Chiều 23/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với Bộ GD-ĐT và Bộ Công an về vấn đề xử lý vi phạm kỳ thi THPT quốc gia 2018 và công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia 2019. |
Toàn cảnh buổi làm việc. Ảnh: Cổng thông tin điện tử Quốc hội |
Sáng nay 24/4, ông Phan Viết Lượng (Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) đã thông tin với VietNamNet về nội dung buổi làm việc này.
Theo đó, báo cáo bằng văn bản của 2 bộ hầu hết là các thông tin mà báo chí đã đăng tải.
Bộ GD-ĐT đã báo cáo về số thí sinh, số lượng bài thi, được phát hiện sửa, nâng điểm tại 3 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.
Bộ Công an cho biết, việc tìm lại điểm thi gốc rất khó khăn, phức tạp. Hiện nay, cơ quan điều tra mới khôi phục được điểm vì bài thi trắc nghiệm nên không biết khoanh tròn nào là của học sinh, khoanh tròn nào là của người sửa bài.
Đề nghị Bộ GD-ĐT rà soát đầy đủ thí sinh liên quan, điều chỉnh lại quy chế, xử nghiêm người đứng đầu
Theo ông Lượng, sau khi nghe báo cáo giải trình và trên cơ sở các ý kiến phát biểu, Thường trực Ủy ban đã đưa ra những đề nghị cụ thể cho các bộ.
Cụ thể, với Bộ GD-ĐT, Ủy ban đề nghị rà soát, tổng hợp lại toàn bộ các thí sinh có liên quan đến việc sửa điểm.
Ngoài 12 thí sinh ở Hòa Bình và Sơn La hiện về điểm thật vẫn đủ điểm trúng tuyển và đang tiếp tục được theo học, cần thống kê đầy đủ số lượng thí sinh, trong đó có tỉnh Hà Giang.
"Bộ GD-ĐT phải nắm chắc về số lượng đối tượng này, để nếu có gian lận, xử lý cho nghiêm và đầy đủ, không bỏ sót ai cả", ông Lượng nói.
Cùng đó, Ủy ban cũng đề nghị Bộ GD-ĐT xem xét, đối chiếu các quy định đối với các thí sinh như việc sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp không hợp pháp, đánh giá xem việc thực hiện thế nào đối với các em về điểm thật nhưng đủ điểm chuẩn và đang theo học.
Ủy ban cơ bản đồng tình với giải thích của Bộ GD-ĐT là tạm thời vẫn để các em theo học. Sau khi có kết luận điều tra, tiếp tục căn cứ vào đó cũng như các quy định khác để có quyết định cuối cùng.
|
Ông Phan Viết Lượng: "Bộ Công an phải hỗ trợ, tham gia với các đơn vị địa phương để có sự công bằng giữa các tỉnh". Ảnh: Thúy Nga |
Cùng với đó, Ủy ban cũng đề nghị Bộ rà soát, sửa đổi bổ sung quy chế thi cho phù hợp, khắc phục và xử lý những vi phạm liên quan đến gian lận điểm như kỳ thi năm 2018 nhằm đảm bảo sự công bằng. Có thể nghiên cứu những quy định liên quan đến đối tượng là phụ huynh, người thân. “Phải điều chỉnh lại quy chế để trong trường hợp phát hiện phụ huynh, người thân có tác động sửa điểm là có thể hủy bỏ kết quả, không cần biết điểm thực của thí sinh có đủ điểm đỗ hay không”, ông Lượng nói.
Đặc biệt, Ủy ban cũng đề nghị Bộ phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu đơn vị để xảy ra sai phạm. Chẳng hạn như phó giám đốc Sở GD-ĐT, trưởng phòng khảo thí, rồi chuyên viên vi phạm, bị khởi tố điều tra thì cũng phải xem xét trách nhiệm giám đốc sở đó.
Theo ông Lượng, cần phải chấn chỉnh những sai phạm trong ngành giáo dục để răn đe cho những nơi khác khi kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 sắp đến. Đề nghị Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ, sớm công bố kết quả điều tra Đối với Bộ Công an, ông Lượng cho biết, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng đề nghị phải đẩy nhanh tiến độ, sớm công bố kết quả điều tra.
"Như ở Hà Giang, thời gian điều tra đến nay cũng đã khá lâu, hơn 9 tháng rồi, nên phải sớm kết thúc và công bố với dư luận".
Đề nghị Bộ Công an làm rõ có đưa và nhận hối lộ hay không
Ủy ban cũng lưu ý Bộ Công an phải điều tra, làm rõ hành vi, đối tượng vi phạm, nhất là với những phụ huynh, người thân có chức quyền để bảo vệ uy tín, đồng thời phát huy tính nêu gương của người cán bộ Đảng viên.
“Có hay không những người lợi dụng chức vụ quyền hạn; có hay không những người đưa hối lộ và nhận hối lộ? Cơ quan điều tra phải đặc biệt lưu ý đến kết quả này”, ông Lượng nói.
Ủy ban cũng đề nghị phải chú ý, đảm bảo sự công bằng trong điều tra giữa các tỉnh. Bởi hiện có tỉnh thì cơ quan an ninh điều tra của Bộ vào cuộc, nhưng có tỉnh lại do chính địa phương tự làm. Bộ Công an phải hỗ trợ, tham gia với các đơn vị địa phương để có sự công bằng giữa các tỉnh.
“Cần phải chủ động, không để xảy ra việc ém nhẹm, thiên vị, hay vì áp lực nào đó mà làm ảnh hưởng đến kết quả điều tra. Hai Bộ phải luôn chủ động giải trình, cung cấp đầy đủ thông tin để dư luận cùng theo dõi, giám sát, đảm bảo sự khách quan, chính xác trong quá trình xử lý”, ông Lượng nói.
Thanh Hùng
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục thông tin xử lý thí sinh Hà Giang được nâng điểm
- Thủ tướng vừa có công văn gửi Bộ GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu, xử lý thông tin báo chí nêu về gian lận điểm thi ở Hà Giang và báo cáo Thủ tướng.
" alt="Bộ Công an, Bộ Giáo dục được đề nghị gì sau cuộc họp gian lận điểm thi?"/>
Bộ Công an, Bộ Giáo dục được đề nghị gì sau cuộc họp gian lận điểm thi?
|
Camera trong phòng ngủ của ba mẹ con ở Hải Phòng bị lộ chứa nhiều hình ảnh nhạy cảm. |
Hồi tháng 7, loạt hình ảnh riêng tư lấy từ camera trong phòng ngủ của một cô gái ở Hải Phòng bị phát tán trên mạng đã khiến dư luận không khỏi choáng váng. Trước đó, hồi cuối năm 2019, ca sĩ Văn Mai Hương đã bị kẻ xấu phát tán 5 clip nhạy cảm lấy từ camera an ninh ghi lại cảnh nóng với bạn trai từ năm 2015.
Cả hai vụ việc xảy ra cách nhau chưa lâu, nhưng có cùng một đặc điểm chung là tin tặc chiếm được dữ liệu trong camera và phát tán nó trên mạng. Hiện vẫn chưa xác định được tung tích kẻ xấu này là ai, nhưng có thể thấy chưa bao giờ người Việt dễ bị phát tán clip nóng trên mạng đến như vậy.
Lý do là bởi nhiều hộ gia đình hiện nay vẫn yên tâm sử dụng thiết bị ghi hình là camera IP hay còn gọi là camera an ninh hoặc camera giám sát. Thiết bị này sau khi được cài đặt thường sử dụng mật khẩu mặc định hoặc mật khẩu dễ nhớ, nhưng chủ nhà lại không thay đổi dẫn tới lỗ hổng để kẻ gian chiếm đoạt.
Lúc này, dữ liệu từ camera sẽ được gửi về nhà sản xuất và chỉ cần có tên truy cập và mật khẩu, kẻ gian có thể lấy được toàn bộ video chứa hình ảnh nhạy cảm của người dùng. Nguy hiểm hơn, tin tặc còn xây dựng cả một hệ thống trang web phát hình ảnh online lấy từ các camera IP bị khai thác lỗ hổng bảo mật.
|
Nhiều người dùng vẫn còn hớ hênh trong việc đặt mật khẩu và tên đăng nhập từ xa cho camera IP. |
Theo các chuyên gia, người dùng nên trang bị hệ thống camera giám sát bảo mật hai lớp, đồng thời thường xuyên đổi mật khẩu và tránh sử dụng mật khẩu trùng nhau hoặc mật khẩu cũ. Đặc biệt, người dùng nên đặt mật khẩu phức tạp để tránh việc bị tin tặc dò ra.
Thật vậy, thống kê của Trend Micro cho biết họ đã chặn hơn 5 triệu vụ tấn công dò mật khẩu vào các camera IP chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm 2019. Trước đó, theo Symantec, số vụ tấn công vào camera đã tăng từ 3,5% của năm 2017 lên 15,2% trong năm 2018.
Các loại camera IP ở Việt Nam đều có xuất xứ nước ngoài, do đó đây cũng là mục tiêu tấn công của tội phạm mạng khi tin tặc tiến hành dò mật khẩu trên trang chủ nhà sản xuất.
Nhưng đó chưa phải là tất cả về camera ghi hình. Google từng đưa ra cảnh báo vào cuối năm 2019 rằng có hàng trăm triệu thiết bị Android chứa lỗ hổng ở camera. iPhone cũng từng gặp lỗi tương tự với FaceTime khiến các chuyên gia bảo mật phải lên tiếng cảnh báo người dùng nên tạm thời che đi camera trước.
|
Đến Mark Zuckerberg, ông chủ Facebook, cũng phải che kín webcam để tránh bị lộ hình ảnh riêng tư |
Thực tế, cả camera trước lẫn camera sau của điện thoại thông minh đều có thể trở thành mục tiêu tấn công của tội phạm mạng. Với một chiếc điện thoại sẵn sàng kết nối Internet, kẻ xấu có thể ra lệnh chụp ảnh hoặc quay video và gửi hình ảnh nhạy cảm cho chúng.
Trên máy tính, mọi chuyện cũng không khá khẩm hơn. Webcam là thứ rất dễ bị tấn công chiếm quyền kiểm soát khi người dùng vô tình tải virus về máy tính. Trong một bức ảnh kinh điển được ghi lại vào năm 2019, ông trùm công nghệ Mark Zuckerberg, CEO của Facebook, tưởng như rất rành về công nghệ cũng phải dán kín webcam của laptop lại để đề phòng bị lộ hình ảnh riêng tư ra bên ngoài.
Điều đó cho thấy, camera cá nhân ngày càng ngày càng không an toàn và nếu người dùng cứ vô tư để lộ những khoảnh khắc nhạy cảm trước ống kính máy quay, kẻ xấu có thể lợi dụng để phát tán nó trên mạng.
Phương Nguyễn
Phát hiện mã độc tấn công có chủ đích vào bộ khởi động của máy tính
Mã độc được tuỳ biến để tấn công vào bộ công cụ khởi động của máy tính, nhằm thăm dò và ăn cắp dữ liệu.
" alt="Nguy cơ rò rỉ hình ảnh nhạy cảm từ camera cá nhân"/>
Nguy cơ rò rỉ hình ảnh nhạy cảm từ camera cá nhân