“Về tới làng xã, có ai nói con đi học nghề mà được tôn vinh đâu”
Đó là chia sẻ của ông Trương Anh Dũng,ềtớilàngxãcóainóiconđihọcnghềmàđượctônvinhđâtin the thao 24h Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tại hội thảo 1uan điểm, mục tiêu và các đột phá chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 diễn ra mới đây.
Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức hội nghị này nhằm bàn về các vấn đề lớn như hướng chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp; mục tiêu và các giải pháp đột phá trong giai đoạn tới.
Các đại biểu tham dự hội thảo Quan điểm, mục tiêu và các đột phá chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2030 do Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức ngày 24/7. |
PGS.TS Dương Đức Lân, Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam cho hay rất ủng hộ hướng giải pháp đổi mới phương thức phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục nghề nghiệp theo đầu vào sang đặt hàng, giao nhiệm vụ theo số lượng và chất lượng kết quả đầu ra.
“Câu chuyện gắn đào tạo nghề với doanh nghiệp được chúng ta nói đến nhiều nhưng thực tế còn yếu kém. Trên thế giới, đào tạo nghề phải gắn với doanh nghiệp. Bởi đào tạo nghề chủ yếu để ra lao động cho doanh nghiệp chứ không phải để ra “làm quan”.
Ngoài ra, theo ông Lân, câu chuyện chuyển việc phân bổ nguồn lực tài chính theo sản phẩm đầu ra cũng được nói đến nhiều nhưng hiện vẫn “chưa đâu vào đâu, thực ra vẫn theo đầu vào”.
“Phân bổ cho đầu ra thì không còn bao cấp nữa mà phải theo số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề đào tạo thì mới trả tiền. Chứ thực tế hiện nay có những trường tuyển đầu vào mấy trăm nhưng sau lại bỏ hết chỉ còn vài người. Như vậy phân bổ xong tiền là xong, còn chẳng được việc gì”.
Ông Lân cho rằng hình thức đào tạo theo kiểu đặt hàng là một giải pháp chiến lược. Tuy nhiên, để làm được không phải đơn giản, thậm chí phải chấp nhận việc “thay máu” cấp quản lý các trường.
Ông Lân cũng cho rằng không thể không nói đến các giải pháp đột phá về giáo viên. Song không nên theo kiểu như từ trước đến nay, tức vẫn “chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học,...”.
“Giáo viên là người quyết định về chất lượng giáo dục nghề nghiệp do đó cần phải có giải pháp để có được một đội ngũ thật tốt”.
PGS.TS Dương Đức Lân, Chủ tịch Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng |
Đồng quan điểm, ông Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội cho rằng, bất cập hiện nay là việc đòi hỏi trình độ đào tạo cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp rất cao, trong khi cơ chế chính sách chưa đáp ứng được.
“Ở giáo dục nghề nghiệp, giờ làm như thế nào để được công nhận PGS, giảng viên cao cấp,...? Rất khó. Chúng ta không giải được tận gốc thì lấy đâu người giỏi để dạy. Việc tuyển giáo viên thì cực kỳ khó”, ông Khánh chia sẻ.
PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ cho rằng lĩnh vực dạy nghề sẽ thay đổi nhanh nhất trong hệ thống giáo dục. Bởi nghề nghiệp thay đổi vì chuyển đổi số.
“Ngay ở Việt Nam, đợt Covid-19 vừa rồi cho thấy một điều rất quan trọng đó là những lao động đứng bán hàng khả năng mất việc rất cao. Bởi người ta chọn hình thức mua trực tuyến, cùng đó đội ngũ giao chuyển hàng thì tăng nhanh. Hay trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng thay đổi hệ thống nhân lực về đếm tiền, kế toán bởi giao dịch trực tuyến thay thế”, ông Thiên dẫn chứng.
PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ chia sẻ tại hội thảo. |
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cũng dẫn câu chuyện của cô con gái đang đi du học ở Mỹ để cho rằng giáo dục nghề nghiệp Việt Nam cần phải có sự thay đổi.
“Con gái gọi điện về cho tôi vì coi bố là một chuyên gia đầu ngành về ô tô ở Việt Nam hỏi về chuyện xe ô tô bị đụng vỡ 2 đèn sau. Nếu đưa vào tiệm sửa xe thì mất nhiều tiền. Tôi mới bảo con lên Youtube và chỉ cần gõ cụm từ “How to repair Toyota Camry...” (cách sửa chữa một dòng xe nào đó, đời bao nhiêu- PV) thì trên đó hiện ra các video chỉ từng động tác tháo từng con ốc như thế nào, dụng cụ thay ra sao,... Sau đó, lên mạng đặt hàng trực tuyến. Cuối cùng, một mình đứa con gái tôi chưa bao giờ biết về ngành ô tô đã hoàn toàn có thể thay thế nguyên bộ đèn phía sau của xe Camry. Trong khi đó, nếu chúng ta dạy theo kiểu truyền thống, nhiều lúc một học viên ngành ô tô ra trường, bảo đi thay bóng đèn nếu không có người chỉ thì không biết làm”, ông Dũng nói.
Do đó, ông Dũng cho rằng cần phải mạnh dạn chuyển đổi số hơn nữa bởi nền tảng hiện nay cho phép chúng ta tiết kiệm rất nhiều khi chuyển đổi số. “Thậm chí, kỹ năng thực hành cũng có thể qua chuyển đổi số như học viên sử dụng kính 3D công nghệ không gian ảo và thực hành y như thật,...”, ông Dũng nói.
Ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Ảnh: Thanh Hùng |
Phát biểu tổng kết hội thảo, TS.Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho rằng Việt Nam hiện nay với quy mô dân số trên 90 triệu người, lực lượng lao động trên 55 triệu người, nhưng mỗi năm giáo dục nghề nghiệp chỉ tuyển sinh khoảng 2,2 triệu người, lực lượng lao động qua đào tạo chưa tới 25% là chưa tương xứng.
“Giáo dục nghề nghiệp không phải chỉ đơn thuần là vấn đề giáo dục mà đằng sau đó là vấn đề kinh tế, năng suất, năng lực cạnh tranh. Chúng ta có dám nhìn nhận như thế không hay chỉ nghĩ rằng để trang bị kiến thức, kỹ năng giống như các bậc, trình độ đào tạo khác”, ông Dũng nhấn mạnh.
TS.Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Ảnh: Thanh Hùng |
Về giải pháp, ông Dũng cho rằng trong số những vấn đề cần giải quyết thì vấn đề nhận thức vẫn là đầu tiên, kể cả của các cấp quản lý lẫn cấp thực thi.
“Tôi cho rằng không có chuyện mầm non, phổ thông, đại học hay nghề nghiệp quan trọng hơn. Mà mỗi cấp, bậc học đều có một sứ mệnh và đều có vai trò của nó. Nhưng việc truyền thông để thay đổi nhận thức dù chúng ta đã làm trong thời gian vừa rồi nhưng chưa tốt, cần phải làm tiếp mạnh hơn. Bởi về tới cấp thiết chế thấp nhất ở địa phương là cấp xã, cấp làng thì hơi hướng của người ta vẫn chỉ có tôn vinh những gia đình mà có con đi học đại học. Có ai nói con đi học nghề được tôn vinh, được khen thưởng hay tặng thưởng gì đâu? Hay hội khuyến học địa phương cũng chỉ khuyến khích đại học”.
Ông Dũng cũng dẫn chứng khi làm việc với một địa phương, ngày 20/11, lãnh đạo chỉ nghĩ đến tri ân trường phổ thông, đại học, chứ không ai đến trường nghề.
“Đó là vấn đề nhận thức của cả cấp quản lý lẫn thực thi”, ông Dũng nói.
Cùng đó, theo ông Dũng, các vấn đề còn liên quan đến thể chế, cơ chế chính sách, trong đó có câu chuyện chuyển đổi đầu vào sang đầu ra, thu hút xã hội hóa, tạo hình ảnh trong xã hội, thu hút được nhiều hơn các cơ sở tham gia.
“Câu chuyện này hiện nay chúng ta nói nhiều nhưng vẫn chưa làm được nhiều. Do đó cần phải cố gắng các giải pháp này trong thời gian tới”.
Thanh Hùng
'Singapore phát triển gấp nhiều lần chúng ta, tại sao 45-50% con em họ vẫn vào học nghề?'
Câu hỏi được Tổng Cục trưởng Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng nêu lên để nhấn mạnh tiềm năng phát triển của hệ thống trường nghề.
本文地址:http://member.tour-time.com/html/224a699430.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。