1. Sau những màn trình diễn đầu tiên tại SEA Games 30,ệtNamhạIndonesiaHLVParkHangSeocaotaylạigặbảng xếp hạng pháp rõ ràng U22 Indonesia không hề yếu và dễ chơi cho U22 Việt Nam và HLV Park Hang Seo.
Diễn biến trên sân trong 45 phút đầu tiên chứng tỏ điều này, khi đội bóng xứ vạn đảo chơi ăn miếng trả miếng với đoàn quân của HLV Park Hang Seo một cách sòng phẳng.
Và việc có bàn thắng cho U22 Indonesia là xứng đáng, dù thực tế người góp công lớn nhất để đội bóng xứ vạn đảo mở tỉ số lại là thủ thành Bùi Tiến Dũng.
U22 Indonesia không hề dễ chơi...
2. Bị đối thủ dẫn bàn, thế trận không mấy sáng sủa trong hiệp 1 tưởng chừng như U22 Việt Nam gặp khó khăn sau giờ nghỉ, nhưng rất may cho HLV Park Hang Seo và các học trò khi U22 Indonesia chùng xuống.
Nói chính xác hơn, đội bóng của HLV Indra Syafi với lợi thế dẫn bàn rất muốn bảo vệ thành quả, hoặc chí ít có được trận hoà để quyết định đá thấp chờ cơ hội phản công.
Việc U22 Indonesia lùi về sâu bên phần sân nhà đã giúp U22 Việt Nam được chơi đúng bài của mình, khi có thể đá ban bật, kiểm soát bóng... Với sức ép liên tục, việc Thành Chung ghi bàn cho đội bóng của HLV Park Hang Seo cũng là dễ hiểu.
Nhưng HLV Park Hang Seo tỏ ra cao tay hơn
Không chỉ “hên” khi đối thủ mang tâm lý cầu hoà (vì các trận sau rất dễ thở), ngay cả pha dứt điểm của Hoàng Đức dù đẹp, nhưng cũng có một chút may mắn khi đối thủ bỏ quên tiền vệ U22 Việt Nam trong tích tắc, điều không xảy ra suốt cả trận với tất cả các cầu thủ áo đỏ.
3. U22 Việt Nam đã có một trận đấu khiến người hâm mộ vỡ oà khi giành trọn 3 điểm ở thời khắc bù giờ. Một lần nữa, “kiến trúc sư” cho chiến thắng này lại phải gọi tên HLV Park Hang Seo.
Ông thầy người Hàn Quốc đã tỏ ra vô cùng tinh quái, cũng như đầy tiểu xảo khi là người châm ngòi cho sự mất bình tĩnh của các cầu thủ U22 Indonesia với hành động phán ứng “cực gắt” ở giữa hiệp đấu thứ 2.
đã mang về cho U22 Việt Nam một chiến thắng xứng đáng
Chính điều này khiến các cầu thủ trẻ của HLV Indra Syafi tỏ ra nôn nóng, mất bình tĩnh, cũng như cả sự rụt rè trong những tình huống tranh chấp 5-5 sau đó – điều mà những phút trước không hề xảy ra.
Không chỉ biết dùng tiểu xảo, về chuyên môn chỉ cần đúng 1 sự thay đổi người chiến lược gia người Hàn Quốc đã đánh bại U22 Indonesia, khi quyết định tung Hà Đức Chinh vào sân ngay sau giờ nghỉ giữa hiệp kết thúc.
HLV Park Hang Seo, bóng đá Việt Nam cảm ơn vì sự mát tay của ông!
Quyết định tăng cường hàng công trong bối cảnh đội nhà bị dẫn bàn là đương nhiên, nhưng cái hay của ông Park lại nằm ở chỗ “đọc vị” được tâm lý của U22 Indonesia vốn muốn hoà, hoặc bảo vệ tỉ số sau khi có bàn thắng ở hiệp 1.
Hà Đức Chinh vào sân đã khiến U22 Indonesia vốn mang tư tưởng thi đấu như đã nói ở trên càng không thể dâng cao, cũng như buộc phải chia người để theo kèm. Và điều này giúp U22 Việt Nam có đất để cầm và chơi bóng theo đúng ý của mình.
Tấn công với rất nhiều phương án, cùng quân số đông đảo lên tham gia hãm thành việc U22 Việt Nam có bàn thắng gỡ hoà là điều tất yếu. Thêm một chút may và khoảnh khắc bùng nổ của Hoàng Đức, thầy trò HLV Park Hang Seo đã bắn hạ U22 Indonesia khó lường một lần nữa.
Có may mắn, có quyết tâm và sở hữu một ông thầy cao tay như HLV Park Hang Seo thì U22 Việt Nam còn sợ gì nữa!
Ngay từ sáng sớm nay, sân trường đã chật kín người với không khí sôi động. Nhiều thế hệ học sinh của trường đã có mặt để được gặp lại thầy cô, bạn bè.
Bà Phạm Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương nói chuyện cùng các thế hệ giảng viên trường.
Ra đời trong những năm chiến tranh và đồng hành cùng sự phát triển của ngành ngoại thương Việt Nam, Trường ĐH Ngoại thương thuở ban đầu chỉ là 1 ngành học vào năm 1960, thuộc Khoa Quan hệ quốc tế của Trường Kinh tế tài chính do Bộ ngoại giao trực tiếp quản lý.
Đến nay, trường có trụ sở chính tại Hà Nội và có 2 cơ sở ở TP.HCM và Quảng Ninh... đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực Kinh tế, Kinh doanh, Quản trị, Tài chính – ngân hàng, Kế toán - Kiểm toán, Luật Kinh tế và Ngôn ngữ thương mại.
Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐH Ngoại thương luôn là một trong những trường đại học hàng đầu ở Việt Nam về đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực/ngành Kinh tế, kinh doanh, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán - kiểm toán, Luật thương mại quốc tế và Ngôn ngữ thương mại.
Trường ĐH Ngoại thương là cái nôi đào tạo ra nhiều cán bộ quản lý, quản trị, doanh nhân xuất sắc, những công dân toàn cầu đã gặt hái được nhiều thành công trên mọi lĩnh vực ở Việt Nam và trên trường quốc tế.
Bà Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT (thứ ba từ trái qua) qua từng là Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương.
Những năm qua, Trường ĐH Ngoại thương luôn giữ vị trí các trường đại học top đầu cả nước, liên tục là trường thu hút nhiều nhất các thí sinh thuộc top 5% thí sinh xuất sắc nhất cả nước theo học.
Các giảng viên hiện nay của trường.
Hiện nay, bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, nhà trường đã xây dựng và phát triển các chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao và chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế để đáp ứng nhu cầu thị trường lao động quốc tế và đào tạo ra những công dân toàn cầu. Hiện, Trường ĐH Ngoại thương đào tạo 12 ngành với 19 chuyên ngành ở bậc đại học, với 3 chương trình tiên tiến, 5 chương trình chất lượng cao, 3 chương trình định hướng nghề nghiệp quốc tế.
Các cựu sinh viên lưu lại những khoảnh khắc ở dấu mốc 60 năm thành lập trường.
Một cựu sinh viên nay đã trở thành đội ngũ giảng viên trẻ của trường.
Trong những năm gần đây, hoạt động đào tạo sau đại học cũng được phát triển mạnh. Hiện nay, Nhà trường đào tạo 6 chuyên ngành với 8 chương trình đào tạo thạc sĩ và 3 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ, trong đó có các chương trình định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng (EMBA), chương trình đào tạo Thạc sĩ và tiến sĩ bằng tiếng Anh.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, trường đang triển khai xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo vệ tinh, thí điểm đưa một số môn học có tính kỹ thuật và công nghệ vào giảng dạy; triển khai mô hình Blended Learing cho đào tạo chính quy cũng như tăng cường hợp tác với một số trường đại học trong và ngoài nước xây dựng và phát triển một số mô hình đào tạo mới.
Nhà trường cũng đã, đang và sẽ triển khai nhiều chương trình nghiên cứu, trong đó đặc biệt chú trọng tới các nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, địa phương góp phần phục vụ sự phát triển của doanh nghiệp, địa phương.
Bên cạnh năng lực chuyên môn, Trường ĐH Ngoại thương cũng luôn chú trọng tạo lập một môi trường rèn luyện và học tập cho sinh viên nuôi dưỡng và phát triển tiềm năng, quan tâm phát triển các năng lực khác. Thông qua hoạt động của gần 70 câu lạc bộ sinh viên, các thế hệ sinh viên của trường luôn giữ được truyền thống năng động, sáng tạo, giỏi ngoại ngữ, có kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng tổ chức tốt nên được thị trường lao động đánh giá cao.
PGS.TS Bùi Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương cho hay, với phương châm “Khác biệt để dẫn đầu” và sứ mạng đào tạo những công dân toàn cầu, trong tương lai, trường tiếp tục đặt ra nhiệm vụ chiến lược là trở thành ĐH đổi mới sáng tạo; đào tạo đa ngành đa lĩnh vực, trong đó kinh tế và kinh doanh là thế mạnh; với chất lượng đào tạo và nghiên cứu được công nhận quốc tế, nằm trong nhóm 300 trường hàng đầu châu Á.
Thanh Hùng
Công bố các vị trí lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương nhiệm kỳ mới
Ngày 22/9, Trường ĐH Ngoại thương tổ chức lễ công bố các quyết định công nhận hội đồng trường, chủ tịch Hội đồng trường và hiệu trưởng nhiệm kỳ 2020 - 2025.
" alt="Hân hoan ngày trở về 60 năm Trường ĐH Ngoại thương"/>
TS Trương Đình Thăng (ngoài cùng bên phải) ngày tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Sư phạm Dunedin, ĐH Otago (New Zealand)
Tôi xuất thân từ nông thôn, ở một vùng rất nghèo của huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Nơi tôi sinh ra nghèo khó tới mức đến tận năm lớp 12, tôi mới được học dưới ánh đèn điện. Nhưng không hiểu sao, chính sự nghèo khó này lại khiến tôi gắn bó với quê hương. Tôi nghĩ quê tôi cần những người con được học hành quay về.
Hơn nữa, đến thời điểm đó, tôi cảm thấy mình xa nhà đã quá lâu rồi, bố mẹ đã đến tuổi già, tôi muốn ở gần để tiện chăm sóc”.
Anh Thăng nhìn nhận rằng đa phần những người chọn ở lại thực chất mong muốn một môi trường tốt hơn cho con cái chứ không phải cho bản thân.
“Các cụ có câu “hy sinh đời bố, củng cố đời con”. Ở lại vì con, thì bản thân mình – thẳng thắn mà nhìn nhận – sẽ chỉ là “công dân hạng 2”, trừ khi mình đủ khả năng trở thành giáo sư, giảng viên trong các trường đại học lớn của nước bạn.
Trở về cũng có cái hay. Bản thân tôi học trường làng, làm bài dưới ánh đèn dầu mà vẫn có cơ hội du học như ai. Vì vậy, con cái mình mà có ý chí thì vẫn có cơ hội đi tiếp.
Đến bây giờ, với những người bạn mong con em du học sớm tôi vẫn có lời khuyên nếu không thực sự cần thiết thì cứ từ từ. Cứ để con ở bên mình trong giai đoạn niên thiếu, khi con cần sự quan tâm của cha mẹ trước những thay đổi về tâm sinh lý. Ở đây, con vẫn có môi trường học tập tốt và hoàn toàn có cơ hội du học sau này".
Và còn một điều quan trọng khác khiến anh Thăng không mất nhiều thời gian suy tính ở hay về.
“Tôi nghĩ rằng Nhà nước đã cho mình bao nhiêu tiền ăn học đến chừng này, thì việc của mình – dù nói thì có vẻ sách vở - phải là trở về để tham gia đóng góp vào sự phát triển của đất nước. Tôi không mong ước lớn lao, chỉ muốn trở thành một tác nhân cho những thay đổi tốt đẹp hơn trong giáo dục”.
Trở về với ngôi trường “dưới đáy”
Khi mới về Việt Nam, ĐH Huế, ĐH Đà Nẵng và một số trường đại học ở Hà Nội, TP.HCM đều sẵn sàng tiếp nhận vị tiến sĩ này. Nhưng rốt cuộc, anh Thăng lại chọn về ngôi trường có vị trí rất khiêm tốn trong hệ thống các trường ĐH, CĐ của Việt Nam.
Đảm nhiệm vị trí phó hiệu trưởng rồi hiệu trưởng từ năm 2018, anh Thăng nói 3 năm qua đã dành mọi tâm huyết cho sự phát triển của nhà trường.
TS Thăng và GS Clive Dimmock - ĐH Glasgow (Scotland)
TS Thăng chia sẻ rằng lúc mới về, anh đã mong Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị sẽ phát triển thành một trường đại học địa phương. Quả thực, với 15 tiến sĩ, 74 thạc sĩ, nhà trường có một đội ngũ giảng viên mạnh trong nhóm các trường cao đẳng. Tuy nhiên, mong muốn này đã không thành hiện thực.
Bên cạnh đó, vị tân hiệu trưởng còn phải đối mặt với thực trạng khắc nghiệt: “Tôi đảm nhận vị trí hiệu trưởng khi trường đã trong tình trạng “thủng đáy” - cơ sở khang trang, giáo viên chất lượng cao nhưng không tuyển được người học. Trường từng “được” lên báo khi khó khăn đến mức 1 khoa chỉ tuyển được... 5 sinh viên. Câu chuyện éo le này xảy ra với nhà trường trong suốt 5 năm qua".
Theo TS Trương Đình Thăng, dùng từ "dưới đáy", "thủng đáy" với hàm ý trường ở tình thế vô cùng khó khăn. Nguyên nhân là hiện nay từng bước tiến tới việc giáo viên mầm non, tiểu học, trung học và dạy nghề phải có trình độ đại học trở lên. Điều này có nghĩa là sứ mệnh của các trường cao đẳng sư phạm gần như đã hết.
“Tháng 10/2019, trong ngày khai giảng, nhìn 200 sinh viên năm cuối, tôi tự hỏi nếu năm sau mà không được tuyển học sinh phổ thông, ngôi trường này sẽ ra sao?”.
Câu trả lời là nếu cứ tiếp tục tình trạng này, hoặc phải giải tán trường, hoặc đưa giảng viên sang các trường khác giảng dạy để giải quyết vấn đề đội ngũ. Chỉ có hy vọng là đề án thành lập Trường phổ thông liên cấp nằm trong Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị được UBND tỉnh thông qua. Và hy vọng này đã trở thành hiện thực khi đề án được phê duyệt.
“Dù có thể nói đây là một bước lùi so với mong muốn nâng cấp lên đại học, nhưng chúng tôi phải tự cứu lấy mình. Nếu không làm, trường sẽ “chết”. Có câu ngạn ngữ rằng “Thà thắp lên một que diêm còn hơn ngồi nguyền rủa bóng tối”" - anh Thăng trầm tư.
Năm học 2020-2021, Trường Phổ thông liên cấp CĐ Sư phạm Quảng Trị tuyển sinh được 200 học sinh khối 6 và khối 10 (mỗi khối 3 lớp). Đây là trường công lập đầu tiên tại Quảng Trị cho các em học 2 buổi/ngày, có bán trú hoặc nội trú. Nếu mọi việc thuận lợi, trong 3 năm nữa, trường sẽ có từ 800-1.000 học sinh phổ thông. Bên cạnh đó, trường tiếp tục triển khai các đề án bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên trong tỉnh, nâng chuẩn giáo viên, đào tạo lại, đào tạo mới giáo viên…
“Ngày khai giảng vừa qua đã diễn ra trọn vẹn. Thú thực, nếu năm nay còn chưa được tuyển học sinh phổ thông, có lẽ tôi “dẹp” luôn lễ khai giảng khi chỉ tuyển được 40 sinh viên theo học ngành mầm non".
Trong những năm qua, chỉ có một điều khiến cựu du học sinh này tiếc là không được làm việc ở một môi trường có thể phát huy nhiều hơn về năng lực nghiên cứu khoa học. "Ngoài ra, tôi không hề ân hận vì đã là nhân tố giúp nhà trường ổn định và sẽ phát triển trong tương lai”.
Điều tâm đắc nhất khi làm hiệu trưởng, theo anh Thăng, chính là sức ì ít hơn, chủ động, tìm tòi hơn trong công việc. “Tôi thay đổi được chính bản thân mình”.
Làm thầy là "làm gương"
Trở lại với câu chuyện nhận giữ "ghế" hiệu trưởng một ngôi trường đang gặp quá nhiều khó khăn, anh Thăng kể rằng khi biết tin này, một trong những người thầy có ảnh hưởng lớn nhất tới anh đã gửi thư khuyên. Đó là GS Philip Hallinger, hiện đang làm việc tại ĐH Mahidol (Thái Lan).
Trong thư, GS Philip Hallinger viết rằng: “Anh suy nghĩ kỹ rồi hãy lựa chọn. Trước đây, tôi từng có những sinh viên xuất sắc trong nghiên cứu khoa học nhưng khi làm quản lý thì năng lực nghiên cứu của họ lụi tàn”.
Với GS Philip Hallinger - người có ảnh hưởng rất lớn tới TS Thăng
Tuy nhiên, anh Thăng đã không “nghe lời” thầy, bởi theo anh, dù mất thời gian với công tác quản lý nhưng tầm ảnh hưởng trong công việc nghiên cứu lại tốt hơn.
Và có lẽ, đây chỉ là một trong số ít lần anh Thăng “cãi” thầy như vậy. Còn lại, những gì anh được học và nhận từ những người thầy khi đi du học, anh đều áp dụng đối với học trò của mình.
“Đó chính là sự “làm gương”. Khi tôi đi học, các thầy cô giúp đỡ tôi không đòi hỏi, nề hà.
Vì vậy, tôi muốn đưa sự tử tế mình từng nhận được tới sinh viên, học viên và hy vọng sau này các em sẽ hành xử phù hợp”.
Ngân Anh
Phim ngắn về cô giáo người Mường lọt top 10 giáo viên toàn cầu
Tổ chức Varkey Foundation vừa công bố phim ngắn về cô Hà Ánh Phượng, giáo viên Tiếng Anh của Trường THPT Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ - người vừa lọt top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu.
" alt="Tiến sĩ du học nước ngoài về làm hiệu trưởng ngôi trường 'dưới đáy'"/>
Tuy nhiên, dự án Trung tâm nghiên cứu của Samsung lại được xem như một dự án thành phần của KĐT The Manor Central Park, với dự kiến sẽ xây dựng cao ốc 21 tầng và 02 tầng hầm với tổng diện tích sàn xây dựng là 116.490 m2; Diện tích sử dụng đất là 30.000 m2; Mật độ xây dựng 33%; dự kiến thu hút khoảng 2.000 nhân lực chất lượng cao trong năm 2015/2016, 4.000 nhân lực trong các năm tiếp theo tùy theo kết quả kinh doanh…
Tôi thấy, dự án công nghệ cao mà đặt trong khu dân cư đã là bất hợp lý. Samsung lại còn xin rất nhiều ưu đãi về miễn thuế đất trong 50 năm; miễn toàn bộ các khoản đóng góp GPMB, chi phí bồi thường; miễn thuế nhập khẩu thiết bị; được chuyển nhượng tài sản, đất trong trường hợp cần thiết... vượt khung ưu đãi của Việt Nam là khó chấp nhận được.
Tại sao tôi nói như vậy? Thứ nhất, về dự kiến xây dựng cao ốc 21 tầng. Hiện nay, BĐS Việt Nam đang bị ế thừa, xây dựng cao ốc 21 tầng Samsung định tính toán thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng, tác động tới thị trường BĐS Việt Nam ra sao? Chưa nói tới việc phải hạn chế xây cao ốc ngay giữa khu dân cư đông đúc như vậy.
Thứ hai, vị trí đặt trung tâm nghiên cứu là không hợp lý. Xét riêng trong điều kiện hạ tầng, dịch vụ, giao thông hoàn toàn không thuận lợi cho một dự án nghiên cứu công nghệ cao như vậy. Thế giới, không ai làm thế cả.
Thứ ba, tại đây thiếu hẳn các điều kiện để Samsung có thể phát triển kinh doanh lâu dài. Vì thế, không thể dễ dàng đồng ý với những đề xuất của Samsung. Nếu nhà đầu tư nào cũng như Samsung thì không cần phải sinh ra các khu công nghệ cao nữa.
Tôi ngờ rằng, chủ trương xin xây dựng Trung tâm nghiên cứu công nghệ cao nhưng sau đó chủ đầu tư lại xin chuyên đổi mục đích khác. Có thể là xây dựng trung tâm thương mại hoặc nhà ở, kinh doanh dịch vụ. Nếu thật sự như vậy, dự án có thể phá vỡ quy hoạch, gây nguy hại cho môi trường hoặc tạo điễm nghẽn về giao thông, hạ tầng cho Hà Nội. Rất phức tạp.
PV:-Cùng với Samsung, Apple cũng đang dự kiến xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển trị giá 1 tỷ đô tại Hà Nội. Các chuyên gia đã nói thẳng, nếu tiếp cận không đúng cách, ưu đãi thành thừa. Việt Nam không được gì. Trong bối cảnh, Samsung đang xin quá nhiều ưu đãi, Bộ KHĐT cũng đã có văn bản bác nhiều đề xuất ưu đãi của Samsung thì HN có nên tính toán, cân nhắc để tránh tình trạng chạy đua ưu đãi, ưu đãi đến hụt hơi?
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:-Đúng vậy, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chỉ để kiếm lợi từ chính sách ưu đãi, từ thị trường tiềm năng, từ nguồn lao động giá rẻ...
Bây giờ không phải là lúc sẵn sàng trải thảm đỏ, mời gọi FDI bằng mọi giá nữa, lúc này thu hút phải có chọn lọc. Vì thế, Hà Nội phải tính toán và phải rút ra kinh nghiệm từ chính những bài học thực tế đó, không thể chạy đua ưu đãi.
Riêng Hà Nội, so sánh chất lượng thu hút FDI với các địa phương khác chỉ ở mức trung bình. Rất nhiều hạn chế vẫn đang tồn tại làm ảnh hưởng tới quá trình thu hút của Hà Nội như thủ tục rườm rà, phức tạp, dịch vụ chưa thông thoáng. Chỉ số cạnh tranh của Hà Nội cũng chưa bao giờ lọt được Top 10 trong các địa phương. Hà Nội nếu muốn thu hút FDI chất lượng tốt hơn thì phải cải thiện môi trường đầu tư, thay đổi tư duy, chứ không chỉ vì những yếu kém, hạn chế mà "vơ bèo vạt tép". Thu hút chạy theo số lượng, chạy theo chỉ tiêu, thành tích sẽ kéo chất lượng toàn nền kinh tế tụt xa hơn nữa.
Thời gian vừa qua đã thấy rất nhiều địa phương dũng cảm nói không với những dự án FDI không tốt, có nguy cơ gây hại cho môi trường rồi. Đó là bài học dũng cảm mà Hà Nội cần phải nhìn vào đó để học tập.
PV:- Các chuyên gia cũng nói thẳng, kể cả trong trường hợp Samsung, Apple đầu tư vào Việt Nam, thì Việt Nam cũng không có gì để đón khách. Trong khi, dự án công nghệ cao nhưng lại kinh doanh BĐS, như vậy, có thể lo ngại đến khả năng sản xuất bao bì cho Samsung cũng khó? Vậy ông kỳ vọng, Việt Nam có thể tận dụng thế nào từ dự án của Samsung? Và làm sao để tham gia vào Samsung?
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:- Đúng vậy, thu hút FDI, thu hút Samsung tới cả chục năm rồi nhưng Việt Nam chưa có được gì. Đó là do chất lượng thu hút và mục đích thu hút của Việt Nam. Các nhà đầu tư vào Việt Nam vẫn với vai trò đặt nhà xưởng, lắp ráp, gia công, Việt Nam không có gì cũng đúng.
Điều tôi lo ngại hơn là nền sản xuất Việt Nam đang bị phụ thuộc quá nhiều vào FDI. Nhìn những báo cáo xuất nhập khẩu thời gian qua có thể thấy kim ngạch xuất khẩu các ngành sản xuất chủ lực của Việt Nam đều nằm trong tay các doanh nghiệp FDI.
Nếu phụ thuộc quá nhiều vào FDI, đến một ngày ưu thế, ưu đãi cạn kiệt, FDI bóc hết lợi nhuận về nước, Việt Nam còn lại cái gì? Cái còn lại là những phân xưởng chuyên gia công, lắp ráp, làm thuê cho nước ngoài hay cái còn lại chỉ là những xưởng phế liệu với máy móc, thiết bị lạc hậu, không sản xuất được, bán sắt vụn không ai mua?
Tôi nói như vậy để thấy, chính sách thu hút FDI đang có quá nhiều vấn đề bất hợp lý. Bên cạnh thu hút FDI, cần phải có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp trong nước phát triển, thúc đẩy nền sản xuất nội địa, nâng cao năng lực, tự sản xuất. Tuy nhiên, thực tế đang đi ngược lại.
Với dự án công nghệ cao của Samsung cũng vậy, đầu tư công nghệ cao nhưng chỉ nhắm tới BĐS thì Việt Nam sẽ có được gì? Đến lúc đó, khả năng làm bao bì cho Samsung liệu có còn không?
Vì thế, Hà Nội phải có quy hoạch rõ ràng, có lộ trình, từng bước đổi mới công nghệ, có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cao có thể tiếp nhận được dây chuyền công nghệ mới.
Hà Nội phải tỉnh táo lựa chọn tránh tình trạng lợi dụng dự án công nghệ cao nhưng mục đích chỉ để kinh doanh BĐS, vơ vét tài nguyên, lợi ích.
PV:-Trước đó, các chuyên gia đã cảnh báo, Việt Nam nên dùng quyền của mình để lựa chọn nhà đầu tư. Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, không thể chạy đua ưu đãi để thu hút nữa mà phải thu hút có chọn lọc. Nếu áp vào dự án của Samsung thì quyền lựa chọn của Việt Nam phải được hiểu thế nào? Làm sao để không bị thiệt?
ĐBQH Cao Sỹ Kiêm:- Nếu nhìn vào dự án, hoàn toàn có thể đặt ra các nghi vấn liên quan tới lợi ích nhóm trong trường hợp này.
Các đòi hỏi đó là quá vô lý, các cơ quan quản lý nhà nước chắc chắn không thể nhắm mắt cho qua một dự án bất hợp lý như vậy. Phải tỉnh táo, không thể bỏ quên lợi ích quốc gia chỉ vì lợi ích của một nhóm người.
PV:- Xin cảm ơn ông!
Theo Báo Đất Việt
Dự án 6.750 tỷ, đền bù cho dân bao nhiêu mà SamSung không muốn trả?
Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án gần 7.000 tỷ của Samsung
" alt="Samsung xây trung tâm 300 triệu USD: Hà Nội cần dũng cảm"/>
Forbes cho biết, cùng với nhóm các nhà đầu tư mới, Nam đang chuẩn bị ra mắt chuỗi cửa hàng cafe mới tại Trung Quốc, nơi có mức tiêu thụ cà phê đang gia tăng, và dự định nhập một số thương hiệu đồ uống cao cấp từ Singapore về Việt Nam. Anh được Forbes vinh danh trong danh sách 30 Under 30 trong lĩnh vực nghệ thuật.
2. Trần Đức Việt
Trần Đức Việt, 24 tuổi, chính là vlogger mang tên JVevermind trên Youtube. JVevermind bắt đầu đăng tải video tự đạo diễn và sản xuất lên Youtube từ năm 2011. Anh cũng là người Việt Nam đầu tiên nhận giải Golden Play Button Award của Youtube khi đạt hơn 1 triệu người đăng ký theo dõi. Trần Đức Việt được vinh danh trong danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị, truyền thông.
3. Hà Lâm, Triip.me
Hà Lâm (Lâm Thị Thúy Hà), 29 tuổi, là người đồng sáng lập dự án khởi nghiệp du lịch Triip.me cùng chồng mình, và 2 vợ chồng từng bán nhà để lấy vốn hỗ trợ cho dự án này. Mới đây, dự án này đã được rót 500.000 USD từ quỹ đầu tư Singapore Gobi Partners. Nữ doanh nhân này được vinh danh trong danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực bán lẻ và thương mại điện tử.
4. Lê Hoàng Uyên Vy, VinEcom
Lê Hoàng Uyên Vy, 28 tuổi, hiện là Phó Giám đốc điều hành của VinEcom, công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tốt nghiệp Đại học Georgetown trong ngành tài chính, Vy từng thành lập trang web thời trang Chon.vn vào năm 2009 cũng như Aiya, một chuỗi nhà hàng phục vụ đồ ăn đường phố của Việt Nam trong nhà. Vy lọt vào danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử.
5. Lương Duy Hoài, Giao Hàng Nhanh
Một người Việt khác cũng lọt vào danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử là Lương Duy Hoài. Năm nay 27 tuổi, Hoài tốt nghiệp đại học ngành công nghệ thông tin, là người sáng lập và CEO của Giao Hàng Nhanh với hơn 1.000 nhân viên. Anh đang làm việc với 5 đối tác để cung cấp dịch vụ vận chuyển.
Giao Hàng Nhanh làm việc với các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến nhỏ để hỗ trợ vận chuyển, trong đó bao gồm 30 trang thương mại điện tử và hàng trăm doanh nghiệp nhỏ khác. Tính đến cuối năm 2014, công ty đã vận chuyển được khoảng 10.000 đơn hàng mỗi ngày,
6. Lê Hùng Việt Bảo
Lê Hùng Việt Bảo, 29 tuổi, hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại trường đại học Chicago về chuyên ngành số học, một trong những lĩnh vực lâu đời nhất của toán học. Trước đó, anh tốt nghiệp tiến sĩ toán học tại đại học Harvard sau khi lấy bằng đại học tại Cambridge.
Bảo gọi mối quan hệ của các con số là "một sự phức tạp đáng ngạc nhiên nhưng chưa đẹp đẽ". Anh tin rằng lĩnh vực của anh sẽ có nhiều hữu ích trong việc phát triển công nghệ bảo mật. Bảo lọt vào danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực y tế và khoa học.
7. Tạ Minh Tuấn, Help International
Tạ Minh Tuấn, 27 tuổi là người sáng lập Help International. Lấy động lực khi cha anh mắc bệnh ung thư, Tuấn đã thành lập nên Help International để hỗ trợ giới thiệu bác sĩ tư nhân cho bệnh nhân tại Việt Nam.
Hiện tổ chức của anh đã giúp đỡ cho hơn 10.000 gia đình. Anh đồng thời cũng là chủ tịch của Junior Chamber International, một tổ chức phi lợi nhuận dành cho người từ 18 đến 40 tuổi. Tuấn lọt vào danh sách "30 Under 30" trong lĩnh vực y tế và khoa học.
Theo Trường Văn/ Nhịp cầu đầu tư/Forbes
" alt="7 người Việt vào danh sách 30 under30 châu Á"/>