Sáng 24/10, Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam đã khai mạc trưng bày “Văn hóa trầu cau Việt Nam”.
Buổi triển lãm giới thiệu đến công chúng khoảng 100 hiện vật, hình ảnh tiêu biểu: bình vôi, hộp trầu, ống nhổ... nhằm giới thiệu nguồn gốc tục ăn trầu ở Việt Nam và góp phần gìn giữ, phát huy một nét đẹp của giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Đáng chú ý trong số này có bộ trầu thuốc và bình vôi được làm bằng gốm có từ thời Hùng Vương của nhà sưu tầm tầm Nguyễn Trung Thành.
Triển lãm diễn ra với ba chủ đề chính: Tục ăn trầu và giá trị của văn hóa trầu cau ở Việt Nam, tục ăn trầu ở một số dân tộc ít người tại Việt Nam và việc bảo tồn giá trị văn hóa trầu cau Việt Nam.
Ngoài những hiện vật cổ người xem còn được chiêm ngưỡng hình ảnh ăn trầu, cách têm trầu, mời trầu... những tập tục truyền thống có từ lâu đời của Việt Nam.Triển lãm sẽ kéo dài đến tháng 1/2013.
Số liệu thống kê được ghi nhận từ hệ thống giám sát, đo lường tự động của Bộ TT&TT cho thấy, tính từ đầu năm 2022 đến gần cuối tháng 8, ở khối các bộ, ngành, 3 bộ Công Thương, GD&ĐT và TT&TT dẫn đầu về tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ, với các tỷ lệ đạt được lần lượt là 100%, 100% và 97,67%.
Đối với tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến, các bộ Công Thương, GD&ĐT và Tài chính có tỷ lệ xử lý trực tuyến cao nhất, lần lượt đạt 99,99%, 99,58% và 91,41%.
![]() |
Số liệu thống kê về hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các bộ trong 8 tháng đầu năm nay (Nguồn ảnh: Cục chuyển đổi số quốc gia) |
Trong khi đó, ở nhóm các địa phương, Long An, Hải Dương, Tiền Giang, Hòa Bình và Bắc Giang là các tỉnh có tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ cao nhất, có tỷ lệ từ trên 90% đến 96,47%.
Về tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến, 5 tỉnh dẫn đầu, có tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến cao hơn cả là Hòa Bình (87,02%), Quảng Ninh (75,33%), Ninh Bình (59,35%), Hà Nam (56,73%) và Thanh Hóa (56,6%).
![]() |
Số liệu thống kê về hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các địa phương trong 8 tháng đầu năm nay (Nguồn ảnh: Cục chuyển đổi số quốc gia) |
Tính trên quy mô cả nước, hiện tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ của các bộ, ngành, địa phương đã đạt 51,49%, gấp 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021; và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 39,82%, tăng gần 1,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số cũng đã nêu rõ mục tiêu đến cuối năm nay các bộ, ngành, địa phương cần phải nâng tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến lên đạt 80% và tỷ lệ hồ sơ được xử lý trực tuyến đạt 50%.
Vân Anh
" alt=""/>Những bộ, tỉnh nào đang dẫn đầu về hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến?