Bác sĩ Aulia Risma Lestari được phát hiện đã tử vong trong phòng của mình vào ngày 12/8. Trước đó,ữbácsĩIndonesiatựtửdobịbắtnạttạinơilàmviệmancity cô theo học chương trình chuyên gia gây mê tại Khoa Y - Đại học Diponegoro ở thành phố Semarang (Indonesia).
Truyền thông địa phương đưa tin bác sĩ Aulia tự tiêm thuốc gây mê Roculax liều cao. Loại thuốc này được sử dụng khi đặt nội khí quản cũng như giúp giãn cơ xương khi phẫu thuật.
Trong nhật ký, Aulia viết rằng cô không thể tiếp tục làm việc “như thế này”. Điều này dẫn tới nghi ngờ nữ bác sĩ 30 tuổi chấm dứt cuộc đời vì bị bắt nạt.
Nghi ngờ về hành vi bắt nạt càng nhiều hơn sau khi các cuộc trò chuyện trên WhatsApp giữa Aulia và một số sinh viên năm cuối chương trình nội trú tại Bệnh viện Kardinah được lan truyền.
Ngày 16/8, ông Budi Gunadi Sadikin - Bộ trưởng Y tế Indonesia - thừa nhận cái chết của Aulia là hậu quả của tình trạng bắt nạt. Vị quan chức cho biết vấn đề này dường như phổ biến tại các cơ sở đào tạo y khoa của đất nước.
Theo tờJakarta Post, ông Budi hứa sẽ thực hiện các biện pháp nghiêm khắc để chấm dứt tình trạng trên. Ông lưu ý theo các cuộc khảo sát do Bộ Y tế thực hiện, nhiều sinh viên y khoa đang theo học chương trình nội trú dường như có xu hướng tự tử vì căng thẳng và trầm cảm do bị bắt nạt. Ông trích dẫn nghiên cứu ghi nhận 22,4% trong số hơn 12.000 sinh viên y khoa chuyên ngành ở Indonesia có dấu hiệu trầm cảm.
Bộ trưởng Y tế kêu gọi tất cả sinh viên y khoa năm cuối cũng như đội ngũ giảng viên chấm dứt “văn hóa thâm niên độc hại”. Đây không phải là lần đầu tiên ông Budi đề cập đến chủ đề đó. Tháng 7 năm ngoái, Bộ trưởng Y tế nói rằng "văn hóa" bắt nạt trong các cơ sở giáo dục đại học đã diễn ra hàng chục năm.
Truyền thông địa phương còn đưa tin về một trường hợp bị bắt nạt khác trong chương trình đào tạo bác sĩ phẫu thuật thần kinh tại Đại học Padjadjaran. Theo CNA, các bác sĩ trẻ đã bị nhóm lớn tuổi hơn ngược đãi về cả thể chất và lời nói. Họ phải chi trả tiền ăn uống, thuê xe, chỗ ở cho những kẻ bắt nạt mình.
Sau đó, trường đại học đã đuổi 2 bác sĩ bị cáo buộc liên quan đến vụ bắt nạt, gửi thư cảnh cáo tới trưởng khoa và trưởng chương trình phẫu thuật thần kinh. Bảy người khác cũng bị xử phạt với hình thức bắt học lại một số môn.
Năm ngoái, Bộ Y tế Indonesia ban hành hướng dẫn về phòng ngừa những trường hợp bắt nạt trong giáo dục y khoa. Bộ cũng mở một kênh để nạn nhân có thể khiếu nại.Kompas đưa tin, cơ quan chức năng đã nhận được khoảng 1.200 báo cáo.
Bác sĩ xử lý ra sao khi phát hiện bệnh nhân là tội phạm nguy hiểm?
Nguyên tắc cốt lõi trong đạo đức y khoa là giữ bí mật của bệnh nhân nhưng khi đối mặt với những tội phạm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ phải cân nhắc.
Chiếc mặt nạ của nhà vua Tutankhamun được làm bằng vàng và đá quý (Ảnh: BBC)
Sự tương phản của màu đen và vàng của quan tài trở nên nổi bật khi nhà khảo cổ dần gỡ bỏ lớp nhựa thơm phủ bên trong cùng của quan tài của vua Tutankhamun bằng một chiếc búa nhỏ. Chiếc mặt nạ của nhà vua được làm một cách tinh tế bằng vàng, thủy tinh và đá quý.
Tấm ảnh trên là một phần trong bộ 1.400 bức ảnh ghi lại quá trình khai quật tại Thung lũng các vị vua, từ việc phát hiện ra mộ của triều đại Pharaoh thứ 18 vào ngày 4/11/1992 tới dỡ nắp quan tài trong cùng của nhà vua khoảng 3 năm sau đó.
Nhà khảo cổ Carter, cùng Huân tước Carnavon đi vào mộ (Ảnh: BBC)
Một trong các bức ảnh đáng nhớ nhất, được chụp vào 16/2/1923 cho thấy ông Carter, khi đó 48 tuổi, cùng người tài trợ là Huân tước Carnavon đi vào mộ được niêm phong. Hai tháng sau, người tiên phong qua đời vì muỗi cắn, gây nhiễm trùng máu, và dẫn tới những đồn đại về lời nguyền của Tutankhamun.
Hoài Linh
" alt="Khoảnh khắc vàng lúc quan tài vua Tutankhamun được mở"/>
Giải thưởng An ninh mạng về TT dữ liệu Việt Nam 2022 gọi tên DC Tân Thuận
Bên cạnh hạ tầng an toàn, đội ngũ chuyên gia bảo mật trình độ cao của Khối Hạ tầng số cũng là nhân tố quan trọng. Là đơn vị chiến lược của Tập đoàn CMC trong lĩnh vực An ninh An toàn thông tin với kinh nghiệm gần 15 năm trên thị trường, các dịch vụ do CMC Cyber Security cung cấp đều mang tiêu chuẩn bảo mật quốc tế. CMC Cyber Security là thành viên đầu tiên gia nhập Hiệp hội các Nhà nghiên cứu mã độc Châu Á (Anti-Virus Asia Researchers Association - AVAR) và là 1 trong 2 đơn vị duy nhất ở Việt Nam nằm trong nhóm các nhà sản xuất phần mềm diệt virus của Microsoft (Microsoft Virus Initiative - MVI) trên thế giới.
Yếu tố con người được đầu tư bài bản của khối Hạ tầng số CMC
Thêm vào đó, giải pháp Phòng chống Mã độc và Quản trị Tập trung CMDD (CMC Malware Detection and Defence) của CMC Cyber Security là sản phẩm duy nhất của Việt Nam vượt qua bài kiểm tra chứng chỉ Virus Bulletin 100 (VB100) với các chỉ số kiểm định tuyệt đối đều là 100%. Vượt qua những tiêu chuẩn và kiểm định khắt khe, CMDD là sản phẩm duy nhất được triển khai cho Bộ Quốc phòng Việt Nam trong nhiều năm liên tiếp.
Nền tảng Cloud "Make in Vietnam" - trọng tâm của Khối hạ tầng số CMC
Cùng với giải thưởng An ninh mạng về Trung tâm dữ liệu Việt Nam 2022 , CMC Telecom là đơn vị duy nhất nhận giải thưởng danh giá Nhà cung cấp dịch vụ đám mây của năm 2022 nhờ năng lực kết nối trực tiếp và quản trị đồng thời 03 dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu thế giới là Google Cloud, Microsoft Azure và Amazon Web Service. Bên cạnh đó, CMC Cloud cũng là nền tảng đám mây “nòng cốt” trong chiến lược của Khối hạ tầng số góp phần đưa Việt Nam thành một Digital Hub trung chuyển trong khu vực.
CMC Telecom được bình chọn là "Nhà cung cấp dịch vụ đám mây của năm 2022”
Khối Hạ tầng số của Tập đoàn CMC ra đời từ sự dịch chuyển khối hạ tầng viễn thông bao gồm CMC Telecom và Netnam sang khối hạ tầng số, tập trung vào kết nối băng rộng, trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây và an toàn, an ninh thông tin. Kết hợp với CMC Cyber Security, Khối hạ tầng số CMC sẽ mang đến cho khách hàng những dịch vụ chuyển đổi số với hạ tầng hiện đại và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cao nhất.
Bắt nhịp xu hướng kinh doanh trên thế giới với mô hình “Telco làm Security”, sự kết hợp giữa CMC Telecom và CMC Cyber Security trong khối Hạ tầng số sẽ mang lại cho khách hàng khối Tài chính Ngân hàng, các tập đoàn lớn cần hạ tầng kết nối mạnh mẽ, data center tiêu chuẩn, bảo mật tuyệt đối và các doanh nghiệp SME cần những hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ cao cấp trên nền tảng điện toán đám mây với chi phí tối ưu.
Phạm Trang
" alt="CMC Telecom “ẵm trọn” 2 giải quốc tế về đơn vị Hạ tầng số xuất sắc"/>
Hơn 100 em học sinh bị đau bụng, nôn ói phải nhập viện cấp cứu
Cụ thể, khoảng 100 học sinh của trường này sau khi uống một loại sữa (được pha sẵn từ bên ngoài và đem vào trường phát cho các em) bất ngờ bị đau bụng, nôn ói. Lập tức, nhà trường ngưng cho các em uống sữa và đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Theo cơ quan chức năng, nhiều khả năng các em học sinh bị ngộ độc do uống loại sữa nói trên.
Nhận định ban đầu, có thể do lô sữa gặp “vấn đề”, hoặc quá trình bảo quản không tốt. Cũng có thể do nguồn nước pha sữa. Ngoài ra, thời gian pha sữa cho đến khi đem tới trường cũng được ngành chức năng đặt vấn đề có bảo đảm không.
Hiện tại, các em học sinh này đang điều trị tại Bệnh viện Ngã Bảy và chưa thấy xuất hiện tình trạng nghiêm trọng.
Ngành chức năng đang tìm nguyên nhân khiến học sinh nghi bị ngộ độc.
Bên cạnh đó, trong sáng nay, nhiều học sinh của Trường Tiểu học Nguyễn Hiền (thị xã Ngã Bảy) cũng bị ngộ độc thực phẩm được đưa vào Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy để cấp cứu. Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, học sinh của trường này cũng có uống sữa.
Thông tin từ Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy cho hay, trung tâm tiếp nhận gần 500 trẻ của hai trường học nói trên vào cấp cứu, trong đó có 39 trẻ có biểu hiện đau bụng, nôn ói, đau đầu, những trẻ còn lại có biểu hiện nhẹ, sức khỏe ổn.
Theo ngành chức năng, việc cấp phát sữa cho học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã được thực hiện theo Công văn của Sở GD-ĐT tỉnh Hậu Giang, số 867/SGDĐT-PC-CTTT ngày 6/10/2017 về việc phát sản phẩm sữa Milo miễn phí cho các trường tiểu học.
Theo đó, đề nghị các đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho đại diện Công ty TNHH dịch vụ Quảng cáo M.C được ủy quyền của Công ty TNHH Nestle Việt Nam đến các trường tiểu học trong địa bàn tỉnh để phát sản phẩm sữa Milo cho học sinh. Thời gian từ 16/10 đến ngày 24/11/2017.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Giáo dục Dinh dưỡng học đường – Nestle Healthy Kids” được thực hiện trong vòng 5 năm qua tại các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Hình thức phát sữa được nhân viên của đơn vị tài trợ pha sẵn và rót ra ly cho các em học sinh.
Thực hư thông tin nghi học sinh ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú
Liên quan đến thông tin nghi vấn 40 học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn bán trú tại Trường Tiểu học Chu Văn An (quận Hoàng Mai, Hà Nội), các đơn vị chức năng đã xác minh làm rõ vấn đề.
" alt="Gần 500 học sinh tiểu học nghi bị ngộ độc sau khi uống sữa"/>