您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Bé gái dân tộc Nùng cần gấp 40 triệu đồng mổ tim cứu nguy tính mạng
Công nghệ2人已围观
简介Bị bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ và dị tật một bên tai,égáidântộcNùngcần...
Bị bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ và dị tật một bên tai,égáidântộcNùngcầngấptriệuđồngmổtimcứunguytínhmạâm lịch 2024 tính mạng bé Chu Yến Như (2 tuổi) đang đối diện với nhiều hiểm nguy. Cô bé là con gái anh Chu Cao Cường (SN 1997) và chị Nông Thị Nhật (SN 1996), người dân tộc Nùng, ở bản Tà Tục, xã Đức Xuân, huyện Thạch An (Cao Bằng).

Kết hôn năm 2019, vợ chồng anh Cường sinh được Yến Như là con gái đầu lòng. Tuy nhiên, con lại không được khoẻ mạnh như những đứa trẻ cùng bản. 7 tháng tuổi, con ho nhiều, da tím tái, thở khác thường. Đưa đến bệnh viện tỉnh kiểm tra, kết luận của bác sĩ như sét đánh ngang tai. Yến Như bị bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ. Nhưng do độ tuổi và sức khỏe nên khi đó, con chưa đủ điều kiện làm phẫu thuật. Đôi vợ chồng nghèo đành đưa con về nhà chăm sóc, uống thuốc theo đơn.
"Từ lúc con sinh ra, vợ chồng em luôn thấp thỏm, chẳng thể tập trung yên tâm làm ăn. Chồng đi làm thì vợ ở nhà chăm con. Thu nhập có từng nào cũng chỉ đủ mua sữa. Bác sĩ nói bệnh của cháu phải làm phẫu thuật, nếu không sẽ nguy. Nhìn con đau đớn, tím tái, chúng em chỉ biết ôm nhau khóc, xin ông trời cho con mạnh khoẻ", anh Cường buồn bã.
Cách đây 1 tháng, sức khỏe của Yến Như yếu hẳn, con thường xuyên ngất lịm. Vợ chồng anh Cường vội đưa con xuống bệnh viện tuyến trung ương ở Hà Nội. Qua xét nghiệm, các bác sĩ ở Bệnh viện Việt Đức chẩn đoán Như bị bệnh tim thông liên nhĩ, Falot 4, dự kiến mổ sửa toàn bộ.

Nghe được tình trạng bệnh tật của con, người mẹ nghèo như chết lặng. Sự dằn vặt, nỗi lo sợ đan xen khiến chị Lệ ôm ngực, lảo đảo ngã khuỵu ngay hành lang bệnh viện.
"Vợ chồng em cầu xin các cô, các bác cứu giúp cháu. Cháu được mổ tim sẽ khoẻ lại, nhưng gia đình em chẳng còn nổi một đồng. Có tài sản gì cũng đem cầm cố hết rồi, vay ngân hàng được 20 triệu thôi. Nhưng bác sĩ bảo phải chuẩn bị 35-40 triệu đồng, chúng em không biết lấy đâu ra cả", chị Lệ gạt nước mắt.
Hiện tại, vợ chồng anh Cường vẫn đang ở cùng bố mẹ và ông bà. Gia đình thuộc vào diện khó khăn ở địa phương. Nguồn thu nhập chính phụ thuộc vào vài sào ruộng khoán mùa được, mùa mất. Thường ngày, vợ chồng anh vẫn lên rừng đốn củi, kiếm măng đem ra chợ bán đổi lấy gạo. Dù làm lụng quần quật quanh năm nhưng luôn trong tình trạng khó khăn, thiếu ăn thiếu mặc.

Cán bộ PCTXH Bệnh viện Việt Đức cho biết, bệnh nhân nhi Chu Yến Như bị bệnh tim bẩm sinh, dự kiến chi phí mổ sau trừ BHYT khoảng 40 triệu đồng. Hoàn cảnh gia đình thuộc vào diện khó khăn, bố mẹ còn trẻ, chỉ làm ruộng. Từ ngày con mắc bệnh, gia đình đã phải đi vay mượn số tiền gần 100 triệu đồng. Rất mong các tấm lòng hảo tâm có thể sẻ chia, giúp đỡ.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp:Anh Chu Cao Cường, bản Nà Tục, xã Đức Xuân, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. SDT: 0969715203 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2022.200(bé Chu Yến Như) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Vietinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamNet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 19001081. |
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Shanghai Port vs Yokohama F. Marinos, 19h00 ngày 19/2: Khó cho cửa trên
Công nghệHư Vân - 19/02/2025 04:30 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Kết quả chấm thẩm định có ảnh hưởng đến xét tuyển đại học 2018?
Công nghệ- Liên quan đến những lùm xùm về điểm thi THPT quốc gia năm 2018 có dấu hiệu bất thường tại một số địa phương, nhiều ý kiến thắc mắc điều này có ảnh hưởng đến quá trình và kết quả xét tuyển ĐH, CĐ năm 2018.
Bởi sau quá trình chấm thẩm định tại một số địa phương như đã thấy đã phát hiện những bài thi bị tác động làm sai lệch điểm thi so với điểm gốc. Các bài thi được điều chỉnh điểm số sẽ ảnh hưởng đến khả năng đỗ - trượt và liên đới đến nhiều thí sinh trên cả nước.
Để làm rõ điều này, VietNamNet đã liên hệ tới đại diện Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT).
Đại diện Bộ GD-ĐT kiểm tra công tác chấm thi THPT quốc gia năm 2018. Ảnh: Thanh Hùng. Chia sẻ với VietNamNet, ông Trần Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) khẳng định, việc chấm thẩm định và cập nhật lại điểm (nếu có) của các thí sinh sẽ không ảnh hưởng đến công tác xét tuyển trên cả nước.
“Hiện các sở GD-ĐT đang tiến hành chấm phúc khảo yêu cầu của thí sinh. Sau khi có kết quả thẩm định, các sở GDĐT sẽ tiếp tục cập nhật điểm thi lên hệ thống. Vì vậy, việc cập nhật lại điểm trên hệ thống không ảnh hưởng gì đến quá trình xét tuyển”.
Ông Tuấn cho biết, Bộ GD-ĐT đang phối hợp với Bộ Công an để điều tra vụ việc liên quan đến nghi vấn điểm thi bất thường tại một số địa phương. Đồng thời, trong quy chế thi và quy chế tuyển sinh đã quy định rất rõ đối với các trường hợp phát hiện gian lận trong thi cử thì phải có hình thức kỷ luật kết hợp với các quy định hiện hành để xử lý.
“Đối với các sinh viên đã và đang học tại các trường đại học mà bị phát hiện cũng nằm trong diện gian lận điểm thi như ở Hà Giang năm nay thì cũng sẽ bị xử lý kỷ luật, hình thức cao nhất là buộc thôi học”, ông Tuấn chia sẻ.
Do đó, theo ông Tuấn, các thí sinh có thể yên tâm và tiếp tục thực hiện các bước điều chỉnh nguyện vọng trong thời gian tới.
Ông Tuấn cũng đưa lời khuyên tới các thí sinh: “Các em cần nghiên cứu kỹ để lựa chọn ngành nghề yêu thích và phù hợp với mức điểm mà mình đã đạt được. Đây là việc quan trọng, quyết định tương lai của các em, vì vậy thí sinh cần thực hiện đầy đủ và chính xác các bước trong quá trình điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển. Hiện nay, có khá nhiều thí sinh chưa hoàn tất quá trình điều chỉnh nguyện vọng. Tôi lưu ý các em nên kiểm tra lại thông tin trên hệ thống sau khi đã điều chỉnh nguyện vọng bằng cách đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản các em đã được cấp. Khi thấy những thay đổi của mình không đúng, cần báo ngay cho cán bộ kỹ thuật tại các điểm tiếp nhận hồ sơ để xử lý kịp thời”.
Ông Tuấn cho rằng, theo thực tế cho thấy, việc điều chỉnh nguyện vọng vào thời điểm nào (đầu hay cuối) không quan trọng bằng việc thí sinh nghiên cứu, so sánh điểm chuẩn của các năm trước trong ngành mình đã chọn với điểm của mình năm nay. "Việc lựa chọn ngành và sắp xếp thứ tự nguyện vọng rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc trúng tuyển vào ngành, trường mà các em lựa chọn".
Vừa qua, Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia 2018 đã tổ chức các đoàn kiểm tra chấm thẩm định ở những địa phương có dấu hiệu điểm thi bất thường như Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Hòa Bình, Lâm Đồng và Bến Tre.
Tại Hà Giang, hơn 330 bài thi THPT quốc gia bị nâng "khống" từ 1 đến 8,75.
Tại Lạng Sơn, kết quả sau rà soát cho thấy, 1539/1539 bài thi trắc nghiệm (100%) không thay đổi điểm thi so với kết quả do Hội đồng thi Sở GD-ĐT Lạng Sơn đã công bố trước đó. Có 8 bài thi giảm điểm (chiếm 15.7%).
Tại Sơn La, có 110 bài thi môn Ngữ văn nghi vấn có dấu hiệu điểm cao bất thường được chấm lại. Kết quả có 29 bài bị lệch điểm so với bài thi ban đầu. Kết quả chấm thẩm định này sẽ được lấy để công nhận tốt nghiệp và xét tuyển đại học.
Kết quả chấm thẩm định tại Lâm Đồng, Bến Tre, Hòa Bình cho thấy 100% bài thi đã chấm thẩm định trùng khớp với kết quả chấm thi, không thay đổi điểm so với kết quả đã công bố ngày 11/7
Thanh Hùng
Phó Giám đốc và 4 cán bộ liên quan đến sai phạm chấm thi ở Sơn La
Qua xác minh ban đầu cho thấy những người liên quan đến "điểm thi bất thường" ở Sơn La là Phó Giám đốc Sở GD-ĐT và 4 chuyên viên, lãnh đạo phòng khảo thí, trường phổ thông.
">...
阅读更多14 năm chạy thận và 2 lần 'trúng số' độc đắc
Công nghệHai vợ chồng anh Công chị Hạnh sống căn trọ nhỏ ở Sài Gòn, mỗi tuần anh chị đến bệnh viện chạy thận 3 lần. Ảnh: Phan Nhơn
“Bữa đó tự dưng ổng đổi ca chạy thận từ ca 1 sang ca 4. Nằm bên cạnh mình có biết gì đâu. Tình cờ có mẹ mình ở đó có đùa vui: “Giờ ai mà lo được cho con gái mẹ là mẹ giao luôn””.
Anh Công lúc này nằm bên cạnh, bật giậy giơ tay: “Dạ con!Dạ con”.
“Chưa dừng lại, ổng còn chủ động xin số điện thoại làm quen, tưởng ổng cà chớn chứ bệnh tật vầy ai nghĩ đâu xa nên cũng cho đại”, chị Hạnh nói.
Nào ngờ kể từ ngày hôm đó anh Công đổi hẳn lịch chạy thận sang cùng ca với chị Hạnh để tiếp cận ý trung nhân. Sau vài lần hẹn hò, đi hát karaoke, đi chơi anh ngỏ lời yêu chị. “Đồng bệnh tương lân” có hoàn cảnh bệnh tật với nhau chưa đầy nửa năm họ dọn về chung sống. Kể từ đó, dù nắng dù mưa anh Công cũng chở chị Hạnh đủ tuần 3 lần đến Chợ Rẫy chạy thận.
Hạnh phúc lứa đôi đến quá nhanh, song ít ai biết rằng để đến được với nhau họ cũng trải qua lắm đoạn trường.
Năm 2004, chị Hạnh mang thai con đầu lòng với người chồng trước, bất ngờ căn bệnh suy thận mạn đổ ập đến. Chị Hạnh sức khỏe yếu, nuôi không nổi cái thai đành phải ngưng. Người chồng cũng chăm nom chị được 1 năm để trọn nghĩa trọn tình. Nhìn cảnh không đành lòng, chị để anh ra đi kiếm hạnh phúc mới, rồi kiếm đường con cái. Cứ thế ở vậy, lùi lũi chữa bệnh, trái tim chị cũng dần dần nguội lạnh và không thể mơ thêm một lần đi bước nữa.
Anh Công chẳng khác gì chị Hạnh, năm 2009 đang chở nước đá bỗng ngất xỉu được người dân đưa vào viện cấp cứu. Bác sĩ bảo anh suy thận giai đoạn cuối. Vợ anh cũng chăm sóc được 6 tháng, rồi anh cũng để vợ tìm phương trời hạnh phúc mới. Anh lại trở về công việc bỏ mối nước đá và đều đặn vào Chợ Rẫy chạy thận.
Sau thời gian chạy thận gặp nhau ở BV Chợ Rẫy, hai con người, hai cảnh ngộ đồng cảm đã đến với nhau bằng một tình yêu giản dị. Một đám cưới không ồn ào, không tấm hình cưới. Ảnh: NVCC
Hai con người cứ ra vào Chợ Rẫy suốt vậy mà đến năm 2015 mới gặp được nhau. Để rồi phút giây anh Công giơ tay xin lo hết phần đời chị Hạnh với mẹ chị nào ngờ là lời tán tỉnh cà chớn nhất mà lại chân phương thật thà nhất.
“Đâu biết gì đâu, mình cũng lỡ một lần đò, ngại gì nữa thấy vậy xuân phong để có người bạn sớm tối cùng nhau chạy thận chung cho vui chứ mấy năm trước đó lầm lũi một mình buồn quá. Ai ngờ được vợ”, anh Công vừa cười tủm tỉm mắt nhìn chị Hạnh khoái chí.
Anh và chị về xin phép gia đình hai bên cho đến với nhau đường đường chính chính, rồi cũng làm mâm cơm nhỏ thắp lên bàn thờ ông bà làm cái lễ ra mắt họ hàng. Một buổi tiệc hỉ giản dị đầm ấm khiến cha mẹ anh chị nghẹn ngào trong hạnh phúc.
Thêm 1 lần tái sinh khi được nhận quả thận hiến tặng
Cặp vợ chồng son trở lại Sài Gòn, ngày ngày anh Công chở nước đá, chị Hạnh ở nhà lo cơm nước cho anh, cuộc sống bình dị cứ trôi theo thời khóa biểu 3 lần/ tuần chạy thận.
Cặp đôi hạnh phúc khiến cả cho những bệnh nhân Khoa Thận nhân tạo, BV Chợ Rẫy ngưỡng mộ. Chuyện tình của họ phần nào cũng giúp cho những người bệnh thận thêm chút niềm vui, nghị lực trường kì chiến đấu với bệnh tật.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn, Trưởng khoa Thận nhân tạo, BV Chợ Rẫy nhắc đến cặp đôi hoàn cảnh Lý Thu Hạnh và Lê Chí Công bằng một niềm tự hào.
“Chuyện tình hai anh chị này thực sự hiếm hoi từ khi đơn vị thận nhân tạo thành lập. Ai ai cũng biết chuyện tình tình yêu của họ, cả hai có thâm niên trên dưới 10 năm điều trị chạy thận ở khoa. Khi biết tin hai anh chị về với nhau, chúng tôi cũng mừng cho họ, giữa nghịch cảnh bệnh tật ốm đau họ vần mở lòng yêu thương san sẻ nhau. Câu chuyện tình yêu anh chị đôi lúc là thứ chúng tôi thi thoảng đem ra động viên cho những bệnh nhân khác đang bi quan”, bác si Tuấn tâm sự.
Đầu năm 2019, lá bài số phận đã rơi trúng anh Công, cho anh cơ hội được hồi sinh. Một người đàn ông 37 tuổi, không may gặp tai nạn giao thông, tim ngừng đập hiến tặng anh quả thận.
Năm 2012 anh Công được phỏng vấn khảo sát về việc nhận tạng từ người hiến chết não và tim ngừng đập. Đến cuối năm 2019, anh nhớ mình có tờ giấy trên đã đến Đơn vị điều phối ghép bộ phận cơ thể người BV Chợ Rẫy hoàn tất thủ tục để đưa vào danh sách chờ nhận tạng. Nào ngờ mọi việc chỉ sau 2 tháng lại nhanh đến vậy.
“Chiều hôm đó nghe điện thoại bệnh viện là mình chạy thẳng về nhà kịp tắm thay đồ, dặn vợ vào viện sau. Tôi cứ thế vào viện chứ không suy nghĩ gì. Vì lòng hồi hộp không tin mọi việc lại nhanh đến vậy”, anh Công nhớ lại.
Có 5 người trong danh sách chờ được chọn nhưng chỉ có 2 quả thận. Anh Công là vị trí thứ 3, một người có chỉ số HLA hợp với người cho trên 50% hiển nhiên được chọn, người thứ 2 hợp hơn anh Công thì chần chừ vì quả thận được hiến từ người có tim ngừng đập. Họ sợ thải ghép từ chối nên tấm vé sự sống thuộc về anh Công.
Sau khi được ghép thận anh Công phải hạn chế ra ngoài để tránh ức chế miễn dịch, chị Hạnh vừa chạy thận vừa phải túc trực ở phòng trọ chăm sóc chồng. Ảnh: Phan Nhơn
19 giờ đêm, chị Hạnh nắm tay chồng đẩy chồng vào phòng mổ. Sinh tử với anh Công đơn giản là số mệnh, trời quyết anh cứ lạc quan thế rồi nhắm mắt vào phòng mổ ghép. Chị Hạnh cả đêm ở ngoài đợi chờ trong lo lắng, cầu nguyện cho chồng bình an. “Lúc mổ xong nhìn anh qua tấm kính phòng cách ly, ngón tay anh giơ lên mà tự dưng hai dòng nước mắt chảy dài vậy đó. Vừa khóc vừa mừng”, chị Hạnh nhớ lại.
Đến khi rút ống tiểu, anh Công tự đi tiểu được thì coi như anh chết đi sống lại. Chị Hạnh lúc đó còn ghẹo cả chồng: “Cám giác sau bao nhiêu năm anh tự đứng đi tiểu của một người đàn ông anh có sướng không?". Anh Công đáp: “Anh sướng chứ!”
Với vợ chồng anh Công, nhận được món quà sự sống còn hơn cả trúng số độc đắc. “Người ta bảo trúng Vietlot còn khó chứ tôi nhận được quả thận con hơn cả trúng Vietlot ý chứ. Ghép thận xong tôi gọi đồng đội ở khoa chạy thận khoe rằng “từ nay em có thể đứng tiểu như một người đàn ông đường đường chính chính rồi nhé”, vẫn với cái kiểu đùa cà chớn nhưng rất thật của anh Công.
Vợ chồng anh chị ngồi tính được 1 tháng 20 ngày được ghép thận. Ngồi tâm sự một hồi anh Công trăn trở: “Hôm trước đọc báo, biết ân nhân hiến thận cho tôi có đứa con 4 tuổi. Anh mất đi, để con thơ ở lại, tôi mong ước biết được nhà anh đến tạ ơn, thăm hỏi bù đắp chút gì đó cho con anh ấy”.
Khi chúng tôi hỏi đến anh chị có ước nguyện chị Hạnh cũng được ghép thận, để anh chị còn hi vọng có đứa con vui nhà vui cửa? Chị Hạnh lo sợ việc chạy thận suốt 14 năm sợ sức khỏe suy kiệt lỡ ghép có chuyện gì không thể ở bên cạnh anh Công.
Chị nửa đùa nửa thật bảo: “Giờ chắc lo kiếm vợ cho anh ấy đặng còn kiếm đứa con. Chắc em về ở với mẹ”. Nghe vậy anh gắt giọng: “Mớ gì, bao năm đồng cam cộng khổ, lúc ốm đau đứa này mệt đứa khỏe lo. Rồi đây, anh khỏe sẽ lo cho vợ, đỡ đần cho vợ. Mình có mơ ước gì nhiều, được vầy hạnh phúc rồi không dám mơ xa chuyện con cái”.
Họ cứ lạc quan trong căn phòng trọ chật hẹp, yêu thương vun vén cho chuyện tình vốn bình thường nhưng cũng rất cảm động này.
Phan Nhơn
Những đứa trẻ sống mòn nhờ chạy thận ăn Tết trong viện
- Hơn 40 đứa trẻ bị suy thận mạn kéo dài sự sống nhờ chạy thận nhân tạo phải đón Tết trong bệnh viện. Có những bệnh nhi đón 13 cái Tết liền trong viện.
">...
阅读更多
热门文章
- Soi kèo phạt góc Newcastle Jets vs Brisbane Roar, 15h35 ngày 21/2
- Việt Nam trong top quốc gia bị khai thác máy tính để đào tiền ảo
- Môi trường Anh Ngữ toàn diện ở Eagle Education
- Hành khách 'qua mặt' an ninh, mang cả súng lên máy bay
- Nhận định, soi kèo AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2: Tự tin trên sân nhà
- OpenAI gọi vốn với định giá 100 tỷ USD, chỉ chịu thua công ty của Elon Musk
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Biskra vs El Bayadh, 23h00 ngày 19/2: Tin vào cửa dưới
-
Ảnh minh họa: Hoàng Hà Theo thông tin từ UBND TP Hà Nội, chương trình bồi dưỡng áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập tích cực, lý thuyết kết hợp với trao đổi thảo luận theo nhóm nhằm phát huy tư duy sáng tạo của người học.
Người học cũng sẽ được thực hành xây dựng giáo án ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết; tiến hành trao đổi kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động dạy học kĩ năng.
Quá trình học tập, học viên có thể nghiên cứu trước các chủ đề cần quan tâm để tiếp thu bài giảng hiệu quả hơn. Chương trình có kết hợp lý thuyết với thực tế giảng dạy. Học viên được áp dụng công nghệ thông tin vào thực tế, được tới tham dự trực tiếp các giờ giảng của giáo viên nước ngoài sử dụng kĩ thuật giảng dạy hiện đại ở các trường học, phù hợp với đối tượng học viên.
UBND TP Hà Nội giao Sở GD-ĐT căn cứ chương trình được phê duyệt, phối hợp với cơ sở đào tạo có năng lực, thẩm quyền để biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy định.
Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ chịu trách nhiệm báo cáo UBND TP và cơ quan có thẩm quyền khi tổ chức các lớp bồi dưỡng tại nước ngoài theo các quy định về đào tạo, bồi dưỡng tại nước ngoài.
Hà Nội đào tạo IELTS cho hơn 3.600 giáo viên tiếng Anh
Thông tin được đưa ra tại hội nghị tổng kết năm học 2021-2022, phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức sáng 15/8." alt="Hà Nội cho giáo viên đạt IELTS từ 6.5 đi bồi dưỡng ở nước ngoài">Hà Nội cho giáo viên đạt IELTS từ 6.5 đi bồi dưỡng ở nước ngoài
-
H'Hen Niê xúc động khi chia sẻ quá trình lên ý tưởng, tập luyện của mình. Người đẹp nói: "Tiết mục gắn với quê hương khiến tôi tự hào. Tôi muốn quảng bá những đặc trưng của Tây Nguyên". Qua tiết mục, cô muốn truyền tải thông điệp nhân văn đến đồng bào Ê đê. "Chúng ta phải luôn trong tâm thế sẵn sàng, cố gắng làm việc, học tập, vươn lên thay đổi đời sống của mình", H'Hen Niê bày tỏ. Người đẹp nói: “Khi tôi đứng trên sân khấu tôi thấy hào hứng. Sau khi gắn mic, nghe được âm thanh của mình, cơn run ập đến". Cô hồi hộp, lo lắng vì quên bài, thậm chí hoang mang, nghĩ bản thân không thể hoàn thành trọn vẹn tiết mục. Tuy nhiên, ban cố vấn dành cho H'Hen Niê 86 điểm, đánh giá cao sự nỗ lực của cô.
Đến Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023, ca sĩ Thu Phương thể hiện liên khúc Xin lỗi - Lần cuối. Giọng ca nội lực, cảm xúc giúp cô đạt số điểm 88 từ ban cố vấn. Nhà báo Trần Hồng Hà chia sẻ: "Hình ảnh Thu Phương trên sân khấu khiến tôi nhớ lúc chị 20 tuổi, làm ca sĩ ở Nhà hát Tuổi Trẻ. Thu Phương là người truyền lửa cho nhiều thế hệ trở lại tuổi thanh xuân của mình”.
Ca sĩ Thu Phương. Nữ ca sĩ tiết lộ bộ trang phục cồng kềnh khiến cô suýt ngất xỉu. Thu Phương bật khóc, từng có ý định bỏ cuộc vì lý do sức khoẻ và trang phục nặng nề. Cô kể: “Tôi không thể hát vì bộ đồ làm tôi mệt mỏi. Ở hậu trường, tôi đã không thở được”. Thu Phương dành 3 tháng để chuẩn bị cho 2 bài hát tham gia Chị đẹp đạp gió rẽ sóng bản Việt. Suốt 1 thời gian, cô trăn trở tìm cách tạo dấu ấn riêng cho ca khúc trình diễn.
Tiếp theo, ca sĩ Lệ Quyên thể hiện chất giọng sâu lắng khi hát Nếu em được lựa chọn, giành 88 điểm từ ban cố vấn chương trình. Khép lại tiết mục, nữ ca sĩ bày tỏ cảm xúc hồi hộp. Lệ Quyên bộc bạch: "Tôi muốn thử sức trong nhóm biểu diễn. Tôi cần nỗ lực, khám phá những điều bản thân chưa bao giờ thể hiện".
Ca sĩ Lệ Quyên. Ở vòng thi này, Ninh Dương Lan Ngọc lựa chọn ca khúc Tuổi xì teen. Cô thể hiện vũ đạo chuyên nghiệp với nhiều động tác khó và mạo hiểm. Phần trình diễn của Lan Ngọc đạt 80 điểm từ ban cố vấn. Diệp Lâm Anh nhảy hip-hop trong tiết mục trình diễn cá nhân tại sân khấu đầu tiên. Cô nhận được tổng số điểm là 84. Nữ ca sĩ chia sẻ: “Lúc trước, tôi có thể tập 8 tiếng mỗi ngày ở ngoài vườn hoa. Khi đã sinh hai con, thể trạng yếu hơn khiến tôi không nhảy được như xưa”.
Diệu Thu
Thu Phương khó thở, khóc nghẹn, định bỏ thi ‘Chị đẹp đạp gió’Ca sĩ Thu Phương khóc nức nở, tiết lộ từng có ý định bỏ thi trong quá trình tập luyện 'Chị đẹp đạp gió rẽ sóng' bản Việt." alt="Lệ Quyên, H'Hen Niê run rẩy, Thu Phương suýt ngất ở Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023">Lệ Quyên, H'Hen Niê run rẩy, Thu Phương suýt ngất ở Chị đẹp đạp gió rẽ sóng 2023
-
Các học sinh ở TP. Hạ Long dùng máy tính trong một số bộ môn liên quan đến hình ảnh, mô hình đa chiều Lồng ghép hiệu quả giữa dạy học trực tiếp và trực tuyến, qua đó, thực hiện được mục tiêu “tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học” trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 hoành hành.
Việc ứng dụng CNTT, số hóa trong giáo dục đã và đang tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý, dạy học, phòng chống dịch trong các nhà trường. Qua đó, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần tạo đà để Quảng Ninh bứt phá trong phát triển KT-XH và trên tiến trình chuyển đổi số toàn diện giai đoạn tiếp theo.
Chuyển đổi số giáo dục đồng bộ, nhuần nhuyễn, hiệu quảTheo Sở GD&ĐT Quảng Ninh, chuyển đổi số có thể phân thành 3 giai đoạn (số hóa - ứng dụng số hóa - chuyển đổi số). Hiện tại, giáo dục Quảng Ninh cơ bản đã triển khai xong bước 1 (số hóa), đang ở giai đoạn 2 (ứng dụng số hóa).
Toàn bộ thông tin của 22.000 cán bộ giáo viên, 352.000 học sinh trên toàn tỉnh đã được cập nhật lên phần mềm trực tuyến (có nghĩa là toàn bộ học sinh theo học các trường mầm non, phổ thông đã được quản lý bằng phần mềm). Dữ liệu này đã được chuyển tự động sang cơ sở dữ liệu của Bộ GD&ĐT, Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh.
Học sinh trường THCS Lê Văn Tám, TP. Hạ Long chữa bài tập trên bảng thông minh Toàn bộ các trường tiểu học, trung học trên toàn tỉnh đã sử dụng sổ điểm, học bạ điện tử thay thế hoàn toàn văn bản giấy. Đây là tiền đề rất quan trọng để chuyển sang bước tiếp theo, giai đoạn chuyển đổi số.
Đơn cử, TP. Hạ Long hiện có 120 trường từ bậc học mầm non đến THPT, trong đó có 21 trường ngoài công lập. Ngoài ra còn có 164 nhóm lớp mầm non độc lập tư thục, 49 trung tâm ngoại ngữ, 18 trung tâm kỹ năng sống, 33 trung tâm học tập cộng đồng.
Ngành giáo dục TP Hạ Long đã tập trung đổi mới phương thức dạy học, chuyển từ dạy học truyền thụ nội dung sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, giáo dục nhà trường gắn với giáo dục gia đình và cộng đồng. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học, sử dụng hiệu quả hệ thống phòng học thông minh.
Các học sinh sử dụng máy tính trong tiết học Toán của Trường Tiểu học Quang Trung, TP. Hạ Long Tăng cường hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học, vận dụng các kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, áp dụng phương thức giáo dục STEM trong các bộ môn Khoa học, Toán, Công nghệ, Kỹ thuật.
Ngành giáo dục TP. Hạ Long triển khai cơ sở dữ liệu (CSDL) ngành, quản lý điểm, học bạ điện tử, sổ liên lạc điện tử và phần mềm quản lý dạy - học, e-leaming, e-library, quản lý các cơ sở giáo dục điện tử.
Triển khai, hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành điện tử, hạn chế việc sử dụng giấy tờ. Phát triển kết nối thông tin điện tử, xác thực điện tử, trường học điện tử, quản lý hồ sơ học vụ điện tử ở các cơ sở giáo dục. Nâng cấp hệ thống CNTT cơ quan phòng GD&ĐT thành phố.
Các trường học thực hiện tuyển sinh trực tuyến trên phần mềm (các Trường THCS Trọng Điểm, THCS Lý Tự Trọng, Tiểu học Trần Quốc Toản), kết hợp tuyển sinh trực tuyến với tuyển sinh trực tiếp (các trường tiểu học, THCS trên địa bàn các phường). Các trường thực hiện đánh giá đội ngũ: Chuẩn giáo viên, chuẩn cán bộ quản lý trên hệ thống TEMIS, nộp dữ liệu báo cáo cuối năm trên hệ thống CSDL ngành (Smart).
Đến nay, TP. Hạ Long được đầu tư 833 phòng học tương tác, phòng học thông minh tại 38 trường học phổ thông. Tiếp tục triển khai dạy và học với sự hỗ trợ của các thiết bị giảng dạy hiện đại thông qua mạng LAN, internet, phần mềm trên các phòng học tương tác, phòng học thông minh.
Phạm Công
" alt="Giáo dục Quảng Ninh thành công ấn tượng trong chuyển đổi số ">Giáo dục Quảng Ninh thành công ấn tượng trong chuyển đổi số
-
Nhận định, soi kèo Quảng Nam vs Thanh Hóa, 17h00 ngày 19/2: Nỗi đau kéo dài
-
- Một nền giáo dục coi trọng đào tạo chuyên sâu, chỉ tập trung vào các lĩnh vực hẹp đã không còn phù hợp với xã hội liên tục thay đổi chóng mặt như hiện tại. Đó là vấn đề được nêu ra tại hội thảo “Giáo dục khai phóng: Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp cách mạng Công nghiệp 4.0” do trường ĐH Việt – Nhật và ĐH Nguyễn Tất Thành phối hợp tổ chức ngày 21/7 tại Hà Nội.
Tự do sáng tạo
Tại hội thảo, các chuyên gia đều đồng tình, mô hình giáo dục khai phóng (Liberal Arts Education) là một mô hình đào tạo phát triển con người toàn diện. Nó phá vỡ mọi quy tắc, khuôn mẫu để người học được tự do sáng tạo trong tư duy.
Tại đây, người học không chỉ học kiến thức mà còn được học cách tư duy, phản biện hay cách giải quyết vấn đề. Người thầy cũng không còn là người áp đặt mà là người dìu dắt, hỗ trợ cho sinh viên.
GS. David Camacho, Giáo sư Trường Đại học Autonomous Madrid (Tây Ban Nha) nhìn nhận, giáo dục khai phóng tập trung vào việc phát triển năng lực và phát triển con người. Mô hình này đã xây dựng cho người học rất nhiều kĩ năng như kĩ năng xử lí thông tin; công nghệ thông tin; kỹ năng giải quyết vấn đề; ứng xử nhanh trong các tình huống.
GS. David Camacho, Giáo sư Trường Đại học Autonomous Madrid (Tây Ban Nha)
Đánh giá về hiệu quả của mô hình học này, GS. David Camacho đưa ra ví dụ, tại Tại Tây Ban Nha khoảng những năm 2007-2013, tỉ lệ thất nghiệp luôn ở mức cao. Thực tế, các trường học tại đây chưa quan tâm đến việc phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Chương trình học đa phần kéo dài 4 năm và sinh viên phải hoàn thành một số lượng tín chỉ bắt buộc. Do vậy, khi tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm, sinh viên thường bị nhà tuyển dụng phàn nàn vì các kỹ năng còn yếu kém.
“Nhưng giáo dục khai phóng đã phần nào giải quyết được bài toán ấy. Sau 5 năm thực hiện, tỉ lệ thất nghiệp đã giảm xuống còn khoảng 50%. Tuy mô hình giáo dục khai phóng hiện nay vẫn còn hạn chế nhưng đã phần nào tạo ra được làn sóng mới trong cơ hội tìm kiếm việc làm tại Tây Ban Nha” – GS Camacho khẳng định.
GS. Nguyễn Ngọc Thành, Giáo sư ĐH Bách khoa Wroclaw (Ba Lan) cho biết, tại trường Đại học Groningen của Hà Lan có khoảng 27.000 sinh viên với cơ cấu gồm nhiều môn chuyên ngành học cho sinh viên lựa chọn. Trong năm đầu tiên theo học, sinh viên phải hoàn thành 30 tín chỉ thuộc các nhóm Khoa học, Xã hội, Nhân văn, …
Sau đó, sinh viên sẽ tự tạo dựng đề cương học tập cho mình trong vòng 3 năm tiếp theo và được các Hội đồng tư vấn, xem xét, quyết định đáp ứng nguyện vọng học của sinh viên đó.
Việt Nam từng manh nha giáo dục khai phóng
Nói về mục tiêu của giáo dục khai phóng đặt ra, GS Furuta Motoo, Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật cho rằng, trong thời đại của Cách mạng Công nghiệp 4.0, trí thông minh nhân tạo sẽ “tiêu diệt” một nửa lượng công việc hiện tại. Do đó, cần phải có một nền giáo duc đào tạo ra nguồn nhân lực có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến thức liên ngành vững chắc để chế ngự lại những trí tuệ nhân tạo ấy.
GS Furuta Motoo, Hiệu trưởng trường Đại học Việt Nhật
GS. Nguyễn Lộc, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành nhắc lại, trước năm 1975, giáo dục Đại học ở Việt Nam cũng đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của giáo dục khai phóng. Tuy nhiên, việc triển khai và mục đích thực hiện chưa hơp lý nên tính khai phóng chưa triệt để.
Hiện tại, các chương trình đào tạo cử nhân tại Việt Nam thường kéo dài 4-6 năm. Tuy nhiên các trường học vẫn coi trọng giáo dục chuyên sâu, tập trung đào tạo một số lĩnh vực hẹp nhằm giúp sinh viên nhanh chóng tìm được việc làm sau khi ra trường thay vì trang bị cho sinh viên tầm nhìn rộng để thích ứng với thời cuộc.
GS. Nguyễn Lộc, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Tất Thành
GS. Cassim Monte, Nguyên Hiệu trưởng ĐH APU (Nhật Bản) cho rằng, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi cả thế giới. Trong 15-20 năm nữa rất khó đoán ngành nghề nào sẽ là chủ đạo. Thay vì chỉ dạy một công việc cụ thể, cần dạy cho sinh viên cách tư duy chiến lược để có tầm nhìn lớn cho tương lai.
Thực tế đã được TS. Nguyễn Hoàng Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Việt Nhật chỉ ra, nhiều sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp ra trường thường bị các doanh nghiệp Nhật Bản phàn nàn vì yếu kỹ năng mềm. Nhóm lực lượng lao động này thường đến đúng giờ rồi về mà không có bất kỳ đóng góp gì cho công ty.
GS. Uchida Katsuichi, Giáo sư danh dự, Nguyên Phó Giám đốc ĐH Waseda (Nhật Bản) chia sẻ quan điểm, giáo dục khai phóng là cốt lõi giáo dục ở Mỹ nhằm đào tạo ra những cá nhân có tính trách nhiệm và tư duy phản biện. Mô hình này sẽ đào tạo bất kể ai cũng có thể là “đầu tàu” nếu người đó đủ đức, đủ tài.
“Xã hội hiện nay đang thay đổi chóng mặt. Vì thế vòng đời của mọi nghề nghiệp đều không có sự ổn định. Nếu không được trang bị kiến thức rộng và các năng lực tư duy, người học sẽ dễ bị đào thải trong guồng quay bất tận ấy”.
Thúy Nga
Giáo dục phổ thông Việt Nam có đất nuôi dưỡng óc sáng tạo?
Đâu đó vẫn có những trường tổ chức được các sân chơi, các cuộc thi vẽ tranh cho học sinh, nhưng chừng đó là chưa đủ. Các em cần những ngôi trường mà ở đó óc sáng tạo được quan tâm, nuôi dưỡng hằng ngày, trong mỗi tiết học.
" alt="Sinh viên tự do trong giáo dục khai phóng">Sinh viên tự do trong giáo dục khai phóng