Đại biểu Quốc hội phản biện Bộ trưởng Giáo dục về giá sách giáo khoa
Tại phiên thảo luận tại tổ ở Quốc hội sáng 25/5,ĐạibiểuQuốchộiphảnbiệnBộtrưởngGiáodụcvềgiásáchgiágiá vàng hôm nay vàng 9999 Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã nói về việc dư luận phản ánh tình trạng sách giáo khoa (SGK) tăng giá 2-3 lần.
Sáng nay (27/5) trao đổi với báo chí tại Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Phan Viết Lượng đánh giá nội dung trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn về giá SGK tại tổ là đúng.
"Nếu vật liệu tốt, in đẹp, cách làm công phu thì rõ ràng giá thành sách phải cao hơn trước", ông Lượng nói. Tuy nhiên, ông bày tỏ băn khoăn với SGK có cần sử dụng vật liệu tốt, in đẹp quá hay không? Bởi làm SGK vấn đề cần quan tâm là có phù hợp với phù hợp với người sử dụng, phù hợp với điều kiện giáo dục của ta hiện nay, tuổi thọ của sản phẩm đó như thế nào.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/5/27/280202158-1635220226876470-5898074598782769566-n-544.jpg?width=0&s=C4KIHSYaT63nMDvsT86JuQ)
"Với giáo dục không nhất thiết phải đẹp hình thức mà cần chú trọng về nội dung, giá trị sử dụng. Tất cả phải tính toán phù hợp. SGK cũng có thể coi là sản phẩm thiết yếu, nên cần phải định giá cho phù hợp. Không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà đẩy giá sách lên được. Do vậy, nhà nước cần phải quản lý giá, định giá, thậm chí phải trợ giá", ông Lượng nói và cho biết, việc cử tri băn khoăn về giá sách giáo khoa là đúng, các bộ ngành liên quan cần phải trả lời cho rõ, còn nếu để lâu sẽ gây hoài nghi trong dư luận.
3 năm trước, Ủy ban Văn hóa, giáo dục đã có giám sát, báo cáo gửi đến các bộ ngành về vấn đề sách giáo khoa, trong đó, có nêu rõ giá cao. Qua đó, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính đã có đề xuất tăng cường quản lý giá sách.
"Bộ trưởng GD&ĐT đã nói như vậy thì cũng đã nhìn nhận vấn đề nhưng cần rà soát, đánh giá lại và cần phải giải quyết ngay vấn đề quản lý Nhà nước về giá sách, trả lời sớm cho dư luận", ông Luận nhắc lại.
Chỉ là 'kỹ thuật' của người làm sách?
Còn ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho biết, thông qua phát biểu của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại buổi họp tổ, ông đã hiểu rõ hiện nay SGK có thể dùng lại được, không phải là sách dùng một lần.
Tuy nhiên, ông băn khoăn khi các trường được chọn SGK dạy cho từng cấp học, trong từng năm, ngoài ra, trong các bộ SGK học sinh có thể làm bài tập ngay trong đó.
![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/5/27/202205271200340393-28-nguyen-anh-tri-tpha-noi-545.jpg?width=0&s=_NcwmHQYTfdbmM8t3OwywQ)
"Năm nay trường chọn bộ sách này, nhưng sang năm họ lại chọn bộ sách khác thì lớp học sinh sau có dùng lại được nữa hay không? Còn việc học sinh lớp trước giải luôn bài tập trong sách giáo khoa, thì các em sau này chưa làm đã biết hết kết quả rồi", ông Trí nêu và cho rằng đó là "kỹ thuật" của những người làm sách.
Trong phần trao đổi tại tổ, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng giải thích lý do giá SGK hiện nay đắt hơn trước vì giấy tốt hơn, khổ to hơn, in đẹp hơn và cũng có yếu tố xã hội hóa. ĐB Trí đánh giá: "Bộ trưởng nói thế là đúng quá rồi nhưng giá sách như vậy đã trở thành gánh nặng với nhân dân, nhất là với những gia đình có nhiều con đi học, các hộ nghèo".
Để giá SGK không trở thành gánh nặng đối với nhiều hộ gia đình, ông đề nghị nhà nước có chính sách trợ giá trong in sách giáo khoa. Bởi, theo ông chọn sách để học rất khó, như một cậu sinh viên chưa chắc đã biết chọn cuốn nào cho phù hợp.
Do vậy, nếu cứ để như tình trạng hiện nay sẽ rất phí nguồn lực.
Trước đó, thảo luận tại Quốc hội ngày 23/5, ĐB Nguyễn Anh Trí cũng đã phát biểu SGK không được dùng lại, hàng năm xã hội tốn thêm hàng nghìn tỷ đồng để mua sách mới, gây khó khăn cho gia đình có con đi học, đặc biệt là hộ nghèo.
Trần Thường
![Bộ trưởng GD-ĐT nói về việc sách giáo khoa đắt gấp 2-3 lần](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2022/5/25/nguyen-kim-son-577.jpg?width=260&s=Exqf4aeoQMK6vrglWn1dxQ)
Bộ trưởng GD-ĐT nói về việc sách giáo khoa đắt gấp 2-3 lần
Tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội sáng nay (25/5), Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã thông tin rõ trước dư luận xã hội việc giá sách giáo khoa tăng 2-3 lần.相关文章:
- Nhận định, soi kèo Persipura Jayapura vs Persipa Pati, 13h30 ngày 5/2: Rực rỡ sân nhà
- Messi vượt Mbappe, xuất sắc nhất bóng đá thế giới 2022
- Erik ten Hag lại ghi điểm mạnh MU vì phát biểu về Rashford
- Bị suy thận biến chứng mù mắt, suy tim, người phụ nữ khóc nghẹn cầu cứu
- Nhận định, soi kèo U20 Fiorentina vs U20 Cagliari, 19h30 ngày 5/2: Khó tin ‘tiểu The Viola’
- Tin thể thao 11
- TP.HCM thi tốt nghiệp THPT 2021 thành 2 đợt
- Kết quả bóng đá Pays de Cassel vs PSG
- Nhận định, soi kèo U20 Fiorentina vs U20 Cagliari, 19h30 ngày 5/2: Khó tin ‘tiểu The Viola’
- Thiết kế nội thất phòng khách đẹp với 4 bước
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Terengganu, 19h30 ngày 5/2: Cửa trên đáng tin
- Rủi ro mua nhà không sổ đỏ, giá rẻ bằng một nửa
- Bán kết AFF Cup 2020 Việt Nam vs Thái Lan
- HLV Park Hang Seo chơi oẳn tù tì, đá ma cùng Quang Hải, Công Phượng
- Nhận định, soi kèo Persekat Tegal vs Persibo Bojonegoro, 15h30 ngày 5/2: Khôn nhà dại chợ
- Guardiola tống khứ Joao Cancelo sang Bayern Munich
- Trường ĐH Đồng Nai có hiệu trưởng mới
- Việt Nam vs Indonesia AFF Cup, thầy Park nhiệt là mắc bẫy
- Siêu máy tính dự đoán Fiorentina vs Inter Milan, 02h45 ngày 7/2
- Real Madrid cắt hợp đồng, Hazard tính giải nghệ ở tuổi 32
- Nhận định, soi kèo Al Ahli vs Qatar SC, 20h30 ngày 7/2: Cửa dưới ‘ghi điểm’
- Nhận định, soi kèo BG Pathum United vs Terengganu, 19h30 ngày 5/2: Cửa trên đáng tin
- Nhận định, soi kèo Wellington Phoenix vs Brisbane Roar, 11h00 ngày 6/2: Lịch sử gọi tên
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Sharjah, 23h00 ngày 6/2: Tự tin trên sân nhà
- Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Sharjah, 23h00 ngày 6/2: Tự tin trên sân nhà
- Nhận định, soi kèo Al Seeb vs Saham, 21h20 ngày 6/2: Tự tin vượt lên
- Nhận định, soi kèo Bravo vs Primorje, 21h00 ngày 7/2: Out trình
- Nhận định, soi kèo Johor Darul Ta'zim vs PDRM, 19h15 ngày 5/2: Đối thủ yêu thích
- Nhận định, soi kèo Young Boys vs Yverdon
- Soi kèo góc Liverpool vs Tottenham, 3h00 ngày 7/2