Cụ thể, khoảng 18h chiều hôm qua (10/6), hai anh em trai là Nguyễn Tất Mạnh (sinh năm 2005) và Nguyễn Tất Cường (sinh năm 2006) nô đùa nhau chạy trong nhà. Trong lúc chơi, không may em Mạnh bị vấp, ngã vào bộ bàn ghế đá đặt trong nhà rồi gục xuống đất.
Do vết thương quá nặng, nạn nhân đã tử vong trên đường đi cấp cứu.
Sau khi sự việc xảy ra, trên mạng xã hội xuất hiện tin đồn hai anh em Mạnh và Cường đánh nhau dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, ông Tân khẳng định hai anh em chỉ nô đùa rồi bị ngã chấn thương chứ không phải đánh nhau.
Được biết, Mạnh là con trai đầu trong gia đình có 3 anh em. Hiện chính quyền địa phương đang cùng gia đình tổ chức tang lễ cho em.
Phạm Tâm
Vụ việc thương tâm vừa xảy ra trên địa bàn quận 9, TP.HCM, khi bé trai 4 tuổi tử vong tại cơ sở giữ trẻ.
" alt=""/>Chơi đùa với em trai, nam sinh ngã vào bàn đá tử vongKhông để yên, Nhung vẫn nói tiếp: “Anh ơi, anh phải nhìn vấn đề tích cực lên, dù sao thì anh Thắng cũng gỡ được một ‘cặp sừng’, không đáng để ăn mừng à”.
Sợ Thắng nghe thấy những lời đó còn buồn hơn, nên Tiến đã ngăn không cho Nhung nói tiếp, nhưng cô vẫn cố tình trêu đùa thêm: “Mà anh có nhớ các mối tình trước của anh Thắng không, cứ yêu em nào sau khi chia tay là em ý đều lấy chồng cả. Nhưng đến mức con gái cả cái làng này đồn là anh Thắng cắt tiền duyên thiêng…Em nghĩ ra nghề tay trái cho anh Thắng đấy, chúng ta sẽ rao lên mạng, cô nào muốn làm quen phải trả 5 triệu một tuần…”
Vừa trêu đùa, Nhung vừa cười hỉ hả, Thắng ngồi bên kia nghe thấy hết, vì quá kích động nên đã đập tay xuống bàn và quát to: “Tôi là trò đùa của các người à”, sau đó Thắng bỏ ra ngoài. Tiến, Hưng có ý định đuổi theo bạn nhưng Nhung cho rằng thời gian này Thắng đang cần ở một mình.
Ở một diễn khác, mẹ Thắng vì thương con, biết tin Thắng sang ở cùng bà con Hưng nên đã sang hỏi thăm tình hình của con trai, tiện gửi bà chút tiền lo cho Thắng. Biết con trai có lớn nhưng chẳng có khôn, mẹ Thắng không thể yên tâm khi con xa gia đình, chỉ bằng cách nhờ bà của Hưng mới yên lòng phần nào.
Trong tập 7, dường như bộ ba Thắng, Tiến, Hưng lại quyết tâm dấn thân vào con đường khởi nghiệp một lần nữa, cả ba có vẻ rất nghiêm túc pha chế một thứ gì đó theo đúng công thức đã được chỉ dẫn, không biết lần này dự án của bộ ba là gì nhưng có vẻ sắp có một món ăn hoặc một sản phẩm mang tính quyết định.
“Vui lên nào anh em ơi” tập 6 có những tình tiết hấp dẫn cho thấy cả làng và gia đình Tiến và Thắng cứ trách các anh khởi nghiệp suốt, hết nghề nọ đến nghề kia không biết chán, không biết mệt mỏi nhưng thực tế các anh cũng khá mệt chứ chẳng vui vẻ gì.
Ở một diễn biến khác, Hưng và bà ra viện trở về nhà đã thấy hai ông bạn tay bắt mặt mừng chạy ra đón. Vì sợ gia đình bạn lại trách móc, Hưng không muốn dây dưa gì với Tiến, Thắng nên mời cả hai về nhà ngay lập tức.
Tiến ký vào đơn ly hôn với vợ và xách túi ra khỏi nhà, trên đường đi suýt bị Thắng tông vào. Hỏi ra mới biết Thắng bị bố đuổi ra khỏi nhà. Chẳng còn nơi nào để đi, cặp đôi cùng cảnh ngộ lên đường thẳng tiến sang nhà Hưng để "ăn bám" hai bà cháu.
Đêm hôm thanh vắng, hai ông bạn ngồi tâm sự với nhau, Tiến thao thao bất tuyệt, thở dài thườn thượt bảo với Thắng, mình làm người nhà thất vọng quá nhiều rồi, phải làm lại thôi, thế là hôm sau Tiến thi tuyển vào làm bếp trưởng của nhà hàng và lọt được vào vòng chung kết. Không may cho Tiến khi chuẩn bị ký hợp đồng thì chồng của chị chủ nhà hàng tới, không đồng ý nhận Tiến vì cho rằng dạo này Tiến dính nhiều phốt, làm gì cũng phá sản.
Thắng cũng nỗ lực đi xin việc khắp nơi nhưng kết quả cũng chỉ nhận lại sự từ chối. Sau mỗi lần khởi nghiệp thất bại, cả Thắng và Tiến đều muốn tu chí làm công ăn lương như người bình thường, nhưng thực tế lại không cho họ cơ hội vì vậy cũng chẳng còn cách nào khác, họ lại phải bắt đầu khởi nghiệp tiếp. Đến khi nào thì may mắn mới mỉm cười với họ. Liệu sự quay lưng của gia đình, làng xóm có làm ý chí khởi nghiệp của họ bị dập tắt. Cùng đón xem chi tiết các tập tiếp theo của phim “Vui lên nào, anh em ơi”, phát sóng vào 21h40 hôm nay (29/7) trên kênh VTV3.
Thông tin chi tiết: https://www.youtube.com/@TVAdTV
Bích Đào
" alt=""/>‘Vui lên nào anh em ơi’ tập 7: Bộ ba TiếnSau khi điều tra, cảnh sát phát hiện nguyên nhân cô bé lấy trộm tiền của bố mẹ vì bị một nam sinh cùng lớp đe dọa bắt đưa tiền trong suốt một khoảng thời gian dài.
Tại sao nhiều đứa trẻ lại không sẵn sàng chia sẻ với cha mẹ hoặc không yêu cầu được giúp đỡ? Nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.
Rất nhiều cha mẹ ngày nay không hề chú trọng đến việc trao đổi với con cái. Thực tế, hầu hết những đứa trẻ đều thích được giao tiếp với cha mẹ. Trong quá trình lớn lên, khi gặp phải những vướng mắc, người đầu tiên chúng muốn bày tỏ chính là cha mẹ.
Song cha mẹ lại không cho chúng một “kênh” để giãi bày. Qua một thời gian dài, đứa trẻ sẽ tự nhiên khép mình lại dẫn đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái bị chia cắt.
Một trường hợp điển hình cho việc bố mẹ thờ ơ, thiếu niềm tin với con là khi con gặp phải vấn đề gì, lời đầu tiên của bố mẹ không phải an ủi mà đặt hàng loạt các câu hỏi "Vì sao?", sau đó đổi lỗi cho chính đứa trẻ.
Nếu con bị cảm cúm, cha mẹ lập tức sẽ đổ lỗi do con không mặc ấm. Nếu bị trộm lấy mất đồ, nguyên nhân sẽ là do con chủ quan không biết cất cẩn thận.
Tất cả những điều trên tưởng chừng là bình thường nhưng nó như một lưỡi dao cắt dần cảm hứng nói chuyện của con với bố mẹ.
Chúng sẽ dần dần chán nản, không muốn nói những vấn đề đang gặp phải vì biết trước kết quả sẽ như thế nào. Bởi vậy, khi mọi việc xảy ra, cha mẹ luôn là người biết cuối cùng.
Hình ảnh cô bé 12 tuổi đi tự tử được camera địa phương ghi lại
Cũng từng có một câu chuyện thế này, cô bé Xiaowen, 12 tuổi bị xâm hại tình dục bởi một người bạn. Vào thời điểm ấy, sự can thiệp tích cực của cha mẹ là điều cần thiết nhất. Tuy nhiên, khi đó mẹ của Xiaowen đã tát con gái mình một cái tát, sau đó xé quần áo trong tủ và chỉ cho phép con mặc 3 - 4 bộ.
Trong quãng thời gian đau đớn nhất, cô bé bỗng nhiên lại trở thành “tội nhân”. Trong trường hợp này, những đứa trẻ đều bị “đổ lỗi” do “Con mặc khiêu khích trước” hay có hành động gì đó gây hứng thú với những kẻ kia.
Và khi chia sẻ, thay vì nhận được sự giúp đỡ, đứa trẻ lại bị chỉ trích hoặc buộc tội. Vì thế khi bi kịch khác xảy ra, chúng sẽ lựa chọn cách im lặng.
Làm thế nào để cha mẹ có thể giao tiếp hiệu quả với con cái là điều cần thiết mà bất kỳ cha mẹ nào cũng cần phải lưu ý. Vậy điều cha mẹ có thể làm là gì?
Hãy đứng ở vị trí của con trẻ nói chuyện
Khi giao tiếp với trẻ, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải đứng trên quan điểm của chúng để cảm nhận được những bức xúc, khó khăn, niềm vui, mong muốn mà con cần là gì? Chính sự thông cảm và thấu hiểu này mà những đứa trẻ sẽ dễ dàng nói chuyện hơn, không gò ép, không lo sợ, giống như một nơi để bầu bạn, tâm sự.
Tư thế ngồi ngang bằng nhau
Khi nói chuyện với con, cha mẹ nên ngang hàng để con không cảm giác mình đang nói chuyện với bề trên. Chúng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, sẽ tự nói ra những suy nghĩ, tâm tư hay chỉ đơn giản là tự trả lời những câu hỏi "Hôm nay ở trường thế nào?", "Hôm nay đã học được gì?".
Học cách lắng nghe
Dường như nhiều bậc phụ huynh đã quên mất rằng phải lắng nghe con cần gì, muốn gì thay vào việc áp đặt chúng vào những thứ mình muốn. Bạn nên hiểu rằng điều bạn muốn không có nghĩa là con sẽ thích.
Cho nên, hãy học cách lắng nghe, thấu hiểu từng lời nói của con, đặc biệt khi con đang trong giai đoạn dậy thì.
Đáp ứng kịp thời và phù hợp
Khi trò chuyện với con, cha mẹ nên trả lời ngay những vấn đề thắc mắc của con. Trả lời một cách đúng nghĩa chứ không phải qua loa cho xong. Như vậy cảm hứng của cuộc trò chuyện sẽ giảm đi rất nhiều.
Ví dụ, khi đứa trẻ vẽ một bức tranh và đưa cho mẹ với sự nhiệt tình: "Mẹ ơi, mẹ thấy bức tranh con vẽ thế nào?". "Tuyệt vời", người mẹ đáp lại nhưng không ngẩng đầu lên. Khi ấy đứa trẻ sẽ cảm thấy mẹ trả lời chiếu lệ và sẽ không khoe với mẹ vào lần tiếp theo.
Mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái chính là nền tảng để giáo dục trẻ em. Cha mẹ đối xử với con một cách trung thực, lắng nghe cẩn thận những suy nghĩ, hiểu và chấp nhận góc nhìn của trẻ, trẻ sẽ tự mở lòng với cha mẹ.
Có một người cha rất bận rộn và không có nhiều thời gian cho con cái. Để giao tiếp với con, anh quyết định đưa con đi bộ đến trường mỗi sáng.
Anh cho rằng, nếu lái xe đưa con đến trường chỉ mất khoảng mười phút. Nhưng nếu đưa con đi bộ, anh sẽ có thời gian hơn 20 phút để nói chuyện với con. Có một người cha như vậy, đứa trẻ hẳn sẽ rất hạnh phúc.
Cũng đã từng có câu nói: "Người hạnh phúc dùng thời thơ ấu chữa lành vết thương cho cuộc sống của họ, nhưng những người đau khổ dùng tương lai chữa lành vết thương thời thơ ấu".
Do vậy, bố mẹ hãy là những người bạn, người đồng hành, san sẻ yêu thương cho con mình.
Trường Giang (Theo Sohu)
Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình phải thật tài giỏi. Tuy nhiên, trên hành trình giáo dục một đứa trẻ, các bậc phụ huynh cần chú trọng điều gì ở ba giai đoạn tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông?
" alt=""/>Con gái 12 tuổi tự tử, người cha đau khổ khi biết nguyên nhân