|
Học tiến sĩ ở Nga, làm việc 12 năm tại FPT trong vai trò quản lý, trở thành CEO của Thái Hà Books, tâm nguyện của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng là khuyến khích mọi người theo con đường tu thiền và đọc sách.
Trong nhiều năm theo đuổi con đường khuyến đọc, TS. Nguyễn Mạnh Hùng quan niệm, hạnh phúc được khai sáng trí tuệ lớn hơn nhiều so với việc sở hữu tài sản triệu đô. Ông viết sách để chia sẻ trải nghiệm cuộc đời mình.
|
Ông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Chí Hiếu |
- Hành trình ra mắt cuốn sách đầu tiên của ông bắt đầu như thế nào?
Tôi vốn làm việc tại FPT, không liên quan đến ngành xuất bản, cũng chưa bao giờ nghĩ sẽ viết sách. Nhưng duyên đến, hoàn cảnh đưa đẩy nên tôi đã viết hơn chục tác phẩm, sáng lập ra Thái Hà Books.
Khi tôi ở Sydney (Úc), may mắn được gặp bác Allen - một nhân viên vệ sinh tuyệt vời. Từ tâm lý có vẻ coi thường ban đầu, tôi bất ngờ đến ngỡ ngàng khi học được từ bác nhiều thứ.
Tôi thay đổi bản thân từ đó, viết cuốn sách đầu tay Bài học từ người quét rác, đến nay đã tái bản gần chục lần, nhiều độc giả phản hồi rằng học được một số điều từ trải nghiệm thật của tôi.
Các cộng sự quyết định làm phiên bản đặc biệt cuốn sách này với bìa da, thiết kế đẹp, đựng trong hộp, một phần phát hành, số còn lại tặng bạn bè làm kỷ niệm. Có lẽ nhờ vậy, tôi có cảm hứng để cho ra đời các tác phẩm tiếp theo.
|
Cuốn sách đầu tay của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng được làm thành phiên bản đặc biệt. |
Có những cuốn tôi rất thích, ngay từ khi đặt tên như Trồng hoa không cho mọc rễ. Ai đó không đọc, tưởng tôi nói về việc trồng hoa nhưng thực ra lại nói về chuyện khi chúng ta làm việc thiện, tạo phước đức thì không nên dính mắc, kể công, kẻo thành “mọc rễ”. Hay cuốn Nhà máy sản xuất niềm vui, Tâm từ tâm, Ngày mới tự làm mới, Ta vui đời sẽ vui… cũng rất thú vị.
Tôi rất tâm huyết và thích thú với cuốn Những câu nói hay về sách và văn hóa đọc và mang tặng nhiều người, góp phần lan tỏa văn hóa đọc.
- Các cuốn sách tiếp theo của ông đều đến từ những trải nghiệm bất ngờ, hay có chủ ý tìm kiếm tài liệu để viết?
Đến nay, tôi đã là tác giả, chủ biên và biên soạn 14 cuốn sách. Thực ra, tôi có kế hoạch mỗi năm xuất bản một cuốn trực tiếp viết hay biên soạn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, cuốn sách mới nhất của tôi là Thiền trong từng phút giây cũng viết cách đây đã 5 năm. Sắp tới, tôi dự kiến ra mắt 2 cuốn, trong đó có Quyền lực số 7.
Tôi chưa bao giờ có ý định hay kế hoạch viết sách, chỉ muốn làm dịch giả và bạn đọc. Tôi viết những trải nghiệm thật bằng các bài nhỏ, sau tập hợp thành sách. Tác phẩm của tôi rất đơn giản, chỉ là chia sẻ, tâm tình, những thực chứng trên thân và tâm.
- Là người làm xuất bản, cũng là tác giả của nhiều cuốn sách, cảm nhận của ông ở hai vị trí này thế nào?
Nói thật, ít người làm xuất bản lại viết sách. Trên thế giới, người làm xuất bản thường tập trung vào chuyên môn. Từ ngày lập ra Thái Hà Books, tôi luôn xác định rõ vị trí và tâm nguyện sẽ “làm bà đỡ” cho các tác phẩm được ra đời. Tôi vui lắm mỗi khi có cuốn sách được xuất bản.
Mỗi cuốn sách là một dự án, đứa con tinh thần. Bao lo toan, tâm huyết, kế hoạch, bàn bạc, thậm chí tranh luận với tác giả, dịch giả, biên tập viên, họa sĩ... Rất nhiều hồi hộp, thậm chí thót tim. Nhất là tác phẩm cho những sự kiện và tác giả đặc biệt như Lịch sử sách. Cuốn này khá đồ sộ, mới ra mắt độc giả tháng 6 vừa qua.
Với vai trò tác giả, ngoài tâm huyết phải có năng khiếu và nghệ thuật viết. Có những cuốn tôi muốn viết nhanh nhưng mãi không xong. Như Trồng hoa trên sa mạc,nói về việc làm thiện lành, sự tử tế, người tốt hiện diện quanh ta, hay cuốn Tinh túy của những lời Phật dạy, Không có gì quý hơn giác ngộ giải thoát, Đức Phật Thích Ca - Nhà bác học và người thầy vĩ đại nhất thế gian… cũng rất lâu tôi mới xong bởi quỹ thời gian không đủ và chưa hài lòng những gì đã viết.
Nhưng ở vai trò này, có sự thú vị riêng. Tác phẩm định cho ra đời sớm theo kế hoạch thì cứ nằm ở đấy, sách viết từ cảm hứng bất chợt có khi lại xuất bản trước.
Nhưng dù ở vị trí nào, tôi cũng khâm phục các tác giả. Có những người sau này thành bạn thân thiết, tâm giao. Họ giúp tôi rất nhiều trong cuộc đời. Tôi dành thời gian đi tìm, gặp gỡ tác giả, mong có sách hay xuất bản để mang đi bán bản quyền, giới thiệu và khoe tại các hội sách lớn trên thế giới như Frankfurt, London, Bắc Kinh, Bologna, Bangkok, Kuala Lumpur, Doha, La Habana, Istanbul… Hạnh phúc lắm khi mang sách của tác giả Việt ra toàn cầu.
- Ở cả hai vai trò, ông kỳ vọng gì với ngành xuất bản Việt Nam?
Nói thật, chúng ta chưa có nhiều tác giả lớn. Số lượng tác giả có tác phẩm bán trên 100.000 bản còn ít. Ngay như sách của tôi viết, cuốn bán chạy nhất chỉ tầm 10.000 bản, quá nhỏ với dân số Việt Nam 100 triệu dân.
Tôi mong và tin rằng, sẽ có nhiều tác giả lớn, những cuốn sách tạo tiếng vang, không chỉ trong nước mà vươn tầm thế giới. Tôi cũng chờ mong được xuất bản thêm nhiều cuốn sách mà tác giả viết bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác như cuốn Happy Organizationscủa Giáo sư Hà Vĩnh Thọ.
Tôi mong nhiều đơn vị xuất bản cùng chúng tôi mang hết sách của tác giả Việt đi các hội sách thế giới để giới thiệu. Có thể chưa bán được bản quyền nhưng ít nhất cũng giúp cho các đơn vị xuất bản trên thế giới biết đến.
- Trên các kệ sách ở nhiều quốc gia, dễ tìm thấy sách chia sẻ bí quyết thành công của doanh nhân, tỷ phú hay chính trị gia. Theo ông, điều gì khiến họ viết sách?
Trải nghiệm là điều vô cùng quan trọng. Trên thế giới có nhiều doanh nhân thành đạt như Kazuo Inamori, người đã viết các cuốn: Cách sống, Tâm, Triết lý kinh doanh của Kazuo Inamori, Triết lý kinh doanh của Kyoceravà Thách thức từ con số 0.
Hay tác giả David Hawkins với loạt tác phẩm như: Power vs Force - Trường năng lượng và những yếu tố ẩn quyết định hành vi của con người, Healing and Recovery - Chữa lành và hồi phục, Truth vs Falsehood - Phân biệt thật giả.Napoleon Hill cũng có bộ sách nổi tiếng như: Think and Grow Rich - 13 nguyên tắc nghĩ giàu, làm giàu, Chiến thắng con quỷ trong bạn, Quyền năng làm giàu.
Họ viết để chia sẻ thành công, thất bại và khó khăn. Ngoài ra, lý do khiến họ viết tiếp là sự đón nhận của độc giả. Ví dụ, nếu cuốn Thiền trong từng phút giâybán được trên 100.000 bản, tôi sẽ có cảm hứng viết tiếp… Tôi tin sớm hay muộn những doanh nhân Việt Nam nổi tiếng như: Phạm Nhật Vượng, Trương Gia Bình, Lê Phước Vũ… sẽ viết sách.
- Ông muốn tạo ra giá trị gì khi viết sách?
Tôi chỉ muốn chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, những gì mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm... Những trải nghiệm trong 60 năm cuộc đời của tôi quá nhiều, nếu không viết sách, không chia sẻ thì tiếc lắm, chết có mang theo được đâu.
Muốn chia sẻ có hai cách, nói và viết. Nói là hàng ngày tôi đi giảng, truyền cảm hứng sống và đọc, còn viết thì đăng trên mạng xã hội, báo và xuất bản sách.
Tôi cũng thích thư pháp - đó là cách chơi chữ. Tôi có bộ sưu tập thư pháp khá lớn. Bản chất một cuốn sách là tập hợp của nhiều con chữ. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là “CON CHỮ". Viết sách, làm thơ, cũng là một cách “chơi” các con chữ.
" alt="CEO Mạnh Hùng: Được khai sáng trí tuệ hạnh phúc hơn có triệu USD"/>
CEO Mạnh Hùng: Được khai sáng trí tuệ hạnh phúc hơn có triệu USD
Chia sẻ với Tiền Phongtrưa 18/8, NSND Lan Hương cho rằng nếu xét ở khía cạnh cần nghiêm khắc hơn nữa trong đào tạo diễn xuất thì Trấn Thành không sai. “Nghiêm khắc đây không phải kỷ luật mà là nghiêm khắc với những bài tập của sinh viên, nghiêm khắc với sự nhận thức của học viên. Nếu Trấn Thành có nói như thế thật thì với vai trò đạo diễn, cáu kỉnh, sốt ruột là đặc thù của nghề. Ra hiện trường, các đạo diễn hay nóng nảy vì muốn cho công việc hoàn hảo. Có thể Trấn Thành phát ngôn bột phát vì tôi tin Trấn Thành hoàn toàn biết trường đào tạo được gì và khi thực hành nghề mới là trường học lớn như thế nào”, NSND Lan Hương nói.
Diễn viên Em bé Hà Nộicho biết vì chị không trực tiếp nghe Trấn Thành chia sẻ nên không bàn luận nhiều. Tuy nhiên, từng có thời gian là giảng viên của Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội, NSND Lan Hương nhấn mạnh ngôi trường luôn tìm cách tốt nhất để đào tạo ra những lứa đạo diễn, diễn viên, biên kịch, quay phim, lý luận, hóa trang, mỹ thuật…
“Không có trường đào tạo diễn xuất nào ra hồn ư? Vẫn có hồn đấy nhưng dần dần phải để cái hồn đó vững vàng hơn. Không mấy ai thành công ngay khi mới ra trường. Tuy trường học đã truyền nghề rất tốt, những người hoạt động nghệ thuật phải luôn nỗ lực. Con đường làm nghề mới là yếu tố quyết định. Các trường đào tạo diễn xuất ở phía Bắc thường xuyên mời các cộng tác viên, giảng viên ở một số nước như Pháp, Hàn, Nhật, Australia… về giảng dạy. Tôi cho rằng điều kiện học tập của sinh viên theo nghệ thuật hiện nay khá tốt”, chị cho hay.
Theo NSND Lan Hương, nghề chọn người. Nếu nghề không chấp nhận thì dù có cố gắng bao nhiêu cũng không thể thành công. Hoạt động nghệ thuật rất vất vả, vinh quang cũng lắm mà cay đắng cũng nhiều. Trường đào tạo diễn xuất chính quy có giáo trình rất đầy đủ và sáng tạo nhưng nếu nghề không chấm, rồi cũng rơi rụng. Những người còn bám trụ lại là những cá thể quý hiếm đối với nghề.
Nghề này, dân gian có câu ví hơi tiêu cực nhưng cũng vui đó là ''Vắt chanh bỏ vỏ''. Nôm na là mỗi người đều có một thời để thương để nhớ, một thời rực rỡ. Nghệ thuật không có đỉnh cao cuối cùng, đỉnh cao luôn ở phía trước. Là thế hệ đi trước nhưng NSND Lan Hương rất cảm phục, ngưỡng mộ thế hệ trẻ như Victor Vũ, Trấn Thành, Vũ Hoàng Điệp… Họ cố gắng để hội nhập với điện ảnh các nước tiên tiến, nỗ lực cố gắng để điện ảnh dần hòa vào thế giới phẳng.
|
Trấn Thành thường xuyên gây tranh cãi vì những phát ngôn nhạy cảm. |
Với NSND Lan Hương, câu chuyện phát ngôn lần này của Trấn Thành là bài học cho những người nổi tiếng về việc giữ hình ảnh, cẩn trọng khi giao lưu cùng khán giả.
Không phải người nổi tiếng nói gì cũng đúng, nói gì cũng được
Cũng bàn về câu chuyện đạo tạo diễn xuất hiện nay, NSND Trung Anh chia sẻ có nhiều trường dạy diễn xuất cực kỳ bài bản và chuyên nghiệp. “Điều đầu tiên chúng tôi dạy sinh viên ở Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội đó là sự chuyên nghiệp. Chuyên nghiệp để không phát ngôn bừa bãi và làm nghề một cách nghiêm túc, có chuyên môn. Không phải người nổi tiếng nói gì cũng đúng, nói gì cũng được”, NSND Trung Anh bày tỏ.
Diễn viên Người phán xửnhấn mạnh trường dạy sinh viên kỹ năng diễn xuất còn ứng dụng như thế nào lại tùy thuộc vào từng cá nhân. “Nhiều người quan niệm học để đi đóng phim nhưng không phải như thế. Chúng tôi dạy kỹ năng diễn xuất, sinh viên cùng học giáo trình và chuyên môn như nhau nhưng tùy sự thích ứng của từng người”, nam diễn viên cho biết.
Đồng quan điểm với NSND Trung Anh, diễn viên Chiến Thắng cho rằng nhiều thế hệ nghệ sĩ của Việt Nam đều được đào tạo bài bản từ trường lớp. “Bất cứ người nghệ sĩ, diễn viên nào cũng từ sự đào tạo mà ra. Trường học là nền móng và những cọ xát trong thực tế giúp mỗi người trưởng thành theo cách riêng. Thế mới có câu: ‘Không thầy đố mày làm nên’”.
Chiến Thắng cho biết thực tế có nhiều người không được đào tạo bài bản cũng tự gắn mác diễn viên. “Một ngày mở mắt ra tôi thấy có thêm hàng chục diễn viên. Dưới sự hỗ trợ của công nghệ, thời đại số nên việc một người trở thành diễn viên chóng vánh đến bất ngờ. Tuy nhiên, nếu không được đào tạo bài bản thì họ chỉ nổi lên trong thời gian ngắn rồi tự đào thải vì nhàm chán, hời hợt”, Chiến Thắng nói.
(Theo Tiền Phong)
" alt="Trấn Thành nói 'Việt Nam không có đơn vị đào tạo diễn viên ra hồn' có sai không?"/>
Trấn Thành nói 'Việt Nam không có đơn vị đào tạo diễn viên ra hồn' có sai không?