chương trình cấp quốc gia bảo vệ trẻ em trên mạng"/>Lần đầu tiên Việt Nam có chương trình cấp quốc gia bảo vệ trẻ em trên mạng
Một ngày cuối tuần tháng 9, vào mục Hẹn hò thấy bài viết khá xuất sắc của một chàng trai, đọc đi đọc lại vài ba lần dù biết anh ấy là người bận rộn, đi nhiều, không phải là mẫu người mà ban đầu bản thân mong muốn để xây dựng một gia đình sớm tối có nhau, quấn quýt. Bức thư gửi đi rất ngắn gọn và kèm theo link của bài viết mà Nhi đã đăng trên báo. Khá bất ngờ vì chưa đầy hai tiếng sau anh ấy đã phản hồi lại, kèm một lời từ chối: "Anh không phải mẫu người chồng mà em mong chờ, anh đi công tác khá nhiều", bản thân có chút hụt hẫng. Sau đó mấy ngày, Nhi đi Nhật Bản công tác, vào email cá nhân thì nhận được thư của anh Dương gửi đến từ tối chủ nhật, đúng hôm gửi thư làm quen.
" alt="Cuộc gặp ở Nhật Bản của hai người độc thân quen trên VnExpress"/>Cuộc gặp ở Nhật Bản của hai người độc thân quen trên VnExpress
Từ ngày con trai bỏ đi, mỗi bữa cơm, vợ chồng bà Huề đều lấy dư một cái bát, đôi đũa cho anh Hùng. Nhiều người nói với bà rằng, anh Hùng chắc đã chết ở đâu đó. Nhưng người mẹ này không tin. Bà hi vọng rằng, con mình vẫn khỏe mạnh, sống hạnh phúc.
Bà trồng một vườn chè, một cây mít bên nhà để mong con có thể về ăn, một phần cho nguôi nỗi nhớ. “Vì nhà tôi đói, nó mới bỏ nhà đi làm ăn. Tôi làm sao có thể trách con được”, bà Huề nói trong nước mắt.
![]() |
Khi con trai bỏ đi, bà Huề trồng một cây mít, một vườn chè để mong con về ăn, uống nước chè xanh. Ảnh: Cắt từ video. |
Mưu sinh nơi đất khách quê người
Người bạn đi cùng anh Hùng nhảy tàu không may bị té, phải ở lại. Một mình lên tàu đến mảnh đất mơ ước mưu sinh, anh không có “một xu dính túi”. “Quê tôi khi đó nghèo quá, quanh năm mưa bão, nắng “cháy da cháy thịt”. Nghe người ta nói, đi Bình Thuận làm ăn tốt sẽ nhanh giàu, tôi muốn đến dù không biết tỉnh này nằm ở đâu”, anh Hùng nhớ lại.
Ngồi tàu đến ga Mương Mán (xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) thấy người ta xuống, anh Hùng cũng xuống theo. Từ địa điểm này, cậu bé 14 tuổi đi lang thang tìm việc làm với cái bụng rỗng. May mắn, anh được vợ chồng anh Nguyễn Quang Sáu, ở huyện Hàm Thuận Bắc, cưu mang.
![]() |
Chị Đông ngồi bên động viên chồng. Ảnh: Cắt từ video. |
Những năm sau đó, anh đi chăn bò, nhổ cỏ, làm rẫy... kiếm sống. Những khi nhớ nhà, nhớ bố mẹ, anh chỉ biết ngồi một mình ngoài đồng khóc. “Đã bỏ nhà đi làm ăn rồi thì khi nào làm nhiều tiền mới về”, anh Hùng lau nước mắt tự động viên mình.
Thấy chàng thanh niên hiền lành, chịu khó làm ăn, bố mẹ chị Nguyễn Thị Đông quyết định gả con gái cho.
Chị Đông kể, ban đầu mới gặp anh, chị không có thiện cảm. “Anh ấy không cha mẹ, người thân nên tôi ngại”, chị Đông nhớ lại. Đến khi chị bị đau ruột thừa, phải mổ cấp cứu, anh luôn tục trực ở bên chăm sóc, lo lắng, chị nhận ra mình phải làm vợ, làm bạn và là gia đình của anh.
![]() |
Anh Hùng dự tính, khi có nhiều tiền sẽ về quê tìm bố mẹ xin lỗi, sau đó vào lại Bình Thuận đưa vợ con về thăm ông bà. Ảnh: Cắt từ video. |
Sau đám cưới, vợ chồng anh sinh lần lượt 5 người con. Chị Đông cho biết, anh Hùng là người sống tình cảm, luôn yêu thương, lo lắng cho vợ con nhưng không bao giờ kể về bố mẹ, anh chị em ruột. Nhiều lần, chị muốn hỏi chuyện nhưng sợ anh buồn. Âm thầm theo dõi, chị mới biết anh có bố tên Sáng, mẹ tên Huề, hai em tên Thúy và Đạt.
Một lần, hai vợ chồng vợ xem thông tin bão lũ trên tivi, trong đó có tỉnh Nghệ An, Tĩnh, anh Hùng nói: “Quê anh đó”. Ngày hôm sau, chị gọi cho chương trìnhNhư chưa hề có cuộc chi ly nhờ tìm gia đình cho anh. Chị còn dặn người của chương trình giữ bí mật chuyện này để anh không buồn.
Lời xin lỗi trong nước mắt
Nhà báo Thu Uyên cho biết, từ những thông tin chị Đông cung cấp, ban tổ chức chương trình liên hệ với công an tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh nhờ giúp đỡ. Nhờ có sự hỗ trợ của công an địa phương, người của chương trình cũng tìm được nhà bà Huề, có con trai bỏ đi từ năm 1988.
![]() |
Cây mít bà Huề trồng 30 năm trước giờ đã cao lớn, năm nào trái cũng nhiều. |
Mấy chục năm qua, người mẹ ấy vẫn mong ngóng con từng ngày. Bà Huề kể, 10 năm trước, ông Giáo bị bệnh đã qua đời. Người con gái đi lấy chồng xa. Cậu con trai út cũng vào miền Nam làm việc, đã lâu không về nhà. Một mình bà sống cô đơn trong căn nhà ba gian rộng rãi.
“Ngày 26-27 Tết, nhà người ta con về sum họp, nhà tôi vô cùng vắng vẻ. Lúc đó, tôi ngồi khóc, khấn nhờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ cho con về để tôi gặp một lát. Vườn chè, cây mít đã lớn”, giọng người mẹ ba con nức nghẹn.
Ở Bình Thuận, xem đoạn video của mẹ, nước mắt anh Hùng rưng rưng. Anh nói: "Tôi tính, khi làm có tiền sẽ về quê tìm bố mẹ, nói lời xin lỗi. Sau đó, tôi vào lại Bình Thuận đưa vợ con về thăm ông bà"
![]() |
Nụ cười hạnh phúc của bà Huề khi nghe tin đã tìm được con trai. Ảnh: Cắt từ video. |
Khi nghe tin tìm được anh Hùng, bà Huề không giấu được niềm vui. Người mẹ ấy thắp hương báo cho người chồng đã khuất, cho ông bà tổ tiên rồi pha ấm nước chè xanh mời hàng xóm khi họ đến nhà chúc mừng. "Giờ gặp được con thì trước tiên, mẹ ôm khóc đã", giọng người mẹ 77 tuổi hạnh phúc.
Được sự giúp đỡ của chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, bà Huề vào Bình Thuận gặp vợ chồng con trai và 5 cháu nội. Gặp mẹ sau mấy chục năm xa cách, anh Hùng nắm chặt tay bà nấc lên từng tiếng: "Con xin lỗi mẹ". Bà Huề nói: "Con về thắp hương cho bố, ông bà tổ tiên. Sau đó, nơi nào làm ăn được thì con đi. Con đi làm ăn, mẹ không trách con".
Ngồi bên cạnh, chị Đông xin mẹ chồng tha lỗi cho người bạn đời. Sau đó, chị cùng chồng đưa các con về Hà Tĩnh thăm lại quê hương.
Xem thêm video: Xót xa phút cụ ông Tây Ninh tiễn biệt bạn đời: Hẹn kiếp sau lại làm vợ chồng.
Tú Anh
Được cho đi làm con nuôi từ khi lọt lòng, Laura Mabry vẫn quyết tâm tìm lại song thân và giúp họ tái hợp sau hơn nửa thế kỷ xa cách.
" alt="Chồng bỏ nhà đi 30 năm, vợ âm thầm giúp tìm lại gia đình"/>Thời điểm Mai (29 tuổi), y tá ở một bệnh viện Hà Nội, tìm đến Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân để tư vấn tâm lý, cô đã nộp đơn ly hôn đơn phương, đang đợi ngày xét xử. Không có nhu cầu hàn gắn hôn nhân, cô chỉ tìm kiếm lời khuyên để có thể vượt qua những ngày tháng khó khăn bởi ly hôn, đâu phải cứ đứng dậy là bước được tiếp dù cô là người chủ động chia tay.
Mai lớn lên trong gia cảnh khó khăn. Mai hiền lành, càng lớn lại càng xinh đẹp. Đó là lý do cậu ấm nhà giàu là Hoàng say mê Mai ngay từ lần gặp đầu tiên. Đám cưới xa hoa, rình rang của cô khiến người ta vừa khen, vừa ganh tị.
Có ai biết sau đêm tân hôn cũng là bắt đầu chuỗi ngày Mai mệt mỏi với anh chồng không có chính kiến. Anh nhất nhất coi lời mẹ mình là đúng, chuyện lớn bé gì cũng hỏi ý mẹ. Không chỉ vậy, mỗi lần vợ chồng có tranh cãi bất đồng, Hoàng lại gọi điện thoại cho mẹ kể tường tận.
Có lần, Mai bị ốm nhờ chồng dọn dẹp nhà cửa và rửa bát. Anh tỏ ra không hài lòng chỉ làm cho có lệ rồi lấy cớ bỏ ra ngoài. Ngay hôm sau, Mai bị mẹ chồng lôi ra giáo huấn vì tội dám sai khiến con trai cưng của bà làm việc nhà...
Mai nhiều lần góp ý chuyện riêng tư vợ chồng cần tự giải quyết, không nên phiền lòng bố mẹ nhưng dường như anh không nhận ra vấn đề. "Tôi nói chuyện với bố mẹ tôi, tôi tâm sự với gia đình tôi thì làm sao?", anh phản bác.
Không chỉ vậy, ngay cả chuyện "chăn gối" vợ chồng, Hoàng cũng hành xử thiếu tế nhị. Công việc y tá bận rộn, nhiều áp lực về nhà còn phải đối diện với ông chồng chỉ biết yêu sách, đòi hỏi khiến Mai dần tuột cảm xúc với chồng và né tránh gần gũi.
Bực tức vì không được đáp ứng nhu cầu, Hoàng lại "mách" mẹ. Lúc thì anh nghi ngờ vợ ngoại tình, lúc lại cho rằng cô không phải đàn bà, không có hứng trong quan hệ tình dục. Hai người sống chung với nhau chẳng khác gì bạn cùng phòng trọ... Sau khi dạy dỗ con dâu về bổn phận làm vợ, bố mẹ chồng yêu cầu Mai nghỉ việc ở nhà để có thể toàn tâm toàn ý chăm sóc gia đình. Đây cũng chính là giọt nước tràn ly khiến cuộc hôn nhân của họ rơi vào ngõ cụt.
Thu Hiền (33 tuổi, ở TP.HCM) cũng cùng hoàn cảnh như Mai, khốn khổ với ông chồng có tật xấu hay "mách" tội vợ với gia đình bên nội.
“Vợ chồng chung sống với nhau đã 7 năm. Về cơ bản anh ấy là người tốt, có trách nhiệm với vợ con nhưng những lúc “cơm không lành canh không ngọt” hoặc có chuyện gì không vừa ý với vợ, anh lại đi than vãn, kể lể với bố mẹ và hai chị gái của mình.
Nào là vợ đoảng, có mỗi chuyện bày mâm trái cây lên bàn thờ cũng làm không xong, chồng đau ốm mà vợ thờ ơ, hỏi han qua loa vài câu cho có lệ, vợ tham công tiếc việc, lơ là chăm sóc con cái. Chuyện giỗ chạp nhà chồng, Hiền cũng bị nói ra nói vào. Các chị chồng bóng gió Hiền viện cớ công việc để né tránh trách nhiệm (Hiền là tiếp viên hàng không thường xuyên phải đi bay).
Ban đầu, thấy thái độ của mẹ, các chị chồng đối với mình đột nhiên có vẻ lạnh nhạt, Hiền đã thấy chột dạ. Mấy ngày sau, mẹ chồng cô mở cuộc họp gia đình, trước mặt tất cả mọi người, bà lên tiếng nhắc nhở con dâu về đạo làm vợ, làm mẹ, trách nhiệm con dâu trong gia đình phải như thế nào. Lúc này, cô mới vỡ lẽ thì ra bấy lâu nay ông chồng quý hoá luôn đi “mách” chuyện riêng tư của vợ chồng.
Hai vợ chồng Hiền cũng vì chuyện này mà cãi vã, Hiền bức xúc kể lại với chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân: "Anh ấy bảo chồng đau ốm mà vợ không quan tâm chỉ hỏi han qua loa là không đúng. Hôm ấy, tôi chuẩn bị đi làm thì tự nhiên anh ấy kêu mệt, kiểm tra thấy chỉ bị cảm sốt, tôi cũng dặn dò chị giúp việc nấu cho chồng nồi cháo giải cảm rồi vội vàng ra sân bay nhưng anh ấy cứ thích làm quá mọi chuyện lên như vậy.
Còn chuyện giỗ chạp, đúng là tôi cũng có thiếu sót. Anh ấy là chồng lẽ ra nên giải thích, nói đỡ cho tôi chứ không phải vạch áo vợ cho người xem lưng. Bây giờ mọi người bên nhà chồng đều có ác cảm với tôi. Vậy mà anh nhất quyết không chịu nhận sai. Không chỉ vậy, anh ta còn tỏ ra tức tối vì cho rằng tôi có tội lại còn giận ngược...
Đến nước này Hiền cảm thấy không thể chịu đựng nổi. Cô tuyên bố ly thân, vợ chồng từ đó "chiến tranh lạnh" việc ai người đó làm, không nói chuyện với nhau. Hiền cũng có tâm lý mặc cảm né tránh tiếp xúc, qua lại với gia đình bên chồng, “Như vậy cho đỡ phiền phức, dù sao mọi người cũng không ưa thích gì tôi...", Hiền thở dài ngao ngán.
Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân (Hà Nội) cho biết, thực tế cuộc sống cũng như trong quá trình tư vấn, bà từng gặp không ít trường hợp vợ chồng rạn nứt tình cảm, thậm chí dẫn đến ly hôn do người chồng có thói quen "mách" tội vợ với mẹ.
Những anh chồng như vậy thường là con một, phụ thuộc vào mẹ hoặc sinh ra trong gia đình có nhiều chị em gái, từ nhỏ đã được nuông chiều, bao bọc quá mức. Chuyện gì cũng có người khác lo lắng, sắp đặt sẵn nên anh ta có tâm lý ỷ lại, không tự giải quyết được vấn đề của bản thân.
Khi nghe con trai "mách" tội vợ, bố mẹ nào cũng có tâm lý bênh vực con mình, vô tình đẩy người vợ rơi vào tình cảnh bị cô lập trong nhà chồng. Ở thế yếu, người vợ dễ bị công kích, xúc phạm, cảm thấy không được tôn trọng, khiến cho tình cảm với chồng và gia đình chồng bị rạn nứt, thậm chí dẫn đến ly hôn như trường hợp của Mai. Đây là những hệ lụy mà chính bản thân người chồng không lường hết được.
Chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân cũng phân tích cho Hiền việc vợ chồng ly thân không giúp giải quyết vấn đề, ngược lại chỉ gây thêm tổn thương tình cảm vợ chồng, ảnh hưởng xấu đến tâm lý của con cái và gia đình bố mẹ hai bên. Bà Vân nói: "Để từ bỏ thói quen xấu không phải dễ nhưng cuộc đời không phụ lòng người nỗ lực, nếu em có thể bao dung và kiên trì giúp chồng thay đổi”.
May mắn, Hiền nghe lời khuyên của chuyên gia thu xếp công việc dành thời gian cho gia đình nhiều hơn. Hai vợ chồng sau nhiều lần cố gắng trao đổi đã đạt được thỏa thuận từ đây về sau có mâu thuẫn, bất đồng gì cũng sẽ đóng cửa bảo nhau vì cả hai đều đã trưởng thành. Nếu không thể nói chuyện, họ sẽ gửi email, nhắn tin hoặc viết thư tay. Qua đó bước đầu, họ đã thu hoạch được một vài kết quả tốt đẹp, giải quyết tình trạng chiến tranh lạnh giữa vợ chồng.
Bên cạnh đó Hiền cũng chủ động giải quyết những vướng mắc, hiểu lầm giữa mình và bên nhà chồng. Thỉnh thoảng, cuối tuần cô mời mẹ chồng, gia đình các chị chồng qua nhà chơi tổ chức nấu nướng ăn uống, nhờ vậy mọi người trở nên gần gũi, cởi mở với nhau hơn trước.
Đúng là mâu thuẫn gì rồi cũng sẽ được hoá giải nếu có thể trò chuyện, chia sẻ và chấp nhận. Tình thế đảo ngược bây giờ là mẹ chồng cô tuyên bố thương con dâu hơn con trai, có chuyện gì bà đều ra mặt bảo vệ con dâu tới cùng.
Hoàng Anh
Dù chỉ là chiến dịch marketing, ý tưởng này cho thấy nữ giới xứ hoa anh đào thường thấy tội lỗi, ngại dành thời gian cho bản thân vì sợ để nửa kia ở nhà một mình.
" alt="Hôn nhân rạn nứt vì ông chồng suốt ngày 'mách mẹ'"/>