Nhận định, soi kèo Plymouth với Leeds United, 19h30 ngày 17/2: Chia điểm
(责任编辑:Thời sự)
下一篇:Nhận định, soi kèo St. Pauli vs Leverkusen, 0h30 ngày 21/4: Chờ đợi sự bất ngờ
Minh Thư (22 tuổi, sinh viên Đại học Kiến trúc TP HCM) đảm nhận thiết kế căn bếp cho gia đình sau khi dọn về chung cư mới. Thư chọn tông hồng trắng làm chủ đạo để giúp không gian dễ chịu hơn. Dụng cụ nấu ăn, chén bát, bàn ghế có thể dễ dàng tìm màu này. Nhưng tủ lạnh hồng khá hiếm vì hầu hết thiết bị này chỉ có các lựa chọn: trắng, xám, đen.
Cũng như Thư, nhiều người muốn thêm màu sắc mới cho gian bếp qua chiếc tủ lạnh nhưng không tìm được thiết kế như ý. Theo thông tin ghi nhận từ Samsung, phần lớn Gen Z và thế hệ Millennials lựa chọn nâng cấp tủ lạnh do các nhu cầu khác ngoài việc thay thế sản phẩm hỏng. Một số nhu cầu nổi bật như nâng cấp trải nghiệm, gia tăng dung tích và trang trí nội thất bếp.
Ngoài vai trò là nơi nấu nướng, căn bếp đang dần được nhiều người trẻ xem là không gian thư giãn, thỏa đam mê bếp núc, chụp ảnh check-in... nên cũng cần thể hiện cá tính, dấu ấn riêng.
" alt="Tủ lạnh đa sắc cho căn bếp" />
-“Nếu mày định chết thì chết một mình chứ đừng kéo theo con gái tao, nó không có tội”. Tôi cười khẩy “anh mà cũng biết con anh không có tội cơ đấy?”. Anh ta lại tiếp tục “thể dục bằng nắm đấm” với tôi.
Lúc yêu nhau anh cũng đã nhiều lần đánh chửi nhưng vì quá yêu anh nên tôi đã chịu đựng. Cái ham muốn được sống bên anh trong tôi lúc ấy nó lớn hơn tất cả. Tôi sợ mất anh, sợ anh bỏ tôi. Thậm chí tôi đã lừa anh có bầu để bắt cưới. Tôi hoan hỉ nghĩ rằng mình đã “úp sọt” được anh. Thế nhưng không ngờ chính tôi mới là người tự “úp cái sọt” hay nói đúng hơn là “cái gông” ấy vào đầu mình.Cưới nhau xong anh không hề quan tâm đến mẹ con tôi. Thậm chí nhiều lần đi uống rượu say về anh còn lôi tôi ra đánh đập mặc kệ vợ mình bụng mang dạ chửa. Gia đình anh thì luôn miệng chửi bới tôi về cái tội lừa gạt con trai của họ. Anh chẳng hề lên tiếng. Trước đây tôi cứ nghĩ rằng dù bố mẹ anh có không ưa tôi thì họ cũng sẽ vì đứa cháu nội của mình mà bỏ qua mọi chuyện. Thế nhưng tôi đã lầm!
Không được chồng quan tâm chăm sóc, cộng với gia đình chồng quá cay nghiệt nên lúc con tôi ra đời cháu được có 2kg3. Các bác sĩ bảo cháu bị suy dinh dưỡng và rất yếu. Vậy là mẹ con tôi phải ở lại viện gần một tháng trời mà không có người thân chăm sóc. Những lúc ấy tôi chỉ ước có mẹ mình bên cạnh.
" alt="Chồng bỏ mặc vợ sảy thai để hú hí với bồ" />Ảnh minh họa Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Tôi đã bị bề ngoài lịch sự, giàu có của anh cuốn hút. Quen nhau bốn năm, anh cầu hôn tôi. Lúc về chào ba mẹ anh, tôi ngất ngây trước ngôi biệt thự lộng lẫy của gia đình anh tại Phú Nhuận. Ngôi biệt thự của ba mẹ anh nằm ở giữa, chung quanh là những khu nhà mà trước năm 1975 dành cho người giúp việc, giờ cắt ra chia cho các con, mỗi người một căn riêng biệt. Tôi nghĩ, từ nay mình đổi đời, thoát khỏi khu nhà ổ chuột để một bước vào biệt thự. Con trai tôi theo chú ruột của cháu phụ nghề sửa xe ngay khi tôi quyết định tái hôn và cháu cắt đứt liên hệ với tôi khi được 15 tuổi.
Sống với anh, tôi mới vỡ lẽ, các anh em của anh đều sống nhờ vào huê lợi những khu nhà cho thuê mà gia đình anh sở hữu từ rất lâu, nên cuộc sống nhàn nhã, thoải mái. Hằng tháng, các anh chị em anh nhận tiền từ ba anh cho gia đình mình. Ba anh tính các khoản như tiền học của các cháu, tiền ăn, điện nước…rồi cứ thế mà chi. Tôi hỏi sao cả nhà không ai đi làm, anh tình bơ: “Trình độ anh em nhà anh chỉ 12/12, không có chuyên môn, làm lớn thì không được, làm nhỏ thì chẳng xứng. Thế là cứ hằng tháng chờ tiền của ba mà xài!”.
Ba anh tính rất sít sao, chẳng dư một đồng. Tôi có hai con gái với anh, tiền cũng chẳng thêm được bao nhiêu, ba anh cứ theo hóa đơn mà chi cho tiền nhà trẻ, tiền học… Tôi cần chút tiền để chi tiêu riêng mà không bao giờ có. Cả ngày ở không, anh chẳng làm gì ngoài chuyện đòi hỏi sinh lý và nhiếc mắng tôi.
Anh không muốn tôi ra chợ phụ mẹ, tôi cứ đi, thế là anh mắng chửi, đánh đập tôi tàn nhẫn. Những lần anh đánh chửi tôi, các anh em và cả ba mẹ anh đều không lên tiếng. Họ quan niệm: “Việc ai nấy lo!”. Có lần, anh đánh tôi đến nứt xương chậu, phải nằm viện mấy tháng liền. Vậy mà anh và gia đình anh không một lần thăm hỏi.
Bạn bè bảo tôi sao không bỏ anh, quay về nhà mẹ ruột mà sống? Tôi nghĩ, hai con sống với tôi chắc chắn sẽ không có được một cuộc sống đủ đầy như sống ở bên nội. Gia đình chồng tôi lại tuyên bố: “Nếu ly hôn, tôi phải ra khỏi nhà cùng hai đứa con”. Thôi thì đành hy sinh cho con. Tôi dự tính đợi khi các con tôi thành đạt, ít ra vào đại học hoặc có thể tự lập được, tôi sẽ vào chùa quy y. Còn hiện nay, tôi luôn sống trong sợ hãi, không biết chồng sẽ giáng vào mình những trận đòn lúc nào...
(Theo Phunuonline)" alt="Nước mắt người vợ trong căn biệt thự giữa Sài Gòn" />Trong gần 33 năm, Mauro Morandi (82 tuổi) sống ẩn dật trên hòn đảo Budelli, ngoài khơi Italy. Truyền thông và công chúng gọi ông dưới cái tên “Robinson Crusoe phiên bản đời thực”, theo CNN.
Năm 1989, Morandi đặt chân đến Buelli. Mê làn nước trong vắt, rặng san hô và cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, người đàn ông quyết định ở lại và trở thành người chăm sóc cho hòn đảo. Ngoài thỉnh thoảng gặp những vị khách đến thăm đảo, Morandi sống một mình.
Sau nhiều lần bị đe dọa trục xuất, ông Morandi phải rời khỏi "mái nhà" gắn bó hơn 3 thập kỷ của mình hồi tháng 4.
Ông Mauro Morandi đã chuyển đến nơi ở mới được hơn 4 tháng.
"Tôi đã từ bỏ cuộc chiến. Sau 32 năm ở đây, tôi cảm thấy rất buồn khi phải ra đi. Tôi sẽ sống cách xa loài người, chỉ ra ngoài khi cần mua đồ và vẫn dành phần lớn thời gian ở một mình. Cuộc sống của tôi sẽ không thay đổi quá nhiều, tôi vẫn sẽ nhìn thấy biển", ông nói với CNNvào thời điểm sắp phải rời đi.
Sau gần nửa năm thiết lập cuộc sống mới, "Robinson đời thực" thực tế không xa lánh cộng đồng như ông từng nói. Thậm chí, Morandi còn khá hài lòng và tận hưởng nơi ở hiện tại.
Không còn muốn cô độc
Ở tuổi 82, Morandi gọi mình là "bằng chứng sống cho thấy luôn có thể bắt đầu trải nghiệm hoàn toàn khác bất cứ lúc nào trong đời". Morandi đã chuyển đến một căn nhà nhỏ tại La Maddalena, hòn đảo lớn nhất trong quần đảo, không xa hòn đảo cũ.
"Tôi hạnh phúc và đã khám phá lại niềm vui được sống có các tiện nghi hàng ngày", ông nói.
Sử dụng tiền lương hưu, Morandi mua một căn nhà nhỏ trên hòn đảo, sắm sửa thêm những vật dụng, đồ đạc mà trong suốt 33 năm trước ông từ chối dùng.
Căn nhà mới của ông Morandi.
Ngôi nhà quét vôi trắng, hướng ra biển, nằm ở vị trí yên tĩnh trong thị trấn nhộn nhịp của La Maddalena. Nhà bếp hoàn toàn mới, đầy đủ tiện nghi. Phòng ngủ với giường cỡ lớn và vòi hoa sen trong buồng tắm.
Không còn đề cao sự cô độc như trước, người đàn ông 82 tuổi đang cố cải thiện lại kỹ năng giao tiếp. Morandi giờ mong muốn trò chuyện với mọi người, thường xuyên đăng ảnh về cuộc sống mới lên mạng xã hội và chăm tương tác với người theo dõi.
Ông cũng đang viết hồi ký, kể lại trải nghiệm 33 năm sống ngoài hoang đảo. Kế hoạch xây dựng bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện của ông cũng đang rục rịch.
"Suốt bao lâu, tôi đã sống một mình và không còn cảm thấy muốn nói chuyện với ai. Giờ, cuộc sống đã rẽ sang hướng khác, tôi cố gắng làm bạn với những người dân trên hòn đảo".
Ở tuổi 82, "Robinson ngoài đời thực" muốn gặp gỡ, trò chuyện với người dân địa phương.
Có điều, Morandi vẫn còn nhớ vẻ hoang vắng ở hòn đảo Budelli vì không quen với tiếng ồn ào do xe cộ gây ra.
Việc trở lại cuộc sống văn minh còn giúp đời sống tình cảm của "Robinson đời thực" đi lên. Morandi hiện chia sẻ nơi ở mới với người yêu cũ từ thời trẻ.
Không chỉ vậy, người đàn ông lớn tuổi còn có cơ hội thưởng thức lại nhiều món ăn và uống rượu vang - những thức đồ mà lần cuối thưởng thức đã cách hơn 3 thập kỷ.
"Cuối cùng, sau bao nhiêu năm kiêng khem, tôi có thể thưởng thức lại món cá. Khi còn ở trên đảo, tôi không có thuyền nên không thể đánh cá. Lương thực cũng khan hiếm và không còn cách nào khác ngoài chờ người khác mang hàng từ đất liền ra. Còn ở nơi mới, tôi chỉ cần đi bộ vào thị trấn là mua được đồ", Morandi bày tỏ.
"Tôi không chăm sóc miễn phí cho hòn đảo nữa"
"Robinson ngoài đời thực" thừa nhận điều kiện ở hòn đảo Budelli đã khắc nghiệt thêm, đặc biệt vào mùa đông.
Năm ngoái, nhiệt độ xuống thấp và bầu trời u ám khiến tủ lạnh chạy bằng năng lượng mặt trời của ông không còn bảo quản được thực phẩm. Kết quả, ông phải ăn đồ hộp trong nhiều tháng.
Đã có sự thay đổi lớn trong quan điểm của người đàn ông 82 tuổi. Năm ngoái, Morandi vẫn khẳng định sẵn sàng làm tất cả để ở lại Budelli, gọi hòn đảo là nơi duy nhất mình có thể sống.
Ông Mauro Morandi khi còn sống trên đảo Budelli.
Giờ đây, người đàn ông thích thú với các công việc hàng ngày của mình ở La Maddalena.
Buổi sáng, sau khi ăn sáng ngoài sân hiên với cà phê lúa mạch và hút xong xì gà, Morandi đi bộ vào trung tâm thị trấn, gặp gỡ mọi người và mua hàng tạp hóa. Ông đã tiêm đủ 2 liều vaccine Covid-19 nên muốn hòa nhập với người dân địa phương.
"Tôi rất ngạc nhiên khi nhiều người thân thiện với mình. Họ thường mời tôi uống cà phê, dùng bữa tối. Một số đến và chúc mừng tôi, mong muốn chụp ảnh cùng", Morandi kể lại.
Trước đó, ông lo ngại cư dân hòn đảo sẽ không chào đón mình.
Nhiều người coi Morandi là người có công lớn chăm sóc cho hòn đảo Budelli. Một số khác coi ông đã lãng mạn hóa câu chuyện bản thân để che giấu sự thật rằng mình là người cư trú bất hợp pháp.
"Tôi không còn mong mỏi điều đó. Tuy nhiên, tôi có thể quay lại với tư cách người chăm sóc cho hòn đảo nếu được trả công. Tôi sẽ không làm việc đó miễn phí nữa", ông nói về mong muốn trở lại nơi ở cũ. T
Thỉnh thoảng, Morandi vẫn trở lại nơi ở cũ trong ngày, mang đi một số đồ đạc cá nhân bỏ lại.
Theo Zing
Cô gái bỏ phố vào rừng sống, trút nỗi lo tiền bạc, tự đốn củi, trồng rau
Ariel chuyển tới sống trong căn nhà "tí hon" vào năm 2014. Cô muốn gác lại những gánh nặng kinh tế, sống thuận tự nhiên và có thể ghi lại khoảnh khắc của thiên nhiên hoang dã.
" alt="Cuộc sống mới của 'Robinson đời thực' sau khi rời đảo hoang" />1. Đồ ăn, nước uống
Đây là 2 thứ được ưu tiên đầu tiên trong danh mục. Nó sẽ giúp bạn duy trì sự sống trong những giờ đầu tiên khi chưa nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Bạn có thể để trong túi 1-2 chai nước khoáng đóng chai vì chúng có thời hạn sử dụng khá dài. Nước sạch ngoài việc để uống còn có nhiều tác dụng khác như rửa vết thương, làm sạch đồ dùng, vệ sinh cá nhân… Những chiếc bình đựng nước nên được làm bằng vật liệu nhẹ, thậm chí là hộp có thể co giãn tuỳ ý để dễ dàng cho việc mang vác.
Về thực phẩm, bạn nên chọn đồ khô, đồ ăn sẵn, đồ hộp… có thời gian sử dụng lâu, dễ dàng bảo quản.
2. Đồ sơ cứu, các loại thuốc cơ bản
Giống như một chuyến du lịch, cắm trại, bạn cũng cần một vài dụng cụ sơ cứu và các loại thuốc: đau bụng, đau đầu, cảm cúm… cơ bản đề phòng trường hợp sức khoẻ không tốt hoặc bị thương nhẹ.
Các dụng cụ sơ cứu bạn nên mang theo gồm có: bông băng, cồn sát trùng, khăn sạch.
3. Dụng cụ vệ sinh cá nhân
Không thể thiếu trong túi đồ khẩn cấp là các dụng cụ vệ sinh cá nhân gồm: khăn mặt, bàn chải đánh răng, kem đánh răng, xà phòng, khẩu trang, giấy khô, giấy ướt, túi nilon… Những dụng cụ này sẽ vô cùng hữu ích trong trường hợp bạn không được ăn nghỉ ở một nơi đầy đủ tiện nghi.
4. Dụng cụ đảm bảo an toàn
Để đề phòng cho những trường hợp phức tạp hơn, bạn cũng nên chuẩn bị một số đồ dùng sau cho chiếc túi khẩn cấp: sạc điện thoại, đèn pin, bật lửa, dao gấp, găng tay. Những vật dụng này bạn nên chọn loại thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng để dễ mang theo và tiết kiệm diện tích cho túi đồ.
5. Quần áo
Trong túi khẩn cấp nên có 2-3 bộ quần áo mỏng, nhẹ, thiết kế đơn giản, thoải mái, ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị sẵn quần áo lót mặc một lần, chăn hoặc khăn choàng mỏng để giữ nhiệt trong trường hợp thời tiết lạnh.
6. Giấy tờ quan trọng, tiền mặt
Giấy tờ quan trọng là điều bạn nên lưu ý, nhất là trong trường hợp hỏa hoạn, bạn chỉ có vài chục giây để mang theo đồ đạc, giấy tờ bên người. Tiền mặt cũng là cứu cánh trong trường hợp thẻ ngân hàng của bạn bị lỗi, ngân hàng đóng cửa. Hoặc trong thời gian dịch bệnh, nhiều nơi không cho thanh toán thẻ thì tiền mặt sẽ phát huy tác dụng đáng kể.
Đăng Dương
Cách thoát hiểm khi bị kẹt trong thang máy
Trong bất kỳ tình huống khẩn cấp nào, việc đầu tiên bạn cần làm là giữ bình tĩnh để nghĩ cách gọi cứu hộ và thoát hiểm an toàn.
" alt="Hướng dẫn chuẩn bị túi dự phòng trong trường hợp phải ra khỏi nhà khẩn cấp" />- Alô! Xin hỏi đây có phải là số điện thoại của bác … không ạ? Cháu là thành viên thuộc đội truy vết của thành phố Thuận An.
- Dạ đúng số rồi anh, nhưng mẹ em đã qua đời ngày hôm qua vì Covid-19 anh ạ!
Cuộc gọi truy vết F0 từ đầu tuần trước khiến tôi trăn trở đến tận bây giờ.
Hơn một tháng làm nhiệm vụ truy vết ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, nhóm chúng tôi đã thực hiện hơn 4.000 cuộc gọi cho các F0 để thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cuộc trò chuyện đôi khi không chỉ dừng lại ở những câu hỏi - đáp về yếu tố dịch tễ đơn thuần, mà còn là câu chuyện rất "đời" của chính các "F".
Tiến vào tâm dịch
Trưa 6/7, tôi cùng hơn 300 bạn học và các thầy cô, trong lực lượng của trường Đại học Y Hà Nội chi viện miền Nam, đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất.
Đoàn sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội chi viện các "điểm nóng". Trên chuyến xe đi từ TPHCM về Bình Dương, ấn tượng lớn nhất lúc đó là sự thay đổi gần như 180 độ của nơi này so với những hình ảnh mà tôi còn nhớ trong chuyến đi đúng một năm về trước. Sự nhộn nhịp, phồn hoa bị thay thế bằng những con đường vắng hoe, cánh cửa đóng chặt của các hàng quán và tiếng còi xe cấp cứu.
Khung cảnh ảm đạm này cũng cảnh báo chúng tôi về một cuộc chiến không dễ dàng ở trước mắt.
Chuyến xe đưa lực lượng chi viện Đại học Y Hà Nội tiến về Bình Dương. Đẩy "KPI" lên gấp 3 lần để chạy đua với Covid-19
Tôi cùng 27 bạn sinh viên khác trong đoàn được phân công vào tổ truy vết các F0.
Nhóm chúng tôi làm việc tại một trụ sở UBND phường. Căn phòng có sức chứa tối đa hơn 20 người, không bật điều hòa, cửa sổ mở thoáng, ngồi giãn cách, thường xuyên lau mặt bàn bằng cồn để đảm bảo môi trường sạch khuẩn.
Nơi lực lượng truy vết làm việc là một phòng họp trong trụ sở UBND phường. Một ngày làm việc bắt đầu bằng những cuộc gọi đến số máy của người có trong danh sách dương tính với SARS-CoV-2 từ lô mẫu xét nghiệm vừa chạy hôm trước.
Để tránh ồn ào, chúng tôi tách nhau ra để gọi điện, tìm mọi vị trí, người ra ban công, người ngồi hiên nhà, bất cứ chỗ nào miễn có nơi kê sổ để ghi chép.
Khai thác thông tin về tình trạng sức khỏe của F0 và những người liên quan; lịch trình di chuyển, tiếp xúc; lập cầu nối 2 chiều giữa F0 và lực lượng chức năng địa phương nếu họ có nhu cầu cần được giải quyết; cùng những vấn đề chuyên môn khác nếu cần là mục tiêu mà chúng tôi cần đạt được trong mỗi cuộc gọi.
Sau khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2, danh sách các bệnh nhân dương tính sẽ được chuyển lên lực lượng truy vết (Ảnh minh họa). Từ những thông tin này, chúng tôi sẽ lập báo cáo dịch tễ của F0 và lên phương án xuống cộng đồng để truy vết ngay trong ngày nếu cần.
Thời gian đầu, mỗi ngày Bình Dương ghi nhận khoảng 50 - 100 ca, còn ở thời điểm hiện tại, con số này đã ở mức trên 1.000 thậm chí có ngày trên 2.000 - 3.000 ca bệnh được ghi nhận. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của chúng tôi cũng tăng lên rất nhiều.
Từ 10 F0/người/ngày, đến nay chúng tôi đang đặt "KPI" cao gấp 3 lần để đuổi kịp diễn biến dịch bệnh.
Số F0 liên tục gia tăng kéo theo áp lực của lực lượng truy vết (Ảnh minh họa). Là sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa, truy vết F0 không phải là thế mạnh của tôi. Song, những khóa tập huấn thường kì của nhà trường cho lực lượng dự bị chống dịch, cũng giúp tôi đủ tự tin về năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, khó khăn đôi khi lại phát sinh từ chính những điều mà tôi không hề nghĩ đến trước khi bước vào cuộc chiến thực sự.
Cuộc trò chuyện đặc biệt với các "F"
Một đặc điểm chung của hầu hết các bệnh nhân hay người nhà của họ, mà tôi cảm nhận được qua những cuộc gọi, chính là tâm lý lo sợ và thậm chí là hoảng loạn.
Từ thực tế này, tổ truy vết vẫn thường xuyên trao đổi chuyên môn với nhau để tìm ra cách khai thác thông tin để ít ảnh hưởng tâm lý các bệnh nhân nhất.
Minh Hải là trưởng nhóm truy vết của đoàn sinh viên Đại học Y Hà Nội hỗ trợ thành phố Thuận An, Bình Dương. Có trường hợp con là F0 nhưng số điện thoại được cung cấp cho lực lượng truy vết lại là của bố, mẹ và đang không ở cùng con. Biết được tin con dương tính SARS-CoV-2, họ đều rất hoảng hốt. Liên tiếp những câu hỏi về tình hình, sức khỏe từ phía đầu dây bên kia, bởi có lẽ với họ lúc này, chúng tôi là kênh thông tin duy nhất về con mình. Tiếc rằng, chúng tôi cũng là người đang đi tìm lời giải cho những câu hỏi đó.
Một cuộc gọi khác đến người đàn ông đã ngoài 30 tuổi. Sau khi được thông báo có kết quả dương tính SARS-CoV-2, câu hỏi đầu tiên của anh ta không phải là về tình trạng của mình, mà là cô con gái đã có triệu chứng sốt 2 ngày nay.
Nhiều người sợ cách ly tập trung hơn cả Covid-19, thế nên việc đầu dây bên kia tắt máy hay giả vờ báo nhầm số ngay sau khi chúng tôi giới thiệu là lực lượng truy vết là chuyện xảy ra như cơm bữa.
"Các em gọi thế này chị biết mình là F0 rồi. Nhưng chị sợ người thân của mình phải vào khu cách ly, sinh hoạt, ăn uống không hợp và nhỡ đâu có nguy cơ lây nhiễm chéo, nên chị sẽ không trả lời câu hỏi của em", một F0 từng "bất hợp tác" với chúng tôi theo cách đặc biệt như vậy. Và dĩ nhiên, đây là tình huống không hề có trong "sách vở".
Cũng đã không dưới 10 lần, khi cuộc gọi truy vết được thực hiện thì bệnh nhân đã nằm trong phòng Hồi sức cấp cứu và thậm chí có người đã trút hơi thở cuối cùng từ trước đó. Gác máy sau mỗi cuộc gọi như vậy, tôi lại suy nghĩ về sự nguy hiểm của Covid-19 và trách nhiệm đi trước diễn biến dịch của lực lượng trên tuyến đầu chúng tôi.
Sức nặng của số "1"
Những cuộc trò chuyện với "F" không chỉ gói gọn trên điện thoại. Tất cả mọi ngày, chúng tôi đều có một danh sách dài những trường hợp cần truy vết cộng đồng.
Đặc điểm của Bình Dương là nhiều khu công nghiệp. Do đó, địa bàn chúng tôi xuống truy vết cộng đồng thường là các khu nhà trọ công nhân nằm san sát nhau.
Tổ truy vết trên đường đến điểm truy vết cộng đồng. Những trường hợp cần tìm gặp để điều tra dịch tễ chủ yếu là gia đình, đồng nghiệp hay hàng xóm của bệnh nhân. Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.
Điều quan trọng nhất và cũng là thử thách lớn nhất khi truy vết cộng đồng là phải xác định được người mình vừa điều tra là F1 hay F2. Có trường hợp một người phụ nữ là vợ sống cùng nhà với F0. Theo logic thông thường, người này chắc chắn sẽ là F1.
Thế nhưng kết quả điều tra lại cho thấy, người chồng đã cách ly tại công ty từ cách đây 10 ngày, nghĩa là khả năng nguồn lây của F0 không liên quan đến gia đình. Do đó, chúng tôi phải tự đặt ra câu hỏi cho chính mình trong mọi tình huống.
Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm (Ảnh minh họa). Thời gian đầu, F1 phải đi cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà. Do vậy, chỉ khác một con số đã là sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là khi những trường hợp được điều tra là trẻ em hay người già.
Chính vì vậy, trước khi đặt bút kết luận, chúng tôi phải rất cẩn trọng. Ngoài bám thật sát hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế, nếu có bất kì điểm gì chưa chắc chắn, chúng tôi sẽ phải xin ý kiến của lực lượng y tế địa phương hoặc nếu cần là tham vấn các thầy, chuyên gia dịch tễ của Đại học Y Hà Nội.
Tôi còn nhớ như in về một trường hợp cụ bà 70 tuổi, tôi trực tiếp điều tra truy vết và xác định là F1. Chỉ 15 phút sau, con gái của bà gọi cho tôi vừa nói vừa nấc nghẹn: "Em xem kỹ lại kết quả giúp chị. Mẹ chị chừng này tuổi rồi, sợ bà vào khu cách ly nhỡ may…".
Thế nên, với chúng tôi, đưa ra một quyết định chính xác không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là trách nhiệm với xã hội.
Nguyễn Ngọc Minh Hải, 23 tuổi, quê Quảng Ninh là sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội. Ngày 6/7, Minh Hải cùng hơn 300 sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội "nam tiến" để chi viện cho các điểm nóng về dịch. Theo Dân Trí
Đội truy vết F0 ở TP.HCM: 'Nhiều cuộc gọi làm chúng tôi rơi nước mắt'
Bên cạnh khó khăn khi thực hiện hàng nghìn cuộc gọi mỗi ngày, các thành viên đội truy vết F0 ở TP.HCM còn kể nhiều câu chuyện cảm động của những con người phía bên kia đầu dây.
" alt="Lực lượng truy vết kể lại những cuộc trò chuyện đặc biệt với F0, F1..." />
- ·Nhận định, soi kèo Tottenham vs Nottingham, 2h00 ngày 22/4: Trở lại top 3
- ·Hướng dẫn chuẩn bị túi dự phòng trong trường hợp phải ra khỏi nhà khẩn cấp
- ·Cây có bị sốc nhiệt không?
- ·Bức thư đáng yêu bé gái gửi chú bộ đội cổ vũ tinh thần chống dịch
- ·Nhận định, soi kèo Alianza Lima vs Talleres Cordoba, 5h00 ngày 23/4: Điểm số đầu tiên
- ·Tính năng bảo vệ tổ ấm của sơn ngoại thất Jotashield sạch vượt trội
- ·Khoai môn gây ngứa do nhựa hay lông?
- ·Bị chồng chửi là lăng loàn và bắt các con không được gần mẹ
- ·Nhận định, soi kèo Al Wehda vs Al
- ·Chuyện ít biết về gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Khi chuyển về căn hộ mới và phải thay đổi nội thất, gia đình bà Minh Anh (32 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) ưu tiên các sản phẩm theo xu hướng "tàng hình". Như chiếc TV gắn lên tường, khi không sử dụng có thể biến thành khung tranh, tối ưu diện tích sử dụng mà không cần thêm mua món trang trí nào khác. Một số hãng TV còn đính kèm chân đế giống khung tranh, để phòng khách trở thành nơi trưng bày nghệ thuật.
Tuệ Minh (27 tuổi, quận 8, TP HCM) thích sơn lại tường mỗi dịp năm mới nên ưu tiên mua cho gia đình sản phẩm dễ tùy chỉnh thiết kế. Ví dụ tủ lạnh có nhiều model, cho phép thay đổi màu sắc. Khi Minh sơn lại tường, cô cũng sẽ chọn lại màu của tủ nhằm tạo sự đồng điệu toàn không gian.
Thạc sĩ, kiến trúc sư Phan Mạnh Hà cho biết khi thiết kế nội thất, ông rất chú trọng hệ thống kỹ thuật, điện, đồ gia dụng và an ninh. Bởi ngoài việc đáp ứng nhu cầu thường nhật, một chi tiết thêm vào có thể thay đổi cả bố cục đã định sẵn. Các sản phẩm công nghệ mà ông lựa chọn thường mang đặc điểm: tối giản, nhỏ gọn, đa năng, có thể kiêm luôn chức năng trang trí.
Ông Hoàng Việt Anh - Tổng giám đốc FPT Telecom đánh giá, xu hướng biến đồ công nghệ thành món trang trí nội thất không mới nhưng gần đây có xu hướng gia tăng, đến từ nhu cầu cuộc sống ngày một nâng cao. Năm qua, nhiều ông lớn điện tử trên thế giới như Samsung, LG, Sony... liên tục cho ra mắt phân khúc bespoke (thiết kế riêng) để người dùng tùy biến theo không gian, thay đổi kích thước lẫn màu sắc, công năng...
Còn tại FPT Telecom, có thể lấy ví dụ bằng FPT Camera - sản phẩm ra mắt cách đây ba năm, đến nay người dùng đã có thêm những yêu cầu cao hơn về tính năng lẫn thẩm mỹ. "Từ đó, chúng tôi quyết định thay đổi chiến lược và đưa ra khái niệm 'nghệ thuật chạm công nghệ' ở các dòng sản phẩm mới ra mắt thị trường. Sản phẩm mang các tiêu chí mới, mà trong đó hai thành phần quan trọng nhất là: thiết kế tối giản ambient và công nghệ AI - cloud", ông Việt Anh nói.
" alt="Làm mới không gian sống bằng sản phẩm công nghệ" />Đây là những quy định thuộc Nghị định 167/2013/NĐ-CP về "xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình" mà Chính phủ mới ban hành.
Tiểu tiện ở đường phố bị phạt 300.000 đồng
Người mang "tội bất hiếu" sẽ bị xử phạt đến 2 triệu đồng. Cụ thể, Điều 50 của Nghị định nêu rõ: Phạt tiền từ trên 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi: Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người già, yếu, tàn tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ; Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân.
Cũng theo Nghị định, chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng đều sẽ bị xử phạt đến 1 triệu đồng. Điều 51 quy định, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên trong gia đình.
Chồng chửi vợ hoặc vợ chửi chồng sẽ bị xử phạt 1 triệu đồng (Ảnh minh họa)
Nghị định cũng quy định xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, bạn bè hoặc không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh.
Từ ngày mai (28/12), tiểu tiện ở đường phố cũng sẽ bị phạt đến 300.000 đồng. Cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.
Nghị định cũng quy định mức phạt cảnh cáo hoặc 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không xuất trình chứng minh nhân dân khi có yêu cầu kiểm tra của người có thẩm quyền.
Bỏ phạt "thả rông", "dọa ma trẻ con"
Thực ra, những quy định trên đều đã có từ nhiều năm nay. Thậm chí, trong các nghị định trước đây, nhiều hành vi khác liên quan đến trật tự an toàn xã hội, bạo lực gia đình bị xử phạt. Trong đó có quy định xử phạt hành vi không mặc quần áo nơi công cộng mà nhiều người quen gọi là "thả rông". Một số hành vi khác trước đây cũng có quy định xử phạt là: vợ kiểm soát tiền chồng hoặc chồng kiểm soát tiền vợ; cha mẹ dọa con bằng ma quỷ, ngáo ộp;... Nhưng thực tế, từ trước đến nay hầu như vẫn chưa ai bị xử lý.
Trước đây, ít ai để ý đến những quy định này. Cách đây không lâu, khi soạn thảo Dự thảo Nghị định 167, Bộ Công an tiếp tục đưa những hành vi này vào để lấy ý kiến dư luận. Theo đó, nhiều quy định xử phạt đã gây ra không ít tranh cãi.
Trong Dự thảo cuối cùng trình Chính phủ, Bộ Công an đã sửa đổi nhiều nội dung so với Dự thảo ban đầu. Và nghị định 167 Chính phủ mới ban hành, nhiều quy định như xử phạt "thả rông", "vợ kiểm soát tiền chồng", "dọa ma trẻ con" đều đã được bỏ ra khỏi Nghị định.
Một số hành vi khác được quy định cụ thể hơn. Chẳng hạn: Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú cũng sẽ bị phạt số tiền tương tự.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Người nào đưa hối lộ để tránh xử lý vi phạm hành chính sẽ bị phạt nặng. Cụ thể, Nghị định nêu rõ: Phạt 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Người bán dâm sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Còn người mua dâm sẽ bị phạt nặng hơn, từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Đặc biệt, hành vi lôi kéo người khác mua dâm sẽ bị phạt 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
(Theo Khampha.vn)" alt="Từ 28/12, chồng chửi vợ sẽ bị phạt tiền" />Chàng bệnh nhân đặc biệt
Sáng sớm, những tia nắng đầu tiên xuyên qua lớp kính cửa sổ phòng bệnh. Hà Ngọc Trường (29 tuổi), bệnh nhân “đặc biệt” của Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM) thức dậy.
Búi tóc lên, đeo bao tay y tế, Trường đến bên giường các bệnh nhân thăm hỏi, xem họ cần hỗ trợ những gì. Những đêm trước, Trường dường như không thể ngủ. Nỗi đau mất mẹ hằn in trên đôi mắt của chàng thanh niên đang là niềm động viên của hơn 70 người bệnh tại đây.
Trường nhiễm Covid-19 trong một lần đi mua cà phê. Sau đó, cả nhà anh gồm người em trai sinh đôi, em dâu và bố mẹ đều dương tính với Sars-Cov-2 rồi nhập viện điều trị ở những bệnh viện khác nhau.
Ngày bệnh tình trở nặng, Trường được đưa vào khu ICU (chăm sóc tích cực) điều trị. Anh sốt triền miên rồi ho, khó thở, mất vị giác.
Sau khi chiến thắng Covid-19, Trường tình nguyện ở lại bệnh viện để hỗ trợ các bệnh nhân. Những ngày đầu, Trường mất hết sức lực, tưởng chừng đến việc đứng lên cũng khiến anh chao đảo, ngã nhào. Thế nhưng, Trường không tuyệt vọng. Anh nghĩ về gia đình, về các y bác sĩ, về việc mọi người đang cùng nhau nỗ lực chống lại bạo bệnh. Cùng với đó, Trường nhớ mẹ. Anh muốn về với gia đình và lấy đó làm sức mạnh vực dậy tinh thần.
Sau 10 ngày điều trị, Trường bắt đầu bình phục. Anh được chuyển lên Bệnh viện dã chiến Củ Chi.
Trở về từ cửa tử, Trường biết ơn các y bác sĩ và thấu hiểu sự khó khăn vất vả của họ trong việc giành giật sự sống cho bệnh nhân. Trường nói: “Họ tất bật trong sự nóng nực, bất tiện của bộ đồ bảo hộ. Suốt 3-4 tiếng đồng hồ, họ không dám uống nước, ăn cơm… để giành giật từng hơi thở cho bệnh nhân. Nhìn cảnh ấy, tôi nghĩ khi khỏe lại, tôi sẽ ở lại bệnh viện hỗ trợ họ trong việc chăm sóc bệnh nhân”.
Nguyện vọng của Trường được lãnh đạo bệnh viện chấp thuận. Những ngày đầu, khi sức lực chưa thật đầy đặn, Trường đảm nhận việc thay các bình nước lọc phục vụ bệnh nhân. Khỏe hơn một chút, anh dọn vệ sinh phòng bệnh, thay drap giường…
Tại đây, Trường dọn vệ sinh phòng bệnh, thay drap giường, hỗ trợ bệnh nhân trong việc ăn uống. Khi sức khỏe cho phép, Trường tự biến mình thành một điều dưỡng bất đắc dĩ của bệnh viện. Anh dọn vệ sinh phòng bệnh, thay tã, tắm gội, thay bình oxy… cho bệnh nhân. Trường chia sẻ: “Đây là khoa dành cho người lớn tuổi, bệnh nặng, có bệnh nền”.
“Nhiều người trong số họ không thể tự vệ sinh, chăm sóc bản thân nên tôi quyết định hỗ trợ. Ban đầu, tôi chỉ đút cho họ ăn. Sau đó, tôi tình nguyện thay tã cho họ. Dần dần quen việc, quen người, tôi thay drap giường, lau mình, tắm gội cho họ luôn”, anh nói thêm.
Biến đau thương thành sức mạnh
Mỗi buổi sáng, Trường đi một vòng khắp các phòng bệnh trong khoa. Anh hỏi thăm từng bệnh nhân, kiểm tra việc sinh hoạt cá nhân, bình truyền nước, bình oxy của họ để xem ai cần gì thì giúp. Trời nắng, ấm, Trường luân phiên tắm gội, lau mình cho các bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân.
Trường nói, anh thấu hiểu cảm giác khó chịu, bức bối đến nhường nào khi lâu ngày không được tắm gội. Anh trải qua cảm giác này trong thời gian điều trị tại khu ICU. Tại đây, sau 8 ngày Trường mới được tắm gội một lần.
“Được tắm gội sau nhiều ngày liền “nín nhịn”, các cô chú, ông bà vui lắm. Ai cũng vui vẻ hợp tác và không ngại ngùng gì. Có người còn nói vui rằng, nhiều lúc người thân, con cái của họ cũng chưa chắc chăm sóc họ được như thế”, Trường chia sẻ.
Trường tình nguyện luân phiên tắm gội cho các bệnh nhân không thể tự vệ sinh cá nhân. Mỗi lần gội đầu cho một bệnh nhân nữ lớn tuổi, Trường lại nghĩ đến mẹ. Đã hơn một tháng, Trường không được gặp bà. Mẹ Trường chuyển biến nặng và phải thở máy. Khi hay tin các thành viên khác trong gia đình đã được xuất viện, chỉ có mẹ chưa được về, anh càng lo lắng hơn.
Thế rồi điều không may xảy đến. Trường nhận tin mẹ không đủ sức vượt qua bạo bệnh. Trường kể: “Hơn 1 tháng qua, tôi không được gặp mẹ vì mẹ đang phải điều trị bệnh. Khi được thấy mặt thì mẹ tôi đang nằm trên giường bệnh, thở loại máy thở cuối cùng - loại máy dành cho các bệnh nhân nặng giành giật sự sống”.
“Rồi mẹ tôi ra đi…Khi làm tình nguyện viên ở đây, tôi vẫn hi vọng mẹ vượt qua nhưng không có phép màu nào cả. Tôi phải chấp nhận sự thật ấy dù rất đau đớn. Tôi chỉ mong mẹ thấy được công việc của tôi đang làm và yên nghỉ. Kiếp sau, tôi vẫn muốn được làm con của mẹ”, Trường nghẹn ngào chia sẻ.
Đau đớn nhưng Trường không để nỗi bi thương cùng sự tàn khốc của dịch bệnh quật ngã. Trường biến đau thương thành sức mạnh, quyết cùng người bệnh giật lại sự sống từ Covid-19.
Trường lấy việc chăm sóc, hỗ trợ bệnh nhân làm niềm vui mỗi ngày. Anh nói, tinh thần lạc quan rất quan trọng trong quá trình điều trị Covid-19. Thế nên, anh luôn tìm cách động viên, củng cố tinh thần cho bệnh nhân.
Trường nói, anh rất vui khi có thể hỗ trợ các y bác sĩ chăm sóc người bệnh. Mỗi ngày, ngoài việc dọn vệ sinh, tắm gội, anh luôn miệng động viên bệnh nhân ăn uống, vững tâm điều trị để “nhanh được về nhà”. Trường cũng thường xuyên liên lạc với người thân bệnh nhân để họ trò chuyện với cha, mẹ, ông bà mình đang nằm trên giường bệnh qua các ứng dụng gọi video.
Đêm về, Trường gần như thức trắng bên giường bệnh của những ca chuyển nặng để họ không cảm thấy cô đơn. Anh cũng nấu cháo, nấu mì, đút nước, thay bình nước muối vô khuẩn cho những bệnh nhân khác…
Anh nói: “Tôi rất vui và hạnh phúc khi có thể làm được gì đó cho những người đang điều trị bệnh tại đây. Có trường hợp, tôi chăm sóc họ từ lúc mới vào viện đến khi xuất viện”.
“Đó là khoảng thời gian tôi vui và hạnh phúc nhất. Những lúc như thế, tôi cảm thấy như mình vừa hoàn thành một nhiệm vụ gì đó, dù nhỏ nhoi trong cuộc chiến chống dịch đầy cam go này”, Trường nói.
Hãy giữ vững tinh thần
Hà Ngọc Trường cho biết: “Covid-19 rất nguy hiểm nên mọi người không được chủ quan mà phải tuyệt đối tuân thủ công tác phòng dịch.
Chúng ta cần uống nhiều nước, uống viên Vitamin C, tập thể dục hàng ngày, ăn uống điều độ để tăng cường sức khỏe. Khi nhiễm bệnh, phải điều trị, người bệnh không nên bi quan mà hãy lạc quan, giữ vững tinh thần chúng ta sẽ vượt qua đại dịch”.
Bài: Nguyễn Sơn
Ảnh nhân vật cung cấp
Người lính bế cụ bà F0: 'Má đừng ngại, cứ ôm lấy con'
Bế cụ bà dương tính với Sars-CoV-2 không mặc đồ bảo hộ từ tầng 4 ra xe, anh lính biên phòng liên tục động viên người bệnh. Anh nhắn nhủ: “Má đừng ngại, cứ ôm lấy con”.
" alt="Nỗi đau mất mẹ của chàng trai 'xin tắm gội cho bệnh nhân Covid" />Mình 30 tuổi, muốn chuyển sang làm việc ở lĩnh vực Công nghệ thông tin, nhưng không biết liệu độ tuổi này có già cỗi, chậm chạp không. So với các bạn trẻ năng động, có lẽ mình cũng khó là lựa chọn của các công ty tuyển dụng.
Dù vậy, mình vẫn muốn học và làm việc liên quan đến Công nghệ thông tin. Ngoài ra, mình nghĩ tới một hướng khác là học về kinh doanh và học thêm các chứng chỉ chuyên môn công nghệ như về Data hay AI.
Xin nhờ mọi người cho mình lời khuyên. Liệu mình có nên học Công nghệ thông tin ở tuổi 30 không?
Vũ
" alt="30 tuổi có nên học ngành Công nghệ thông tin?" />
- ·Nhận định, soi kèo Real Madrid vs Athletic Bilbao, 02h00 ngày 21/4: Trên đà hưng phấn
- ·Chán vì vợ nhàu nhĩ như... người giúp việc
- ·Ảo tưởng 'người nhiều bằng cấp phải làm việc cao sang'
- ·Cứ tắt đèn là mẹ chồng lại xông vào phòng
- ·Nhận định, soi kèo Stromsgodset vs Brann, 22h00 ngày 21/4: Tự tin trên sân khách
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Hà Lan
- ·Đàn ông không biết rửa bát là vô trách nhiệm!
- ·Hoa hậu Ý Nhi du học Australia
- ·Siêu máy tính dự đoán Parma vs Juventus, 1h45 ngày 22/4
- ·Cách giữ quần áo bền mới