Theo Deadline, các chuyên gia dự đoánInside Out 2sẽ có doanh thu mở màn ở thị trường Mỹ khoảng 80-85 triệu USD. Đây là thành tích sẽ lọt top 10 phim có doanh mở màn cao nhất Pixar và cũng là cao nhất của hãng kể từ Toy Story 4 (2019). Phần phim thứ 4 của Toy Story từng mang về 120,9 triệu USD tuần đầu tiên và cán đích với 1,07 tỷ USD - trở thành tác phẩm có doanh thu cao thứ hai mọi thời đại của Pixar.
Inside Out 2sở hữu lượng fan đông đảo ở Việt Nam và sức hút của phần 1 khiến bộ phim trở thành đối thủ đáng gờm ở phòng vé cuối tuần này cũng như đe dọa ngôi quán quân mà Gia tài của ngoại đang nắm giữ.
Trở lại sau 9 năm,Inside Out 2tiếp tục theo chân cô bé Riley (Kensington Tallman) với những cảm xúc quen thuộc trong tâm trí gồm Vui Vẻ (Amy Poehler), Buồn Bã (Phyllis Smith), Giận Dữ (Lewis Black), Sợ Hãi (Tony Hale) và Chán Ghét (Liza Lapira). Đối mặt với tuổi dậy thì và các biến cố mới trong cuộc sống, một loạt cảm xúc mới như: Lo Âu (Maya Hawke), Ganh Tị (Ayo Edebiri), Xấu Hổ (Paul Walter Hauser) và Chán Nản (Adèle Exarchopoulos) xuất hiện.
Mâu thuẫn trong việc điều khiển phản ứng của Riley trong môi trường mới, Lo Âu đã trục xuất những cảm xúc cũ. Vui Vẻ cùng các bạn bắt đầu một chuyến phiêu lưu qua những vùng đất vừa quen thuộc vừa lạ lẫm trong tâm trí của Riley để trở về Trung tâm Điều khiển. Cũng từ đây mà Riley sẽ có được nhiều bài học ý nghĩa về tình bạn và kiềm chế cảm xúc trước những sự thay đổi của cuộc sống.
Inside Out 2được truyền cảm hứng từ những đứa con đang trong độ tuổi trưởng thành của đạo diễn Kelsey Mann. Các nhà làm phim của Pixar đều có sự liên tưởng đến quãng thời gian dậy thì đầy khó khăn của chính mình hay những trải nghiệm khi làm phụ huynh ở độ tuổi teen để kết hợp vào tác phẩm.
Nhà sản xuất Kim Collins nói: “Điều tôi thấy hay là bộ phim thấu hiểu việc khi trẻ em lớn lên, những cảm xúc phức tạp hơn sẽ xuất hiện. Có những nghiên cứu khoa học thực sự đằng sau những thay đổi này. Do đó chúng tôi biết rằng câu chuyện sẽ phù hợp với trẻ em, phụ huynh và tất cả mọi người".
Ngay sau vai tổng tài Giang trong Chúng ta của 8 năm sau,Khôi Trần đảm nhiệm một vai diễn có màu sắc khác hẳn trong Kẻ sát nhân cô độc phần 2 lên sóng từ 24/4. Nam diễn viên lột xác hoàn toàn với vai phản diện Kha. Trong phim, Kha có một tổ ấm nhỏ với vợ và cậu con trai 3 tuổi. Kha sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Cha anh là một người chồng vũ phu, người cha tàn nhẫn, luôn dùng vũ lực để xử lý tất cả mọi vấn đề trong gia đình.
Từ nhỏ chứng kiến sự bạo hành của cha, sự giáo dục một cách cực đoan và tàn nhẫn của ông khiến suy nghĩ của Kha lệch lạc. Kha luôn cho rằng đàn ông phải mạnh mẽ và quyết định mọi thứ. Căn bệnh tâm lý của Kha có tên khoa học là 'tính nam độc hại'. Ám ảnh tuổi thơ khiến Kha luôn muốn mình trở thành một người chồng, người cha tốt.
Kha luôn đấu tranh để quên đi nỗi đau của quá khứ, không cho nó ảnh hưởng đến cuộc sống tốt đẹp ở hiện tại. Nhưng cuộc sống không như Kha mong muốn. Áp lực cuộc sống, xung đột vợ chồng làm tâm lý của Kha ngày càng bất ổn, vô tình đẩy gia đình và bản thân vào một âm mưu đen tối.
Khôi Trần chia sẻ với VietNamNet: "Đây là lần đầu Khôi thể hiện một vai phản diện. Kha là nhân vật nặng về tâm lý nên Khôi cũng rất lo lắng khi đảm nhận vai này. Đối với Kha, ánh mắt là điều quan trọng để lột tả về nhân vật. Đây là một thử thách rất lớn với tôi. Hy vọng khán giả sẽ đón nhận vai diễn mới của Khôi".
Vào vai phản diện ngay sau khi có lượng lớn khán giả yêu thích trong 'Chúng ta của 8 năm sau', anh chuẩn bị tinh thần nhận gạch đá từ người xem, thậm chí bị ghét lây vì vai diễn?
Trước câu hỏi này, nam diễn viên cho biết: "Đối với tôi, diễn viên phải hoá thân ở nhiều dạng vai khác nhau để khám phá khả năng và giới hạn của bản thân. Khán giả có ghét, có ném đá chứng tỏ vai diễn thành công.
Khán giả yêu thích Khôi Trần nhờ hình tượng tổng tài Giang trong phim Chúng ta của 8 năm sau và tôi chắc họ sẽ luôn yêu Khôi Trần vì tính cách, lối sống và sự nghiêm túc trong công việc chứ không phải đơn thuần là qua các vai diễn. Thật sự tôi không ngại khi nhận nhân vật phản diện. Khi đã nhập vai, chắc chắn tôi sẽ tập trung để vai diễn đạt hiệu quả cao nhất".
Khôi Trần trong 'Kẻ sát nhân cô độc 2':
Quỳnh An
Tìm đến cái chết vì thấy bản thân không có giá trị
Bà Châu nhớ lại một trường hợp cách đây nhiều năm. “Cô bé đó được giải cứu về nước trong tình trạng sức khỏe thể chất và tâm thần bình thường, mặc dù vẫn có cảm giác bất an nhưng trong khả năng kiểm soát.
Sau khi ở lại nơi lưu trú của Rồng Xanh một thời gian ngắn, cô bé nói rất muốn về nhà mặc dù chưa có kế hoạch tiếp theo cho tương lai. Các nhân viên xã hội vẫn giữ liên lạc và thường xuyên gọi điện hỏi thăm xem bạn ấy có cần giúp gì không.
Đến một ngày, bạn liên lạc lại, nói ‘cảm thấy không ổn’. Bạn bảo ‘có lẽ cái chết là một sự giải thoát cho em trong thời điểm này’. Nhưng lý trí của bạn không muốn làm như thế. Bạn nghĩ mình đã rất cố gắng để được trở về. Ngày xưa, ở bên kia biên giới, bạn từng tự rạch tay mình. Bây giờ, bạn ấy không muốn lặp lại hành động đó nữa. Bạn liên lạc để xin sự trợ giúp”.
Sau khi tìm hiểu thêm thì các nhân viên được biết, khi về quê, bạn gái đó muốn tìm chỗ học nghề, nhưng tìm mãi không có chỗ nào phù hợp. Hơn nữa, khi trở về, cô bị hàng xóm dị nghị, phân biệt đối xử. Cộng với tổn thương tâm lý sau biến cố, cô trở nên tiêu cực khi nghĩ về bản thân và tương lai của mình.
Với trường hợp này, việc đầu tiên các chuyên gia tâm lý cần làm là giúp nạn nhân giảm căng thẳng. Sau đó, bộ phận công tác xã hội giúp cô gái tìm chỗ học nghề ở Hà Nội.
“Bạn ấy học nghề song song với trị liệu tâm lý. Sau vài tháng, tinh thần của bạn ổn định hơn. Trong quá trình học, bạn ấy được tiếp xúc với mọi người, được làm việc và kiếm được tiền gửi về cho gia đình. Bạn cảm thấy mình có giá trị - đó là yếu tố quan trọng giúp bạn ấy vượt qua”.
Bà Châu cho biết, sau này, cô bé có thêm bạn bè, có người yêu. Đến giờ, cô đã lập gia đình, sinh con và cuộc sống khá ổn.
“Đó là nhờ bạn ấy đã nhìn vấn đề của mình rộng hơn, có chiều sâu hơn và bạn cảm thấy mình có thể chấp nhận được những gì đã xảy ra với bản thân để bước tiếp”.
Sức khỏe tâm thần là thứ không cần phải giấu giếm
Bà Minh Châu cho biết, đặc điểm chung của các nạn nhân mua bán người là họ thường có một vấn đề nào đó từ trước. Nó có thể là đói nghèo, là thiếu thốn tình cảm, là khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc… - những yếu tố khiến họ dễ bị tiếp cận và bị lừa đảo.
“Cộng thêm trải nghiệm bị mua bán như một món hàng, bị đánh đập, tra tấn, ép buộc, hiếp dâm… làm cho những khó khăn của họ lớn hơn rất nhiều. Đó là những khó khăn lớn nhất và ẩn sâu bên trong”.
Thậm chí, có một số ca khiến các chuyên gia tâm lý cũng cảm thấy bất lực khi nạn nhân có quá nhiều vấn đề như: Mắc bệnh tâm thần, rào cản ngôn ngữ, địa lý…
Có những trường hợp khó khăn hơn, khi bản thân nạn nhân không muốn tách mình ra khỏi môi trường độc hại - môi trường đã gây ra những áp lực và căng thẳng cho họ. “Một trong những trở ngại về mặt tâm lý là sự phụ thuộc. Họ cảm thấy an toàn với một người nào đó và có xu hướng phụ thuộc vào người kia dù biết người kia rất độc hại. Ở khía cạnh nào đó, có thể nói là họ bị thao túng về mặt tâm lý”.
“Việc đầu tiên chúng tôi làm với những trường hợp này là ngắt sự tiếp xúc của nạn nhân với môi trường, và cho họ biết rằng họ còn có nhiều lựa chọn khác. Giống như trường hợp của cô bé kia, khi được bước vào những môi trường học tập, làm việc khác, bạn ấy được ghi nhận. Bạn ấy thấy mình giỏi hơn, có ích hơn, có giá trị hơn ở một nơi nào đó, để từ đó bạn tự tin, tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp hơn”.
Bà Châu chia sẻ, cũng có những nạn nhân, khi trở về, họ hoàn toàn từ chối mọi hỗ trợ cả về vật chất lẫn tinh thần. Họ như muốn quên tất cả những gì liên quan đến chuỗi ngày đã qua.
“Tất nhiên, chúng tôi tôn trọng quyết định của họ. Nhưng chúng tôi tin rằng, không chỉ với nạn nhân mua bán người, mà với tất cả những người từng trải qua các sang chấn gây tổn thương tâm lý, họ đều cần được trợ giúp.
Nhiều người không biết là mình cần trợ giúp, bởi vì chúng ta chưa có thói quen và văn hóa chăm sóc sức khỏe tâm thần của mình. Nhất là với vấn đề tâm lý, tâm thần, chúng ta hay có xu hướng giấu giếm nó đi.
Cá nhân tôi luôn mong rằng, trong nhà trường và gia đình, ngay từ khi còn nhỏ, người lớn sẽ dạy cho trẻ những hiểu biết cơ bản nhất về sức khỏe tâm thần của mình – đơn giản như giúp đứa trẻ hiểu rằng như thế nào là cần giúp đỡ, mình có nên giấu cảm xúc đó đi hay không…
Tôi tin rằng, sức khỏe tâm thần là thứ cần được quan tâm song song với sức khỏe thể chất” – bà Châu khẳng định.