Lịch Thi Đấu Asian Cup 2019 UAENgàyGiờĐộiTỉ sốĐộiVòngKênh21/0121/0100:00Iran2:0OmanVòng 1/8VTV5 VTV621/0118:00Nhật Bản1:0Ả Rập Xê ÚtVòng 1/8VTV5 VTV621/0121:00Úc0:0 (pen 4-2)UzbekistanVòng 1/8VTV5 VTV622/0122/0100:00UAE3:2KyrgyzstanVòng 1/8VTV5 VTV6" />

Lịch thi đấu bóng đá quốc tế hôm nay 21

Công nghệ 2025-02-01 22:52:59 93
ịchthiđấubóngđáquốctếhôchung khoan my
Lịch Thi Đấu Asian Cup 2019 UAE
NgàyGiờĐộiTỉ sốĐộiVòngKênh
21/01
21/0100:00Iran2:0OmanVòng 1/8VTV5 VTV6
21/0118:00Nhật Bản1:0Ả Rập Xê ÚtVòng 1/8VTV5 VTV6
21/0121:00Úc0:0 (pen 4-2)UzbekistanVòng 1/8VTV5 VTV6
22/01
22/0100:00UAE3:2KyrgyzstanVòng 1/8VTV5 VTV6
本文地址:http://member.tour-time.com/html/21b699420.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo RANS vs Persipura, 15h00 ngày 28/1: Chủ nhà thất thế

{keywords}Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Đức Hiển và Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT Nguyễn Thành Phúc tham dự trực tiếp tọa đàm tại điểm cầu của Ban.

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng ban Kinh tế trung ương cho biết, tháng 7/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 30 về Chiến lược an ninh mạng quốc gia. Tháng 9/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 52 về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0).

“Tại Nghị quyết 52, Bộ Chính trị đã xác định an toàn, an ninh mạng là một trong những ngành ưu tiên trong các chính sách chủ động tham gia CMCN 4.0 của Việt Nam”, ông Hiển lưu ý.

Đánh giá cao nỗ lực của Bộ TT&TT trong vai trò là đầu mối phối hợp để cụ thể hóa, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng về an toàn, an ninh mạng, ông Hiển cho hay: Điển hình là xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu - GCI 2020 của Việt Nam đã từ vị trí 50 vươn lên thứ 25. Đây là minh chứng quan trọng cho sự phát triển, sự đầu tư trong triển khai các chính sách về an toàn, an ninh mạng rất hiệu quả của các cơ quan liên quan, đặc biệt là Bộ TT&TT.

Theo ông Hiển, hiện Ban Kinh tế Trung ương đang xây dựng báo cáo đánh giá 2 năm tình hình triển khai Nghị quyết 52 và bảo đảm an toàn, an ninh mạng là một nội dung trọng tâm cần đánh giá. Vì thế, những ý kiến trao đổi, chia sẻ của chuyên gia tại tọa đàm sẽ được Ban Kinh tế Trung ương lắng nghe, chắt lọc phục vụ xây dựng báo cáo đánh giá này.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng tham gia tọa đàm từ điểm cầu TP.HCM.

Đại diện Bộ TT&TT tham gia tọa đàm, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng nhận định, bên cạnh những thuận lợi đang có, chuyển đổi số tại Việt Nam cũng gặp rất nhiều rào cản, khó khăn. Rào cản lớn nhất với chuyển đổi số nói chung và CNTT nói riêng chính là tư duy và thói quen cũ. Chuyển đối số muốn thành công thì phải xuất phát từ quyết tâm và sự vào cuộc của những người đứng đầu.

Rào cản thứ hai là về hành lang pháp lý. Rào cản thứ ba là nhân sự và chuyên gia tham gia chuyển đổi số. Và rào cản lớn cuối cùng cũng cũng là quan trọng nhất chính là niềm tin số khi chúng ta chuyển các hoạt động lên không gian mạng.

Do vậy, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho rằng, nhiệm vụ quan trọng nhất với những người làm an toàn, an ninh mạng trong giai đoạn này là củng cố, tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng; từ đó thúc đẩy Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số phát triển.

“Không gian mạng cũng như không gian sống của chúng ta luôn tiềm ẩn những nguy cơ mới thường xuyên xuất hiện. Ngay cả những cường quốc hay quốc gia phát triển trên thế giới cũng phải đối mặt với vấn đề an toàn, an ninh mạng. Nhận thức được vấn đề đó, ngay từ khi xây dựng Chương trình chuyển đổi số quốc gia, Bộ TT&TT đã xác định an toàn, an ninh mạng là yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công. An toàn, an ninh mạng có trách nhiệm bảo vệ sự thịnh vượng của quốc gia trên không gian mạng”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Liên kết nhà nước và doanh nghiệp trong xây dựng niềm tin số

Theo ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Trung tâm NCSC, xét ở góc độ người dùng, hiện không chỉ doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ mà các cơ quan nhà nước cũng đang cung cấp các dịch vụ công.

Trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây, người dùng Internet tại Việt Nam cũng như trên thế giới phải đối mặt với nhiều nguy cơ tấn công mạng. Trong 4 tháng gần đây, khi đợt dịch Covid-19 thứ tư bùng phát tại Việt Nam, lừa đảo trực tuyến tăng rất mạnh. Có tháng NCSC đã xử lý hàng nghìn website liên quan đến lừa đảo, giả mạo các dịch vụ trực tuyến của ngân hàng, sàn thương mại điện tử....

{keywords}
Theo Giám đốc Trung tâm NCSC Trần Quang Hưng, cần có sự liên kết giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong việc củng cố, tạo dựng niềm tin số cho người dùng.

“Trong quá trình cung cấp dịch vụ trực tuyến, cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cùng đứng trên một chiến tuyến, cùng đối mặt với kẻ thù, nguy cơ tương tự nhau, đều phải xây dựng niềm tin số cho người dùng. Bởi lẽ, việc chuyển đổi số, hoạt động trên môi trường online của cơ quan, doanh nghiệp có bền vững hay không, một yếu tố quan trọng, then chốt là niềm tin số”, ông Hưng nhấn mạnh.

Chuyên gia NCSC phân tích, có 4 “từ khóa” chính cho niềm tin số của người dùng khi sử dụng dịch vụ trực tuyến của một cơ quan, tổ chức, đó là: An toàn thông tin, Quyền riêng tư/kiểm soát dữ liệu; Giá trị, lợi ích mang lại; Tính sẵn sàng chịu trách nhiệm, cách ứng phó, giải trình trong trường hợp bị tấn công.

Để củng cố và tạo dựng niềm tin số cho người dùng Internet Việt Nam, đại diện NCSC cho rằng cần có sự liên kết, đồng hành giữa 3 bên gồm: Nhà nước - Các cơ quan nhà nước trong những lĩnh vực khác nhau; Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin; Doanh nghiệp, đơn vị cung cấp dịch vụ trên môi trường số.

“Các cơ quan, doanh nghiệp xác định chúng ta đang đi trên cùng một con thuyền. Khi đó, trách nhiệm của chúng ta với công tác đảm bảo an toàn thông tin trên không gian mạng sẽ cao hơn, người dùng cũng sẽ tin tưởng, yên tâm hơn với các dịch vụ trực tuyến được cung cấp”, đại diện NCSC nhận định.

{keywords}
Trong khuôn khổ tọa đàm, Viettel Cyber Security đã ra mắt nền tảng điều phối, tự động hóa và phản ứng an ninh mạng.

Trao đổi tại tọa đàm, các chuyên gia đến từ Cục An toàn thông tin, Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, EVN, Viettel, MobiFone, Vietcombank...  đã cập nhật tình hình an toàn, an ninh mạng; chia sẻ kinh nghiệm triển khai đảm bảo an toàn thông tin; và bàn cách thức hợp tác giữa các tổ chức, doanh nghiệp trong phòng ngừa và phát hiện các mối đe dọa an toàn thông tin.

Vân Anh

Cường quốc an ninh mạng và niềm tin số Việt Nam

Cường quốc an ninh mạng và niềm tin số Việt Nam

Bằng việc phát triển các sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Vietnam dựa trên các nền tảng mở, các doanh nghiệp sẽ dần khẳng định được niềm tin số Việt Nam.   

">

Tạo lập niềm tin số cho xã hội khi tham gia hoạt động trên không gian mạng

Tu bao ve dau chan ky thuat so trong nganh hang khong hau dai dich hinh anh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: avira.com)

Hàng không là một trong những ngành chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19. Sau một năm 2020 đáng quên, ngành hàng không đã rục rịch tái khởi động và nhiều người đang háo hức trở lại các sân bay nhờ những nỗ lực đẩy mạnh tiêm vaccine trên toàn cầu.

Tạm gác lại nỗi lo về đại dịch còn diễn biến phức tạp và chỉ nhìn về tương lai khi hoạt động bay quốc tế phục hồi: sẽ có rất nhiều điều thay đổi với ngành hàng không trong một thế giới hậu COVID-19.

Một yếu tố được chú ý hàng đầu trong thời điểm này là những rủi ro về bảo mật dữ liệu liên quan đến việc đi lại, khi hành khách sẽ cần thêm nhiều giấy tờ, thông tin cho việc di chuyển trong giai đoạn hậu đại dịch. Đó là vì sao hành khách cần chú ý tới “dấu chân kỹ thuật số” (digital footprint) của mình.

Dòng chảy dữ liệu ngày một lớn

Ngay từ trước đại dịch, hoạt động bay đã có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề về bảo mật dữ liệu.

Theo nghiên cứu của công ty tư vấn an ninh mạng Mine, trung bình khoảng 7 dịch vụ có thể dễ dàng truy cập dữ liệu của hành khách, bao gồm các hãng hàng không, dịch vụ cho thuê xe, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ giao thông công cộng, mạng wifi nội bộ...

Giờ đây, khi các cơ quan chức năng ban hành thêm những hướng dẫn liên quan tới đại dịch, con số trên có thể sẽ còn tăng lên để bao gồm các cơ quan y tế và giám sát kiểm dịch.

Ngoài các thông tin cá nhân và tình hình tài chính, hành khách cũng được yêu cầu cung cấp các dữ liệu về sức khỏe thông qua các ứng dụng trực tuyến và tài liệu số hóa.

Liên minh châu Âu (EU) đã công bố thông tin mới liên quan đến Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 của mình. Các quốc gia khác như Israel đã sử dụng các ứng dụng "Hộ chiếu COVID-19" để đảm bảo rằng du khách không gây rủi ro nhiễm bệnh cho cư dân.

Các hãng hàng không cũng đang thử nghiệm các ứng dụng cho phép hành khách chia sẻ hồ sơ tiêm chủng, kết quả xét nghiệm COVID-19 và khai báo y tế.

Nếu cách đây chỉ 2 năm, ý tưởng về việc chia sẻ thông tin sức khỏe với các công ty du lịch hoặc thậm chí các nhà hàng để đặt bàn sẽ khiến du khách phẫn nộ. Thì ngày nay, đa phần trong số đó đồng ý chia sẻ thông tin này.

Cuộc khảo sát của công ty Mine cho thấy 91% du khách thoải mái khi sử dụng Hộ chiếu sức khỏe kỹ thuật số. Song 93% bày tỏ lo ngại về cách các loại thông tin này được lưu trữ và sử dụng khi số vụ tấn công mạng nhằm chiếm đoạt dữ liệu sức khỏe người dùng đang gia tăng.

Những nỗi lo có cơ sở

Những lo ngại liên quan đến việc giao dữ liệu cho các công ty hàng không không hề vô căn cứ khi ngành này đã có nhiều bê bối về vi phạm bảo mật dữ liệu.

Ví dụ, British Airways bị Văn phòng Ủy viên Thông tin (ICO) phạt khoản tiền kỷ lục 20 triệu bảng (khoảng 27,8 triệu USD) sau khi thông tin cá nhân của hơn 400.000 nhân viên và khách hàng đã bị rò rỉ.

Hay mới đây vào tháng Năm, Air India cũng bị phạt khi để lộ dữ liệu nhạy cảm về 4,5 triệu khách hàng - bao gồm thông tin liên lạc, chi tiết thẻ tín dụng, hộ chiếu và thông tin chuyến bay.

Tuy nhiên, các hãng hàng không không phải là mối lo ngại duy nhất. Khi các nhà hàng và khách sạn địa phương có quyền truy cập vào thông tin chăm sóc sức khỏe của du khách, họ ít có khả năng triển khai những biện pháp bảo mật đủ mạnh so với các hãng hàng không. Điều này dẫn tới nguy cơ tạo ra những lỗ hổng lớn trong việc bảo mật dữ liệu khách hàng.

Tự bảo vệ trong thế giới hậu Covid-19

Trong một thế giới hậu đại dịch còn nhiều rủi ro, thay vì chờ đợi các hãng hàng không tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh dữ liệu, biện pháp hữu hiệu nhất dành cho các du khách nằm trong tay họ: học cách làm chủ dữ liệu của chính mình.

Một khi hoạt động vận tải đường không được mở lại hoàn toàn, kỹ năng quản lý và duy trì quyền kiểm soát “dấu chân kỹ thuật số” sẽ quan trọng hơn bao giờ hết đối với các hành khách. Họ cần nhận thức được giá trị cũng như rủi ro mỗi khi cung cấp các thông tin cá nhân.

Tu bao ve dau chan ky thuat so trong nganh hang khong hau dai dich hinh anh 2

Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay quốc gia Ronald Reagan ở Arlington, Virginia, Mỹ, ngày 22/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Một số lời khuyên dành cho du khách sử dụng vận tải đường không trong tương lai:

Lựa chọn các doanh nghiệp quen thuộc, có độ đáng tin cậy thay vì những cái tên mới lạ. Tuy các thương hiệu lớn cũng có những vụ vi phạm, nhìn chung họ vẫn có các tiêu chuẩn bảo mật cao hơn.

Nếu thông tin được yêu cầu cung cấp mang tính nhạy cảm, hành khách cần chú ý xem liệu công ty có lịch sử bảo mật dữ liệu tốt không.

Nếu cần chia sẻ một số thông tin nhất định với một công ty, hành khách hãy xóa chúng ngay sau khi hoàn tất đăng ký hoặc khi kỳ nghỉ kết thúc.

Thường xuyên theo dõi các công ty có quyền truy cập vào dữ liệu của mình.

Thế giới vẫn đang loay hoay điều chỉnh với những thay đổi sau đại dịch, và tin tặc luôn tìm cách tận dụng bất kỳ điểm yếu nào trong giai đoạn nhạy cảm. Đó là vì sao hành khách cần nâng cao cảnh giác và tỉnh táo về thông tin cá nhân hơn bao giờ hết.

(Theo Vietnam+)

Hãng hàng không giá rẻ làm lộ thông tin 9 triệu khách hàng

Hãng hàng không giá rẻ làm lộ thông tin 9 triệu khách hàng

Hôm 19/5, EasyJet thông báo vừa hứng chịu cuộc tấn công mạng nghiêm trọng từ thế lực “vô cùng tinh vi”.

">

Tự bảo vệ dấu chân kỹ thuật số trong ngành hàng không hậu đại dịch

Nhận định, soi kèo AVS Futebol vs Gil Vicente, 3h15 ngày 28/1: Khó cho tân binh

img-8728.jpg
Hoa hậu Diễm Hương đón Tết Nguyên đán bên gia đình tại Canada. 

Rời Việt Nam 3 tháng, người đẹp bồi hồi khi thấy không khí Tết sum vầy ở quê nhà. Diễm Hương chia sẻ không sắm sửa nhiều dịp Tết Nguyên đán nhưng cô luôn chăm chút không gian sống sạch sẽ, ấm cúng. Người đẹp thừa nhận khó tính trong việc dọn dẹp, sắp xếp và giữ gìn nhà cửa.

Hiện gia đình cô có 3 người cùng hỗ trợ, san sẻ với nhau, mỗi thành viên một công việc. Hoa hậu Diễm Hương tiết lộ ông xã của cô là người Canada, đến Việt Nam sống và làm việc khoảng 1 năm. Con trai cô mới sang Canada, chưa đi học nên phụ giúp cha mẹ những việc nhỏ trong nhà. Người đẹp mong con trai vượt qua thách thức, sớm hoà nhập môi trường, bạn bè, thầy cô mới.

img 8726.jpg
Hoa hậu Diễm Hương và con trai.

Chia sẻ với VietNamNet, Diễm Hương bộc bạch: "Ở nơi đất khách, tôi thích ăn món thịt kho hột vịt chồng nấu. Tôi không biết nấu nên đồ ăn trong nhà đều do chồng chuẩn bị. Anh ấy có đam mê với ẩm thực".

Khi hẹn hò, Diễm Hương và ông xã thường xuyên đi du lịch nhiều nơi trong nước. Cặp đôi dành thời gian chụp ảnh cưới, hưởng tuần trăng mật trước hôn lễ. Sau đó, cả hai quyết định ra nước ngoài định cư để ông xã của cô nhận công tác tại Canada. Về chuyện tình cảm, người đẹp bày tỏ: "Trong một mối quan hệ, cả hai cần tôn trọng, thấu hiểu, cùng phát triển, đừng trở thành gánh nặng hay nỗi đau của nhau. Trước khi có tình cảm, chúng ta là bạn bè. Sau đó, chúng ta còn tình nghĩa".

Trải qua sóng gió, Diễm Hương thấy may mắn khi được mọi người yêu thương, giúp đỡ. Người đẹp không quan tâm nhiều đến dư luận, cô muốn tập trung chăm sóc gia đình. 

Người đẹp chia sẻ: "Bước sang năm mới, tôi mong gia đình có sức khoẻ tốt. Mỗi người đều tìm được niềm vui trong cuộc sống. Tôi cũng hy vọng nhiều khách hàng biết đến mình trong lĩnh vực phun xăm tại Canada".

Hoa hậu Diễm Hương gửi lời chúc mừng năm mới đến khán giả yêu thương, ủng hộ cô. Dự định lớn nhất của người đẹp trong thời gian tới là gia đình duy trì cuộc sống ổn định, đủ đầy tại Canada. 

Diễm Hương bí mật kết hôn ở nước ngoài:

Trước đó, tháng 1/2024, Hoa hậu Diễm Hương đăng ảnh mặc váy cưới nền nã, thanh lịch và viết: "Chọn một người thích hay thương mình thì dễ, một người thương mình mà thích cả con mình cũng không khó, nhưng một người thương mình, thương con mình, gia đình mình thương người đó là điều khó! Và Hương đã tìm được một người như vậy tại thời điểm hiện tại", Diễm Hương tâm sự. 

z5142561341390 6166b5fad936b003cd795a1fac9fe509.jpg
Hoa hậu Diễm Hương bí mật làm đám cưới ở nước ngoài.

Ngày mùng 6 Tết (tức 15/2), Diễm Hương lần đầu chia sẻ gương mặt người chồng mới. Nhiều khán giả chúc mừng hoa hậu và khen ngợi ngoại hình điển trai, trẻ trung ông xã của Diễm Hương. Trước đó, cô kín tiếng chia sẻ về đời tư, nhưng gần đây đã cởi mở hơn. Cả hai thoải mái chụp hình cùng nhau trông đẹp đôi, lãng mạn trên trang cá nhân.

Chồng của Diễm Hương là Việt kiều, tên Duy, tên tiếng Anh là David, hiện làm kinh doanh ở Vancouver. Mùa lễ Tình nhân, ông xã Diễm Hương đã xin nghỉ làm 1 ngày, ở nhà trổ tài làm bún chả và đậu hũ chiên đãi vợ.

diemhuong2.jpg

Diễm Hương bên chồng mới và con trai riêng.

Diễm Hương sinh năm 1990, giành vương miện Hoa hậu Thế giới người Việt 2010. Cùng năm, cô thi Miss Earth, vào top 14 chung cuộc. Cô từng góp mặt tại Miss Universe 2012ở Mỹ. Tuy nhiên, chỉ sau đăng quang không lâu, Diễm Hương vướng phải ồn ào về chuyện tình cảm. Cô từng bí mật kết hôn với một đại gia năm 2011 và kết hôn lần hai năm 2015, có một con trai. 

Diệu Thu

Hoa hậu Diễm Hương bí mật làm đám cưới ở nước ngoài, giấu danh tính chú rểNgày 21/1, trên trang cá nhân, Hoa hậu Diễm Hương đăng khoảnh khắc xinh đẹp lộng lẫy trong bộ váy cưới trắng tinh khôi.">

Hoa hậu Diễm Hương được ông xã người Canada chiều chuộng, nấu ăn ngon mỗi ngày

Ảnh minh họa. (Nguồn: indiatoday.in)

Tổ chức Ân xá Thế giới (AI) vừa lên tiếng cho rằng các cáo buộc về việc nhiều chính phủ sử dụng phần mềm độc hại trên điện thoại do công ty NSO của Israel cung cấp để do thám các nhà báo, thậm chí cả các nguyên thủ quốc gia "là một cuộc khủng hoảng nhân quyền toàn cầu" và đề nghị tạm ngừng mua và sử dụng thứ công nghệ giám sát này.

Trong một tuyên bố ngày 23/7, AI cảnh báo "hậu quả rất lớn khi lĩnh vực phần mềm gián điệp không được quản lý tốt." Tổng Thư ký AI, bà Agnes Callamard cho biết: "Phần mềm này không chỉ đặt ra nguy cơ và gây hại các cá nhân bị chú ý mà còn còn hủy hoại an ninh của môi trường kỹ thuật số nói chung."

Theo bà, NSO của Israel chỉ là một công ty, nhưng "cả một lĩnh vực nguy hiểm đã hoạt động ngoài vòng pháp luật trong một thời gian dài." Bà nhấn mạnh "không thể cho phép điều này tiếp diễn."

Phần mềm Pegasus của tập đoàn NSO có khả năng bật camera hoặc microphone trong điện thoại và thu thập dữ liệu. Đây là trung tâm của một vụ bê bối chấn động sau khi rò rỉ một danh sách gồm 50.000 mục tiêu có thể bị theo dõi.

AI và công ty phi truyền thông lợi nhuận Forbidden Stories của Pháp đã hợp tác với một nhóm các công ty truyền thông, trong đó có báo the Washington Post (của Mỹ), the Guardian (của Anh) và Le Monde (của Pháp), phân tích và công bố danh sách trên. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người có tên trong danh sách này, đã phải đổi điện thoại và thay số điện thoại.

Bà Callamard kêu gọi "khẩn cấp quản lý tốt hơn lĩnh vực theo dõi trên mạng, và giám sát tốt hơn ngành công nghiệp đen này." AI kêu gọi lập tức ngừng mọi hoạt động xuất khẩu, buôn bán, chuyển giao và sử dụng công nghệ giám sát "cho đến khi có một khung quy định về việc này."

NSO cho biết đã xuất khẩu phần mềm Pegasus tới 45 quốc gia với sự phê chuẩn của Chính phủ Israel. Công ty này nhấn mạnh phần mềm Pegasus chỉ dùng để chống khủng bố và các tội phạm khác.

Theo Vietnam+

Phần mềm gián điệp gây chấn động thế giới, Trung Quốc phạt "ông lớn công nghệ"

Phần mềm gián điệp gây chấn động thế giới, Trung Quốc phạt "ông lớn công nghệ"

Phần mềm gián điệp Pegasus gây chấn động thế giới; Trung Quốc phạt "ông lớn công nghệ" vì nội dung độc hại; Nhật Bản phá kỷ lục tốc độ Internet;... là những nội dung nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.

">

'Con dao hai lưỡi' của phần mềm gián điệp Pegasus

友情链接