Hãy thử tìm cách chụp ảnh bằng chiếc điện thoại hình ảnh quả cam từ mặt trăng. Điều đó chắc chắn là không thể với phần lớn chúng ta. Đó lại là cách mà các nhà khoa học đã làm để ghi lại hình ảnh một hố đen trong không gian. Một nhóm hơn 200 nhà nghiên cứu đã công bố hình ảnh đầu tiên về hố đen vào hôm 10/4 (theo giờ địa phương).
Họ cũng sẽ không thể làm được điều đó nếu không có Katie Bouman, người đã phát triển thuật toán quan trọng. Cô bắt đầu nghiên cứu và tạo ra thuật toán cùng với nhóm các nhà khoa học từ 3 năm trước. Cuối cùng, bức ảnh về hố đen vũ trụ nằm ở trung tâm dải thiên hà được gọi là M87 đã được công bố.
“Katie Bouman là là nhân tố chính trong đội ngũ các nhà nghiên cứu”, nhà khoa học có tên Vincent Fish của Đại học MIT nói trên CNN.
Còn Katie Bouman lại nói: “Không ai trong chúng tôi có thể tạo ra công trình này một cách đơn lẻ. Chúng tôi là một tập thể, chúng tôi làm được vì chúng tôi có những con người sáng tạo”.
Katie Bouman, năm nay mới bước sang tuổi30, được giới thiệu là trợ lý giáo sư tại Viện công nghệ California. Cô bắt đầu công việc này vào mùa thu vừa rồi.
Katie Bouman sinh ra và lớn lên ở bang Indiana (Mỹ). Cô tốt nghiệp trường trung học West Lafayette năm 2007. Từ thời trung học, Katie Bouman đã là một học sinh đam mê nghiên cứu. Cô thực hiện các bài nghiên cứu hình ảnh với giáo sư của Đại học Purdue, làm quen với kính viễn vọng vào năm 2007.
Là phụ nữ, Katie Bouman theo đuổi ngành kỹ thuật điện. Cô có bằng tiến sĩ của Viện Công nghệ Massachusetts vào năm 2017. Đây cũng là nơi cô học đại học và theo đuổi chương trình thạc sĩ.Katie BoumanKatie Boumansớm trở thành thành viên của Đài thiên văn tại trường. Ở tuổi 27, cô thuyết trình với TEDx về Cách chụp ảnh hố đen, giải thích các thuật toán sẽ được sử dụng ở dự án. Đây cũng là bước đầu tiên giúp Katie Bouman cùng nhóm của mình được biết đến.
Trang Twitter của Viện Công nghệ Massachusetts tự hào về cựu sinh viên của trường. Trang này đăng ảnh Katie Bouman bên cạnh nhà khoa học Margaret Hamilton để cho thấy sự tương đồng. Katie Bouman ngồi cạnh bên những chiếc đĩa đen, khởi nguồn cho công trình chụp ảnh hố đen vũ trụ. Giống cô, nhiều năm trước, Margaret Hamilton đứng cạnh chồng bản in của mã nguồn hệ thống dẫn đường cho phép NASA thực hiện sứ mệnh đặt chân lên mặt trăng.
|
|
Katie Bouman nổi tiếng chóng vánh nhưng cô lại giữ kín thông tin và hình ảnh cá nhân. Theo Heavy.com, cô đã kết hôn vào năm 2018, tại Michigan. Chồng cô là người đàn ông gốc châu Á tên Joe Leong. Trang Facebook của Katie Bouman chỉ cập nhật khoảnh khắc cô vỡ òa trước tấm ảnh lịch sử. Cha của cô, giáo sư kỹ thuật Đại học Purdue tên Charles Bouman, chia sẻ trên Express: “Con gái đã nói với gia đình rằng một sự kiện lớn sẽ đến vào hôm thứ tư. Chúng tôi đã không hiểu ý của con muốn nói là gì. Tôi thấy thú vị và tự hào khi là cha của một nhà nghiên cứu, tự hào khi con gái đã giúp kết nối mọi người với nhau”. Việc kết nối công việc trong ngành khoa học vốn là chuyện không dễ dàng.
Trong một cuộc phỏng vấn với Nature Video, Katie Bouman tin rằng đây là bước khởi đầu để có thêm những nghiên cứu khác về hố đen vũ trụ.
Hà Thanh
Làm cách nào chụp được hố đen vũ trụ rộng 38 tỷ km?
Làm thế nào mà các nhà khoa học chụp được tấm ảnh của một vật thể nuốt trọn mọi thứ? Điều không tưởng này đã được thực hiện, chúng ta đã có bức hình đầu tiên về sự tồn tại của hố đen vũ trụ.
" alt="Cô gái đứng sau tấm ảnh hổ đen đầu tiên của lịch sử là ai?"/>
Cô gái đứng sau tấm ảnh hổ đen đầu tiên của lịch sử là ai?
Thủ tướng và Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có chỉ đạo “phải xử lý nghiêm”, Bộ trưởng GD-ĐT và Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp giải quyết “luôn và ngay” cho thấy đây là một vụ đặc biệt nghiêm trọng, hết sức đau lòng không chỉ đối với ngành giáo dục.
Việc Chủ tịch UBND Tỉnh Hưng Yên chỉ đạo thực hiện quy trình và xử lý cách chức hiệu trưởng, toàn bộ ban giám hiệu, chi ủy, hội đồng kỷ luật nhà trường, cán bộ Đoàn-Đội, xem xét công việc của giáo viên chủ nhiệm; đồng thời xem xét xử lý các em học sinh đánh bạn; những học sinh không đánh nhưng có biết hay chứng kiến sự việc mà không can ngăn hay bảo vệ bạn cũng như không báo cáo cho nhà trường và xem xét xử lý... là rất kịp thời, nghiêm minh và cần thiết.
Có thể từ nay, trở đi trường nào ở Hưng Yên nói riêng và cả nước nói chung để xảy ra trường hợp tương tự cũng sẽ bị xử lý như vậy.
|
Ngày 6/4, Sở GD-ĐT Hưng Yên tổ chức hội nghị trực tuyến về phòng chống bạo lực học đường với sự tham gia của hơn 16.000 giáo viên ở gần 600 điểm cầu trên toàn tỉnh. Ảnh: Quang Vinh |
Tuy nhiên, là một cựu giáo viên có gần 40 năm trực tiếp giảng dạy, công tác ở trường phổ thông, tôi nghĩ như vậy là mới xử lý phần "ngọn".
Nguyên nhân sâu xa của vấn đề là do cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động lâu nay của trường phổ thông nhìn bề ngoài và nghe báo cáo thì rất khoa học, trách nhiệm, kỷ cương, nề nếp, hiệu quả, thân thiện…và hàng loạt mỹ từ khác; nhưng thực tế thì không phải vậy.
Xin được nêu ra đây một vài ý kiến, hy vọng lãnh đạo Bộ GD-ĐT và cơ quan quản lý giáo dục các cấp quan tâm.
Tất cả chưa "vì học sinh thân yêu"
Bộ máy quản lý nhà trường phổ thông của ta lâu nay quá cồng kềnh, nhiều ban thường trực, ban chỉ đạo, hội đồng chính thức và không chính thức - xin tạm gọi là “hệ thống chính trị”nhưng trách nhiệm thì không rõ ràng, hoạt động thì rời rạc, không hiệu quả chỉ nhằm mục đích duy nhất là đáp ứng những yêu cầu của các phong trào, chỉ tiêu thi đua; của sự chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên và sự “điều động” của địa phương nơi trường đóng chứ không phải lúc nào cũng “tất cả vì học sinh thân yêu”.
Trong quản lý của hiệu trưởng (HT) và ban giám hiệu (BGH) thì tập trung chủ yếu cho công tác tổ chức nhân sự và tổ chức dạy - học, cả chính khóa và dạy thêm - học thêm. Có nhiều trường dạy thêm - học thêm trở thành mũi nhọn, thành việc chính.
Rồi, mất nhiều thời gian cho những việc thuộc về hậu cần như chạy ngân sách Nhà nước, vận động xã hội hóa, họp hành, hiếu hỷ, quan hệ…
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thường thì khoán trắng cho tổ chức Đoàn - Đội và giáo viên chủ nhiệm (GVCN) mà công tác Đoàn, Đội những năm gần đây cũng có biểu hiện “mất lửa”, hành chính hóa, nặng về hình thức, chủ yếu là theo phong trào kiểu “đến hẹn lại lên”, đối phó, chiếu lệ.
Còn GVCN thì cả tuần chỉ được làm việc với lớp mỗi tiết sinh hoạt vì thời gian còn lại cả thầy và trò đều tập trung cao độ cho dạy và học; đã vậy còn bị trừ đi 1 tiết tiêu chuẩn để nuôi giám thị thì làm sao có hiệu quả.
Tiết sinh hoạt đầu tuần hầu hết các trường dành cho sự vụ, phong trào, hiếm khi HT lên bục làm công tác tuyên giáo cho HS. Thậm chí, có HT suốt 20 năm tại vị không làm công tác tuyên giáo với tập thể HS lần nào.
Kỷ luật học đường bị coi nhẹ
Kỷ luật học đường lâu nay bị coi nhẹ. Sự coi nhẹ thể hiện trước hết ở chỗ cho tới thời điểm này (4/2019) mà vẫn còn áp dụng Thông tư 08/TT được ban hành cách nay 31 năm (ngày ký 21/3/1988) để xử lý kỷ luật học sinh trong khi chờ đợi Bộ nghiên cứu sửa chữa, bổ sung (!).
Đã vậy, nhiều trường lại không xử lý khi có HS vi phạm hoặc có xử lý nhưng không nghiêm minh làm cho HS lờn. Liệu chúng ta hiểu nhầm nội hàm của quan điểm kỷ luật tích cực không?
Đặc biệt là sức ép của xã hội, của công luận, của chính bản thân cán bộ giáo viên sau những vụ bạo hành học đường trong thời gian qua (thầy bạo hành trò, trò và gia đình bạo hành thầy) làm cho phần lớn CBGV có tâm lý “sợ” HS và gia đình HS, nhắm mắt trước những lỗi lầm, khuyết điểm của HS theo kiểu “mắc-kê-nô” (mặc kệ nó) với cái quy trình hoạt động được mặc định là: Tới giờ lên lớp - hết giờ rời bục, có thông báo thì họp - BGH bảo sao thì làm vậy - về nhà.
Có một lực lượng trong các trường phổ thông phụ trách chính cho công tác duy trì kỷ luật học đường, nhất là việc tuần tra, giám sát học sinh trong khuôn viên nhà trường kịp thời ngăn chặn, xử lý việc vi phạm trật tự, kỷ luật nhất là tụ tập đánh nhau từng tồn tại trong nhà trường một thời gian dài và rất có hiệu quả là đội ngũ giám thị.
Lúc đầu, đội ngũ này hoạt động rất có hiệu lực, hiệu quả nhưng hiện nay thì không thể phát huy được vai trò vì nó không có vị trí việc làm trong biên chế nhân sự nhà trường mà phải “ ký sinh” bằng chế độ của GVCN, và do đó không có tư cách pháp nhân… Họ là những GV thiếu tiết tiêu chuẩn “bị” phân công làm giám thị nên làm cũng lấy có, có mặt cho hết giờ rồi về.
Công việc chủ yếu của giám thị bây giờ là đánh trống báo tiết, điểm danh đầu buổi, ghi nhận có giáo viên vắng, viết giấy cho HS vào lớp. Giám thị có thiếu sót trong công việc (giám thị) , hiệu trưởng cũng không quy được trách nhiệm mà xử lý.
Còn một hiện trạng khác mà theo tôi đây là một trong những nguyên nhân nội tại dẫn đấn sự việc đau lòng như ở Trường THCS Phù Ủng là HS bị cả gia đình và nhà trường ép học thái quá, vi phạm nghiêm trong quy luật tâm - sinh lý học lứa tuổi, làm các em phát cuồng trong nhận thức và hành vi. Ngẫm lại câu nói dân gian: “Học không chơi giết mòn tuổi trẻ/Chơi không học phá vỡ tương lai” lại rất đúng, rất trúng.
4 đề nghị của thầy giáo 40 năm tuổi nghề
Để không còn một vụ tập thể bạo hành bạn trong trường phổ thông nào nữa như ở Trường THCS Phù Ủng, tôi nghĩ cần phải làm nhiều việc.
Nhưng trước mắt xin đề nghị lãnh đạo Bộ GD-ĐT và UBND các tỉnh thành có trách nhiệm:
-Nên khẩn trương ban hành ngay một thông tư mới quy định về xử lý kỷ luật HS thay cho Thông tư 08/TT.
- Xem xét tinh giản bộ máy quản lý trường phổ thông, giao quyền và trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên, trước hết là hiệu trưởng.
- Cân đối, bố trí biên chế ( trong giới hạn cho phép) và xây dựng đội ngũ giám thị chuyên nghiệp với tư cách là nhân viên được tuyển dụng, tập huấn từ sinh viên sư phạm đã tốt nghiệp (như nhân viên thiết bị). Chấm dứt tình trạng “ký sinh”, “chui” như lâu nay.
- Cần chấn chỉnh một cách dứt khoát, kiểm soát gắt gao, xử lý triệt để những vi phạm về hoạt động dạy thêm-học thêm nói chung, đặc biệt là dạy thêm và học thêm trong nhà trường. Chấm dứt tình trạng ban giám hiệu và nhân viên nhà trường lấy giờ hành chính công, hưởng lương Nhà nước để tổ chức, quản lý dạy thêm-học thêm, hưởng thêm thu nhập trùng lắp. Đặc biệt là cải cách mạnh mẽ nội dung và phương thức thi cử nhằm giảm áp lực cho HS.
Đề nghị các Bộ, lãnh đạo địa phương chỉ đạo cho các ngành, các đoàn thể ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở tạo mọi điều kiện cho hiệu trưởng, ban giám hiệu các trường học tập trung hết thời gian, sức lực cho công việc quản lý đơn vị mình cũng bớt “nhờ” GV, HS các trường đi dự các phong trào với tư cách đại diện cho địa phương để các thầy - cô và các em tập trung vào học tập, vui chơi, rèn luyện.
Nhà giáo Lê Minh Hoàng
Những vết rạn gãy trong văn hóa học đường
- Nhìn thiết chế “trường học” thời gian gần đây thấy nhiều biểu hiện lệch chuẩn, đứt gãy văn hóa.
" alt="Ngăn ngừa bạo lực học đường: Việc của nhà quản lý, sao lại dồn giáo viên?"/>
Ngăn ngừa bạo lực học đường: Việc của nhà quản lý, sao lại dồn giáo viên?