Theo thống kê, năm 2019 Việt Nam có 73.312 giảng viên, công tác tại 237 trường đại học, học viện, 37 viện nghiên cứu khoa học, 33 trường cao đẳng sư phạm và 2 trường trung cấp sư phạm.
Trong đó, gần 21.000 giảng viên có trình độ tiến sĩ (hơn 28%), hơn 44.700 giảng viên có trình độ thạc sĩ (60,9%). Con số này tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005 (12% giảng viên có trình độ tiến sĩ và 32% giảng viên trình độ thạc sĩ).
Tỷ lệ sinh viên/giảng viên của Việt Nam là 27. Trong khi đó, theo dữ liệu của UIS, năm 2015, tỷ lệ sinh viên/giảng viên của Indonesia là 22, Malaysia 16 và Hàn Quốc 14.
![]() |
Hơn 20.000 giảng viên có bằng tiến sĩ (chiếm 28,8%) |
Số giảng viên tham gia giảng dạy các chương trình quốc tế cũng ngày một nhiều. Hiện nay, 20 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam triển khai các “chương trình tiên tiến”, chủ yếu trong lĩnh vực STEM và kinh doanh bằng cách áp dụng chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh của các trường đại học hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, còn có khoảng 350 chương trình hợp tác quốc tế do 85 trường đại học Việt Nam phối hợp với 258 trường đại học từ 33 quốc gia. Trong đó, nhiều nhất là Pháp (86 chương trình), Anh (85 chương trình), Hoa Kỳ (84 chương trình), Úc (49 chương trình) và Trung Quốc (34 chương trình).
7 trường đạt chuẩn kiểm định quốc tế
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, sau gần 2 thập kỷ, công tác bảo đảm kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm của Việt Nam đã có những kết quả quan trọng bước đầu.
“Toàn ngành đã tham khảo kinh nghiệm quốc tế về kiểm định để lựa chọn hướng đi phù hợp với thực tiễn Việt Nam; đã xây dựng, ban hành được hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện…”.
Điều quan trọng nhất, các cơ sở giáo dục đại học đã nhận thức rõ ràng hơn tầm quan trọng của việc đảm bảo chất lượng. Nhờ vậy, hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (IQA) tại các cơ sở đào tạo ngày càng phát triển.
Tính đến tháng 7/2020, đã có 141 trường đại học, 8 trường cao đẳng đã hoàn thành đánh giá ngoài, được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Trong đó, có 7 cơ sở giáo dục đại học đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế.
Toàn hệ thống có 311 chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng, trong đó có 190 chương trình đào tạo được kiểm định theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Nhiều đại học vào top thế giới
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số lượng công bố quốc tế tại các cơ sở giáo dục đại học tăng hơn 3 lần so với 7 năm trước.
Tính đến cuối năm 2019, có 256 đại học, trường đại học, học viện, trường cao đẳng, viện nghiên cứu đào tạo đại học và sau đại học có công bố quốc tế… Trong đó, các cơ sở giáo dục đại học chiếm 90,3% số lượng, tương ứng với 11.118 công bố trên các tạp chí, hội nghị và sách quốc tế.
Việt Nam hiện đang đứng thứ 5 khu vực ASEAN về số lượng công bố quốc tế trên tạp chí Scopus giai đoạn 2015-2019, xếp sau Malaysia, Singapore, Indonesia và Thái Lan.
5 năm gần đây, nhiều cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam liên tục có mặt trong các bảng xếp hạng đại học Châu Á và thế giới.
Việt Nam có 3 trường đại học lot top 1000 theo bảng xếp hạng Times Higher Education năm 2020 là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.
Còn theo xếp hạng các đại học xuất sắc nhất toàn thế giới năm 2020 do ARWU (Trường ĐH Giao thông Thượng Hải) công bố, Việt Nam có Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào top 701-800.
Ngoài ra, Việt Nam còn có 11 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng tốt nhất năm 2021 trong khu vực Châu Á do Tổ chức giáo dục QS (Vương quốc Anh) bình chọn. Danh sách này đã tăng 3 trường so với trước (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM và Trường ĐH Kinh tế TP.HCM).
Ngọc Linh
Toán học Việt Nam được xác định ở vị trí trong khoảng 35-40 trên thế giới và đứng đầu trong khối ASEAN (chỉ xét đến tiêu chí số lượng công bố quốc tế).
" alt=""/>Tỷ lệ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tăng mạnhChuyên ngành mới sẽ chiêu mộ những người yêu thích võ thuật từ khắp nơi trên thế giới. Song chương trình học dự kiến vẫn được truyền tải bằng tiếng Trung.
Sinh viên có thể học để lấy bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ hoặc theo học không bằng cấp - Đại học Hà Nam thông báo vào ngày 28/12.
Tuy nhiên, cho đến nay, thông tin về điều kiện tuyển sinh, chương trình giảng dạy, cách đánh giá thành tích sinh viên, điều kiện tốt nghiệp vẫn chưa được công bố.
![]() |
Thiếu Lâm Tự và Đại học Hà Nam mở chuyên ngành mới về Kung Fu. |
Tin tức này đã làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng, với nhiều ý kiến cho rằng việc đào tạo võ thuật như vậy sẽ vô dụng và không còn thực tế trong thời hiện đại, thậm chí là lãng phí nguồn lực giáo dục.
Một cư dân mạng Trung Quốc bình luận: "Tại sao không sử dụng tài nguyên giáo dục vào các nghiên cứu hàn lâm hoặc đổi mới công nghệ".
"Chương trình tiến sĩ có phải nghiên cứu học thuật cấp tiến sĩ không? Nếu chỉ là võ thuật thì thực sự đây là mánh lới quảng cáo", một cư dân mạng khác viết.
Một số ý kiến khác cũng bày tỏ lo lắng về việc thành lập chuyên ngành mới, cho rằng đây là một chiêu trò lừa đảo công khai và vì lợi nhuận kinh tế.
Tranh cãi
Thông tin thành lập ngành học Kung Fu xuất hiện sau khi Ma Baoguo, võ sư Kung Fu, bị chỉ trích vì phá hủy văn hóa truyền thống và quảng bá "các giá trị võ thuật biến dạng".
Ma đã bị hạ gục trong vòng 30 giây khi thách đấu với một huấn luyện viên kick boxing 50 tuổi ở tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc vào tháng 5. Ma sau đó đã nổi tiếng với video từ chối thừa nhận thất bại dù mang gương mặt sưng tấy, thâm đen vì bị đánh.
![]() |
Ma Baoguo bị đối thủ hạ gục sau 30 giây. |
Các video ngắn của võ sĩ này nhanh chóng bị chế nhạo và phổ biến trên mạng xã hội.
Vẫn có nhiều người ủng hộ việc đào tạo Kung Fu và tin rằng chuyên ngành mới có thể giúp truyền bá văn hóa truyền thống của Trung Quốc ra nước ngoài.
Những người này hy vọng Kung Fu Trung Quốc có thể được quảng bá đến nhiều khán giả nước ngoài hơn, với tiêu chí nghiêm ngặt được ban hành để đánh giá những người có trình độ năng lực khác nhau.
Một cư dân mạng bình luận: "Chúng ta cần thiết lập thương hiệu võ thuật truyền thống của riêng Trung Quốc, với một hệ thống hoàn chỉnh để chứng nhận và chấm điểm".
"Thật tốt khi có một môn phái với hệ thống khoa học chuyên về truyền thụ võ thuật. Điều này không thể được thực hiện nếu không có lý thuyết khoa học. Tôi chỉ hy vọng rằng võ thuật thực sự và tinh thần của võ thuật Trung Quốc sẽ được lan rộng", một người nói.
![]() |
Chùa Thiếu Lâm nổi tiếng với môn võ Kung Fu. |
Nổi tiếng với lịch sử lâu đời, chùa Thiếu Lâm thu hút rất nhiều người hâm mộ Kung Fu từ khắp nơi trên thế giới đến thăm mỗi năm.
Trong khi đó, trường võ thuật của Đại học Hà Nam, được chính thức thành lập vào tháng 11/2019, đã đạt được thỏa thuận với ngôi chùa để đào tạo nhân tài cho việc truyền thụ võ thuật toàn cầu.
Bắt đầu từ năm 2020, trường chọn 30 sinh viên xuất sắc hàng năm từ các sinh viên năm nhất. Những người này sẽ "được đào tạo có hệ thống", báo cáo cho biết.
Các sinh viên đủ tiêu chuẩn sẽ được gửi đến trung tâm văn hóa Thiếu Lâm Tự ở nước ngoài làm huấn luyện viên sau khi tốt nghiệp, nhằm thúc đẩy sự truyền bá của Thiếu Lâm Kung Fu ra thế giới.
Theo zingnews.vn
Đại học bang Pennsylvania, Mỹ là nơi duy nhất trên thế giới đào tạo ngành “kem học” với mục đích đào tạo ra nhiều thợ làm kem có tay nghề giỏi.
" alt=""/>Thiếu Lâm Tự đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Kung Fu