









Việt Nam có một đại học duy nhất là ĐH Tôn Đức Thắng (TDTU) tiếp tục vào trong bảng này; và được xếp Top 701-800, tăng ít nhất 200 bậc so với năm 2019 (là 901-1000).
![]() |
Cùng nhóm hạng với ĐH Tôn Đức Thắng là các đại học danh tiếng thế giới từ nhiều năm trước như: The university of Waikato (New Zealand, đại học xếp thứ 6 ở New Zealand), Università Della Svizzera Italiana (Thụy Sỹ, xếp thứ 9 ở Thụy Sỹ), Czech Technical University in Prague (Cộng hoà Séc, Top 4 các đại học của Czech), Université Gustave Eiffel (Pháp, Top 26 ở Pháp), Chulalongkorn University (Thái Lan, Top 2 của hệ thống đại học Thái Lan), Chungnam National University (Hàn Quốc, Top 24 các đại học Hàn Quốc,…
![]() |
Đứng đầu bảng xếp hạng này năm nay vẫn là những đại học danh giá và lâu đời trên thế giới. Số 1 là Đại học Harvard (Mỹ), số 2 là Đại học Stanford (Mỹ), số 3 là Đại học Cambridge (Anh). Năm nay có sự tụt hạng của Đại học Chulalongkorn và Đại học Chieng Mai của Thái Lan trong bảng này. Ngược lại, Đại học Mahidol, một đại học chú trọng chất lượng giáo dục và nghiên cứu ứng dụng đã vượt lên thành đại học số 1; Đại học hoàng gia Chulalongkorn xếp thứ 2 Thái Lan.
![]() |
Nhờ cơ chế thí điểm tự chủ và cơ chế đại học công, nhưng được quản trị như mô hình đại học ngoài công lập, sau hơn 22 năm hình thành và phát triển, ĐH Tôn Đức Thắng đã đứng dẫn đầu hệ thống đại học Việt Nam về công bố quốc tế, Top 400 đại học của thế giới theo nhóm ngành học thuật năm 2020 của ARWU…
![]() |
Với đường phát triển khuynh hướng như 10 năm qua, Nhà trường dự báo rằng không quá 3 năm tới, TDTU sẽ vào Top 500 đại học xuất sắc nhất thế giới theo ARWU.
![]() |
ARWU được giới giáo dục đại học thế giới nhìn nhận là Hệ thống xếp hạng đại học uy tín, khách quan và khó nhất thế giới. AWRU tự xây dựng dữ liệu đánh giá các đại học trên toàn thế giới căn cứ vào các cơ sở dữ liệu khoa học hàng đầu thế giới, chứ không phụ thuộc và cũng không yêu cầu các đại học phải cung cấp dữ liệu. Các tiêu chí đánh giá chính bao gồm: Chất lượng giáo dục (10%), Chất lượng giảng viên (40%), Nghiên cứu khoa học (40%) và Năng suất học thuật bình quân trên đầu người (10%). |
Doãn Phong
">XEM CLIP:
Anh Sơn năm nay 52 tuổi, tính đến nay đã đổ bệnh tâm thần được 24 năm. Chỉ sau một lần đi chẻ đá trên núi, anh ngã bệnh. Nhớ lại quãng thời gian nhọc nhằn nuôi nhốt con, bà Cẩm bần thần:
"Trong 25 năm nhốt con ở đó, có đến gần 15 năm phải xích chân con lại. Vì nếu thả ra là Sơn đi lang thang cả ngày, cả đêm ngoài đường. Thời trẻ Sơn đi khắp nơi, nổi cơn tâm thần đập phá, người dân ai cũng sợ hãi".
Chồng mất sớm, một mình bà vừa lo chạy chữa cho con khắp nơi, vừa lo ăn từng bữa. Nhưng rốt cuộc đến cuối cùng, các bác sĩ vẫn kết luận anh Sơn không thể khỏi bệnh. Thời điểm nhận được tin đó, gia đình bà đã khánh kiệt, không còn tài sản gì đáng giá.
"Nhiều lần Sơn phá cửa bỏ đi tôi phải nhờ hàng xóm phụ ‘bắt’ về vì một mình không đủ sức giữ con lại. Vì lẽ đó, tôi đã phải xích chân Sơn lại để tiện chăm sóc", bà Cẩm nghẹn ngào.
Bà nhớ lại, năm Sơn 32 tuổi, vào mùa mưa, nước lũ dâng cao ngập nhà. Sơn ướt lạnh la ó nhưng một thân một mình bà không thể tháo xích, đành ngậm ngùi đứng ngoài nhìn con mà lòng tê dại bất lực.
Bà Cẩm năm nay đã 86 tuổi vẫn cặm cụi hằng ngày nuôi con |
25 năm nay, ngày nào bà Cẩm cũng chỉ biết đứng nhìn con từ ngoài song cửa. Tới bữa, bà mang cơm canh đưa qua khe song sắt rồi nhìn con ăn. Những buổi trưa nắng nóng, sau khi đi chợ về - bà bật chiếc mô tơ với cái vòi dài để đứng từ bên ngoài xả nước vào tắm cho con.
Nhiều đêm, Sơn la hét, đập phá trắng đêm. Những lúc ấy bà chỉ biết giấu nước mắt vào lòng.
Suốt ngày, ông Sơn hết ngồi lại nằm, lâu lâu chỉ cười lên một tràng dài... Đứng trước căn phòng nhốt con, đôi mắt bà Cẩm toát lên những khát điều kỳ diệu sẽ đến với con nhưng bất lực vì tuổi cao sức yếu.
Ông Nguyễn Toàn Thắng (trưởng thôn 6, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức) chia sẻ, trước đây, khi còn khỏe, bà Cẩm nhận ruộng khoán của xã để làm nông mưu sinh.
"Bà có 1 người con trai đã có vợ và con nhưng kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào việc làm nông, thợ hồ nên cũng không hỗ trợ được", ông Thắng cho biết.
Anh Sơn bị nhốt trong căn phòng gần 10m2 suốt 25 năm nay |
Thắp nén hương trên bàn thờ chồng, thầm khấn ông phù hộ cho bà thêm sức khỏe để sống được ngày nào hay ngày đó đặng nuôi con. Nay ở tuổi gần đất xa trời, bà chỉ mong ước có vậy, chứ không thể bỏ con được.
Mỗi ngày bà Cẩm nhìn thấy con là một ngày cố gắng sống, dẫu trong thâm tâm biết con khó khỏi bệnh. Sinh con ra không được báo hiếu, đỡ đần lúc tuổi già mà nay kẻ đầu bạc phải chăm kẻ đầu xanh. Nếu được hỗ trợ thêm thì cảnh già của bà vơi bớt khó khăn.
Đại diện chính quyền xã cho biết, hiện nay hai mẹ con bà Cẩm được nhận tiền trợ cấp hằng tháng, mỗi người hơn 500.000 đồng. Ngoài ra, bà Cẩm không có thu nhập gì vì không dám đi đâu xa, sợ con trai tâm thần phá cửa đi lang thang.
Người dân trong thôn ai cũng biết hoàn cảnh éo le của 2 mẹ con bà Cẩm nên mọi người có nhiều giúp nhiều, người có ít giúp ít hy vọng giúp bà vơi bớt nhọc nhằn.
Bà Cẩm lo có mệnh hệ gì nằm xuống trước sẽ không có ai lo cho con, nên ước mơ có một ít vốn để thuốc men lúc đau ốm. Rất mong hoàn cảnh của bà nhận được sự giúp đỡ từ phía bạn đọc.
Thanh Vạn - Nguyễn Hiền
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Bà Nguyễn Thị Cẩm thôn 6, xã Đức Nhuận, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. |
Chồng mất được vài năm, lần lượt vợ và bốn người con cùng lúc đổ bệnh. Vì nhà quá nghèo, để các con được đi bệnh viện, chị Tươi đành chấp nhận số phận gắn cuộc đời còn lại của mình trong căn nhà cũ nát.
">Tu hành từ năm 14 tuổi, thầy Thích Thiện Hưng xuất thân từ vùng đất nghèo của tỉnh Bình Phước trong gia đình có 6 anh em, cha mẹ làm nông.
Ngoài truyền giảng Phật pháp cho phật tử, Đại đức còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện với quan niệm “một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Thầy đã đến nhiều tỉnh thành như Đắk Lắk, Bến Tre, Quảng Nam, Bình Phước… để giúp nhiều mảnh đời khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
![]() |
Đại đức Thích Thiện Hưng tặng quà cho người nghèo tại Bình Phước năm 2019 |
Đại đức Thích Thiện Hưng đã tổ chức nhiều chuyến cứu trợ giúp đỡ bà con ở nhiều địa phương bị thiên tai, bão lũ. Đại đức cùng các mạnh thường quân và Phật tử cũng thường xuyên đến thăm và hỗ trợ cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện trong thành phố.
Một số hình ảnh khác:
![]() |
![]() |
Đại đức Thích Thiện Hưng trao tặng nhà tình thương tại Bình Phước năm 2017. |
![]() |
Phát quà Trung thu cho trẻ em nghèo tại Quảng Nam năm 2019 |
![]() |
Phát quà Trung thu cho trẻ em huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước |
Đình Sơn
">