- Sau một thời gian bận rộn với lịch diễn cũng như các hoạt động khác,ạmkhẽtimanhmộtchútthôicủaNooPhướcThịbongda24 Noo Phước Thịnh chính thức đánh dấu sự trở lại bằng MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" được phát hành ngày 12/10.
- Sau một thời gian bận rộn với lịch diễn cũng như các hoạt động khác,ạmkhẽtimanhmộtchútthôicủaNooPhướcThịbongda24 Noo Phước Thịnh chính thức đánh dấu sự trở lại bằng MV "Chạm khẽ tim anh một chút thôi" được phát hành ngày 12/10.
Chúng tôi lên xe vào bản. Trên đường, cán bộ xã tranh thủ chia sẻ về người bệnh: 80 tuổi, dân tộc Thái. Hai tuần trước chân ông đau rồi tím đen dần, bệnh viện tuyến trên xác định bị viêm tắc động mạch, hoại tử, phải mổ cắt chân, cần có thêm chi phí. Gia đình toàn người già và yếu, không có tiền đóng nên xin về.
Ngôi nhà sàn bằng gỗ còn chắc chắn nhưng nhếch nhác. Trong nhà tối om, tôi vấp phải chai gì đó, nước đổ ra hăng hắc tinh dầu sả. Mùi tinh dầu sả trộn lẫn với mùi khăn khẳn bốc lên, cả không gian ngộp thở.
Người bệnh nằm ở góc nhà sàn, mở mắt nhìn chúng tôi, nói gì không rõ. Lật tấm chăn lên, tôi thấy cái chân phải đang hoại tử đen từ bàn chân lên đến giữa đùi, phía dưới thịt hoại tử chảy nước phải bọc vào một túi nilon.
Mấy người già nói tiếng dân tộc chúng tôi không hiểu, cán bộ xã dịch lại cho biết: về nhà, gia đình không biết làm gì, chỉ hàng ngày nấu cháo cho người bệnh. Mà từ bốn ngày nay không ăn được nữa. Cái chân thối dần thì cũng chỉ biết mua tinh dầu sả về rắc cho át đi. Cán bộ xã thương lắm nhưng không biết giúp thế nào, gặp đoàn chúng tôi liền cầu cứu.
Lãnh đạo đoàn quyết ngay, nếu gia đình đồng ý sẽ cho xe đưa đến bệnh viện để cứu chữa, chi phí bệnh viện lo. Chúng tôi hội ý với nhau là ca này suy kiệt, nhiễm trùng nhiễm độc nặng lắm rồi, cần phải hồi sức và mổ ngay, nhưng nguy cơ tử vong rất cao. Thôi thì còn nước còn tát.
Sau khi cán bộ xã phiên dịch xong, mắt người nhà lộ vẻ ái ngại rồi bảo để nghĩ đã. Chúng tôi đành tặng ít tiền thăm hỏi rồi ra về. Sáng hôm sau xã cho biết ông đã yếu lắm rồi nên gia đình không đưa đi nữa. Khi tôi viết những dòng này thì bệnh nhân đã mất. Thế là cũng xong một kiếp người, lặng lẽ chấp nhận số phận, không kêu than.
Cách đây khá lâu tôi từng kể về một trường hợp bệnh nặng nhưng hết tiền nên gia đình xin về chờ chết. Có bạn đọc phản ứng, bảo, sao không dùng bảo hiểm y tế, sao không kêu gọi từ thiện... Nói thật, các bạn đó quá thiếu thực tế, chỉ thấy chỗ nọ chỗ kia có những ca hiểm nghèo rồi được những tấm lòng vàng cứu sống... Những chuyện đó có, nhưng không phải đa số.
Từ khi về làm ở y tế cơ sở, tôi mới hiểu đầy đủ cảnh vật lộn để sinh tồn của người dân đau yếu. Các hỗ trợ của xã hội là có, nhưng chưa đủ, chưa kịp thời, và nhất là chưa đúng nơi đúng chỗ.
Làm ở tuyến cơ sở mới thấy đa số người dân chỉ lên đến bệnh viện hạng ba, tức tuyến huyện, một số ít lên đến tuyến tỉnh, khỏi được thì tốt, không khỏi cũng quay về. Lên tuyến trung ương thường phải là gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, hoặc còn trẻ, có thể vay mượn được. Nhiều người già bệnh chọn cách về nhà, chờ trời gọi chứ không đi tiếp.
Tôi hoàn toàn hiểu các đồng nghiệp của mình ở trong tình trạng lực bất tòng tâm. Chúng tôi ở tuyến dưới, nhiều khi phải nhìn bệnh nhân ra về, vì muốn giúp cũng không có nguồn lực. Thỉnh thoảng chỉ giúp được một hai ca đặc biệt, còn làm thành đại trà thì lấy đâu ra tiền. Vấn đề nằm ở chỗ phải xác lập được nguồn chi trả bền vững và cơ chế chi trả hợp lý.
Bảo hiểm y tế đang thực hiện tốt vai trò hỗ trợ người dân trong khám chữa bệnh, nhưng vì nhiều lý do mà mức hỗ trợ này chưa đủ. Nguồn gốc là do mức thu quá thấp nên không đủ để chi theo yêu cầu thực tế.
Để so sánh, chi bình quân cho y tế của các nước phát triển là khoảng 10% GDP, và GDP của các nước đó khoảng 30.000 USD/người/năm, tức là chi cho y tế khoảng từ 3.000 USD/người/năm. Trong khi đó ở Việt Nam năm 2022 tỷ lệ phủ BHYT là khoảng 90%, tổng thu BHYT năm 2022 khoảng 110.000 tỷ đồng (4,58 tỷ USD). Với tổng dân số Việt Nam năm 2022 là 98 triệu, ta có khoảng 50 USD cho mỗi đầu người dân. Số tiền BHYT này hoàn toàn chi cho công tác khám chữa bệnh. Ngân sách nhà nước còn chi gần 100 USD đầu người cho y tế dự phòng và những công việc khác của ngành.
Nguồn quỹ như vậy là không thể nào đủ cho nhu cầu khám chữa bệnh. Để bảo toàn quỹ, BHYT bắt buộc phải thực hiện nhiều động tác kỹ thuật để khống chế chi. BHYT chỉ đáp ứng được khoảng 60% chi phí khám chữa bệnh, còn lại 40% là người bệnh tự chi trả. Những ai không lo được cái khoản 40% kia thì lặng lẽ về nhà phó mặc cho số phận.
Gần đây Bộ Y tế có chủ trương để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh thì ngoài BHYT, người dân nên mua các gói bảo hiểm sức khỏe tự nguyện theo hình thức kinh doanh, để hỗ trợ thêm. Tuy nhiên do là kinh doanh nên các hãng bảo hiểm có những điều kiện loại trừ rất gắt gao, gần như không bán bảo hiểm sức khỏe cho người già, người có bệnh mạn tính, hoặc có bán thì mức phí rất cao.
Trở lại ca bệnh thương tâm mà tôi chứng kiến ở trên thì thấy, người dân tộc thiểu số ở vùng núi cao đã có BHYT do ngân sách nhà nước mua cho, nhưng chỉ mình BHYT là không đủ, bảo hiểm thương mại thì chắc chắn không ai bán, gia đình cũng không vay mượn được ai.
Trong khi chờ đợi những thay đổi lớn về cơ chế chi trả của các loại hình bảo hiểm từ các cấp quản lý, tôi đề xuất một giải pháp cụ thể, có thể thực thi được ngay. Đó là theo Nghị định 146/2018 Hướng dẫn thi hành luật BHYT sửa đổi thì có điều khoản BHYT chi trả 100% chi phí khám chữa bệnh và không giới hạn trần thanh toán, nhưng đối tượng được hưởng khá hẹp. Có thể mở rộng điều khoản này thêm đối tượng đặc biệt khó khăn, tương tự với những trường hợp như câu chuyện tôi kể ở trên. Để không bị lạm dụng, cần quy định cấp nào có thẩm quyền phê duyệt từng ca bệnh khó khăn này.
Như vậy mới hy vọng những điều đau lòng như trên không còn xảy ra nữa.
Quan Thế Dân
" alt=""/>Cho về chờ chếtChúng tôi có mặt ở khoa chấn thương chỉnh hình bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM)vào buổi chiều cuối năm. Khác với không khí rộn rịp bên ngoài, ở đây quang cảnhtrầm mặc. Mọi người ai nấy đều hiện nét căng thẳng trên gương mặt. . .
Trên giường bệnh số 40, bé trai nằm thiêm thiếp. Tứ chi của bé chỉ tay phảicòn nguyên vẹn. Các chi còn lại đều băng trắng toát. Bé ngủ. Giấc ngủ của bédường như không bình yên. Thỉnh thoảng bé trở mình và chợt khóc thét lên khikhông có người thân bên cạnh.
![]() |
Bé Huy chỉ còn cánh tay phải nguyên vẹn |
Bé tên Đỗ Đức Huy, 27 tháng tuổi con của anh Đỗ Đại Trường là một trong 3 nạnnhân trong tai nạn xảy ra vào ngày 3/1 vừa qua tại nút giao thông ĐT 741 – MỹPhước Tân Vạn (P. Đình Hoà, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
Buổi sáng hôm ấy, bé Huy ngồi sau xe máy 49N - 073.10. Người cầm lái là bànội của bé, chị Đỗ Thị Lý, 47 tuổi. Chị Thy, mẹ của bé đặt bé ngồi lọt giữa 2người. Khi xe vừa qua ngã tư, từ phía sau xe ben 61C - 161.42 lao tới húc thẳngvào xe máy làm cả 3 người văng xuống đường. Chị Lý nằm ngay bánh sau bên phải tửvong tại chỗ. Bé Huy văng vào bánh trước bên trái. Riêng chị Thy văng xa hơn chỉbị thương ở vai. . .
![]() |
Chị Thy cho bé bú |
Nghe tiếng khóc của con, chị Thy vội vả trở vào. Chị xoa vào lưng bé : "Ngoanđi con. Đừng khóc nữa." Đứa bé ngoan ngoãn tiếp tục chìm sâu vào giấc ngủ. Nhìnđứa bé không ai không khỏi chạnh lòng. Chân phải của bé bị cụt đến gần háng.Chân trái mất bàn chân. Tay trái bó băng trắng toát . . .
Trò chuyện với chúng tôi, chị Thy cho biết, khi tai nạn xảy ra chị không cònnhớ gì hết. Chị được chuyển viện ngay lúc đó. Sau này chị không hình dung đượcchỉ biết rằng bà nội và cháu nằm ngay dưới bánh xe.
Bé Huy còn sống nhưng muốn kéo bé ra phải cán qua người bà nội hoặc người bémột lần nữa mới lấy bé ra được. Bà nội đã chết. Không ai muốn bà bị dày xéo mộtlần nữa nên chiếc xe chạy tới cán qua người bé mới lôi được bé ra ngoài . . .
![]() |
Hiện trường nơi xảy ra tai nạn (ảnh kienthuc.net) |
Chị kể lại, chị quê Quảng Ngãi anh quê Thanh Hóa. Cùng 25 tuổi cả hai xâydựng gia đình tử 3 năm trước và bé Huy là đứa con đầu tiên. Sinh sống bằng côngviệc phụ giúp trong quán ăn, thu nhập của vợ chồng chị cũng đắp đổi qua ngày.
"Sẽ không có gì đáng nói nếu tai nạn không xảy ra. Chúng tôi cũng đãsắp sẵn chuyện tết nhất rồi. Quần áo mới của bé Huy vẫn còn đó. Bé còn trêngiường bệnh với tay chân tật nguyền. Nhìn cháu mà xót xa lắm". Chị Thy buồn bãtâm sự với chúng tôi.
Hiện nay, chị vẫn chưa bế được cháu vì bả vai phải bắt ốc inox. Phải một nămmới tháo ra được. Sau khi tai nạn xảy ra, cả chị và cháu không còn ai chăm sóc.Anh Trường, cha bé Huy phải đưa thi thể mẹ về quê an táng. Nhưng đau lòng nhấtlà ông nội bé Huy. Cái chết của bà quá đột ngột khiến ông như người mất trí. Đãnhiều ngày trôi qua nhưng ông vẫn chưa quân bình lại được . . .
![]() |
Dưới bánh xe là thi thể nạn nhân (ảnh Phapluatplus) |
Tinh trạng của bé Huy hiện nay rất đáng quan ngại. Chi Thy cho biết, tronglần khám gần đây các bác sĩ nói bé Huy bị sốt do nhiễm trùng máu. Thời gian điềutrị của bé có khả năng kéo dài. Do chấn thương vùng đầu khiến bé đang mất trínhớ tạm thời. Hai chân bé cũng bị dập nát, phải cắt bỏ bàn chân trái, tháo khớpchân phải đến tận đầu gối. Phần bụng phải cấy da, tay trái đang điều trị hoạitử.
Khả năng cả gia đình bé Huy ăn tết trong bệnh viện là rất cao. Hiện nay, chiphí điều trị cho bé là một gánh nặng. Mặc dù đã được tài xế gây tai nạn bồithường chi phí mai táng và một phần viện phí, chị Thy và anh Trường khó lòng cánđáng nổi phần còn lại.
Mùa xuân đang trở về. Không khí tết tràn ngập cả phố phường nhưng trong mộtgóc của phòng bệnh, vẫn còn nhiều người thơ ơ với tết. Điều ước muốn đơn giảnnhất của họ là các cháu chóng qua được cơn nguy kịch và điều này có lẽ là mónquà tết lớn nhất trong đời . . .
Trần Chánh Nghĩa
Ca sĩ Đăng Khôi khiến nhiều chị em ngưỡng mộ khi "chơi lớn" - tặng vợ cả căn hộ rộng 160m2 để mừng 8 năm đám cưới.
" alt=""/>Ca sĩ Đăng Khôi bật mí hài hước về 'nóc nhà' gia đình mình