-
Nhận định, soi kèo Persikas vs Persipa Pati, 15h00 ngày 28/1: Tin vào chủ nhà
-
|
Nhân viên công ty tự do mặc đồ ngủ đi làm
Không ít công ty có quy định cụ thể về vấn đề trang phục của nhân viên. Điều này được cho là tạo nên một môi trường chuyên nghiệp và nâng cao uy tín với khách hàng.
Thế nhưng, một công ty ở Đà Nẵng lại cho phép nhân viên tự do ăn mặc đến mức, cả dàn nhân viên mặc đồ ngủ đến công ty. Điều này gây ra không ít tranh cãi trong cộng đồng mạng.
Loạt ảnh chụp lại cảnh tượng này được một tài khoản Facebook có tên N.V.Đ.N. đăng tải trên mạng xã hội. Trong ảnh, cả dàn nhân viên nữ và nam vô tư diện đồ ngủ màu sắc và ngồi làm việc với tư thế thoải mái như ở nhà.
Sếp cho phép nhân viên tự do ăn mặc với mục đích tạo ra môi trường làm việc thoải mái
Hình ảnh nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng và được chia sẻ rộng rãi trên khắp các diễn đàn. Dân mạng chia ra hai luồng ý kiến trái chiều. Một số người tỏ ra thích thú với phong cách làm việc của công ty và cho rằng, ăn mặc thoải mái sẽ giúp nhân viên nâng cao sáng tạo.
Một số khác lại cho rằng, ăn mặc như vậy đi làm là lố lăng và làm xấu hình ảnh công ty trong mắt khách hàng.
“Ăn mặc thế này rồi khách hàng đến bất ngờ thì sao? Mặc đồ ngủ ra đón tiếp họ hả? Tôi nghĩ đây chỉ là một buổi chụp ảnh vui thôi chứ không có chuyện công ty cho phép như vậy”, một nick name chia sẻ.
Hình ảnh này thu hút nhiều ý kiến trái chiều
Liên hệ với Ngô Võ Đình Nam – người đăng tải loạt ảnh này (cũng là nhân viên công ty), chúng tôi được biết thêm nhiều điều thú vị đằng sau. Đình Nam khẳng định, chuyện sếp cho phép nhân viên tự do ăn mặc đi làm là có thật và loạt ảnh trên được anh chụp trong một buổi làm việc bình thường của công ty.
Công ty của Đình Nam làm về dịch vụ du lịch. Vì muốn tạo ra môi trường thoải mái cho nhân viên, giúp nhân viên nâng cao sáng tạo, có nhiều ý tưởng mới nên sếp đưa ra quy định “tự do ăn mặc” tất cả các ngày làm việc trong tuần. Quy định này được đặt ra từ khá lâu và cho đến giờ đã trở thành thói quen của nhân viên.
“Cứ mỗi thứ 7 hàng tuần, chúng mình lại rủ nhau mặc đồ “tông xoẹt tông” nên có hôm, tất cả đều mặc đồ ngủ đi làm. Tụi mình vừa là đồng nghiệp, vừa xem nhau như người nhà nên không thấy ngại ngần gì cả”, Đình Nam chia sẻ.
Dàn nhân viên hứng thú với quy định đặc biệt của sếp
Đình Nam cho biết thêm, ngay cả khi gặp khách hàng, nhân viên công ty cũng sẵn sàng diện đồ ngủ đón tiếp. Và khách hàng của họ không hề phàn nàn về điều này.
“Công việc của tụi mình hầu hết là tư vấn online, nếu phải gặp khách hàng thì thường chọn địa điểm ở ngoài hoặc có hẹn ở công ty thì vẫn có đội tiếp khách riêng ăn mặc chỉn chu nên không sợ tạo nên hình ảnh thiếu chuyên nghiệp. Cũng có lần khách hàng nước ngoài đến công ty bất chợt và nhìn thấy tụi mình mặc thế này thì vui vẻ lắm. Mục đích chính của họ là được tư vấn tốt mà. Còn đối với công ty mình, chỉ cần nhân viên thoải mái khi đi làm, hiệu quả công việc cao là được”, Đình Nam nói.
Ngôi mộ nằm giữa phòng khách trong căn biệt thự ở Bến Tre
Giữa căn phòng sang trọng, một ngôi mộ ốp đá hoa cương màu vàng nằm im lìm như chìm trong giấc ngủ.
" alt="Nữ nhân viên Đà Nẵng mặc đồ ngủ đi làm gây tranh cãi dữ dội"/>
Nữ nhân viên Đà Nẵng mặc đồ ngủ đi làm gây tranh cãi dữ dội
-
Ngày 19/8, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) phối hợp với Báo Giao Thông và UBND thị xã Kiến Tường (Long An) khánh thành chiếc cầu kênh 30/4 tại xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An.
|
Niềm vui của các em học sinh khi có chiếc cầu mới |
Ông Nguyễn Bá Kiên, Tổng Biên tập Báo Giao thông cho biết đây là chiếc cầu đầu tiên do Quỹ An toàn giao thông kết hợp với SASCO xây dựng, thay thế cho cầu cũ xuống cấp, giúp trẻ em đến trường thuận tiện, an toàn hơn; người dân vận chuyển, tiêu thụ nông sản, hàng hóa góp phần vào phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của vùng.
|
Niềm vui của các em học sinh khi có chiếc cầu mới |
Tại buổi lễ khánh thành cầu, SASCO đã trao tặng 20 suất học bổng đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại xã Thạnh Hưng. Trước đó, ngày 17/8, SASCO cũng trao tặng 50 phần học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch Chi hội bảo trợ bệnh nhân nghèo, người tàn tật và trẻ mồ côi huyện Giồng Trôm, “Nâng bước em đến trường” của SASCO đã kết nối trẻ em nghèo đến con đường tới lớp, ngăn ngừa nguy cơ bỏ học, tạo điều kiện và động lực tốt nhất để các em vươn lên trong cuộc sống”.
|
Đại diện SASCO trao học bổng cho học sinh |
Trong tháng 8, dự án sẽ tiếp tục trao 230 suất học bổng còn lại cho học sinh của các địa phương vùng sâu vùng xa của các tỉnh Lâm Đồng, Kiên Giang, Khánh Hòa và khánh thành chiếc cầu giao thông tại huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang)
3 năm liên tiếp (2016-2018) nằm trong top 10 Doanh nghiệp phát triển vững tại Việt Nam, SASCO tiếp tục xây dựng hành trình mang giá trị lâu dài, bền vững đến với cộng đồng.
Vĩnh Phú
" alt="SASCO xây cầu giao thông, trao 300 suất học bổng Nâng bước em đến trường"/>
SASCO xây cầu giao thông, trao 300 suất học bổng Nâng bước em đến trường
-
Những ngày gần đây, gia đình chị Nguyễn Thị Hương và anh Nguyễn Công Đĩnh (SN 1989, ở huyện Tiên Du, Bắc Ninh) vô cùng hạnh phúc khi chào đón 2 bé sinh đôi vào tháng 6/2019 vừa qua.
‘Các con đều khỏe mạnh, đang được các bà bế bồng, chăm sóc’, chị Hương vui vẻ nói.
|
Sau 7 năm hiếm muộn, vợ chồng chị Hương cũng đón tin vui vào tháng 6/2019. |
Kể về những chuỗi ngày tìm con, chị không khỏi chạnh lòng. Bởi sau 7 năm kết hôn, chị và chồng mới có được tiếng trẻ thơ trong nhà.
‘Tôi và chồng kết hôn năm 2012. Hai năm đầu, chúng tôi không kiểm tra, thăm khám mà để mọi việc tự nhiên’, chị Hương kể lại.
Sau 2 năm không thấy có tin vui, chị Hương và chồng đến bệnh viện thì lo lắng khi nhận được tin chị bị nội tiết kém, khó có con.
‘Ban đầu chúng tôi chạy chữa theo cách uống thuốc Nam, thuốc Bắc. Được ai mách ở đâu có thầy, thuốc hay vợ chồng tôi đều đến bắt mạch, bốc thuốc. Từ Lạng Sơn, Bắc Giang đến Thanh Hóa… vợ chồng đều dắt díu nhau đi’, chị nói.
Nhiều nỗ lực nhưng không mang đến kết quả, 2 vợ chồng chị xuống một phòng khám tư ở Hà Nội tiến hành phương pháp IUI (bơm tinh trùng vào tử cung) nhưng cũng không đem lại kết quả như mong đợi.
Sau đó, họ đến một bệnh viện ở Hà Nội thực hiện IVF (thụ tinh trong ống nghiệm). ‘Lần đầu, chúng tôi chỉ được 3 phôi và cấy cả 3 phôi vào tử cung thì không thành công. Chi phí cho lần này hết 120 triệu đồng, rất tốn kém nhưng cũng không thể bằng sự thất vọng, hụt hẫng của vợ chồng’, người phụ nữ sinh năm 1989 cho biết.
Giai đoạn này, áp lực tâm lý đối với chị rất lớn. ‘Nhiều người nói bóng gió xa xôi, thậm chí nói thẳng lỗi là do tôi. Tôi nên rời đi, để chồng tôi có cơ hội đến với người phụ nữ khác có thể sinh con cho anh. Tôi buồn lắm…’, chị Hương nói.
Nhưng may mắn, chị Hương có mẹ chồng, bà Nguyễn Thị Ngỏ (66 tuổi) rất tâm lý, động viên.
‘Bố chồng tôi mất cách đây 6 năm. Hai ông bà có với nhau 3 người con (2 gái và 1 trai), chồng tôi là con út. Ông mất, bà sống với chúng tôi từ đó đến giờ. Bình thường, mẹ chồng nàng dâu khá hòa hợp.
Có chuyện gì bà cũng đều tâm tình với con dâu. Khi gặp vấn đề, tôi càng thấm thía hơn tình cảm của bà dành cho mình’, chị kể thêm.
Theo chị Hương, dù không ít người hàng xóm, họ hàng chỉ trích chị về việc muộn con cái nhưng mẹ chồng chị chưa bao giờ trách mắng một lời. Không chỉ vậy, bà còn đứng ra bênh vực con dâu mỗi khi có ai đó nói những lời khó nghe.
‘Khi có người nói với bà do vợ chồng tôi không hợp nhau nên không có con, bà nên cưới vợ khác cho con trai để có cháu nối dõi, bà gạt đi. Bà nói với chúng tôi: ‘Con cái là lộc trời cho, tâm lý, tư tưởng phải thoải mái lên con ạ’ khiến tôi bật khóc’, chị kể.
Nhờ sự động viên của mẹ chồng, tháng 10/2018, chị Hương tiếp tục thực hiện IVF ở một bệnh viện khác tại Hà Nội. Lần đầu cấy 2 phôi ở viện này, họ bị thất bại. Lần thứ 2, may mắn đã mỉm cười với họ.
Tuy nhiên giai đoạn mang thai cũng là một thử thách lớn với chị Hương. Sức khỏe yếu, mang thai đôi nên chị phải nghỉ làm, ở nhà dưỡng thai. Mẹ chồng và mẹ đẻ phải bỏ hết công việc, để chăm sóc con.
‘4 tháng đầu, tôi bị nghén không thể ăn gì, chỉ ăn hoa quả và uống sữa. Mấy tháng cuối, tôi lại bị tiểu đường thai kỳ nên phải ăn kiêng. Việc chăm sóc ăn uống của tôi không hề đơn giản nhưng mẹ chồng không một lời than vãn. Hàng sáng, bà lại hỏi con dâu thích ăn gì để chuẩn bị’, chị nhớ lại.
Những tháng cuối của giai đoạn mang thai, chị Hương phải nhập viện theo dõi. Chồng đi làm, mẹ chồng và mẹ đẻ lại theo chị từ Bắc Ninh xuống Hà Nội để chăm sóc con.
|
Hai con trai của chị Hương, anh Đĩnh. Bé anh nặng 2,1kg, bé em nặng 2,5kg. |
Chị Hương cho biết: ‘Tuổi cao nhưng từ khi con dâu mang bầu, các công việc cơm nước, giặt giũ… mẹ chồng tôi đều giành lấy làm, để con dâu được nghỉ ngơi. Bà luôn có mặt bên cạnh những lần tôi đi thăm khám. Không chỉ vậy, bà thường xuyên trò chuyện, động viên để tôi cố gắng vượt qua vất vả, mệt mỏi đến ngày sinh’.
Đêm 19/6/2019, chị Hương lên bàn mổ và sinh được 2 bé bình an, bé anh nặng 2,1kg, bé em nặng 2,5kg.
Đứng ngoài phòng chờ con dâu, khi nghe tin các cháu khỏe mạnh, sức khỏe sản phụ ổn định, bà Ngỏ đã bật khóc nức nở. Hành trình cùng con dâu từ những ngày khó khăn, vất vả đến khi có kết quả của bà đã thành công.
Những ngày con dâu sinh con, trở về nhà, bà Ngỏ cùng bà thông gia vẫn thường xuyên túc trực để chăm sóc các con, cháu. ‘Nhiều đêm cả nhà đều bị mất ngủ vì hai bé nhưng ai cũng hạnh phúc’, chị Hương kể.
Trong bài chia sẻ của mình trên mạng xã hội, chị Hương gọi mẹ là ‘người đồng hành đặc biệt’. Chị thừa nhận, nếu không có người đồng hành này cùng sự giúp sức của gia đình nội, ngoại chị có lẽ đã không đủ niềm tin để đi đến đích cuối cùng.
‘Tôi muốn nói với người đồng hành, mẹ chồng của tôi, rằng: ‘Con biết ơn mẹ, con yêu mẹ rất nhiều!’. Mong rằng, các chị em bị hiếm muộn khác cũng luôn nhận được sự cảm thông, yêu thương và chia sẻ từ chồng, từ người thân, nhất là từ mẹ chồng như tôi’, chị viết.
Nhận 33 tỷ đồng sinh con cho đại gia 'sắt vụn', cô gái bật khóc sau 5 tháng quen
Cô Jiang cho biết việc lập hợp đồng vay tiền chỉ là mẹo lừa vợ ông Toh, trong khi thực tế là món quà.
" alt="7 năm hiếm muộn, nàng dâu bật khóc vì lời tâm sự của mẹ chồng"/>
7 năm hiếm muộn, nàng dâu bật khóc vì lời tâm sự của mẹ chồng
-
Nhận định, soi kèo Shams Azar FC vs Chadormalou Ardakan, 19h00 ngày 27/1: Tin vào chủ nhà
-
|
Nhà văn, nhà báo Dương Bình Nguyên, người viết kịch bản chương trình 'Mỹ nhân hành động'. |
Nhưng ở Việt Nam, show thực tế về cuộc sống và những thử thách trong ngành công an thì chưa có ai thực hiện được. Điều này có thể sẽ tạo ra sự mới lạ với khán giả, nếu kết hợp tốt yếu tố giải trí cũng như các yếu tố hấp dẫn của truyền hình thực tế hiện tại.
Tôi có suy nghĩ, nếu cho các cô gái trẻ xinh đẹp và nổi tiếng tham gia trải nghiệm và vượt qua những thử thách như những cảnh sát thực thụ thì sẽ ra sao? Đó có thể coi là xuất phát điểm đầu tiên của ‘Mỹ nhân hành động’. Và cũng nhờ có ‘Mỹ nhân hành động’, tôi cảm thấy yêu công việc trở lại, muốn tiếp tục làm việc trong ngành truyền hình.
|
'Tôi dự đoán, những lời chê, thậm chí là cả sự dè bỉu nữa, cũng sẽ xuất hiện. Nhưng từ lâu, tôi hiểu được quy luật của ngành giải trí: người ta phù thịnh chứ không phù suy, nên nếu bạn cứ bị phân tâm bởi những khen chê thì bạn sẽ thành kẻ đẽo cày giữa đường'. |
Hiện nay, hầu hết các chương trình truyền hình thực tế được các nhà đài mua bản quyền của nước ngoài, nhưng ‘Mỹ nhân hành động’ lại do một biên kịch của người Việt Nam lên ý tưởng, viết kịch bản, anh có nghĩ mình đã mạo hiểm? Anh đã tính toán ra sao đến việc thất bại, đón nhận của độc giả, các ý kiến khen chê?
Câu hỏi của bạn thực ra cũng đã là một câu trả lời rồi. Chúng tôi luôn gặp một câu hỏi khi gửi format đến các nhà tài trợ: ‘Format thuần Việt sao? Sao không mua bản quyền cho chắc ăn? Nếu format các show nổi tiếng mua bản quyền thì chúng tôi sẽ dễ thuyết phục các sếp duyệt kinh phí hơn’… Thực tế đó đang diễn ra trong ngành truyền hình.
Tất cả các format thành công nhất của thế giới đã được mua bản quyền và sản xuất ở Việt Nam. Những bảo chứng cụ thể đó giúp cho các nhãn hàng bỏ kinh phí tài trợ mà không phải đặt mình vào một sự mạo hiểm. Ai cũng phải bảo toàn những lợi ích của mình trước và thương trường không nên dành chỗ cho cảm xúc quá nhiều. Tôi cũng có nhiều lúc rất ngậm ngùi, vì thực tế là thế. Dẫu vậy, thì vẫn phải kiên trì.
Chính vì thế, tôi rất biết ơn những người đã giúp đỡ và đồng hành để ‘Mỹ nhân hành động’ được lên sóng như thế này. Tôi cũng biết ơn lãnh đạo của tôi, các thủ trưởng đã rất linh hoạt để chương trình có được những điều kiện tốt nhất khi lên sóng.
Tôi dự đoán, những lời chê, thậm chí là cả sự dè bỉu nữa, cũng sẽ xuất hiện. Nhưng từ lâu, tôi hiểu được quy luật của ngành giải trí: người ta phù thịnh chứ không phù suy, nên nếu bạn cứ bị phân tâm bởi những khen chê thì bạn sẽ thành kẻ đẽo cày giữa đường, nó sẽ làm bạn mất hết sự tự tin và dần dần bạn trở thành chú rùa vừa sợ hãi rụt cổ vừa chậm chạp đi sau lưng người khác. Nên thôi, cứ cố gắng, không thành công tất cả, nhưng ít nhất là cũng đã làm được một thứ mình nghĩ là có ích. Nghĩ vậy, nên tôi vẫn tiếp tục làm việc và cố gắng từng ngày…
|
Phút giải lao của ekip. |
Sau hai tập phát sóng, 'Mỹ nhân hành động' được độc giả đón nhận như thế nào, khen chê ra sao? Lượng người xem của một tập là bao nhiêu?
Rating 2 tập đầu phát sóng là khá ấn tượng, tập 2 cao hơn tập 1. Chương trình được phát sóng, với những người sản xuất và biên tập như chúng tôi, đã là một hạnh phúc rất lớn. Còn khen chê là tùy vào cảm quan của khán giả.
Tôi nhận thấy mọi người từ tò mò với format mới, tới việc hứng thú theo dõi chương trình trên tivi và cả bản phát trên Youtube sau đó. Còn chê thì cũng không thiếu. Tôi chỉ thấy hơi không vui một tí, là có một số bình luận chỉ trích cá nhân các thí sinh tham gia.
Tôi cho rằng, 6 cô gái: Phương Oanh, Jang Mi, Ngọc Thanh Tâm, Trương Quỳnh Anh, Oxy, Phương Anh Đào đều đã rất cố gắng hết sức mình và họ có 6 chiến sĩ công an hỗ trợ rất hết mình. Nếu họ thể hiện trên sóng truyền hình không được như kỳ vọng của khán giả, thì lỗi đó là do tôi và ekip biên tập, chúng tôi chưa đủ giỏi để làm họ trở nên tỏa sáng vượt trội như kỳ vọng của mọi người.
Để viết được một kịch bản của chương trình truyền hình thực tế về ngành công an, với những cảnh quay mạo hiểm, gay cấn, anh phải đi thực tế như thế nào? Kinh nghiệm từ việc từng sản xuất các phim hành động giúp gì/cản trở gì anh khi viết gameshow này?
Tôi nghĩ rằng chẳng có trải nghiệm nào là đủ để chúng ta bắt đầu một cái mới. Tôi có một số vốn sống nhất định, để bắt đầu với format Mỹ nhân hành động. Đây có thể coi là một show không đơn thuần giải trí, nó có nhiều thứ để xem hơn là việc chỉ tạo ra những chi tiết vui vẻ cho khán giả thư giãn.
'Mỹ nhân hành động' là show khiến tôi áp lực và mệt mỏi nhất, bởi nó liên tục phát sinh những tình huống ngoài dự kiến. Ngay cả đến giai đoạn hậu kỳ chương trình cũng vẫn rất nhiều những tình huống ‘drama’ kinh khủng. Dẫu thế, thì nó cũng mang lại những niềm vui to lớn, mà tôi chưa bao giờ có được.
Trong Mỹ nhân hành động, người tham gia phải lội đèo, vượt suối, leo núi, thực hiện các cảnh quay nguy hiểm…, anh đã thuyết phục người chơi đồng ý tham gia chương trình của mình ra sao? Mất thời gian bao lâu để thuyết phục họ?
|
Hậu trường cảnh quay chương trình 'Mỹ nhân hành động'. |
Người đầu tiên tôi mời là Phương Oanh, khi ấy cô ấy đã là một ngôi sao sau phim ‘Quỳnh búp bê’. Tôi nghĩ cô ấy sẽ từ chối. Nhưng không ngờ, cô ấy lại nhận lời với một lý do rất… manly: ‘Em tham gia vì thích công an và muốn trải nghiệm những thử thách chưa từng trải qua’.
Oxy là một cô gái quá sức gợi cảm, cô ấy lọt Top100 DJ gợi cảm nhất thế giới, và cô ấy cũng nói ‘Em quyết định tham gia vì cái gì càng khó thì càng hấp dẫn’. Jang Mi, Phương Anh Đào, Trương Quỳnh Anh… cũng vậy, mọi người muốn tham gia chương trình vì nó có những thử thách khiến họ vượt được qua chính những giới hạn của bản thân. Và vào thử thách mới thấy, những cô gái có bề ngoài mảnh mai này đều rất ‘lỳ đòn’ và vượt qua được rất nhiều những thử thách khắc nghiệt nhất.
|
Các cô gái tham gia 'Mỹ nhân hành động' không ít lần 'bầm dập' vì những thử thách khắc nghiệt. |
Người thuyết phục khó khăn nhất chính là Ngọc Thanh Tâm. Thoạt tiên, khi viết format ‘Mỹ nhân hành động’ tôi nghĩ ngay tới cô ấy. Thế nhưng, Tâm đã từ chối tôi tới 3 lần.
Đã từng làm việc với Ngọc Thanh Tâm trong những dự án phim ảnh trước đó, tôi biết cô gái này luôn biết nắm bắt những cơ hội tốt, không hiểu sao lần này cô ấy từ chối đến mức gần như cự tuyệt. Mãi đến khi chuẩn bị quay, chúng tôi có một số lựa chọn, và tôi hỏi lại Ngọc Thanh Tâm, thì cô ấy quyết định tham gia. Và càng về sau, trong quá trình quay, Ngọc Thanh Tâm càng tỏ rõ quyết tâm hơn, tôi nghĩ đó là thành công của cả chương trình và cô ấy.
Hiện nay các chương trình thực tế thu hút lượt xem khủng hầu hết đều cần đến chiêu trò, scandal, drama hóa kịch bản... Một chương trình thực tế về ngành công an có đứng ngoài các chiêu đó? Nếu đứng ngoài thì điều gì đảm bảo yếu tố hút khách, lan tỏa thông điệp về chương trình?
Nếu chạy theo scandal thì chúng ta thua ngay từ đầu, vì làm sao đủ sức gây choáng với những ‘scandal chạm nóc’ mà hàng ngày mạng xã hội đã khui ra. Tôi nghĩ, nếu có thành công, thì “’Mỹ nhân hành động’ được yêu thích bởi sự quyết liệt của các mỹ nhân trong việc chinh phục các thử thách, họ đã tập luyện và biết cách sống sót sau những ngày tháng cam go nhất.
Và có thể coi đây là một show về ‘bản lĩnh người đẹp’ cũng được. Vì ai tham gia show này xong cũng đều 'lỳ đòn' hơn và mạnh mẽ hơn.
Xin cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Phương Oanh: 'Tôi xót cơ thể mình, xấu đi khiến nhiều người không nhận ra'
- Nhiều bạn bè của Phương Oanh khuyên cô không nên nhận show này dù có được trả tiền tỷ vì quá cực khổ nhưng 'Quỳnh búp bê' vẫn quyết tâm tham gia.
" alt="Bí mật phía sau 'Mỹ nhân hành động'"/>
Bí mật phía sau 'Mỹ nhân hành động'
-
Lâu nay, nhắc đến làng cổ, người ta nghĩ ngay đến Đường Lâm (TX Sơn Tây) ít ai quan tâm đến làng Cựu (Phú Xuyên, Hà Nội) - ngôi làng có tuổi đời hơn 500 năm. Đến nay làng vẫn giữ được nét cổ kính, mộc mạc.
|
Cổng làng Cựu xây kiểu tam quan nhà chùa nhưng chỉ có một lối đi nhỏ ở giữa, đủ cho một người qua. Trên có mái vòm, đôi kỳ lân giữ cổng. Phía mặt trong cổng có nậm rượu, nụ hoa điểm xuyết cùng hàng chữ Nho. |
|
Cách quốc lộ 1A chỉ 1km nhưng khi dạo bước vào làng, du khách dễ dàng cảm nhận được sự yên bình, thư thái vốn có của các làng quê vùng đồng bằng Bắc bộ với cây đa, giếng nước, sân đình. |
|
Một ngôi nhà tuổi đời hơn 100 năm. Cổng chào có mái đao góc và rồng uốn lượn tinh tế. Lớp rêu phong khiến ngôi nhà trở nên cổ kính, trầm mặc. |
|
Ở làng Cựu, ít có những công trình hiện đại. Phần lớn, các ngôi nhà ở đây mang dáng dấp cổ xưa hoặc kết hợp kiến trúc Pháp - Việt. |
|
Các cánh cổng ở đây không quá cao, cũng không quá thấp. Tất cả các bức tường đều được quét vôi vàng. Hai bên cổng thường có đôi câu đối bằng chữ Hán hoặc đắp hoa nổi. |
|
Biệt thự kiểu Pháp của gia đình bà Nguyễn Thị Sinh (SN 1948). |
|
Bà Sinh cho biết, biệt thự xây dựng từ năm 1929. Hiên nhà trang trí bằng các loại đĩa sứ và hoa văn đồng tiền. Mái lợp ngói âm dương. Bên trong rộng khoảng 40m2, nội thất hoàn toàn bằng gỗ. Những năm đầu thế kỷ 20, các cụ nhà chồng bà làm Lý trưởng, kinh tế thuộc diện giàu có ở địa phương. Gian nhà này, gia đình bà dùng làm nơi thờ tự, tổ chức cúng giỗ và họp bàn chuyện đại sự của gia đình. Ngày trước, chồng bà Sinh còn sống, hai vợ chồng ở gian bên cạnh nhưng mới đây, ông qua đời, bà dọn một góc để sinh hoạt và tiện nhang khói hàng ngày. |
|
Bậc tam cấp bằng đá xanh nguyên khối vận chuyển từ Thanh Hóa ra. |
|
Cánh cửa làm bằng gỗ lim, mùa hè, gió thổi qua các khe thoáng giúp nhà mát mẻ. Mùa đông gia chủ hạ tấm rèm bên trong xuống giữ ấm. |
|
Gian nhà ngang có 2 phòng ngủ, bà Sinh kể, phòng tân hôn của vợ chồng bà từng được sắp xếp ở đây. |
|
Phía trên mái có đắp nổi dãy số '1929' đánh dấu mốc năm xây dựng. Ngoài ra, phần mái này có đắp 3 bức tượng nổi, màu trắng, thể hiện một vị quan uy nghiêm, theo sau là người phụ việc. Hai bên có hoa văn hình lá chanh và hoa cúc. So với nhà chính, gian phụ này được thiết kế công phu, tinh xảo hơn. |
|
Một căn nhà khác đang xuống cấp nghiêm trọng, tường tróc lở. Mặc dù vậy ta vẫn nhận ra bóng dáng cổng đại quan, mái cổ, thể hiện sự sung túc của gia chủ một thời. |
|
Con ngõ nhỏ, hẹp nhưng khá mát mẻ nhờ các bờ tường cao 3 - 4 m che chắn. Vào những ngày nóng, người dân di chuyển qua các con ngõ này sẽ không bị ánh nắng chiếu vào. |
|
Bà Thoa - người dân làng Cựu chia sẻ, vài năm gần đây, nhà cổ xuống cấp, nhiều gia đình đã phá đi, xây mới hoặc cải tạo lại. Một số gia đình khác làm ăn xa, ít về nên khóa cửa. Lâu ngày, căn nhà không có người chăm sóc cũng hỏng hóc nhiều, phía bên trong cỏ dại mọc um tùm. Hình ảnh chung ở các ngôi nhà này là bờ tường vôi vữa hoang hóa, rơi rụng. Nguy cơ làng cổ hàng trăm năm bị mai một là điều khó tránh nếu như không có một phương án bảo tồn. |
|
Ông Nguyễn Ngọc Dương - CT UBND xã Vân Từ thông tin: 'Làng Vân Từ có tuổi đời trên 500 năm nhưng các ngôi nhà cổ chủ yếu xây dựng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Từ khi được truyền thông đưa tin rộng rãi, rất nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến thăm quan, chụp ảnh cưới… Tuy nhiên, tất cả chỉ mang tính tự phát còn hoạt động du lịch bài bản vẫn chưa có. Hiện làng còn khoảng 45 năm ngôi nhà cổ, bao gồm cả kiến trúc Pháp và kiến trúc Việt cổ. Một số hộ đã cơi nới, sửa chữa để phù hợp với mục đích sử dụng, còn lại đều bị bỏ không do gia chủ đi làm ăn xa. Hơn 100 năm trước, làng xảy ra vụ hỏa hoạn, nhà cửa cháy thành tro. Người làng nghèo đói bỏ đi tha hương, làm thuê rồi phát triển với các nghề buôn bán, may áo vest… Khi dư dả, giàu có họ mang tiền về xây một loạt ngôi nhà, biệt thự khang trang, cùng đóng góp xây dựng cổng làng bề thế’. |
|
Vị chủ tịch xã cho biết thêm, mặc dù địa phương rất đau đáu, muốn duy trì bảo tồn những ngôi nhà cổ còn sót lại nhưng gặp khó khăn về kinh phí. Nhiều lần xã cũng đề xuất lên huyện và thành phố nhờ hỗ trợ, bố trí các tour du lịch thăm quan làng nghề, làng cổ. Gần đây, phía huyện đã đầu tư xây dựng đường xá và một số cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho khách du lịch đến thăm quan được thuận tiện hơn. |
Điều đặc biệt ở ngôi làng có những nhà cổ ‘bằng 3 nhà mặt phố’
Bước qua cánh cổng làng Nôm, ngôi làng cổ 200 năm tuổi thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên, sẽ khiến du khách chìm đắm trong vẻ đẹp yên bình, cổ kính.
" alt="Sự thay đổi của ngôi làng cổ sau 100 năm bị hỏa hoạn"/>
Sự thay đổi của ngôi làng cổ sau 100 năm bị hỏa hoạn
-
Lên Fansipan mùa Vu Lan
Từ khoảng một tháng trước, gác dần lại công việc bộn bề, chị Nguyễn Kim Anh (Tây Hồ, Hà Nội) đã quyết định tìm kiếm địa điểm, lên kế hoạch tổ chức cho mẹ một lễ vu lan báo hiếu thật đặc biệt trên nóc nhà Đông Dương.
Lẩn mẩn xếp gọn lại tấm áo khoác mới mua vào balo, chị nhẹ nhàng đánh thức người mẹ đã gần 80 tuổi của mình dậy. Trong màn sương dày đặc, hai mẹ con bước vào cabin, ro ro hướng về phía đỉnh Fansipan chạy lại. Phóng tầm mắt nhìn xuống thung lũng Mường Hoa ẩn hiện phía dưới, chị Kim Anh chia sẻ với nhóm khách đi cùng: “Đáng ra mình nên đưa mẹ đặt chân tới nơi này sớm hơn!”
|
|
Sau chừng 20 phút “bay giữa mây mù”, hai người đã có mặt tại nóc nhà Đông Dương - điều mà trước đây, có nằm mơ, bà Thu - người mẹ già của chị cũng không dám nghĩ tới. Chinh phục đỉnh Fansipan vốn là giấc mơ thời trẻ của bà. Dẫu vậy, bà đã không thể hiện thực hóa giấc mơ ấy do đủ thứ vướng bận, chằng níu của cuộc sống, do đường đi khó không tưởng, và sau này là do điều kiện sức khỏe không cho phép. Sau những năm tháng mải miết mưu sinh, chăm lo gia đình, đến tận khi xế chiều, nhờ con gái, bà mới có cơ hội được đứng trên đỉnh trời Tổ quốc, được nhìn biển mây bềnh bồng dưới chân Đại tượng Phật khổng lồ.
Khoác thêm cho mẹ chiếc áo ấm đã chuẩn bị sẵn, chị Kim Anh dìu bà lão về phía sân mây trước Bích Vân Thiền Tự lúc này cũng đã lác đác người. Tiếng kinh Vu Lan vẳng lên trên những mái chùa, lẩn khuất vào từng không, lúc da diết, lúc gấp gáp lẫn vào với tiếng chuông ngân. Nhiều du khách ngẩn người, chìm đắm trong tích chuyện xưa về hành trình xuống Địa ngục cứu mẹ của Đại đức Mục Liên - một trong hai đệ tử của Phật Thích Ca.
“Theo kinh Vu Lan, sau khi tu thành chính quả, Đại đức Mục Liên nhớ về mẹ mình nên đã dùng huệ nhãn tìm kiếm. Đại đức thấy mẹ phải sanh làm quỷ đói nơi địa ngục, bị đói khát và hành hạ khổ sở, thân hình tiều tụy.
Mục Liên quay về tìm Đức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: Vì nghiệp chướng từ nhiều kiếp mà mẹ ông phải đầu thai làm loài quỷ đói. Mục Liên không đủ sức cứu mẹ, phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo cùng cầu xin cứu rỗi. Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này mà vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát.”
Lặng nghe tiếng kinh truyền, nhiều người rưng rưng nước mắt. Câu chuyện xa xưa vọng về trong một khoảnh khắc khiến tất cả bồi hồi, cảm động trước nỗi vất vả của mẹ cha trong suốt hành trình nuôi con khôn lớn.
Những bông hồng hiếu nghĩa trên cổng trời
Trong mùa Vu Lan năm nay, không chỉ có mẹ con chị Kim Anh, nhiều du khách đến từ khắp nơi cũng lựa chọn việc đưa đấng sinh thành lên với Fansipan, tạm xa những ồn ào, náo nhiệt của phố xá, gác lại những lo toan, gấp gáp của nhịp sống hiện đại để cùng lắng lại, suy ngẫm về đạo hiếu.
Tọa lạc trên độ cao hơn 3.000 mét so với mực nước biển, quần thể kiến trúc tâm linh thuần Việt trên nóc nhà Đông Dương trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho tất cả du khách và Phật tử, đặc biệt trong mùa Báo hiếu. Chạm chân tới đỉnh thiêng, hơi thở lẫn loãng cùng sương gió, lắng tai nghe tiếng chuông chùa ngân vang, văng vẳng tiếng kinh cầu an, trong phút chốc, du khách như được gột bỏ mọi âu lo, muộn phiền.
Trong mùa Vu Lan năm nay, một lễ cầu an quy mô lớn kéo dài hơn một giờ đồng hồ được tổ chức trong lòng Đại tượng Phật A Di Đà, pho tượng bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Lễ cầu an có sự tham dự của hơn 200 đạo tràng, tăng ni phật tử với ước vọng quốc thái, dân an và đặc biệt là ngợi ca công đức sinh thành, dưỡng dục của những người làm cha, làm mẹ.
Đặc biệt, tại Bảo An Thiền tự, những bông hồng hiếu nghĩa cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng. Hồng đỏ thắm cho người con may mắn còn mẹ cha, để nguyện cầu những điều bình an, hạnh phúc đến với đấng sinh thành. Hồng trắng thuần khiết, tinh khôi mong manh được cài trên ngực áo những người không còn may mắn ở bên phụng dưỡng cha mẹ, nhắc nhớ những tháng ngày êm đềm đã qua, để thêm biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục, cầu chúc người an yên ở một miền xa.
Người có hoa hồng đỏ sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ - Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm.
Lặng lẽ cúi nhìn bông hoa đỏ thắm đã được cài lên ngực áo mình, chị Kim Anh bất giác thấy rưng rưng. Bên cạnh chị, bà cụ Thu tóc trắng phơ cũng đã mang thêm một bông hoa trắng bên mình… Trong phút chốc, sân mây vi vút gió trên cổng trời như chỉ còn lại hai thứ màu duy nhất của loài hoa hồng “báo hiếu” thiêng liêng….
Thu Phương, một nữ du khách đến từ Thái Bình chia sẻ: “Năm nay, cả gia đình 5 người chúng tôi quyết định đi du lịch cùng nhau lên Fansipan vào đúng dịp Vu Lan. Nhìn thấy các cụ vui như trẻ con khi lần đầu được đi cáp, được ngắm nhìn toàn Sa Pa từ độ cao hơn 3.000 m và trầm trồ trước những chùa chiền, đài tháp nơi đâu, tôi thực sự thấy việc đưa ông bà tới đây là đúng đắn. Các năm sau, nếu hai cụ vẫn còn đủ sức khỏe, chúng tôi sẽ lại tới Sa Pa thêm nhiều lần nữa.”
Năm nay, để tạo nên hoạt động ý nghĩa trong chuyến hành hương của du khách và Phật tử, khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày 14/8 (tức 14 tháng bảy âm Lịch) với nhiều hoạt động đặc trưng ngày lễ Vu Lan dành cho các Phật tử bốn phương. Đây không chỉ là dịp để người người an nhiên chiêm bái quần thể tâm linh, thưởng ngoạn đất trời Tây Bắc, rũ bỏ những lo toan, phiền muộn để lòng thanh tịnh giữa chốn bồng lai tiên cảnh, mà còn là dịp nhắc nhớ tới cội nguồn, vẹn tròn đạo hiếu. |
Doãn Phong
" alt="Rưng rưng mùa Vu Lan trên đỉnh Fansipan"/>
Rưng rưng mùa Vu Lan trên đỉnh Fansipan