Nhận định

Trao hơn 41 triệu đồng đến em Nguyễn Thị Thanh Hiền bị ung thư trực tràng

字号+ 作者:NEWS 来源:Thời sự 2025-02-12 09:12:15 我要评论(0)

Báo VietNamNet vừa trao số tiền 41.261.000 đồng,ơntriệuđồngđếnemNguyễnThịThanhHiềnbịungthưtrựlịch thilịch thi、、

Báo VietNamNet vừa trao số tiền 41.261.000 đồng,ơntriệuđồngđếnemNguyễnThịThanhHiềnbịungthưtrựctràlịch thi tấm lòng của bạn đọc đến em Nguyễn Thị Thanh Hiền (21 tuổi, trú xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Hiền là sinh viên năm 3 ngành quản trị du lịch và lữ hành thuộc trường Đại học Thăng Long (Hà Nội), nhân vật trong bài viết: “Ước mơ gác lại của nữ sinh đại học mắc bệnh hiểm nghèo”.

Em Nguyễn Thị Thanh Hiền được ủng hộ hơn 41 triệu đồng.

Là con cả trong gia đình làm nông nghèo, khi nhận được kết quả thi đỗ Đại học, Hiền vô cùng mừng rỡ. Em mong sớm có ngày học thành tài, đi làm phụ giúp cha mẹ nuôi các em.

Bất hạnh ập đến vào học kì đầu năm thứ 3, em bị đau bụng triền miên suốt nhiều tháng. Nghi là đau dạ dày, Hiền uống thuốc một thời gian, tình trạng không thuyên giảm mà trở nặng hơn.

Lo lắng điều chẳng lành, bố mẹ vội đưa em lên bệnh viện tuyến trung ương kiểm tra. Kết quả khiến gia đình chết lặng. Tờ bệnh án trả về cho biết Hiền đã bị ung thư trực tràng.

Từ một nữ sinh xinh xắn, căn bệnh quái ác khiến tinh thần cũng như sức khỏe em suy sụp nghiêm trọng. Khuôn mặt ngày càng xanh xao, cơ thể gầy guộc, sút cân nhanh chóng. 

Trước lúc bị bệnh, em Hiền là một cô bé sinh viên xinh đẹp, chăm chỉ

Do tình trạng bệnh phức tạp, quá trình xạ trị không đáp ứng, khối u phát triển buộc Hiền liên tục phải thay đổi liệu trình, dùng nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục bảo hiểm đắt đỏ. Để lo cho con, bố mẹ em đã vay mượn khắp nơi, đến nay đã nợ gần 200 triệu đồng mà con số vẫn chưa dừng lại ở đó.

Sau khi hoàn cảnh của em được Báo VietNamnet chia sẻ, gia đình đã nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng. Ngoài số tiền hơn 41 triệu bạn đọc ủng hộ qua quỹ báo, Hiền còn nhận được gần 30 triệu đồng từ các nhà hảo tâm gửi trực tiếp giúp đỡ em.

Đón nhận tấm lòng của các nhà hảo tâm, em Nguyễn Thị Thanh Hiền xúc động gửi lời cảm ơn: “Em vừa điều trị xong đợt xạ trị, các bác sĩ cho về nhà để nghỉ, đợi đợt tiếp theo. Lúc này em chỉ ước căn bệnh của em được chữa khỏi, để em được đến trường hoàn thành khóa học. Bố mẹ không phải lo lắng cho em chữa bệnh nữa”.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Ngày 12/11, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch TP Đà Nẵng cho biết thi thể học sinh bị sóng biển cuốn mất tích khi tắm biển Đà Nẵng được phát hiện trôi dạt vào bờ.

Theo đó, khoảng 6h ngày 12/11, một số người dân đi tập thể dục sáng thì phát hiện một thi thể trôi dạt vào bờ nên khẩn trương trình báo cơ quan chức năng.

Tiếp nhận thông tin, lực lượng chức năng khẩn trương có mặt tại hiện trường, thực hiện các biện pháp nghiệp vụ phục vụ công tác xác minh, điều tra.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng xác định thi thể là Đ.V.K.D (14 tuổi, trú đường Nguyễn Nhàn, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) bị sóng cuốn, mất tích 2 ngày qua. Vị trí người dân phát hiện cách nơi D. bị đuối nước khoảng 2km.

Lực lượng chức năng đưa thi thể nạn nhân lên bờ.

Lực lượng chức năng đưa thi thể nạn nhân lên bờ.

Sau khi hoàn tất các thủ tục theo quy định, cơ quan chức năng bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình để lo hậu sự.

Trước đó, lúc 15h30 ngày 10/11, tại bãi tắm Sao Biển, người dân phát hiện có 2 học sinh tắm biển bị đuối nước nên phối hợp cùng lực lượng cứu nạn bờ biển TP Đà Nẵng ứng cứu.

Do sóng to, gió lớn, lực lượng cứu nạn chỉ cứu được em P.Đ.M. (14 tuổi, trú xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) chuyển đến bệnh viện. Học sinh còn lại là em Đ.V.K.D (14 tuổi, trú đường Nguyễn Nhàn, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) bị sóng cuốn, mất tích.

Ngay sau đó Đồn Biên phòng Non Nước (Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng) huy động cán bộ chiến sỹ cùng mô tô nước, ca nô phối hợp với Ban Quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, chính quyền địa phương tổ chức tìm kiếm em D. nhưng không có kết quả.

Châu Thư" alt="Tìm thấy thi thể học sinh mất tích khi tắm biển Đà Nẵng" width="90" height="59"/>

Tìm thấy thi thể học sinh mất tích khi tắm biển Đà Nẵng

image001.jpg
 Sự gay gắt của Huyền khiến cụ Mão tức giận, một phần vì thái độ hỗn xược không nể nang người lớn của Huyền, một phần vì cháu trai hư đốn

Tại công ty Trấn Nam, Yến giao việc gấp cho cả nhóm, yêu cầu phải hoàn thành kịp deadline. Vì khối lượng công việc rất nhiều nên cả nhóm buộc phải ở lại buổi tối để làm việc. Tuy nhiên, cũng trong tối đó, có 1 đoàn khách VIP đến nhà hàng mà Phong đang làm quản lý nên anh buộc phải có mặt. Không còn cách nào khác, Phong đành phải nhờ mọi người làm giúp 3 tiếng đầu, đến khi xong việc anh sẽ quay lại văn phòng xử lý nốt việc còn lại.

Không ngờ, đội khách VIP của nhà hàng lại có mặt Yến. Cô tham gia để đàm phán hợp đồng với đối tác.

Thấy Yến, Phong tìm cách tránh mặt. Phong nói dối nhân viên mình bị đau bụng để lấy cớ không phải ra phục vụ bàn của Yến. Thấy Phong đau bụng, nhân viên nhiệt tình gọi điện cho Sỹ - bạn thân của Phong để anh đến hỗ trợ. Điều này gây rắc rối cho Phong khi anh không biết làm thế nào để ngăn cuộc gặp gỡ của bạn thân và sếp mình đồng thời là người yêu cũ của nhau trước kia.

image002.jpg

Khi Sỹ đến nhà hàng, Phong giả vờ đau bụng quằn quại để giữ chân Sỹ, không cho anh vào bên trong. Phong đưa điện thoại của mình cho Sỹ, nhờ anh đi mua hộ thuốc đau bụng để tránh chạm mặt Yến.

Trong khi đó, các nhân viên ở văn phòng gọi điện cho Phong để hỏi về công việc, vô tình lại thấy camera quay về phía Yến. Mọi người lo lắng Phong bị Yến bắt gặp trốn việc công ty để đi làm việc ngoài nên tìm cách gây “khó dễ” bằng cách liên tục gọi điện cho Yến để hỏi việc, khiến cô mất tập trung, không thể tiếp khách. Bực mình vì bị nhân viên gọi làm phiền, Yến gọi điện cho Phong để hỏi xem anh quản lý nhóm kiểu gì.

Đúng lúc Yến gọi thì Sỹ đang cầm điện thoại của Phong để đi mua thuốc. Nhìn thấy tên người gọi là sếp Hoàng Yến, Sỹ lập tức liên tưởng đến người yêu cũ của mình. Anh nhớ lại Phong từng lảng tránh khi được hỏi về sếp mới nên càng dấy lên nghi ngờ bạn thân đang giấu mình chuyện gì.

Vì bị nhân viên gọi điện liên tục nên Yến bỏ lỡ cơ hội để đàm phán hợp đồng với đối tác. Đúng lúc đó, Sỹ đi mua thuốc về. Sợ điều mình lo lắng sẽ xảy ra, Phong bèn lao ra trước mặt Yến, kéo cô đi ra chỗ khác để tránh mặt Sỹ.

Yến bất ngờ khi Phong xuất hiện ở đây. Bị sếp truy hỏi, Phong bèn nói dối rằng trước đây bị Yến quát nên tổn thương, sợ bị sếp ghét nên phải gặp riêng để hỏi. Dù thấy thái độ của Phong rất khác lạ nhưng Yến cũng không biết được Phong đang gặp vấn đề gì.

Trong tập 11, Phúc cảm thấy rất có lỗi khi để chị gái mình đến tận nhà làm phiền Đông và gia đình khiến cho ông của Đông bị ốm nên đã gọi điện để xin lỗi Đông.

image003.png

Trong khi đó về phía Yến, dường như cô đã phát hiện ra điều bất thường ở Phong. Cô gọi anh ra quán café để nói chuyện riêng. Yến chưa kịp nói gì thì Phong nhận được tin nhắn của đồng đội cùng phòng thông báo Linh - cô bé nhân viên trong đội đã phản bội anh, điều này khiến Phong chột dạ về cuộc gặp với Yến.

image004.png

Ở quê, ông Trọng vẫn đang rất rầu rĩ về chuyện những lời thầy bói phán. Đông an ủi khuyên bố không nên quá bận tâm về việc đó nhưng ông Trọng gạt phắt đi, ông cho rằng phải lấy hỷ để hóa giải tang, nhất định hai đứa con ông phải lập gia đình trong năm nay.

image005.png

Rốt cuộc, Yến đã phát hiện ra điều gì? Phong sẽ phải tìm lý do gì để tiếp tục đánh lạc hướng sếp? Cặp đôi “oan gia ngõ hẹp” Huyền-Đông còn gây ra những điều gì nữa. Tất cả sẽ có trong các tập tiếp của bộ phim “Không ngại cưới, chỉ cần một lý do”, phát sóng lúc 21h40 thứ Năm, thứ Sáu trên kênh VTV3.

Mọi thông tin chi tiết tham khảo thêm tại:

Fanpage: https://www.facebook.com/TVAd01

Bích Đào

" alt="‘Không ngại cưới, chỉ cần một lý do’ tập 10: Huyền đến nhà Đông mách tội" width="90" height="59"/>

‘Không ngại cưới, chỉ cần một lý do’ tập 10: Huyền đến nhà Đông mách tội

Dưới đây là bài viết của độc giả Nguyễn Hiếu Quân gửi về diễn đàn (nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả).

Ảnh: Hoàng Hà

Tôi còn nhớ trong một cuộc họp cách đây đã lâu, một thầy là giám đốc Sở GD-ĐT đã chia sẻ với các lãnh đạo các phòng ban của Sở và các trường rằng “một lãnh đạo thành công chỉ khi giữ chân được giáo viên, nhân viên muốn ở lại trường 15 phút sau khi họ hết việc, vậy thôi”. 

Đến bây giờ, tôi vẫn thấy ý nghĩa và sự chính xác trong chia sẻ đó của thầy. 

Một trường học hạnh phúc chỉ khi giáo viên muốn đến dạy, muốn cống hiến, muốn hết lòng với học trò, muốn gặp gỡ đồng nghiệp. Còn học sinh, đơn giản là muốn đi học. 

Như vậy, yếu tố đầu tiên, và quan trọng nhất để cả thầy và trò hạnh phúc là được làm việc và học tập trong thân thiện, đầy tình yêu thương và thấu cảm. 

Trước hết phải là vai trò của Ban giám hiệu nhà trường, nhất là hiệu trưởng trường học.

Cách đây đã hơn mười năm, khi tôi còn là Bí thư Đoàn trường, sáng thư hai hàng tuần tôi thường đánh giá thi đua tuần trước. Thầy hiệu trưởng khi đó mới về công tác đã nhận xét và góp ý riêng với tôi hai điều. 

Thứ nhất,khi khen học sinh đạt điểm cao hay tuyên dương việc tốt, đừng chỉ đọc mỗi cái tên cụt lủn mà phải đọc đầy đủ cả họ và tên, như vậy các em học sinh mới thấy tự hào, hãnh diện. 

Thứ hai, khi phê bình điểm kém hay việc chưa tốt thì chỉ nói là lớp A có mấy trường hợp thôi, nói chung chung như vậy thì các em cũng đã tự biết rồi chứ không nêu tên để các em xấu hổ, mặc cảm nữa. 

Kể từ đó, giờ chào cờ sang thứ hai đã trở nên nhẹ nhàng, vui vẻ, và ý nghĩa hơn nhiều với các em học sinh và kể cả thầy cô, khi sau phần nghi lễ trang trọng là các tiết mục văn nghệ, hoặc câu chuyện về một tấm gương tiêu biểu, một hành động đẹp nào đó. Cứ sau mỗi phần phát biểu ngắn gọn của thầy cô, học sinh là những lời chúc đầu tuần vui vẻ, hạnh phúc, và một tuần dạy vả học bắt đầu với những niềm vui như thế.

Ngoài ra, để giáo viên có thể yên tâm gạt bỏ những lo lắng, áp lực về thành tích, sự thay đổi chương trình, hệ thống quản lý hồ sơ, điểm số, chuyên môn... để đến lớp với niềm hạnh phúc, từ đó lan tỏa đến học sinh, thì lãnh đạo trường phải là những nhà quản trị đầy tài năng với những kĩ năng mềm được tập huấn, trang bị bài bản, và có hệ thống. 

Chỉ khi có đủ tri thức, kĩ năng quản lý, thì mới tránh tình trạng gây thêm căng thẳng, áp lực cho giáo viên với tư duy “thà thừa hơn thiếu”, kéo bè cánh gây mất đoàn kết, chia rẽ trong cơ quan, hoặc có khi nghiêm trọng hơn  khi vi phạm pháp luật, như trong nhiều tình huống thực tế đã xảy ra.

Học sinh Hà Nội trong ngày khai giảng năm học 2022-2023. Ảnh: Hoàng Hà

Yếu tố thứ hai cần nhắc đến là việc tạo dựng môi trường để giáo viên sáng tạo. 

May mắn thay, Chương trình Giáo dục 2018 cũng giao quyền chủ động thiết kế kế hoạch cho giáo viên, người thầy được chủ động hơn trong đa dạng các phương thức dạy học và đánh giá học sinh.

Tuy còn nhiều bất cập, lúng túng trong thời gian qua, và có lẽ cả trong vài năm tới, nhưng khi vai trò người thầy được nâng cao, sức sang tạo không còn vị trói buộc bởi sách giáo khoa nữa, thì việc tìm thấy niềm vui, hạnh phúc trong công việc sẽ đến với các thầy cô thật sự có tâm huyết với nghề, với trò. Bên cạnh đó, học sinh cũng được “thoải mái” lựa chọn hơn những nội dung học, những môn học phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng tương lai của mình.

Ai đó đã nói “Hạnh phúc luôn mỉm cười với những ai dũng cảm, kiên trì và hăng say lao động”. Nhà giáo không nên đợi chờ hạnh phúc được ban, cho từ ai đó, bản thân họ phải tự thắp lên,và giữ ngọn lửa nghề cho mình và lan tỏa hơi ấm cho học sinh. Nhưng việc đó, tôi nghĩ sẽ dễ dàng hơn, nhẹ nhàng hơn biết bao khi có sự chung sức, chung lòng của những nhà quản lý giáo dục và của xã hội đối với các thầy cô.

Nguyễn Hiếu Quân (Trường PT Dân tộc nội trú THPT tỉnh Lâm Đồng)

Ban Giáo dục Báo VietNamNet mở diễn đàn "Làm thế nào để có trường học hạnh phúc?".

Bạn đọc có ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected]. Các bài viết phù hợp sẽ được đăng tải theo quy định của tòa soạn.

Xin chân thành cảm ơn.

Mỗi năm 500 trang giáo án và kế hoạch, giáo viên khó thấy hạnh phúc với nghề

Mỗi năm 500 trang giáo án và kế hoạch, giáo viên khó thấy hạnh phúc với nghề

Việc trường học hiện nay chưa đạt được mức độ hạnh phúc cho người học vì lý do người thầy chưa cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với công việc." alt="'Hãy làm sao để giáo viên muốn ở lại trường thêm 15 phút sau giờ dạy'" width="90" height="59"/>

'Hãy làm sao để giáo viên muốn ở lại trường thêm 15 phút sau giờ dạy'