Nhận định, soi kèo Bentleigh Greens vs Avondale FC, 16h30 ngày 12/5
ậnđịnhsoikèoBentleighGreensvsAvondaleFChngàkết quả bóng đá mới nhất Hoàng Ngọc - 11/05/2023 17:58 Nhận định bóng đá giải khác
相关推荐
-
Nhận định, soi kèo Al
-
Cổng thông tin bvte.vncert.vn là địa chỉ mà mọi người dân có thể truy cập để báo cáo các sự vụ xâm hại, gây nguy hại cho trẻ trên mạng.
Là chương trình dài hạn và có sự phối hợp của nhiều đơn vị, kế hoạch thực hiện Chương trình 830 mới được Bộ TT&TT ban hành gồm 26 nhiệm vụ cụ thể, cho thấy sự vào cuộc mạnh mẽ của Bộ TT&TT trong công tác bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng.
Kế hoạch này nhằm tăng cường thông tin, tuyên truyền đến toàn xã hội đặc biệt là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cha mẹ, giáo viên, người nuôi dưỡng trẻ về hiện trạng, nguy cơ đối với trẻ em và các kiến thức định hướng trẻ em tương tác an toàn và lành mạnh trên môi trường mạng.
Khuyến nghị và tuyên truyền các kỹ năng số cơ bản cho trẻ em theo từng độ tuổi để biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng. Triển khai những giải pháp kỹ thuật để phát hiện sớm, chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
Kế hoạch cũng hướng tới thúc đẩy công cuộc nghiên cứu, xây dựng và triển khai hệ sinh thái các sản phẩm, ứng dụng của Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giải trí của trẻ em trên môi trường mạng.
Sẽ ra mắt ứng dụng cho phép trẻ em thu nhận thông tin, bày tỏ nguyện vọng
Cụ thể, tại kế hoạch triển khai Chương trình 830 mới được Bộ TT&TT ban hành, nội dung công việc Cục An toàn thông tin được giao chủ trì triển khai ngay trong quý III này là thiết lập Cổng thông tin điện tử, ứng dụng trực tuyến, kênh thông tin (fanpage) trên các mạng xã hội trực trực tuyến có nhiều người sử dụng ở Việt Nam để hỗ trợ trẻ em tìm kiếm, thu nhận và phổ biến thông tin, bày tỏ ý kiến trên các kênh thông tin, truyền thông phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu và năng lực.
Trong quý IV, Cục An toàn thông tin sẽ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng bộ quy tắc ứng xử về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; xây dựng bộ cẩm nang số về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
Việc xây dựng, vận hành và tổ chức thu thập dữ liệu cho cơ sở dữ liệu CSAM (cơ sở dữ liệu thông tin, dữ liệu đặc tả về hình ảnh/video xâm hại trẻ em – PV) của Việt Nam dự kiến được hoàn thành trong quý I năm tới.
Xây dựng bộ cẩm nang số về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng là nhiệm vụ sẽ được Bộ TT&TT triển khai trong quý cuối cùng của năm nay. (Ảnh: Hải Đăng) Trong quý II/2022, Cục An toàn thông tin sẽ chủ trì triển khai giải pháp kỹ thuật tích hợp tự động các phản ánh từ doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ, người sử dụng trên Internet về những vụ việc liên quan tới xâm hại trẻ em trên môi trường mạng; đồng thời đề xuất cơ chế thí điểm đặt hàng doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ do các doanh nghiệp Việt Nam phát triển để hỗ trợ trẻ em tương tác sáng tạo trên môi trường mạng.
Cũng theo kế hoạch mới ban hành, nhiều nhiệm vụ thường xuyên, hằng năm sẽ được các cơ quan, đơn vị của Bộ TT&TT triển khai trong thời gian tới như: Nghiên cứu cập nhật xu hướng và đề xuất các phản ứng chính sách trong bảo vệ trẻ em trên không gian mạng; Chỉ đạo các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình và hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh công tác truyền thông tới toàn xã hội về hoạt động bảo vệ và hỗ trợ trẻ em trên môi trường mạng; Tham gia tổ chức các cuộc thi nâng cao nhận thức, kỹ năng để trẻ em có thể sử dụng mạng an toàn và hiệu quả.
Cùng với đó, tới đây Bộ TT&TT sẽ thường xuyên xử lý việc tạm ngưng, thu hồi các trang web có tên miền quốc gia “.vn” có nội dung xâm hại trẻ em theo yêu cầu của cơ quan chức năng, phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng đối với các web có tên miền “.vn” hoặc IP Việt Nam để hỗ trợ xử lý, ngăn chặn nội dung xâm hại trẻ em; Yêu cầu các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin công cộng qua biên giới, cung cấp trò chơi điện tử trực tuyến ngăn chặn, xử lý nội dung xâm hại, ảnh hưởng tới sự phát triển lành mạnh của trẻ em…
Vân Anh
Lần đầu Việt Nam có chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng
Với việc phê duyệt Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025, lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình cấp quốc gia riêng về bảo vệ trẻ em trên mạng.
" alt="Xây dựng Cổng tra cứu trực tuyến hệ thống phân loại trò chơi theo lứa tuổi">Xây dựng Cổng tra cứu trực tuyến hệ thống phân loại trò chơi theo lứa tuổi
-
- PGS.TS Đào Ngọc Chương, giảng viên Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP.HCM, vừa đăng trên trang Facebook cá nhân của mình thư ngỏ bán thơ lấy tiền chữa bệnh.Bán thơ với giá 5.000 đồng/bài
" alt="Quanh chuyện PGS đăng thư 'bán thơ lấy tiền chữa bệnh'">Quanh chuyện PGS đăng thư 'bán thơ lấy tiền chữa bệnh'
-
Sinh viên nhận học bổng toàn phần tại buổi lễ diễn ra ở cơ sở Nam Sài Gòn Nhà trường đã nhận hơn 2.200 đơn ứng tuyển học bổng năm 2023. Ứng viên thành công đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước và từ các quốc gia châu Á, châu Âu cũng như Australia và Hoa Kỳ.
Học bổng uy tín và danh giá nhất dành cho sinh viên bậc đại học của Đại học RMIT - Học bổng toàn phần - được trao cho 7 sinh viên đến từ mọi miền đất nước.
Học bổng này được trao dựa trên thành tích, xem xét kết quả học tập những năm trung học, khát khao thành công, sự sáng tạo, tham gia các hoạt động cộng đồng cũng như tiềm năng lãnh đạo tương lai của ứng viên. Sinh viên nhận suất học bổng này sẽ được hỗ trợ toàn bộ học phí chương trình đại học và có cơ hội phát triển năng lực lãnh đạo bản thân.
Lê Hoàng Quyên, cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, một trong những sinh viên nhận Học bổng toàn phần năm 2023 của Đại học RMIT Việt Nam, xem việc đóng góp cho xã hội “không chỉ là một nghĩa vụ đạo đức, mà còn là cánh cổng mở ra vô vàn cơ hội”.
“Khi cống hiến cho cộng đồng, chúng ta tạo ra hiệu ứng lan tỏa không chỉ mang lại lợi ích cho những người cần giúp đỡ mà còn mở ra cánh cửa cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân của chính chúng ta” là chia sẻ của tân sinh viên ngành Cử nhân Tâm lý học, RMIT Việt Nam.
Quyên hy vọng tất cả các bạn cùng trang lứa có thể “truyền cảm hứng cho người khác để họ cống hiến cho xã hội, bất kể lớn hay nhỏ, và tạo ra một chu trình thay đổi tích cực”.
RMIT Việt Nam còn trao 6 suất Học bổng Chắp cánh ước mơ. Trong đó có 3 suất được trao theo chương trình hợp tác với các tổ chức KOTO, Hội Người mù Việt Nam và Trung tâm Vì người mù Sao Mai.
Các sinh viên nhận Học bổng Chắp cánh ước mơ ở cơ sở Nam Sài Gòn Các suất Học bổng Chắp cánh ước mơ phản ánh rõ nét cam kết của Đại học RMIT trong việc tạo tác động tới cộng đồng bằng cách trao cơ hội cho những bạn trẻ Việt Nam bị khuyết tật và/hoặc gặp khó khăn về tài chính nhưng thể hiện tính cách lạc quan và khát khao được học đại học. Đến nay, RMIT Việt Nam đã trao 34 suất học bổng toàn phần cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, với tổng trị giá hơn 56,6 tỷ đồng.
Nguyễn Thị Hồng Nhung, sinh viên vừa nhận Học bổng Chắp cánh ước mơ để theo học ngành Quản trị du lịch và khách sạn tại Đại học RMIT năm nay, đã bày tỏ niềm hạnh phúc với kết quả bạn đạt được sau những ngày chuẩn bị hồ sơ ứng tuyển.
Là một người khiếm thị, Nhung luôn mong mỏi có được một mô hình du lịch nơi những người khiếm khuyết thị lực như cô có được trải nghiệm du lịch trọn vẹn thông qua các giác quan khác ngoài thị giác.
“Với tôi, Học bổng Chắp cánh ước mơ là con đường ngắn nhất giúp tôi thực hiện ước mơ đó”, Nhung chia sẻ.
Bên cạnh các suất học bổng đại học và cao học thường niên, năm nay trường còn trao số học bổng tiến sĩ kỷ lục - 18 suất - cho các nghiên cứu sinh tài năng, trong đó có những ứng viên đến từ các trường đại học trong nước. Họ sẽ làm nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ quản trị, kinh doanh, kinh tế, tài chính, marketing, chuỗi cung ứng và logistics, đến kiến trúc và thiết kế, khoa học máy tính, xây dựng kỹ thuật dân dụng, khoa học thực phẩm, kỹ thuật hàng không vũ trụ và hàng không…
Nghiên cứu sinh được hỗ trợ 100% học phí và sinh hoạt phí hàng tháng, đồng thời được hướng dẫn và tích lũy kinh nghiệm nghiên cứu trong môi trường quốc tế.
Một số nghiên cứu sinh nhận Học bổng Tiến sĩ từ Đại học RMIT năm nay Tổng giám đốc RMIT Việt Nam, GS. Claire Macken chúc mừng toàn thể các sinh viên nhận học bổng năm nay đến từ Việt Nam cũng như các nước khác trên thế giới.
“Tại Việt Nam và bất cứ nơi nào chúng tôi hoạt động trên khắp thế giới, lời hứa của chúng tôi là trao quyền cho mọi người và cộng đồng để thích ứng và phát triển qua nhiều thế hệ thông qua giáo dục, nghiên cứu và sự tham gia của công dân”, GS. Macken nhấn mạnh.
“Vậy nên, tôi có đôi lời muốn gửi gắm đến các bạn sinh viên nhận học bổng rằng, nhà trường mong các bạn đem nền giáo dục các bạn trau dồi được từ RMIT để tạo tác động lên cộng đồng nơi các bạn đang sống và làm việc, cũng như lên thế giới này”.
Trong suốt 23 năm hoạt động tại Việt Nam, Đại học RMIT đã trao học bổng cho hơn 1.700 sinh viên có thành tích nổi trội, trị giá hơn 513 tỉ đồng.
Tìm hiểu thêm về học bổng RMIT: https://www.rmit.edu.vn/vi/hoc-tap-tai-rmit/hoc-bong
Doãn Phong
" alt="104 suất học bổng mới nâng cao tác động giáo dục và nghiên cứu của RMIT Việt Nam">104 suất học bổng mới nâng cao tác động giáo dục và nghiên cứu của RMIT Việt Nam
-
Nhận định, soi kèo Liverpool vs Everton, 2h00 ngày 3/4: Tiếp tục gặp khó
-
Miền Tây là nơi có số lượng phụ nữ lấy chồng nước ngoài nhiều nhất nước. Sau thời gian sinh sống trên quê hương của chồng, vì nhiều lý do, người mẹ phải mang con về nước nhưng lại gặp vô vàn khó khăn trong việc làm giấy khai sinh, nhập hộ khẩu.
Điều này khiến những đứa con của họ phải chịu nhiều thiệt thòi về quyền lợi, đặc biệt trong học tập.
Những lớp trường làng ở miền Tây có nhiều đứa trẻ con lai đang theo học dạng “học gửi”
Những đứa trẻ “vô thừa nhận”
Nhà đông anh em, lại nghèo khó, mọi kế sinh nhai đều phụ thuộc vào 3 công đất nên cuộc sống gia đình của Trần Thị Thơ (31 tuổi, ngụ xã Trường Long A, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang) bao nhiêu năm cứ luẩn quẩn với hai chữ đói - nghèo.
Để thoát kiếp nghèo và báo hiếu cho cha mẹ, Thơ đã quyết định lấy chồng nước ngoài. Thông qua mai mối, Thơ kết hôn với ông Choi Chung Hsien (sinh năm 1977, người Đài Loan) sau 3 ngày tìm hiểu. Sau đó, chị Thơ về Đài Loan sinh sống, nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì hôn nhân tan vỡ.
“Gia đình chồng bắt phải ở nhà làm nội trợ, không cho giao tiếp bên ngoài. Đã thế, còn thường xuyên bị chồng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Không chịu nổi nên nó bỏ về nước cùng đứa con gái mới sinh” - bà Nguyễn Thị Mỹ Thanh, mẹ ruột chị Thơ, kể lại cuộc sống của con gái ở xứ người.
Sau khi về nước, chị Thơ và gia đình phải chịu nhiều lời dị nghị của người đời. “Người ta nói gia đình tôi có con gái lấy chồng nước ngoài mà ở nhà lá, phải đi mua từng lon gạo. Nó nghe vậy chịu không nổi, mặc cảm với láng giềng nên bỏ đứa con chưa được 1 tuổi lên thành phố làm việc” – bà Thanh tâm sự.
Ngày trở về Việt Nam, chị Thơ cũng không ngờ con gái của mình là Choi Pei Yu (tên Việt Nam bé Ỷ) lại trở thành đứa trẻ “vô thừa nhận” ngay chính trên quê hương. Bé Ỷ về Việt Nam sống cùng ông bà ngoại trong căn nhà tình thương được chính quyền địa phương cất cho.
Tuy nhiên, do bé Ỷ được sinh ra ở nước ngoài, đã có giấy khai sinh nhưng khi trở về nước thì lại không mang giấy tờ theo về, nên rơi vào trường hợp trẻ “vô thừa nhận”. Đến tuổi đi học, ông Nguyễn Văn Triệu (ông ngoại bé) phải chạy đi khắp nơi để làm giấy khai sinh cho cháu gái đến trường.
Từ khi theo mẹ trở về quê ngoại, bé Ỷ trở thành đứa trẻ "vô thừa nhận"
“Ban đầu cứ tưởng cháu nó không được đi học nhưng nhờ sự giúp đỡ của ngành chức năng nên bé đã làm được giấy khai sinh. Tuy vậy, đến nay con bé vẫn không được nhập hộ khẩu.
Gia đình tôi lại thuộc hộ nghèo, nên việc đóng học phí cho cháu ngoại rất khó khăn. Nhiều lần đóng học phí trễ nên nó bị thầy cô giáo nhắc khiến con bé mặc cảm với bạn bè” - ông Triệu tâm sự.
Trường hợp của bé Ỷ không phải là cá biệt. Hai cô bé có tên Hàn Quốc là Lee Chae Won (5 tuổi) và Soo Jin (4 tuổi), cháu ngoại của bà Đặng Thanh Thúy (ngụ phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) đến nay vẫn chưa có giấy khai sinh.
Mẹ của hai bé có chồng Hàn Quốc, nhưng do khác biệt quá lớn về văn hóa và bị chồng đối xử tệ bạc nên phải ôm con về nhà mẹ ruột.
“Nhờ địa phương tạo điều kiện nên hai đứa nhỏ được nhập học tại một trường mầm non gần nhà. Mẹ hai cháu đã đi làm xa, hằng tháng vẫn gửi tiền về nuôi con” – bà Thúy cho biết.
Không bỏ rơi các bé thêm lần nào nữa!
Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Hậu Giang có 160 học sinh có yếu tố nước ngoài, trong đó có 1/3 trẻ chưa đăng ký khai sinh tại Việt Nam.
Cô Nguyễn Thu Giang, Phó trưởng phòng giáo dục huyện Vị Thuỷ, nguyên Hiệu trưởng trường Vị Thắng (Hậu Giang) cho biết, toàn huyện có hơn 75 trường hợp trẻ em có yếu nước ngoài đang theo học tại các trường.
Lee Chae Won (5 tuổi) và Soo Jin (4 tuổi) ở cù lao “Đài Loan” Tân Lộc (TP Cần Thơ) vẫn chưa có giấy khai sinh
“Những trường hợp này là mẹ mang con về rồi gửi cho ông bà ngoại nuôi, sau đó tiếp tục bỏ đi xứ khác làm ăn hoặc lấy chồng lần hai. Chính vì thế, nhiều em đến tuổi đi học không được đến trường vì không có giấy khai sinh.
Lúc tôi còn làm hiệu trưởng Trường tiểu học Vị Thắng 1, nhiều em có yếu tố nước ngoài không được đi học, hằng ngày đến cửa lớp đứng xem các bạn học nhìn tội lắm.
Thương các em nên tôi làm “liều” nhận các em vào lớp dạng “học gửi”. Các em học tốt lắm, năm nào cũng đạt khá, giỏi” - cô Giang cho biết.
Cô Giang nói thêm rằng trong quá trình học tập các em này chỉ được theo dõi, ghi nhận rồi để đó chứ không lập hồ sơ, vì điều này sai với quy định. Học tốt, các em vẫn được lên lớp, nhưng do không có học bạ nên trên thực tế không có cơ sở để xác định các em đã lên lớp.
Đang theo học lớp 8 của THCS Vị Thắng (Vị Thủy, Hậu Giang) nhưng hai chị em Lữ Nhã Phương và Lữ Khương Vy vẫn chưa có học bạ và giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tiểu học.
Sở dĩ có chuyện lạ này vì mẹ của hai em có chồng là người Đài Loan và đã chia tay nhau. Sau đó, hai chị em Phương về quê mẹ ở với ngoại.
Đến tuổi đi học, hai chị em Phương được ban giám hiệu trường tiểu học gần nhà nhận vào học theo “dạng gửi”. Dù hai em học rất giỏi nhưng trong danh sách lớp không có tên, sổ điểm cũng ghi “lụi” và hàng năm đều lên lớp bình thường. Đến nay, nhà trường mới quay lại làm học bạ, giấy chứng nhận hoàn thành cấp tiểu học cho hai em.
Thầy Bùi Đức Quang, Trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hậu Giang, cho biết mấy năm gần số trẻ lượng trẻ có yếu tố nước ngoài về nước sinh sống và đi học tăng đột biến trở thành hiện tượng xã hội và nảy sinh nhiều vấn đề về tư pháp, nhân thân.
Những lớp trường làng ở miền Tây có nhiều đứa trẻ con lai đang theo học dạng “học gửi”
Nhu cầu học tập của các trẻ có yếu tố nước ngoài là bức thiết nhưng việc giải quyết nhập học cho các em còn gặp một số khó khăn, vướng mắc về đều kiện, thủ tục nhập học. Tới năm 2014, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo phải tạo điều kiện tốt nhất cho các em được đến trường.
Theo bà Phạm Thanh Tuyền, Giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang, toàn tỉnh này có hàng trăm trường hợp trẻ có yếu tố nước ngoài đang sinh sống tại quê ngoại. “Khó khăn nhất là trường hợp các trẻ được gửi về Việt Nam sinh sống nhưng đã có quốc tịch nước ngoài. Thêm nữa là cả cha lẫn mẹ của các em đều không mang có quốc tịch Việt Nam nên những em này phải đủ 18 tuổi mới được nhập quốc tịch. Chúng tôi luôn tạo điều kiện giúp đỡ những trẻ em có yếu tố nước ngoài được đầy đủ giấy tờ pháp lí để các em đến trường, được hưởng quyền lợi nhưng các em khác” – bà Tuyền cho biết.
Hiện nay, Sở Tư pháp tỉnh Hậu Giang đang tư vấn cho những gia đình có mang giấy khai sinh về Việt Nam thì dịch ra tiếng Việt, có chứng thực của cơ quan chuyên môn để trẻ được đi học. Riêng trường hợp không mang về thì phải đến cơ quan Tổng lãnh sự tại TP.HCM để nhờ trích lục lại và xác nhận.