Với tên gọi PowerBank, bộ pin sạc dự phòng của Tesla có hình dạng rất giống tượng đài "siêu sạc" đặt bên ngoài trụ sở của hãng ở California, Mỹ. Xét về chức năng, sản phẩm này có các dây cáp USB, micro USB và Lightning nên bạn sẽ không phải dùng một dây nối riêng rẽ khi sạc thiết bị của mình.
Bộ pin sạc này được quảng cáo là cũng loại với các sản phẩm pin dùng cho xe điện Tesla. Cụ thể, PowerBank cấu tạo gồm một viên pin 18650, loại pin lithium-ion tiêu chuẩn sử dụng trong mọi mẫu xe Tesla thế hệ trước Tesla Model 3. Tất nhiên, các xe Tesla vận hành nhờ hàng ngàn viên pin như thế này kết hợp lại, trong khi bộ pin dự phòng chỉ dùng một viên pin như vậy.
Đáng tiếc, PowerBank hiện chỉ có dung lượng 3.350mAh, tức là chỉ sạc được 1 lần cho hầu hết các mẫu smartphone phổ biến hiện nay.
Giá bán lẻ của PowerBank là 45 USD/bộ, thấp hơn nhiều so với mức mong muốn của Tesla. Song, mức giá này lại cao hơn nhiều so với các loại sạc dự phòng phổ biến trên thị trường hiện nay. Một bộ sạc dự phòng có dung lượng tương đương của các thương hiệu khác hiện chỉ có giá niêm yết trung bình là 9,99 USD.
Tuấn Anh(theo Techcrunch)
Nhà sản xuất xe hơi điện Tesla gần đây đã có chuyến thăm và gặp gỡ hai hãng sản xuất pin Hàn Quốc là Samsung SDI và LG Chem để cùng nhau bàn thảo về mối quan hệ hợp tác cung ứng pin cho xe điện.
" alt=""/>Tesla lấn sân, sản xuất sạc dự phòng cho smartphoneTheo Cổng thông tin điện tử Bộ Công an, thảo luận về dự án Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước do Bộ Công an chủ trì soạn thảo, ngày 22/11/2017, đa phần các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ tán thành với sự cần thiết phải ban hành Luật, để cụ thể hóa Hiến pháp, bảo đảm quyền công dân, quyền tiếp nhận thông tin, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong bảo vệ bí mật nhà nước, chống việc lộ, lọt bí mật đang diễn biến khó lường.
Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng các quy định của dự thảo Luật phải đáp ứng đồng thời 2 yêu cầu: đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đảm bảo công khai minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, của đại biểu Quốc hội, của báo chí và đảm bảo hiệu quả phòng, chống tham nhũng.
Đại biểu Lê Thị Nga cho rằng có thực trạng bí mật Nhà nước bị lộ, ngay cả trên không gian mạng, có những văn bản mật của cơ quan quan trọng được chụp đưa lên. Thực tế này gây ảnh hưởng tới quyền, lợi ích của Nhà nước, quốc gia.
Ngược lại, có tình trạng lạm dụng luật, đóng dấu mật vào những văn bản không mật. Danh mục mật chậm rà soát, sửa đổi. Có những danh mục mật từ năm 2000 - 2004 tới nay vẫn dùng. Trong khi hệ thống luật, việc công khai minh bạch, sửa đổi rất nhiều.
" alt=""/>Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp lo ngại tình trạng văn bản mật bị chụp ảnh đưa lên mạng