- Có những cuốn sách nhà trường, giảng viên dày công biên soạn nhưng khách hàng đầu tiên và duy nhất là chủ quán photo. Nếu phải làm thống kê sách nào hay nhất, sinh viên (SV) chọn nhiều nhất lại phải xem sách nào bị photo nhiều nhất chứ không phải là sách được tiêu thụ tốt nhất.TS Phạm Tuấn Anh, Trường ĐH Thương mại đã chia sẻ như vậy trong bài trình bày của mình tại hội thảo "Đổi mới nâng cao chất lượng đào tạo đại học trong điều kiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm" diễn ra sáng nay, 28/2.
Ông Tuấn Anh gọi đây là "nỗi ấm ức của nhiều giảng viên".
![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2017/02/28/17/20170228173326-pham-tuan-anh-thuong-mai.jpg) |
TS Phạm Tuấn Anh cho rằng, cần có mô hình cung ứng học liệu cho SV để giải quyết tình trạng SV tìm đến giáo trình, tài liệu ở cửa hàng photo như hiện nay. Ảnh: Lê Văn. |
Một khảo sát do ông Tuấn Anh thực hiện đối với sinh viên về vấn đề học liệu cho thấy, chỉ có 8% SV cho biết họ dùng giáo trình photo vì không có giáo trình, tài liệu in chính thông.
Có tới hơn 80% SV trả lời rằng, do các sách photo quá phổ biến và dễ kiếm.
Trong khi đó, 30% SV trả lời rằng, việc sử dụng tài liệu photo là do thói quen, mọi người đều dùng nên mình cũng dùng theo còn 50% thì trả lời là do ngại đi tìm tài liệu chính thống còn tài liệu photo thì dễ tiếp cận.
Theo ông Tuấn Anh, ngay cả khi SV bỏ qua tài liệu photo, tìm tới thư viện để tiếp cận tài liệu chính thống thì lý do lớn nhất dẫn SV tới việc lựa chọn tài liệu, giáo trình photo chính là giá sách. "Tài liệu photo thì rẻ hơn hẳn so với các tài liệu in chính thống" - ông Tuấn Anh nhận định.
Ông Tuấn Anh cho rằng đây chính là nguồn gốc của nghịch lý: Trong khi giáo trình bị tồn kho dài hạn thì hoạt động sao chép ngang nhiên tồn tại và tạo ra thu nhập không hề nhỏ cho người vi phạm còn tác giả của những cuốn sách thì thu nhập bằng 0.
Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cho rằng, kết quả khảo sát không đưa ra đánh giá bi quan về ý thức của người học. "Sẽ thực tế hơn nếu chúng ta sử dụng kết quả này trong việc thiết kế các dịch vụ hỗ trợ học liệu cho sinh viên".
Từ đó, ông Tuấn Anh đề nghị triển khai mô hình cung ứng học liệu cho SV, tạo điều kiện cho sinh viên cơ hội tiếp cận và khai thác các học liệu đa dạng theo đúng nhu cầu với chi phí nằm trong mức chấp nhận của sinh viên.
Theo đó, khi sinh viên đăng ký học phần đồng thời sinh viên sẽ đăng ký mô hinh sử dụng học liệu tương ứng. Với mỗi mô hình, SV sẽ chấp nhận mức nộp tiền tương ứng đổi lại SV được cung cấp giáo trình theo cơ chế cược tiền bìa giáo trình, sử dụng hết học phần thì trả lại mà không có bất cứ chi phí phát sinh.
Ít trường ĐH chú ý đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho SV
Một bản tham luận khác đáng chú ý được trình bày tại hội thảo là về vấn đề đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên hiện nay.
Diễn giả là ThS. Nguyễn Duy Đạt của Trường ĐH Thương mại cho biết, Một khảo sát nhanh tại 5 trường ĐH đào tạo kinh tế lớn trong cả nước gồm Trường ĐH Kinh tế - ĐHQG HN, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Vinh, Trường ĐH Kinh tế TP HCM cho thấy, nhiều trường không chú ý đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên trong quá trình đào tạo ĐH.
Cụ thể, hầu như tất cả các trường đều không có chương trình đào tạo kỹ năng cho SV trong chương trình đào tạo chính khóa, các chương trình đào tạo kỹ năng chủ yếu diễn ra tự phát theo hình thức câu lạc bộ của Hội SV, Đoàn Thanh niên hoặc không mang tính tổ chức, chủ đích thông qua các bài tập nhóm của chương trình chính khóa…
Trong khi đó, nhiều DN Việt Nam nói rằng khó khăn trong tìm kiếm những người lao động có kỹ năng phù hợp là trở ngại đáng kể trong hoạt động của DN.
"Phần lớn người sử dụng lao động nói rằng việc tuyển dụng lao động là một thách thức vì các ứng viên không có kỹ năng phù hợp (thiếu hụt kỹ năng) hoặc vì sự khan hiếm người lao động trong một số ngành nghề" - ông Đạt cho hay.
Từ đó, ông Đạt đề xuất cần tăng cường đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho SV trong quá trình đào tạo ĐH, bao gồm việc đưa đào tạo kỹ năng thành một hoạt động động lập, yêu cầu sinh viên có chứng chỉ kỹ năng khi ra trường, hình thành đơn vị và nhân lực đào tạo kỹ năng và cuối cùng, quan trọng nhất là phải có sự phối hợp, gắn kết với DN để tìm hiểu nhu cầu kỹ năng cần thiết từ đó trang bị cho SV.
Lê Văn
" alt=""/>Nỗi ấm ức của nhiều giảng viên: Giáo trình dày công biên soạn, khách hàng duy nhất là chủ quán photo
26 Hội đồng GS ngành, liên ngành vừa công bố danh sách ứng viên đề nghị Hội đồng GS Nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2020. Riêng Hội đồng GS ngành khoa học Quân sự và Hội đồng GS ngành Khoa học An ninh chưa công bố danh sách.Điều đặc biệt, số ứng viên mà các Hội đồng GS cơ sở đề xuất lên các Hội đồng GS ngành để xem xét thông qua là 416 ứng viên. Tuy nhiên, theo kết quả của các Hội đồng GS ngành vừa công bố đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2020, chỉ có 321 ứng viên. Như vậy 95 ứng viên đã bị loại khỏi danh sách xét GS, PGS năm 2020.
Trong số này, nhiều ngành có rất nhiều ứng viên bị loại. Cụ thể như ngành Kinh tế có 20 ứng viên bị loại; liên ngành Điện-Điện tử-Tự động hóa có 10 ứng viên bị loại; ngành Vật lý có 9 ứng viên bị loại; liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ có 8 ứng viên bị loại; ngành Công nghệ Thông tin có 7 ứng viên bị loại.
Các ngành Y học, Toán học, Xây dựng- Kiến trúc, Cơ khí - Động lực mỗi ngành có 4-5 ứng viên bị loại.
Riêng ngành Ngôn ngữ học thì cả 2 ứng viên từ Hội đồng GS cơ sở đưa lên Hội đồng GS ngành đều bị loại.
Ngược lại ở một số ngành tất cả các ứng viên từ Hội đồng GS cơ sở đưa lên đều được Hội đồng GS ngành thông qua như liên ngành Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản (10/10), ngành Luật học (4/4), liên ngành Sử học-Khảo cổ học-Dân tộc học (1/1), ngành Tâm lý học (3/3), ngành Thủy lợi (7/7), ngành Văn học (2/2).
Các ngành | Hội đồng GS cơ sở đề xuất | Hội đồng GS ngành thông qua | Số bị loại |
Hội đồng Giáo sư liên ngành Chăn nuôi-Thú y-Thủy sản | 10 | 10 | 0 |
Hội đồng Giáo sư ngành Cơ học | 7 | 3 | 4 |
Hội đồng Giáo sư liên ngành Cơ khí - Động lực | 21 | 16 | 5 |
Hội đồng Giáo sư ngành Công nghệ Thông tin | 15 | 8 | 7 |
Hội đồng Giáo sư ngành Dược học | 11 | 10 | 1 |
Hội đồng Giáo sư liên ngành Điện-Điện tử-Tự động hóa | 24 | 14 | 10 |
Hội đồng Giáo sư ngành Giao thông Vận tải | 7 | 6 | 1 |
Hội đồng Giáo sư ngành Giáo dục học | 11 | 10 | 1 |
Hội đồng Giáo sư liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm | 41 | 38 | 3 |
Hội đồng Giáo sư liên ngành Khoa học Trái đất - Mỏ | 20 | 12 | 8 |
Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế | 68 | 48 | 20 |
Hội đồng Giáo sư ngành Luật học | 4 | 4 | 0 |
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành Luyện kim | 3 | 2 | 1 |
Hội đồng Giáo sư ngành Ngôn ngữ học | 2 | 0 | 2 |
Hội đồng Giáo sư liên ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp | 7 | 6 | 1 |
Hội đồng Giáo sư ngành Sinh học | 18 | 15 | 3 |
Hội đồng Giáo sư liên ngành Sử học-Khảo cổ học-Dân tộc học | 1 | 1 | 0 |
Hội đồng Giáo sư ngành Tâm lý học | 3 | 3 | 0 |
Hội đồng Giáo sư ngành Thủy lợi | 7 | 7 | 0 |
Hội đồng Giáo sư ngành Toán học | 21 | 16 | 5 |
Hội đồng Giáo sư liên ngành Triết học-Xã hội học-Chính trị học | 6 | 4 | 2 |
. Hội đồng Giáo sư liên ngành Văn hóa-Nghệ thuật-Thể dục Thể thao | 15 | 12 | 3 |
Hội đồng Giáo sư ngành Văn học | 2 | 2 | 0 |
Hội đồng Giáo sư ngành Vật lý | 36 | 27 | 9 |
Hội đồng Giáo sư liên ngành Xây dựng-Kiến trúc | 11 | 7 | 4 |
Hội đồng Giáo sư ngành Y học | 45 | 40 | 5 |
Tổng | 416 | 321 | 95 |
Bị loại vì liên quan tới công bố khoa học
95 ứng viên bị Hội đồng GS ngành loại khỏi danh sách xét GS, PGS năm 2020 là con số khá lớn.
Chia sẻ với VietNamNet, một thành viên Hội đồng GS ngành Vật lý cho biết, những ứng viên không được Hội đồng GS ngành thông qua vì liên quan tới nghiên cứu khoa học. Theo đó, lý do chính là số lượng bài báo tăng quá nhanh trong 2 năm qua. Ngoài ra, cũng có một số lý do khác như địa chỉ nơi làm việc của ứng viên hay hồ sơ có nhầm lẫn…
Theo ông, ngành Vật lý có 9 ứng viên không được thông qua để xét GS, PGS. Khi gửi danh sách ứng viên lên Hội đồng GS Nhà nước, Hội đồng GS ngành Vật lý đã ghi rõ nguyên nhân khiến các ứng viên bị loại.
Lý do liên quan tới nghiên cứu khoa học cũng được một thành viên Hội đồng GS ngành Kinh tế đưa ra. Năm nay, có 20 ứng viên không được Hội đồng GS ngành Kinh tế thông qua để xét công nhận GS, PGS.
Hội đồng GS ngành Y học có 5 ứng viên bị loại. GS.TS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch hội đồng ngành này cho hay các ứng viên bị loại do chiếu theo tiêu chuẩn “cứng” đã quy định như như GS phải có sách chuyên khảo, PGS thì phải có số giờ giảng theo quy định. Ngoài ra, một số ứng viên công bố số bài báo khoa học quá nhiều trong thời gian quá ngắn.
“Có ứng viên chỉ trong nửa năm công bố từ 4-5 chục (40-50) bài báo khoa học, đây là điều không thể và thực sự không ai có thể làm được như vậy”- GS Phước nói.
Đánh giá các ứng viên đã được Hội đồng GS ngành Y học thông qua, GS Phước cho hay chất lượng của các ứng viên khá tốt. Các ứng viên cũng rất cẩn thận, nếu thấy không đủ tiêu chuẩn thì không nộp hồ sơ, nên số lượng ứng viên của ngành Y học năm nay ít hơn các năm trước.
Lê Huyền
![Danh sách ứng viên chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2020](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/12/26/08/giao-su-my-chi-ra-tam-ly-sinh-bang-ngoai-cua-nguoi-viet-5.JPG?w=145&h=101)
Danh sách ứng viên chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2020
Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên được hội đồng giáo sư ngành, liên ngành đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2020.
" alt=""/>Gần 100 ứng viên bị loại khỏi danh sách xét GS, PGS năm 2020