Các thí sinh trải qua nhiều vòng thi và khoá đào tạo kỹ năng. Thay vì khoác áo blouse trắng hay đồng phục của khoa phòng chuyên môn, nhân viên y tế đã xuất hiện như những người dẫn chương trình chuyên nghiệp, gây bất ngờ cho đồng nghiệp cũng như các bệnh nhân. Đồng thời, các thí sinh chia sẻ nhiều câu chuyện nghề xúc động và kinh nghiệm quý giá trong thời gian chăm sóc, điều trị người bệnh.
Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Bắc, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM bày tỏ qua chương trình, các thí sinh sẽ áp dụng kiến thức vào công việc chăm sóc người bệnh, giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác và truyền lửa cho các thế hệ tiếp nối.
Chương trình "Én vàng UMC" nằm trong chuỗi hoạt động hướng đến kỷ niệm 30 năm thành lập Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
6h25 phút, người bệnh được đưa lên xe cấp cứu, cho thở oxy và chuyển đến bệnh viện theo đúng chuyên khoa.
6h35 phút, kíp cấp cứu đã đưa người bệnh vào khoa Cấp cứu, Bệnh viện E. Tại đây, các bác sĩ tiếp tục tiến hành cấp cứu, đánh giá lại dấu hiệu sinh tồn và chỉ định các xét nghiệm, chiếu chụp cần thiết, sử dụng thuốc cấp cứu giúp người bệnh qua cơn nguy kịch…
Bác sĩ Vũ Việt Sơn, Khoa Nội Gan mật, Bệnh viện E, người tham gia trực tiếp cấp cứu, cho biết bệnh nhân may mắn là người đầu tiên được sử dụng hoạt động “vận chuyển người bệnh cấp cứu ngoại viện”. Đây là người bệnh có tiền sử xơ gan do uống rượu nhiều, viêm gan B từ nhiều năm nay. Người bệnh đã từng điều trị tại khoa Nội Gan mật, Bệnh viện E.
Trước đó, tối 7/11, người bệnh có biểu hiện chướng bụng, sốt cao, khó thở, tiểu ít… Rạng sáng 8/11, tình trạng bệnh nhân càng trầm trọng, người nhà đã gọi 115, đưa người đàn ông này vào Bệnh viện E. Các bác sĩ đánh giá người bệnh có tiên lượng rất nặng, với hiện tượng sốc, huyết áp tụt, mạch chậm, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đối mặt với nguy cơ tử vong.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Xuân Hiếu, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện E, cho biết từ ngày 1/11, Bệnh viện E phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 triển khai chương trình cấp cứu ngoại viện. Tổ cấp cứu ngoại viện đã tiếp nhận thông tin cuộc gọi của người dân và xử lý cấp cứu kịp thời cho người bệnh.
Theo bác sĩ này, việc cấp cứu trong thời gian và có sự hỗ trợ chuyên môn của nhân viên y tế sẽ giúp tăng tỷ lệ cứu sống người bệnh. Ví dụ, đối với người bệnh đột quỵ (đột quỵ não và đột quỵ tim), khoảng thời gian vàng cho việc cấp cứu là 3-4 giờ đầu sau khi khởi phát. Nếu người bệnh được cấp cứu kịp thời và đưa đến bệnh viện đúng lúc, cơ hội sống và phục hồi rất cao.
Thực tế, nhiều trường hợp chấn thương do tai nạn, thảm họa… không được xử trí cấp cứu ban đầu, không được kiểm soát các chức năng sống (đường thở, hô hấp, tuần hoàn), không được băng bó, cầm máu, cố định xương gãy đúng cách… đã làm mất cơ hội cứu chữa, thậm chí tử vong trước khi được đưa đến viện.
Mẹ hãy cùng đọc bộ tranh để có thêm những kiến thức hữu ích khi cho bé ăn dặm nhé!
![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
(Theo Trí Thức Trẻ)
" alt=""/>Bộ tranh về kiến thức ăn dặm mọi bà mẹ không thể bỏ qua