Công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, thi học kỳ, cô giáo cứu học sinh trong lũ dữ… là những sự kiện đánh dấu một tuần sôi động của giáo dục.Công bố dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học
Ngày 16/12, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Quy chế Tuyển sinh chính quy trình độ đại học, trình độ cao đẳng nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Bộ GD-ĐT đã dự kiến thực hiện một số điểm mới nhằm khắc phục các bất cập của những năm trước đó.
|
Việc xét tuyển ĐH năm 2017 sẽ nhiều điểm khác so với năm 2016 (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Theo dự thảo, thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng xét tuyển, Bộ cũng sẽ không đặt ra ngưỡng đảm bảo chất lượng vào ĐH (điểm sàn) như những năm trước, tất cả các trường đều phải minh bạch thông tin về tuyển sinh trên website của trường và Cổng TT tuyển sinh của Bộ...
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã nói rõ hơn về việc “Tại sao Bộ GD-ĐT mở nguyện vọng xét tuyển, bỏ điểm sàn đại học?”… Lãnh đạo các trường đại học cũng nhận định về những khả năng có thể xảy ra nếu thực hiện phương án xét tuyển mới.
Trước khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế, nhiều báo đã đưa những thông tin liên quan tới việc chuẩn bị cho kỳ tuyển sinh năm tới.
Đáng chú ý là ĐHQG Hà Nội thông báo ngừng thi đánh giá năng lực. Ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc ĐHQG Hà Nội cho biết, năm 2017, ĐHQG Hà Nội sẽ sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để tuyển sinh “Bởi những đổi mới trong phương án tổ chức kì thi THPT quốc gia năm 2017 của Bộ GD-ĐT đã cơ bản gần với định hướng, mục tiêu, triết lí của đổi mới tuyển sinh ở bài thi ĐGNL chung mà ĐHQG Hà Nội đã triển khai trong thời gian vừa qua”…
Báo Tuổi trẻđưa tin nhiều sở GD-ĐT bối rối trước kỳ thi THPT quốc gia năm tới có quá nhiều đổi mới, nhưng Bộ GD-ĐT lại không cho phép các trường chủ động trong việc thực hiện các hình thức tập dượt cho học sinh thông qua đợt kiểm tra học kỳ.
Báo Người lao động, Báo Tiền phongđều phản ánh ý kiến của các trường về việc tuyển sinh trong năm tới…
Chương trình - SGK mới vẫn đang… lấy ý kiến
Như Báo Thanh niênđưa tin trong bài viết “Không còn môn nào bắt buộc ở lớp 11, 12?”, trong buổi tọa đàm tham vấn chuyên gia về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông diễn ra ngày 15/12, GS Nguyễn Minh Thuyết gây chú ý đặc biệt khi đưa ra một số giải pháp để có thể hiện thực hóa chủ trương dạy học tự chọn.
|
Vẫn còn nhiều ý kiến về việc soạn thảo chương trình - SGK mới (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Trong đó, giải pháp đáng chú ý nhất là “Trừ 3 môn công cụ toán, ngữ văn, ngoại ngữ được dạy suốt năm học, các môn còn lại, mỗi môn chỉ được bố trí trong một học kỳ, môn thì học ở học kỳ 1, môn thì ở học kỳ 2. Đến lớp 11, 12 “sẽ không còn môn học nào bắt buộc nữa, tất cả các môn sẽ thành môn tự chọn”.
Còn PGS Trần Thị Tâm Đan đề nghị "Ở cấp THPT, phân hóa theo hướng tự chọn thì cần làm rõ ra kiến thức cốt lõi là gì thì sẽ giảm được số môn học bắt buộc".
GS Đào Trọng Thi bày tỏ sự lo ngại về hiện tượng hiểu chưa đúng về chủ trương một CT, nhiều bộ SGK. Cụ thể, một số địa phương như Sở GD-ĐT TP.HCM đã tuyên bố và đang chuẩn bị biên soạn bộ SGK riêng. Khi các địa phương cục bộ thực hiện sách sẽ dẫn tới tình trạng các trường của địa phương đó dù muốn hay không cũng sẽ phải chọn bộ SGK do sở GD-ĐT địa phương mình biên soạn. “Điều này là sai hoàn toàn về tư tưởng khuyến khích nhiều bộ sách”, ông Thi nói.
Trong khi đó, cũng theo thông tin từ báo này thì TP.HCM dự kiến thử ngiệm SGK do thành phố tự biên soạn ở quy mô hẹp trong năm học này, tiếp tục mở rộng hơn từ năm học 2017 - 2018 và có thể sử dụng chính thức từ năm học 2018 - 2019.
Trước đó, bài viết “Chương trình - sách giáo khoa mới: ‘Mở’ để tăng quyền lựa chọn” cũng do Báo Thanh niênđăng tải, GS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, thường trực Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK), cho rằng yêu cầu “mở” đối với SGK trong tương lai là tất yếu.
Những đề thi học kỳ gây chú ý
Đề kiểm tra học kỳ môn Giáo dục công dân cấp THCS do Phòng GD-ĐT Quận 3, TP.HCM, ra cho học sinh có nhiều câu hỏi thú vị, nhiều tình huống từ thực tế cuộc sống.
|
Lời bài hát "Ông bà anh" được đưa vào đề thi |
Cụ thể, ở đề kiểm tra học kỳ 1 môn Giáo dục công dân (GDCD) dành cho học sinh lớp 7, tình huống học sinh lớp 11 ở TP Hải Phòng để lại một tờ giấy kèm nội dung “do vô tình cháu đâm vào gương ô tô. Cháu xin lỗi...".
Ngoài ra, ở đề kiểm tra học kì 1 môn GDCD dành cho học sinh lớp 9 có câu hỏi về nạn “hôi của”, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bài hát “Ông bà anh” của tác giả Lê Thiện Hiếu trong chương trình Sing my song (Bài hát hay nhất) thì được đưa vào đề kiểm tra học kỳ I dành cho lớp 12 Trường THPT Trường Chinh (TP.HCM). Cô Dương Ngọc Yến, Tổ trưởng tổ văn, cho rằng “Chúng tôi nghĩ rằng giáo dục cần có sự đổi mới. Chúng ta phải thoáng ở cái đầu”. Tuy nhiên, thầy giáo Lê Xuân Chiến ở Quảng Nam thì khẳng định, không thể tán dương những cách đổi mới theo trào lưu như vậy.
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 của tỉnh Thái Bình chọn một nội dung từ một bài báo trên VietNamNet, được đánh giá khá hay...
Tuy nhiên, cũng có những “đề thi lạ” nhận được phản hồi không tích cực. Đó là đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn mà phòng giáo dục quận Cầu Giấy gửi về cho các trường trên địa bàn, được tổ chức thi cho học sinh ngày 13/12. Sau khi đối chiếu đề thi và phần hướng dẫn chấm bài (có thể coi là gợi ý đáp án), điều đáng chú ý nhất là để trả lời cho một câu hỏi trong đề này, nếu theo như hướng dẫn của phòng giáo dục thì học sinh chỉ cần chép lại đúng từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, phẩy… nội dung trong câu hỏi là đạt điểm.
Hy hữu: Luận văn tốt nghiệp bị rao bán trên mạng
Nhiều sinh viên lớp Tài chính ngân hàng K36, Trường ĐH Cần Thơ phát hiện luận văn tốt nghiệp file PDF bị đăng bán trên mạng.
|
Trường Đại học Cần Thơ thừa nhận một số lượng lớn luận văn tốt nghiệp đại học, kể cả thạc sĩ bị rao bán trên trang web 123doc.org. Ảnh minh hoạ. |
Sinh viên cho rằng luận văn là công sức tốt nghiệp, sinh viên gửi về trường để lưu trữ và cho các sinh viên khóa sau tham khảo nhưng đã bị thành phần xấu trục lợi đem bán lên mạng.
Theo phản ánh luận văn tốt nghiệp đã được công khai bán trên website 123doc.
Sau đó, PGS.TS Đỗ Văn Xê, phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ vừa cho biết đại diện của website 123doc… đã liên lạc với ông để lên tiếng nhận lỗi, chịu trách nhiệm việc luận văn bị rao bán trên website này.
Ông Xê cho biết ông đã chuyển chuyển thông tin này cho công an để nhờ các truy tìm người upload file và từ đó truy ra người nào cung cấp file cho họ.
Cô giáo mầm non cứu trẻ trong nước lũ
Sự kiện đẹp nhất của giáo dục tuần này có lẽ là việc 13 học sinh mẫu giáo Trường mẫu giáo An Hiệp, huyện Tuy An (Phú Yên) đã được 4 cô giáo cứu trong cơn lũ dữ.
|
Cô Nguyễn Thị Hòa (trái) và cô Thái Thị Tuyết Hồng (phải) bên học sinh của mình sau khi được cứu thoát khỏi lũ dữ - Ảnh: NGỌC THẮNG/ Báo Tuổi trẻ |
Báo Tuổi trẻ có bài viết “Thà cô chết chứ không để trò chết”, đưa tin sáng ngày 13/12, do trời mưa to nên chỉ có hơn 30 cháu đến lớp học. 12h, mưa càng to, nước bắt đầu lớn nên ban giám hiệu gọi điện báo cho phụ huynh đón các cháu về. Chỉ có gần 20 cháu được cha mẹ đón về kịp thời.
30 phút sau thì 13 cháu còn lại và 4 cô giáo ở lại giữ lớp không thể ra ngoài được, chỉ biết kêu cứu vì nước đã ngập hơn 1,5m. Trong khi đó, phụ huynh của các cháu đứng trên quốc lộ 1, cách trường chừng 100m cũng không thể bơi vào ứng cứu…
Câu nói của cô Nguyễn Thị Hòa, hiệu phó Trường mẫu giáo An Hiệp, đã khiến mọi người xúc động: “Chúng tôi xác định thà cô chết chứ không để học trò chết”.
“Thật cảm động trước suy nghĩ của các cô giáo “thà cô chết chứ không để trò chết” - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết trong lá thư được gửi đi vào sáng 15/12. Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng gửi lời biểu dương, khen ngợi các cô giáo Trường Mầm non xã An Hiệp và người dân địa phương đã tham gia cứu giúp các cháu.
Ngân Anhtổng hợp
" alt="Loay hoay từ tuyển sinh tới chương trình phổ thông mới"/>
Loay hoay từ tuyển sinh tới chương trình phổ thông mới
Trên trang cá nhân, diễn viên Hồng Đăng đăng hình ảnh hài hước của bạn diễn Hồng Diễm để chúc mừng sinh nhật. Nam diễn viên viết: "Cách đây mười mấy năm khi còn trẻ thì mình cũng có ham hố làm anh. Nhưng giờ thấy tuổi già ập đến rồi thôi xưng hô về đúng tuổi nhé. Chúc mừng sinh nhật bà chị Nguyễn Hồng Diễm, chúc bà chị luôn xinh đẹp, thành công hơn nữa trong mọi lĩnh vực nhé".Hồng Đăng không quên nhắn nhủ tới Hồng Diễm là mỗi tháng anh mất thêm một khoản tiền để mua dung lượng bộ nhớ, để lưu đống ảnh thần thánh của cô.
Hồng Đăng và Hồng Diễm là cặp đôi có hơn 10 năm đóng cặp "yêu đương" trên màn ảnh. Mỗi khi Hồng Diễm và Hồng Đăng xuất hiện, khán giả đều trầm trồ vì sự đẹp đôi của 2 diễn viên. Hồng Diễm sở hữu nhan sắc hài hoà cùng giọng nói nhẹ nhàng, trong khi đó Hồng Đăng cũng sở hữu vẻ nam tính đầy cuốn hút. Chính vì vậy, dù đã "yêu nhau" trong 6 bộ phim, cặp đôi “song Hồng” vẫn chiếm được nhiều cảm tình của đông đảo khán giả yêu thích phim Việt.
|
Hồng Đăng bên 'người tình màn ảnh' Hồng Diễm |
Hồng Đăng, Hồng Diễm biết cách thu hút khán giả xem phim ở nét diễn xuất tự nhiên, tình cảm, "diễn như không diễn". Những mối tình mà họ đã khắc hoạ trong các bộ phim như Cầu vồng tình yêu, Cả một đời ân oán, Hoa hồng trên ngực trái... hay mới nhất là Hướng dương ngược nắng đều đưa người xem đến với những cảm xúc thật nhất của tình yêu. Đó là cảm xúc từ giằng xé, day dứt, thất vọng đến hạnh phúc ngập tràn khi cặp đôi có cái kết viên mãn.
Trong nhiều bài phỏng vấn, Hồng Đăng cũng bày tỏ niềm cảm kích khi có người bạn diễn ăn ý nhất như Hồng Diễm. Anh cho biết, mình và Hồng Diễm chỉ cần một ánh mắt hay một nụ cười là hiểu được cách diễn của nhau. Anh cũng thích nhất ở Hồng Diễm cách diễn bản năng cũng như cách thể hiện cảm xúc của nữ diễn viên tay ngang.
Trên phim, Hồng Đăng trở thành "soái ca" của Hồng Diễm, cùng cô viết lên nhiều chuyện tình lãng mạn. Thế nhưng, theo dõi trang cá nhân của cả hai, tôi nhiều lần phải ngỡ ngàng, ngơ ngác vì sự "trở mặt" của anh chàng… khi từ "chân ái" bỗng hóa "thánh cà khịa".
Có lần, Hồng Diễm vừa chia sẻ hình ảnh xinh đẹp của mình trên trang cá nhân cùng người hâm mộ. Cô nàng khoe gương mặt tươi trẻ ngời ngời cùng thần thái cuốn hút khiến bao fan mê mẩn. Giữa cơn mưa lời khen của người hâm mộ, Hồng Đăng lại bình luận mà Hồng Diễm cho là "móc mỉa" cô: “Đẹp thật đấy… Phải nói ở cái tuổi này còn giữ được thế này là quá siêu rồi”.
Trước đó, Hồng Diễm đăng bức ảnh khoe visual đỉnh cùng lối ăn diện quyến rũ. Bức ảnh này của "chị đẹp" đã làm Hồng Đăng phải thảng thốt "Táo bạo đấy". Sau nhiều lần bị Hồng Đăng trêu, Hồng Diễm cũng phản kháng. Nữ diễn viên đăng bức ảnh mình chụp cùng bạn diễn - nhưng được cái chỉ mỗi cô trông ổn và xinh xắn lên mạng xã hội. Hồng Diễm còn mượn diễn biến của phim để làm lý do chính đáng cho mình: "Chia tay rồi, không cần post ảnh đẹp lên làm gì anh nhỉ". Trước sự phũ phàng của người đẹp, Hồng Đăng chỉ thốt nổi một chữ "Hận".
Hồng Diễm và Hồng Đăng trong Gặp gỡ diễn viên truyền hình:
Ngân An
Đọ vẻ gợi cảm vợ của 2 cô vợ Hồng Đăng, Mạnh Trường
Cả Hồng Đăng và Mạnh Trường đều đang có một gia đình hạnh phúc với những người vợ xinh đẹp, chu toàn và những đứa con xinh xắn, khỏe mạnh.
" alt="Hồng Đăng tặng quà sinh nhật không ngờ cho Hồng Diễm"/>
Hồng Đăng tặng quà sinh nhật không ngờ cho Hồng Diễm
Trong nhiều lớp học ngôn ngữ Anh trên khắp nước Mỹ, không còn nhiều các bài tập yêu cầu đọc tiểu thuyết dài. Thay vào đó, một số giáo viên tập trung vào một số đoạn văn ngắn. Điều này cho thấy xu hướng hiện nay là thời lượng tập trung ngắn hơn trước, sức ép phải chuẩn bị cho các bài kiểm tra chuẩn hóa và thầy cô cảm giác rằng nội dung dạng ngắn sẽ giúp học sinh thích nghi với thế giới số hiện đại.
Hội đồng Giáo viên Tiếng Anh Mỹ đã thừa nhận sự thay đổi này trong tuyên bố năm 2022: "Đã đến lúc đọc sách và viết luận không còn là đỉnh cao của giáo dục ngôn ngữ Anh".
|
Học sinh Mỹ không còn nhiều thời gian đọc sách. Ảnh minh hoạ: Manila Times. |
Tuy nhiên, việc tập trung vào các nội dung số dạng ngắn không phù hợp với tất cả học sinh.
Maryanne Wolf, một nhà khoa học về thần kinh nhận thức tại Đại học UCLA, người chuyên nghiên cứu về chứng khó đọc, cho biết đọc sâu là điều cần thiết để tăng cường hoạt động cho các mạch trong não liên quan đến xây dựng kiến thức nền tảng, kỹ năng phản biện và trên hết là sự đồng cảm.
“Chúng ta phải cho thế hệ trẻ cơ hội hiểu được người khác, không phải qua những bức ảnh chụp nhanh mà qua việc đắm mình vào cuộc sống, suy nghĩ và cảm xúc của người khác”, Wolf cho biết.
Điều này đúng với Chris, người mắc chứng khó đọc. Với cậu bé, âm thanh không giúp việc đọc trở nên dễ hơn mà thay vào đó, khiến cậu bé chán nản với sách.
Ít thời gian đọc sách bên ngoài trường học
Nhìn chung, học sinh Mỹ đang đọc ít sách hơn. Dữ liệu toàn quốc Mỹ từ năm ngoái cho thấy chỉ 14% thanh thiếu niên cho biết có đọc sách để giải trí hàng ngày so với 27% vào năm 2012.
Các giáo viên cho biết sự sụt giảm này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Covid-19.
“Khi Covid-19 xảy đến, cả giáo viên và học sinh đều để các em ngừng đọc tiểu thuyết dài vì tâm lý bị sang chấn. Nhưng đến giờ, thầy và trò vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi điều đó”, Kristy Acevedo, giáo viên tiếng Anh tại một trường trung học dạy nghề ở New Bedford, Massachusetts, cho biết.
Năm nay, Kristy cho biết sẽ không chấp nhận việc học sinh lơ là đọc sách. Bà có kế hoạch dạy học sinh chiến lược quản lý thời gian và yêu cầu các em sử dụng giấy và bút chì trong hầu hết thời gian học.
Một số giáo viên khác thì cho rằng xu hướng trẻ em không còn đọc nhiều xuất phát từ việc phải đáp ứng các bài kiểm tra chuẩn hóa và ảnh hưởng từ công nghệ giáo dục. Nhiều nền tảng số hiện có thể cung cấp chương trình tiếng Anh hoàn chỉnh với hàng nghìn đoạn văn ngắn phù hợp tiêu chuẩn các tiểu bang. Tri thức đều được cung cấp mà không cần đến một cuốn sách nào.
Tình trạng này phần nào khiến học sinh Mỹ ngày càng cảm thấy khó đọc sách. Hiện chỉ khoảng một phần ba học sinh lớp 4 và lớp 8 đạt trình độ đọc hiểu thành thạo trong Đánh giá tiến bộ giáo dục quốc gia Mỹ năm 2022, giảm đáng kể so với năm 2019.
Leah van Belle, giám đốc điều hành của liên minh xóa mù chữ Detroit 313Reads, cho biết khi con trai bà đọc Peter Panvào năm cuối tiểu học, hầu hết trẻ em trong lớp đều thấy quá khó. Bà than thở rằng trường của con trai bà thậm chí không có thư viện.
Giáo viên cũng chịu sức ép
Trong khi một số trường gặp khó khăn về nguồn lực sách, những trường giàu có hơn vẫn thiếu một thứ khác: thời gian.
Terri White, giáo viên tại trường trung học South Windsor ở Connecticut, cho biết lớp ngôn ngữ Anh của bà không còn yêu cầu học sinh đọc hết cuốn To Kill A Mockingbird (Giết con chim nhại)như trước nữa. Bà chỉ giao cho học sinh đọc khoảng một phần ba cuốn sách và tóm tắt phần còn lại. Bà cho biết các em phải nhanh chóng chuyển sang phần khác vì giáo viên cũng có sức ép phải nhồi nhét nhiều hơn vào chương trình giảng dạy.
Bà cũng giao ít bài tập về nhà hơn vì lịch học của học sinh quá dày đặc với nhiều môn thể thao, câu lạc bộ và các hoạt động khác.
Về lâu dài, phương pháp đọc tóm tắt như vậy sẽ gây hại cho sự phát triển tư duy phản biện của học sinh, Alden Jones, giáo sư văn học tại Đại học Emerson ở Boston cho biết.
Will Higgins, giáo viên tiếng Anh tại Trường trung học Dartmouth ở Massachusetts, thì cho biết ông vẫn tin vào việc giảng dạy các tác phẩm kinh điển. Tuy nhiên, sức ép về thời gian cũng khiến ông phải cắt giảm số lượng sách.
“Chúng tôi không từ bỏ Jane Eyrevà Pride and Prejudice. Chúng tôi không từ bỏ Hamlethay The Great Gatsby. Nhưng chúng tôi đã từ bỏ việc giao những tác phẩm khác như A Tale of Two Cities”, Higgins cho biết.
Trước sức ép về chương trình học, trường của ông đã tìm cách khuyến khích học sinh đọc sách thông qua các câu lạc bộ sách do chính các em điều hành. Ông Higgins nói: “Rất thú vị là nhiều học sinh cho biết đây là lần đầu tiên các em đọc hết một cuốn sách sau một thời gian dài”.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Lo ngại khi học sinh Mỹ đọc ít sách hơn"/>
Lo ngại khi học sinh Mỹ đọc ít sách hơn