Nhận định, soi kèo Nữ Croatia vs Nữ Albania, 21h00 ngày 8/4: Nỗi đau thêm dài

Thế giới 2025-04-11 02:55:30 658
ậnđịnhsoikèoNữCroatiavsNữAlbaniahngàyNỗiđauthêmdàbang xep hang cup c1   Pha lê - 08/04/2025 09:45  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://member.tour-time.com/html/21c989984.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo U21 Fleetwood Town vs U21 Charlton, 19h00 ngày 8/4: Tin vào cửa trên

Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai, dự thảo Nghị định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT thay thế Nghị định 102 và Quyết định 80 do Bộ TT&TT chủ trì xây dựng đã có nhiều tháo gỡ các tồn tại vướng mắc trong triển khai ứng dụng CNTT (Ảnh minh họa: Internet)

Trên cơ sở nhận thức rõ những bất cập, tồn tại trong quy định đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 6/11/2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (Nghị định 102) và Quyết định 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước (Quyết định 80), trong năm 2018, Bộ TT&TT đã xây dựng dự thảo Nghị định quản lý đầu tư ứng dụng CNTT (thay thế Nghị định 102 của Chính phủ và Quyết định 80 của Thủ tướng Chính phủ) theo hướng giải quyết vướng mắc cho hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT; phù hợp và đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan; bãi bỏ, đơn giản hóa quy trình, thủ tục đầu tư ứng dụng CNTT, thuê dịch vụ CNTT, thúc đẩy hoạt động ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử.

Trong chia sẻ tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ TT&TT được tổ chức hồi giữa tháng 1, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Mai đã cho biết, hiện dự thảo Nghị định mới về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT đã được thẩm định, xin ý kiến các thành viên Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử.

Nhận định dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 102 đã có nhiều tháo gỡ các tồn tại vướng mắc trong triển khai ứng dụng CNTT, Thứ trưởng Nguyễn Thị Mai cũng cho hay: “Bộ Tài chính đã có ý kiến tham gia. Bộ Tài chính đề nghị Bộ TT&TT khẩn trương hoàn thiện, trình Chính phủ ban hành để đảm bảo cơ sở pháp lý cho triển khai ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu triển khai cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)”.

">

Hoàn thiện Nghị định mới về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trong tháng 2/2019

MobiFone bán siêu phẩm Samsung S10 với giá chỉ từ 3,09 triệu 

Đầu tiên là tỉ lệ màn hình 18:9

Tỉ lệ màn hình phổ biến từ trước đến nay của hầu hết các smartphone là 16:9. Đây là tỉ lệ chuẩn đối với các TV màn hình lớn và các bộ phim chiếu rạp, do đó các smartphone cũng được trang bị màn hình tỉ lệ như vậy để tiện cho việc xem phim. Tuy nhiên, trong năm 2017, nhiều smartphone cao cấp và cận cao cấp đã dần chuyển sang tỉ lệ 18:9.

LG G6 và Galaxy S8+

Xu hướng này bắt đầu từ chiếc LG G6, sử dụng tỉ lệ 18:9 cho màn hình 5.7-inch độ phân giải 2880 x 1440. Phong cách thiết kế mà LG gọi là FullVision này đã góp phần làm cho chiếc G6 trông bé hơn một chút so với đàn anh LG V20, dù cả hai đều sở hữu màn hình 5.7-inch như nhau.

Chỉ vài tuần sau khi LG G6 ra mắt, hai ông lớn khác gia nhập đội quân 18:9 là Samsung Galaxy S8 và S8 Plus. Thực ra Galaxy S8 và S8 Plus có tỉ lệ màn hình là 18.5:9, và đây cũng chính là điểm nhấn mà Samsung dùng để quảng cáo cho hai chiếc flagship của mình. Màn hình vô cực (Infinity Display) trên S8 và S8 Plus giúp máy có viền rất mỏng trong khi diện tích màn hình tăng lên đôi chút.

Hiện trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều smartphone với tỉ lệ màn hình 18:9 (hoặc có thể nói là 2:1) như Samsung Galaxy Note 8, LG V30, OnePlus 5T và một số máy khác nữa.

Ngay cả Google cũng không đứng ngoài xu hướng và mang tỉ lệ màn hình này lên siêu phẩm Pixel 2 XL màn hình 6-inch của hãng. Apple thì chơi trội hơn, giới thiệu chiếc iPhone X gần như không viền, màn hình 5.8-inch với tỉ lệ dài hơn nữa là 19.5:9!

Tuy nhiên, màn hình 18:9 vẫn có những nhược điểm khi xem một số bộ phim và chương trình TV. Dù các nội dung dành cho tỉ lệ này ngày càng phổ biến, tỉ lệ chuẩn vẫn là 16:9, có nghĩa là khá nhiều nội dung hoặc sẽ phải kéo dãn ra cho vừa màn hình, hoặc sẽ có các viền đen nếu không muốn hình ảnh bị méo.

Tất nhiên, đối với người tiêu dùng thì đây cũng chỉ là vấn đề nhỏ mà thôi, và phần lớn người tiêu dùng khá hài lòng với tỉ lệ 18:9 này. Hi vọng chúng ta sẽ thấy tỉ lệ màn hình này nhiều hơn trên các smartphone tầm trung, và cả các smartphone bình dân nữa. Ai cũng thích màn hình lớn hơn, và nếu màn hình lớn hơn nhưng không làm điện thoại phình ra thì càng tốt!

Màn hình 120 Hz cho chất lượng đồ hoạ tốt hơn

Một cái tiến mới khác trên lĩnh vực smartphone trong năm 2017, cũng liên quan đến màn hình, nhưng ít phổ biến hơn rất nhiều so với tỉ lệ màn hình 18:9, là tần số làm tươi 120 Hz. Chiếc smartphone nổi tiếng nhất hỗ trợ tần số làm tươi này là Razer Phone ra mắt hồi đầu tháng 11. Một vài smartphone khác cũng hỗ trợ tần số làm tươi 120 Hz thay vì 60 Hz như thông thường là các mẫu Sharp Aquos.

Tại sao đây là một cải tiến đáng giá? Tần số làm tươi màn hình là mức độ màn hình có thể cập nhật một hình ảnh mỗi giây. Trên lý thuyết, nếu màn hình có tần số làm tươi càng cao thì hình ảnh càng mượt và rõ ràng, ngay cả khi bạn đang cuộn. Razer "tung hứng" tần số làm tươi cao với một công nghệ khác do hãng phát triển gọi là Ultra Motion - đồng bộ với GPU của điện thoại để thay đổi tần số làm tươi của màn hình dựa trên nhu cầu của ứng dụng đang chạy. Nhờ vậy Razer Phone có thể duy trì tần số làm tươi tối ưu nhất khi chơi game, mang lại hiệu ứng đồ hoạ mượt mà hơn nhiều trong khi màn hình ít bị hiện tượng "xé hình" hơn.

Trong năm 2018, chúng ta sẽ thấy nhiều smartphone hỗ trợ tốt hơn các trải nghiệm thực tế ảo và thực tại tăng cường. Chúng ta cũng sẽ thấy nhiều hơn các thiết bị VR độc lập được trang bị phần cứng điện thoại để chạy các game Android. Việc các màn hình này có tần số làm tươi cao hơn sẽ giúp các ứng dụng VR và AR trông đẹp mắt hơn, với độ trễ thấp hơn. Chiếc Razer Phone hỗ trợ tần số làm tươi cao hơn sẽ là phát súng mở màn cho nhiều smartphone chuyên game và VR với tần số làm tươi tương tự ra mắt vào năm sau.

eSim thay thế SIM truyền thống

Dù chiếc smartphone của bạn tiên tiến thế nào đi nữa, bạn vẫn cần một chiếc SIM truyền thống nếu muốn sử dụng để nghe - gọi - nhắn tin. Nếu bạn mua một chiếc smartphone bản unlock và muốn dùng nó với mạng di động tại nơi đang sinh sống, bạn vẫn cần gắn SIM của mạng tương ứng vào đó. Thế nhưng trong năm 2017, chúng ta đã thấy một phương pháp mới thay thế cho công nghệ đã cũ này trên một số dòng smartphone mới.

Google Pixel 2 và Pixel 2 XL là những chiếc điện thoại đầu tiên được trang bị công nghệ eSIM. Chúng có các SIM được nhúng sẵn trong máy và không thể tháo rời được. Công nghệ này tiên tiến ở chỗ bạn có thể chuyển nhà mạng chỉ bằng một ứng dụng cài trên máy chứ không cần phải tháo lắp SIM mới; nó không chỉ hữu ích khi bạn mua máy unlock hoặc tặng máy cũ cho người khác, mà còn giúp những người thường hay di chuyển nhiều giữa các quốc gia không cần phải mua thêm SIM để gọi và kết nối dữ liệu di động ở các nước mà họ tới.

Hiện tại, eSIM trên Pixel 2 và Pixel 2 XL chỉ hỗ trợ người dùng đăng ký Project Fi của Google. Tuy nhiên việc Google tích hợp eSIM vào chiếc flagship mới nhất của họ cho thấy hãng đang khuyến khích các nhà sản xuất lẫn các nhà mạng hỗ trợ eSIM trên các thiết bị khác trong tương lai. Năm 2018 được cho là sẽ xuất hiện nhiều smartphone hỗ trợ cả Nano SIM và eSIM, và hi vọng sau vài năm nữa, các nhà sản xuất điện thoại sẽ loại bỏ hoàn toàn chiếc SIM truyền thống.

Kết luận

2017 không phải là một năm với những cuộc cách mạng công nghệ, nhưng lại chứng kiến những tiến triển trong việc tạo ra các màn hình lớn hơn, tốt hơn, và những động thái đầu tiên trong việc loại bỏ các công nghệ smartphone truyền thống sắp lỗi thời. Hi vọng trong năm 2018 chúng ta sẽ được thấy thêm nhiều cải tiến hấp dẫn hơn nữa.

Theo GenK

">

3 đột phá đáng chú ý nhất trên lĩnh vực smartphone trong năm 2017

Nhận định, soi kèo Sabah vs PDRM, 18h15 ngày 8/4: Niềm vui ngắn ngủi

Trong chúng ta ai cũng đều đã từng là những đứa trẻ. Và xin dám chắc rằng, chẳng có đứa trẻ nào là không mơ. Bé gái mơ làm công chúa, bé trai thì mơ quái vật, siêu nhân. Trong mỗi giấc mơ ấy, dường như được sống một cuộc đời khác, một thế giới khác, một thế giới của những con dế mèn dế trũi, của những anh hùng bảo vệ chính nghĩa, và chắc hẳn chẳng ai muốn tỉnh lại. Thế nhưng như một quy luật bất thành văn, ai cũng sẽ lớn lên, và bước vào vòng xoáy của cuộc đời.

Biết bao thứ trách nhiệm, lo lắng đè nặng lên vai và cứ thế, chúng ta đi theo con đường đã được ai đó đã vẽ mà đánh mất đi giấc mơ con trẻ ngày nào. Để rồi có lúc, chúng ta thấy nực cười về chính những gì mình đã từng ao ước thuở còn thơ ấu và thậm chí sẵn sàng gọi ai đó là "dở hơi" nếu kẻ đó nằm ngoài những quy luật được vẽ sẵn kia.

Thế nhưng cuộc sống này vốn dĩ cũng luôn có rất nhiều điều kì lạ. Đâu đó ngoài kia, vẫn có những lão ngoan đồng Chu Bá Thông mặc kệ thiên hạ tranh đao đoạt vị mà ngây thơ như con trẻ. Chẳng nói đâu xa, ngay nơi ven đô của Sài Gòn náo nhiệt cuồng quay, chàng thanh niên tên Vi Ngọc Tài, sinh năm 1987 - chính là một trong số đó. Đơn giản vì một nhẽ anh luôn tin rằng, giấc mơ nào cũng có thể biến thành sự thật.

Vào những đầu thập niên 90, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai còn là một miền quê nghèo xơ xác. Thời đó đất nước đang bắt đầu thoát khỏi bao cấp, mọi gia đình chật vật với miếng cơm manh áo, vì vậy chiếc vô tuyến là một của hiếm có khó tìm. Thế nên cứ mỗi ba giờ chiều thứ 7 hàng tuần, bà con trong xóm lại chẳng lạ gì hình ảnh một cậu nhóc chạy tất tả khắp làng để tìm xem ké chương trình điện ảnh cuối tuần từ chiếc vô tuyến nhỏ xíu, đó không phải những nhân vật hoạt hình dễ thương hay hoàng tử bạch mã, mà là những bộ phim viễn tưởng có hàng đống quái thú gớm ghiếc mà những đứa bạn chỉ nghĩ tới thôi đã nằm mơ ác mộng.

Những hình ảnh ấy cứ ám ảnh mãi trong đầu cậu bé, không phải vì sợ, mà chỉ vì cậu muốn xem bọn chúng từ đâu ra, được làm nên thế nào, cấu tạo ra sao… hàng ngày cậu cứ thơ thẩn nhặt xác chim bướm côn trùng, rồi mổ xẻ và ngắm nghía cơ thể chúng. Do cái sở thích kì lạ ấy mà cậu chẳng có bạn. Có lần mẹ sợ Tài có vấn đề thần kinh khi cứ khác biệt như thế, thì cậu bé đã nói với mẹ ước mơ sẽ làm ra những con quái vật thật hùng vĩ như trong các bộ phim, mẹ cậu chỉ cười. Bạn bè đặt cho cậu cái biệt danh Tài "lập dị", hàng xóm láng giềng thì bảo "dở hơi", còn Tài thì cứ thế lớn lên và ôm ấp mãi giấc mơ của riêng mình.

Vũ trụ vận hành theo quy luật của nó với sinh lão bệnh tử, và Tài thì không phải chàng dị nhân Benjamin để nằm ngoài quy luật ấy. Cuộc sống đã đưa cậu bé mộng mơ ngày nào từ miền quê lên thành phố đầy bụi, lao vào những cuộc chạy đua mà chẳng ai tránh né được khi còn biết thở. Mài đũng quần ở ghế nhà trường 4 năm để cầm trên tay tấm bằng kiến trúc sư, Tài lao vào kiếm sống với những công trình ở khắp nơi và những bản hợp đồng vô cảm. Thời gian thì chẳng bao giờ nhân từ với bất cứ giấc mơ nào, nó cứ bắt người ta phải lớn, mà hình như cái sự lớn lên lại hay giết chết những giấc mơ.

Trong bộ phim "Sự trỗi dậy của các vị thần" mà Tài yêu thích, nhân vật ông kẹ Pitch đã gieo rắc nỗi kinh hoàng cho cả thế giới bằng cách đánh cắp niềm tin và những ước mơ của lũ trẻ con. Dĩ nhiên, thế giới luôn có những vị thần để bảo vệ nhân loại khỏi kẻ xấu nhưng chính những ai có niềm tin và giấc mơ mới đủ sức mạnh để làm cho các anh hùng ấy tồn tại. Và với Tài, chưa bao giờ anh để cho những chú quái vật thuở nhỏ của mình bị quên lãng. Suốt thời gian học Đại học, anh chàng vẫn nuôi dưỡng trí tưởng tượng bằng mọi cách. Anh tụ họp bạn bè để làm diễn viên cho những bộ phim tự mình đạo diễn. Từ phim chưởng rồi tới võ thuật, thậm chí cả phim viễn tưởng. Phim của Tài luôn có những anh hùng bảo vệ người dân, với những kĩ xảo rất bất ngờ mà một chàng sinh viên thời ấy có thể làm được. Tự nhận mình là một sản phẩm lỗi của nền giáo dục, khi mà bản thân tiếp thu kiến thức học đường thì ít, mà mơ mộng "ba cái thứ lung tung" thì nhiều.

Ra trường, Tài làm việc về xây dựng cho một công ty ở Campuchia với mức lương khá tốt. Ba mẹ đã cậu cũng mừng vì nghĩ chắc nó sẽ sớm yên bề gia thất, bỏ được cái tính lơ mơ, nhưng các cụ đã mừng hụt. Ở nơi đất khách trăm công nghìn việc, thế nhưng mỗi lần có thời gian nghỉ ngơi, Tài lại nhìn qua cửa sổ và vẫn đau đáu nghĩ về những bộ phim viễn tưởng của mình. Cái khát khao ấy cứ thôi thúc, thôi thúc mãi cho tới một ngày kia anh chàng không chịu nổi, Tài xin bố mẹ gian nhà kho để tự tay mở một xưởng làm mô hình ở quê. Vậy là cứ cuối tuần Tài lại vội vàng lên xe đi hàng trăm cây số từ Campuchia về Đồng Nai, thức trắng hai đêm ngắn ngủi lao vào xưởng làm những mô hình quái vật đã ấp ủ bấy lâu.

Chẳng biết có phải do xem phim quá nhiều không mà cuộc đời của Tài cũng như một bộ phim đầy kịch tính. Năm 2014, sau một đợt viêm họng dài ngày không khỏi, anh đi khám và nhận được chẩn đoán mình bị ung thư vòm họng. Tin như sét đánh ngang tai, với bất cứ một người "bình thường" nào cũng sẽ hoảng sợ, thế nhưng với kẻ "dở hơi" như Tài thì ngược lại. Anh chia sẻ: "Thật sự ngay lúc đó mình chẳng sợ chết, mình chỉ nghĩ đằng nào ung thư chắc cũng chỉ sống được vài năm, thế thì chẳng còn gì ngăn cản mình thực hiện nốt ước mơ còn dang dở". Và thế là anh chàng đệ đơn xin thôi việc ngay hôm sau. Và sau một tuần, xưởng làm mô hình có cái tên Cinemagic chính thức ra đời tại Sài Gòn.

Như lời một bài hát của cố nhạc sĩ Trần Lập: "Chặng đường nào trải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm máu vì những mũi gai". Trên con đường đầy táo bạo và có phần viển vông của mình, Tài cũng đã từng bị gai đâm tưởng như gục ngã. Thời gian đầu mở xưởng khó khăn quá nhiều, Tài phải xoay xở đủ thứ. Là một kẻ tay ngang, anh phải đi khắp nơi để tìm học những kiến thức về việc tạo hình, thời điểm ấy ở Việt Nam thì ngành này còn rất ít phát triển thế nên có những lúc mọi thứ như đi vào ngõ cụt.

Từ những kiến thức căn bản của việc tạo dựng khuôn cho tới nguyên vật liệu đều không dễ kiếm, hơn nữa để làm ra một mô hình lớn còn mất rất nhiều thời gian. Từ công đoạn vẽ phác thảo cho tới nặn tượng rồi đổ khuôn là cả một quá trình dài đằng đẵng. Thế nhưng khi có những sản phẩm rồi thì điều dễ gây nản lòng nhất là hành trình đi tìm người đầu tư. Tài chia sẻ chính anh đã không còn nhớ nổi mình đã gõ bao nhiêu cánh cửa, uống bao cốc nước gặp mặt để rồi nhận lại những cái lắc đầu, thậm chí là những nụ cười mai mỉa, đến nỗi những câu nói như: "Đừng mơ hão" hay "Đặt chân xuống đất đi"... anh cũng nghe tới thuộc lòng. Bạn bè làm cùng nản chí vì không nhìn thấy tương lai nên lần lượt rút vốn quay lưng bỏ lại một mình anh loay hoay giữa bộn bề rắc rối.

Cùng thời điểm đó, Tài nhận làm đơn hàng cho một công ty khá lớn, một mình thức trắng suốt cả tuần thì dù ba đầu sáu tay cũng không thể hoàn thành kịp chỉ tiêu, Tài đã thất bại. Thời điểm đó được Tài chia sẻ là quãng thời gian tưởng như đã thật sự gục ngã: "Ngày hôm ấy mình đóng cửa xưởng, lấy xe đi lang thang, vừa đi vừa khóc, mình đã thực sự nghĩ sẽ bỏ cuộc, khi mà cảm giác như cả thế giới quay lưng lại với mình."

12 giờ khuya, Tài đi chặt cây trang trí cho sản phẩm để tiết kiệm chi phí

Đúng như câu nói của nhà văn Paulo Coelho trong Nhà Giả Kim, có lẽ khi mà tất cả dường như quay lưng với Tài, thì chính sự quyết tâm của anh đã làm cả vũ trụ động lòng. Vào thời điểm tưởng như đã buông xuôi, anh trở về xưởng và cứ thế đọc lại tất cả những cuốn sách đã truyền cảm hứng cho mình, những thất bại đầu đời của những danh nhân nổi tiếng. Sau ba ngày tĩnh tâm lại, Tài đưa thất bại của mình ra phân tích để rút kinh nghiệm, gấp rút hoàn thành tốt bản hợp đồng còn lại để gửi cho đối tác. Và những cố gắng của anh đã không bị phụ lòng, khách hàng rất hài lòng với sản phẩm của Cinemagic đồng thời chấp nhận sai sót của anh.

Biết là không thể một mình thực hiện giấc mơ, Tài cứ thế đi khắp nơi tìm những người anh em chung chí hướng. Và như một lời đáp cho những cố gắng không biết mệt mỏi của mình, Tài tìm thấy một người mà sau này đã trở thành cộng sự và cũng là thầy của anh, đó là họa sĩ Phan Vũ Linh. Thầy Linh kể: "Trước Tài cũng đã rất nhiều người tìm đến tôi để cộng tác, thế nhưng thường chỉ là những lời nói và kế hoạch chứ không có sản phẩm thực tế. Duy chỉ với Tài, khi đến gặp tôi đã mang theo những giấc mơ của mình cùng cả con khủng long to đùng, lúc ấy cậu ta đã thực sự thuyết phục được tôi".

Với Tài, việc gặp được thầy Linh như một giấc mơ có thật, vì thầy đã rất nổi tiếng trong giới. Cứ thế thầy thì vẽ ý tưởng, Tài thì tìm cách hiện thực hóa ý tưởng ấy thành các mô hình có thật. Và những anh em cùng đam mê cũng tự tìm đến với nhau. Cái xưởng lạnh lẽo ngày nào chỉ có mình Tài thì nay trở nên đông đúc và lúc nào cũng ồn ào tiếng máy móc động cơ cùng mùi sơn dầu thơm nức.

Nguồn động lực lớn nhất với Tài, có lẽ chính là gia đình của mình. Anh cũng không khi nào thoát khỏi cảm giác áy náy mỗi khi nghĩ về bố mẹ: "Tuổi 30 chẳng mang lại gì cho ba mẹ, chưa báo hiếu được một ngày nào, chắc ba mẹ cũng buồn lắm mà mình thì chẳng biết phải làm sao". Thế nhưng thân sinh của Tài lại nghĩ hoàn toàn ngược lại. Chỉ cần con vui khoẻ là điều hạnh phúc nhất trên đời, vì nhẽ ấy mà hai người chẳng ngại ngần đem cầm sổ đỏ để vay tiền cho con trai hiện thức hoá giấc mơ. Trước ngày cậu con út yêu quý lên Sài Gòn để tiếp tục mơ mộng, hai cụ chỉ nắm tay con nói đúng một điều: "Đói thì về mẹ nuôi".

Nếu ví những ước mơ như một cái cây, thì đam mê sẽ là dưỡng chất, và chính sự lao động nghiêm túc là mảnh đất để nó lớn lên. Cái cây của Tài đã được chăm bón và trải qua nhiều giông bão, để rồi những chiếc rễ bám sâu hơn vào đất, hoa bắt đầu nở, trái cũng thành hình.

Sau hàng trăm cái lắc đầu của những nhà đầu tư, thì cuối cùng ý tưởng của Tài về một không gian dành cho những con quái thú anh luôn ấp ủ đã được lắng nghe. Và dự án Đảo Đầu Lâu chính là một trái ngọt đầu tiên Tài được hái sau 4 năm miệt mài. Trong không gian ấy, Tài cùng anh em đã tự tay làm nên những con quái vật trong giấc mơ của mình thời thơ ấu. Người xem sẽ được sờ tận tay nhìn tận mắt những gì chỉ có trên các bộ phim. Đó là một con Kingkong cao tới gần hai mét, mỗi lần gầm lên sẽ rung chuyển cả hang động. Đó là loài sâu ăn thịt người kinh dị trong vũ trụ, những con khủng long thời tiền sử, thậm chí cả con nhện khổng lồ trong bộ phim "Chúa Nhẫn"… Tất cả đều sống động đến nỗi ai bước vào cũng tưởng mình lạc trong một bộ phim viễn tưởng.

Sinh con thì dễ, nuôi con mới gian nan. Dự án Đảo Đầu Lâu của Tài ra đời là niềm hân hoan của cả xưởng, thế nhưng hành trình để duy trì nó rồi đưa nó tới đông đảo mọi người thì mang lại không ít khó khăn. Lần đầu tiên quản lý một dự án kinh doanh với số tiền vốn lên tới cả tỉ đồng, Tài đã phải đối diện với rất nhiều bỡ ngỡ. Khó khăn đầu tiên đó là về kinh phí khi dự án của Cinemagic chỉ xoay xở được ½ số tiền cần có. Tiếp theo là đến vấn đề vật liệu silicone tại Việt Nam chất lượng không tốt, thường bị pha với bột đá, khiến sản phẩm dễ bị rách, hư hỏng, nên phải nhập với giá thành cao và lâu, kinh phí ít nên phải nghĩ ra nhiều cách khác nhau để chế biến cũng như tiết kiệm.

Ngày khai trương điểm tổ chức chỉ lèo tèo vài mống khách, đến những hôm sau, tình hình chẳng hề khả quan hơn. Nhà đầu tư nổi nóng, anh em mất tinh thần, bản thân Tài cũng không tránh khỏi hoang mang.

Tài đang đi phát tờ rơi cho chương trình cùng các anh em

Thế nhưng với tâm thế của một giám đốc điều hành, Tài chia sẻ: "Mọi việc không theo ý muốn, mình cũng buồn, thế nhưng buồn thì chỉ một mình thôi, chứ không để anh em thấy mình mệt mỏi hay chán nản được. Lúc nào cũng phải hừng hực khí thế để cùng nâng tinh thần của tất cả mọi người. Còn mình luôn quan niệm thế giới giờ đã lên tới sao Hoả rồi, thì mấy cái khó khăn bé nhỏ này sao lại phải lo lắng."

"Thế giới lên đến sao Hoả rồi nên với mình mọi khó khăn bé tẹo mà thôi"

Đứng trước những con quái vật của mình, Tài cảm thấy vừa tự hào vừa lo lắng. Vui vì chính mình đã tự tay làm nên được những điều tưởng chỉ có trong mơ, vì đã vượt qua chính những khó khăn tưởng như đã có thể làm mình buông bỏ. Thế nhưng những mô hình của mình sẽ đi đâu về đâu, làm sao để đưa nó đến với tất cả mọi người thì đó vẫn còn là một câu hỏi lớn mà Tài còn cả quãng đường dài trước mắt để chiến đấu: "Cứ mỗi lần khó khăn, mình lại nghĩ về lí do tại sao mình bắt đầu. Mình muốn làm ra một bộ phim viễn tưởng của người Việt Nam tự tay làm ra, để mang nó đến với điện ảnh thế giới".

Theo Kenh14

">

Biết tin bị ung thư vòm họng, chàng trai bỏ việc về mở xưởng làm... mô hình quái vật

">

Chỉ ngồi nhà chơi game và 4 cách kiếm tiền giúp bạn có thu nhập 'thoải mái' hơn nhiều công việc khác

友情链接