Người giàu thứ hai thế giới sản xuất máy tính,Điềubìnhdịnhấtcủanhữngngườigiàunhấtthếgiớbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng còn người giàu nhất thế giớilại không bao giờ dùng chúng.
TIN BÀI LIÊN QUAN
100 người giàu nhất đủ 'thổi bay' nghèo đói thế giới
Người giàu thứ hai thế giới sản xuất máy tính,Điềubìnhdịnhấtcủanhữngngườigiàunhấtthếgiớbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng còn người giàu nhất thế giớilại không bao giờ dùng chúng.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Trước đây, ông Cường làm phó ấp phụ trách an ninh của khu vực ấp 1 và ấp 2, xã An Nhựt Tân cũ. Vì vậy, hơn ai hết, ông nắm rõ từng hoàn cảnh, gia đình đổi đời nhờ trúng độc đắc.
Ông Cường nhắc đến những cái tên đổi đời nhờ trúng số như: Mười “bia”, Ba Lô, Tâm, Tư “tài”, Dũng “heo”… Những người này từng có tài sản gần chục tỷ đồng nhờ nhiều lần trúng số.
Từ những nông dân chất phác, người trúng số ở làng này bỗng chốc hóa đại gia, tiêu tiền như nước. Thế nhưng, hiện tại, các trường hợp trúng số độc đắc ở địa phương đều nghèo lại hoàn nghèo và bỏ đi xứ khác làm ăn.
Ông Cường kể trước đây, khu vực chợ Nhựt Tảo, xã An Nhựt Tân cũ, tập trung nhiều người trúng độc đắc. Họ là những nông dân trong ruộng, may mắn trúng số, rồi lấy tiền mua đất ở chợ cất nhà.
Họ mua nhà mặt phố với ý định dùng số tiền trời cho để kinh doanh. Thế nhưng, chỉ vài năm sau, họ lần lượt bán nhà đi biệt tích.
“Ví dụ, trường hợp của anh Đ. từng trúng độc đắc nhưng về sau trắng tay, bỏ quê lên TP.HCM làm nghề sửa xe máy. Hay như, một gia đình từng nhiều lần trúng số độc đắc, mua đất cất biệt thự ở chợ Nhựt Tảo. Vậy mà căn biệt thự bây giờ đã đổi chủ. Nghe đâu, chủ cũ nợ nần, đành bán nhà trả nợ”, ông Cường kể thêm.
Mong người dân làm ăn chân chính
Theo ông Cường, sở dĩ người trúng số độc đắc ở đây mau chóng trắng tay là do không biết cách sử dụng lộc trời. Họ chỉ quen làm nông, cho nên khi có tiền lại tập tành kinh doanh. Thiếu kinh nghiệm, chuyện thua lỗ, vỡ nợ là điều dễ hiểu.
Ông Cường cho biết: “Có người trúng số gần chục tỷ đồng, đem tiền mua đất, mở quán cà phê, phô trương thanh thế. Nhưng rồi, họ nhận lấy thất bại, kinh doanh thua lỗ. Trường hợp khác đổ tiền trời cho vào chứng khoán, đề đóm, cờ bạc… không chí thú làm ăn, lười lao động”.
Câu chuyện hậu vận đáng buồn của những người từng trúng số vẫn hiện hữu. Thế nhưng, người dân nơi đây không từ bỏ thói quen nuôi mộng đổi đời nhờ vào vé số.
Thực tế hiện nay, ấp 2 (xã Tân Bình) vẫn có tình trạng người bán vé số dùng mỹ từ “làng trúng số độc đắc” để mời gọi, chèo kéo khách.
“Mua vé số không xấu nhưng đừng quá lạm dụng, phải để dành tiền đầu tư sản xuất. Ở đây, nhiều người dám bỏ tiền trăm, tiền triệu để mua vé số mỗi ngày. Thế nên, xác suất trúng số rất cao”, ông Cường phân tích.
Ông Nguyễn Ngọc Thanh Phương, Chủ tịch UBND xã Tân Bình (huyện Tân Trụ, tỉnh Long An) cho biết: “Qua nắm lại tình hình địa phương, chúng tôi biết được thông tin những người từng trúng số độc đắc đều phá sản hoặc trốn nợ. Các trường hợp này trúng số nhưng không chịu làm ăn, càng có nhiều tiền càng ăn chơi, dẫn đến vỡ nợ”.
Cũng theo ông Phương, địa phương liên tục cảnh báo, tuyên truyền người dân chăm lo làm ăn chân chính, lộc trời không phải lúc nào cũng có. Thế nhưng, hiện tại, người dân vẫn còn tình trạng nuôi mộng trúng số. Đặc biệt, người có hoàn cảnh khó khăn càng ham trúng số.
(Còn nữa)
Kỳ cuối: Những người may mắn có hậu vận thảnh thơi nhờ trúng số độc đắc
">Một trong những sáng tác giúp ông nhanh chóng lọt vào danh sách triệu phú là Balloon Dog - Orange(Chó bóng bay màu cam) có giá 58,4 triệu USD vào năm 2013. Đây là tác phẩm đắt nhất của một nghệ sĩ còn sống thời điểm đó.
Những chú chó bóng bay là một phần trong series Celebration(Chúc mừng) năm 1994 nổi tiếng của Jeff Koons. Series có 20 tác phẩm điêu khắc quy mô lớn, 15 bức tranh sơn dầu.
Tuy nhiên, xung quanh nghệ sĩ sinh năm 1955 và các tác phẩm của ông có hai luồng đánh giá trái chiều gay gắt. Một số nhận định Jeff Koons là người tiên phong sẽ thay đổi nghệ thuật mãi mãi. Những người khác cho rằng ông có gu thẩm mỹ tồi và quá thương mại.
Thông điệp đằng sau 'Chó bóng bay'
Hứng thú với chủ đề hoài cổ, Jeff Koons sáng tạo dựa trên những con thú bơm hơi, hoa tulip, trứng Phục sinh. Các tác phẩm của ông đưa mọi người trở lại thời thơ ấu với những niềm vui bình dị.
Theo tạp chí Daily Art, có 5 phiên bản Chó bóng bay.Mỗi con có kích thước 307×363×114cm được làm từ thép không gỉ, đánh bóng như gương và phủ màu xanh lam, đỏ thẫm, cam, đỏ, vàng. Jeff Koons luôn bị ánh sáng và sự phản chiếu trên các bề mặt mê hoặc.
Jeff Koons cho biết, chú chó bóng bay tượng trưng cho trải nghiệm của con người: Không khí rất quan trọng đối với chúng ta cũng giống như những quả bóng bay. Có một điều chắc chắn, ông thích sáng tác của mình tạo ấn tượng nhẹ nhàng và hồn nhiên như trẻ nhỏ.
Mặc dù Jeff Koons khẳng định các tác phẩm không ẩn giấu bất kỳ thông điệp sâu sắc nào nhưng nhiều nhà phê bình nghệ thuật vẫn cố gắng giải thích ý nghĩa của những chú chó bóng bay.
Họ cho rằng qua tác phẩm điêu khắc nặng 1 tấn, Jeff Koons chơi đùa với ý niệm về một vật nặng nhưng có vẻ ngoài nhẹ nhàng, món đồ chơi dùng một lần được biến đổi trở nên hoành tráng và bền vững.
Tác phẩm bị chê vẫn có giá cao ngất ngưởng
Có vẻ ngoài đơn giản nhưng những chú chó bóng bay của Jeff Koons được bán với giá hàng chục triệu USD. Tới năm 2019, nghệ sĩ người Mỹ bán tác phẩm Thỏ bóng bayvới giá 91,1 triệu USD.
Jeff Koons cũng liên tục được vinh danh như nhận bằng tiến sĩ danh dự của Học viện Nghệ thuật Chicago (Mỹ), giải thưởng Wollaston từ Học viện Nghệ thuật Hoàng gia London (Anh), Huân chương Nghệ thuật của Bộ Ngoại giao Mỹ.
Dù vậy, cái tên Jeff Koons vẫn bị gắn với từ “Kitsch”, chỉ những đồ vật bị một số người đánh giá mạo danh nghệ thuật, rỗng tuếch. Không ít chuyên gia cho rằng loạt tác phẩm Chúc mừngvô hồn và đơn điệu. Theo Artsper, nhà phê bình nghệ thuật Charlie Finch viết: “Koons là một con tắc kè hoa ngược, màu sắc hòa vào những đồ vật xung quanh, khiến anh ta trở nên nhợt nhạt”.
Năm 2008, phiên bản Chó bóng baygây tranh cãi khi được trưng bày tại cung điện Versailles (Pháp). Một số khách thăm quan cho rằng tác phẩm này quá hiện đại, không phù hợp với không gian cổ kính.
Nhưng có lẽ đó chính xác là điều Koons đang theo đuổi; một tác phẩm tôn vinh văn hóa đại chúng và đời thường mà không tuân theo các tiêu chuẩn “nghệ thuật cao”. Rapper Jay-Z là người hâm mộ cuồng nhiệt của Koons, đã đưa cả tên nghệ sĩ cùng chú chó bóng bay vào bài hát Picasso Baby.Trên sân khấu năm 2017 của Jay-Z cũng có một bản sao của Chó bóng bay.
Tháng 2/2023, một khách tham quan vô tình làm đổ phiên bản mini của Chó bóng baytại Art Wynwood ở Miami (Mỹ). Chú chó bằng sứ cao 38cm vỡ thành từng mảnh nhỏ. Dù vậy, vị khách không phải đền khi tác phẩm có giá 42.000 USD đã được mua bảo hiểm.