Truyện Chiến Thần OverMan

Công nghệ 2025-02-01 23:33:55 8
Ở một vũ trụ tồn tại những chiến binh,ệnChiếnThầlịch thi đấu bóng đá vn họ chiến đấu vì lí lẽ của mình. Những người có khát khao mạnh mẽ hơn, may mắn sẽ được ban cho một loại sức mạnh đặc biệt gọi là OverSkill như khả năng điều khiển hồn thú, những cổ máy chiến đấu khổng lồ,…Những OverMan. Những vị thần cai quản những vùng đất trong vũ trụ nhưng không được phép nhúng tay vào sự tuần hoàn của các sinh vật, chủng tộc ở đây. Vì thế công bằng là do mỗi hành tinh tự nắm lấy, nhưng thật sự khó khăn khi hành tinh đó đang phải đối mặt với kẻ xâm lược hùng mạnh từ vũ trụ xa xôi kia.

本文地址:http://member.tour-time.com/html/260a699174.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Prachuap vs Chiangrai United, 18h00 ngày 26/1: Thất vọng cửa dưới

{keywords}Mẫu cửa sổ trời trên xe MG Coupe 1935

Hầu hết các hệ thống cửa sổ trời ngày nay đều chạy điện và đã phát triển nhiều thiết kế, hình dạng và thậm chí còn mang công năng khác nhau. Có thể kiểm đếm như: cửa sổ trời loại tháo rời bằng tay, Spoiler sunroofs (trượt lên trên và đẩy về phía sau), rag-tops (cửa sổ trời dạng gấp, thường làm bằng vải cho xe mui trần), panorama (cửa sổ trời toàn cảnh cho hai hàng ghế), cửa sổ trời bằng tấm năng lượng mặt trời... 

Tại Việt Nam, hầu hết các hãng xe ô tô đều đang có sẵn các mẫu xe với phiên bản trang bị cửa sổ trời. Nếu như trước đây chỉ có các dòng SUV và Crossover mới có cửa sổ trời thì hiện nay từ xe cỡ B trở lên đã có trang bị này như Hyundai Accent, Toyota Innova, Mazda6, Kia Sedona... Giá bán giữa phiên bản có và không có cửa sổ trời chênh lệch nhau không quá nhiều, chỉ khoảng vài chục triệu đồng.

Đơn cử như chiếc sedan cỡ B rẻ nhất thị trường hiện nay là Hyundai Accent, phiên bản đặc biệt số tự động 1.4L giá 542 triệu đồng có sẵn cửa sổ trời, đắt hơn bản 1.4L số tự động khoảng 40 triệu đồng.

Người Việt khổ sở với cửa sổ trời

Cách đây hơn 10 năm, khi những mẫu xe nhập khẩu ào ạt tấn công thị trường Việt Nam trước khi Thông tư 20/2011 chấm dứt sự sôi động này, người Việt bắt đầu hào hứng với những mẫu xe có trang bị cửa sổ trời.

Phần lớn xe có trang bị này đều là dòng SUV hoặc Crossover đắt tiền nên đã tạo ra một cảm giác đẳng cấp phân biệt với các dòng xe khác.

Theo thời gian, ngày càng nhiều thương hiệu tại Việt Nam đưa trang bị cửa sổ trời vào sản phẩm, từ xe cỡ B, C, thậm chí cả hatchback cỡ nhỏ. Trong đó loại cửa sổ trời panorama được coi là không thể thiếu khi đặt cạnh không gian nội thất sang chảnh. Hơn nữa, giữa phiên bản không và có cửa sổ trời chỉ chênh nhau vài chục triệu đồng cũng khiến nhiều khách dễ đưa ra lựa chọn. 

Tuy nhiên, cũng từ đây các bất cập về cửa sổ trời dần phát sinh khiến nhiều người cảm thấy sang đâu chưa thấy mà chỉ thấy cực, nhất là vào mùa hè. 

Anh Đỗ Quang Lâm (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết đã phải mua thêm các tấm cách nhiệt màu bạc để dán lên phần nóc kính cửa sổ trời chiếc Peugeot 5008 của mình. “Nhìn hơi xấu nhưng so với cảm giác đội lò lửa trên đầu khi di chuyển vào mùa hè thì lại thành hợp lý. Đến mùa đông lại gỡ ra”, anh Lâm chia sẻ.

{keywords}
Dán tấm cách nhiệt lên cửa sổ trời để chống...nắng

Nhiều chủ xe đã thực hiện như anh Lâm để tránh cái nắng gay gắt mùa hè.

Anh Nguyễn Quốc Thắng, một chủ cửa hàng nội thất trên phố Trần Quang Khải (Hà Nội) chia sẻ rằng, vào thời điểm các tháng 5, 6 và 7, doanh số cửa hàng phần lớn tập trung vào dịch vụ thi công cách nhiệt cho khách. “Nhiều khách đơn giản chỉ dán thêm loại phim cách nhiệt dày cho phần cửa sổ trời, nhưng cũng có khách yêu cầu phải bọc thêm lớp cách nhiệt ở phần cửa trượt bằng vải để bớt cảm giác ngột ngạt”, anh Thắng nói.

Không chỉ chịu cảm giác cái nóng khắc nghiệt mùa hè, mà các chủ xe có cửa sổ trời còn đối mặt mối lo nước mưa giột, gây loang lổ trần xe bằng nỉ.

Như trường hợp khiến anh Nguyễn Duy (Thanh Xuân, Hà Nội) khổ sở vì tìm nguyên nhân. Anh Duy kể: “Tôi chạy chiếc Toyota Venza 2010, mới đây thấy mép vải nỉ chỗ cột A có nước nhỏ giọt mới đem xe ra đại lý Toyota. Nhưng thợ ở đây tìm mãi mà không thấy đường thoát nước để kiểm tra và hẹn để xe lại 2 ngày. Sau đó họ báo giá 3,2 triệu để dỡ toàn bộ cửa sổ trời ra vệ sinh và bôi keo lại”. 

{keywords}
Chủ xe này đã dán ni-lon để chống dột qua đường cửa sổ trời

Nhiều chủ xe bị tình trạng tương tự như anh Duy đã phải chọn giải pháp khắc phục tạm thời là dán băng keo hoặc tấm nhựa lớn để che chắn không cho nước mưa lọt qua lớp gioăng cao su.

Theo anh Huỳnh Trọng Nhân, chủ gara ô tô Trọng Nhân (phố Lạc Nghiệp, Hà Nội), nếu sử dụng xe có cửa sổ trời, các chủ xe nên lưu ý thường xuyên vệ sinh lau chùi phần khe cửa bởi theo thời gian, bụi bẩn và nước đọng sẽ dễ bị két lại làm giảm đường thoát nước hoặc tăng ẩm gây mục mọt. "Phần lớn khi đi rửa xe ở ngoài, vòi phun và lau chùi đơn giản không thể làm sạch được chi tiết ngóc ngách trong khe rãnh cửa sổ trời. Theo thời gian, chủ xe không quan tâm tới dễ gặp phải hậu quả như kẹt cửa, tắc đường dẫn nước, lão hóa các chi tiết cửa. Xử lý khá tốn kém vì phải tháo toàn bộ cụm chi tiết ra vệ sinh và khắc phục", anh Nhân nói.

Có thể thấy, cửa sổ trời dù là trang bị giúp chiếc xe sang chảnh hơn nhưng với những nước khí hậu mưa nắng nhiều như Việt Nam, sẽ đòi hỏi chủ xe cần phải cân nhắc, bởi đi kèm giá trị đẳng cấp là những phiền toái dễ khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi.

Đình Quý

Theo bạn có nên mua ô tô có trang bị cửa sổ trời hay không? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Dùng bìa cứng, xốp dày che chắn cửa sổ trời trên ôtô

Dùng bìa cứng, xốp dày che chắn cửa sổ trời trên ôtô

Cửa sổ trời ôtô gây không ít phiền toái cho chủ xe, đặc biệt là cửa sổ trời toàn cảnh với màn che mỏng.

">

Ô tô có cửa sổ trời: Hữu ích thì ít, phiền toái thì nhiều

mượn xehay không" là chủ đề "vô tận" với độc giả VietNamNet. Cùng điểm lại những câu chuyện được độc giả chia sẻ và bàn luận nhiều nhất trong năm qua

“1001” câu chuyện mượn xe

Có bằng lái nhưng chưa có điều kiện mua xe, nhiều người chọn cách thuê xe tự lái để đưa gia đình, bạn bè đi chơi hay về quê dịp lễ Tết. Người có quan hệ thì mượn xe của bạn bè, người thân để đi, vừa tiết kiệm được một khoản tiền thuê xe, lại chủ động trong đi lại.

Có thể nói, việc mượn xe của anh em, bạn bè để phục vụ công việc, gia đình là hết sức bình thường và khá phổ biến hiện nay. Đa số chủ xe nếu không cần đi đến đều sẵn sàng cho bạn bè, người thân mượn khi có việc cần.

Anh Đỗ Đình Long (35 tuổi, trú tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, anh có một chiếc KIA Cerato cũ nhưng mỗi tháng chỉ đi đến 1-2 lần. Mấy người bạn thân của anh Long ở gần đó hay qua mượn khi cần và anh đều rất vui vẻ.

“Có lần, bạn tôi mượn cả tuần lễ để đi giải quyết công việc. Họ không có phương tiện và cần lắm thì mới mượn mình chứ nếu có điều kiện thì họ đã mua xe rồi. Xe ít đi quá cũng không tốt”, anh Long chia sẻ.

{keywords}
Nhiều người cho mượn xe nhưng trong lòng "như lửa đốt".

Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người mượn xe lại có tâm lý  mượn được 1 lần thì mượn mãi hoặc mượn xe mà “quên” đổ xăng hết lần này đến lần khác khiến chủ xe rất không hài lòng.

Điển hình như câu chuyện “khó xử” của độc giả Tuấn Minh (34 tuổi, trú tại huyện Gia Lâm, Hà Nội) về việc cậu em trai vợ mới lấy bằng lái xe được 2 tháng và muốn mượn xe để đưa bạn bè đi chơi xa trong dịp Tết Dương lịch.

Khác với nhiều lần trước đó, lần này anh Tuấn đã từ chối cho cậu em mượn xe với lý do cậu này còn quá trẻ, mới 22 tuổi lại chưa có nhiều kinh nghiệm đi đường trường nên khó đảm bảo an toàn, nhất là với tình hình giao thông phức tạp vào kỳ nghỉ lễ.

Tuy vậy, sự lo lắng của anh Tuấn lại có vẻ như “không được lòng” gia đình nhà vợ. Thậm chí vợ anh còn cho rằng anh keo kiệt với gia đình  nhà vợ khiến hai vợ chồng xảy ra xích mích

Hay mới đây, VietNamNet đã chia sẻ câu chuyện của độc giả P.T.T. (30 tuổi, trú tại Hà Nội) bị người anh họ bên vợ “nói kháy” trên mạng xã hội sau khi thẳng thắn góp ý rằng nên rửa xe sạch sẽ trước khi trả.

Theo chia sẻ, người anh họ bên vợ của anh T. có “thói quen” là khoảng 2 tháng nay, cứ cuối tuần là qua mượn xe để đưa gia đình đi chơi. Tuy nhiên, chiếc xe khi trả thường trong tình trạng bẩn từ ngoài vào trong, nhiều lần còn “quên” đổ xăng khiến anh T. bức xúc.

Đỉnh điểm khi anh T. có việc phải đưa gia đình đi có việc gấp, khi ra đến xe thì đầy rác, thức ăn thừa, thậm chí phía sau cốp còn bốc mùi cá phân huỷ nồng nặc. Quá bức xúc, anh T. nhắn tin cho ông anh kia với mong muốn lần sau rút kinh nghiệm.

Thế nhưng, thay vì nhận được sự tiếp thu, người anh họ lại “nổi khùng” lên tỏ ý chê anh T. hẹp hòi, tính toán, so đo với cả người nhà. Thậm chí, anh này sau đó có lên mạng đăng status “nói kháy” anh T. rằng “xe cỏ” mà làm như xe sang khiến anh T. cảm thấy rất khó xử, nhất là với gia đình nhà vợ.

Chuyện dài muôn thuở

Những câu chuyện trên sau khi được VietNamNet chia sẻ đã nhận được rất nhiều ý kiến của độc giả. Đa số tỏ ra đồng cảm sâu sắc và cho rằng, vấn đề cho mượn xe không mới nhưng khá tế nhị và phức tạp, thậm chí ẩn chứa rất nhiều rủi ro.

Nguyễn Thanh Bình nêu ý kiến: “Mượn xe cũng phải có ý thức và biết điều, có việc cần lắm mới mượn chứ tuần nào cũng mượn để đi chơi thì mua xe mà đi”.

Đồng tình với ý kiến trên, độc giả JB Nguyễn cho rằng: “Mượn 3 lần thì là nhờ vả, lần thứ 4 là lợi dụng. Mượn xe thì tối thiểu cũng phải rửa sạch và đổ đầy xăng thì mới mang trả”.

Độc giả Mai Ngọc mạnh mẽ nêu ý kiến: “Mấy người không biết điều, gặp mình mình cũng chẳng cho mượn. Ô tô là tài sản cả đời mới mua được, chỉ có mình mới hiểu nó đáng quý như thế nào. Mua xe để phục vụ bản thân và gia đình chứ có phải suốt ngày cho mượn đâu”.

Rất nhiều người đồng tình việc không cho mượn xe và cho rằng cần kiên quyết không cho mượn, tuy nhiên trên thực tế thì việc “lắc đầu” từ chối lại rất khó khăn.

{keywords}
Vụ tai nạn tại Thái Nguyên vào ngày 29/11 vừa qua khiến 2 người chết. Tài xế điều khiển ô tô đã mượn xe của một người quen.

Anh Nguyễn Thành Lợi (Đà Nẵng) cho rằng, người mượn xe mình chủ yếu là bạn bè, người quen nên từ chối rất khó. Anh thường cho bạn bè, người quen mượn nhưng trong lòng thì không an tâm.

“Vì mối quan hệ và thường xuyên gặp mặt nên nếu không cho mượn cũng rất khó nghĩ. Mà cho mượn lại có trăm nỗi lo như xe có trục trặc gì không, đi có an toàn không, có va chạm ở đâu không, hay có bị phạt nguội không,...”, anh Lợi chia sẻ.

Còn anh Huỳnh Minh (TP.HCM) kể: “Có cậu em cùng cơ quan thỉnh thoảng vẫn mượn xe tôi. Tuần vừa rồi biết tôi ở nhà nên đã gọi điện mượn xe để đi chơi. Tôi đã từ chối với lý do phải đưa gia đình về quê 2 ngày. Cậu em này sau đó biết tôi đã không về quê mà chỉ đưa vợ con đi siêu thị gần nhà đã quay ra trách tôi không đi đến xe mà không cho mượn.”

Có thể nói, xung quanh vấn đề tế nhị là mượn xe ô tô cũng có vô vàn câu chuyện với nhiều cung bậc “hỷ, nộ, ái, ố” khác nhau. Và hơn ai hết, người trong cuộc sẽ hiểu rõ nhất giá trị của chiếc xe cũng như sự cần thiết của việc cho một ai đó mượn xe mình.

Hoàng Hiệp

Bạn có góc nhìn nào về câu chuyện trên? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn dưới phần bình luận hoặc gửi bài viết về ban Ô tô Xe máy – báo VietNamNet theo địa chỉ: [email protected]. Những nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Đã mượn xe, tối thiểu cũng nên đổ xăng và rửa sạch trước khi trả

Đã mượn xe, tối thiểu cũng nên đổ xăng và rửa sạch trước khi trả

Khoảng 2 tháng nay, cứ cuối tuần là anh họ bên vợ mượn ô tô để đưa gia đình đi chơi, tôi rất thoải mái cho mượn nhưng lần nào nhận lại xe cũng trong tình trạng xăng cạn, rác ngập.

">

Cho mượn ô tô: Chủ xe tay đưa chìa khoá, lòng như lửa đốt

Thị trường bất động sản cũng như các thị trường khác: khi nhu cầu cao và nguồn cung thấp, giá sẽ tăng và ngược lại. Tuy nhiên, nếu giá nhà tăng đến mức khó tiếp cận với phần đông người có nhu cầu sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực về kinh tế và xã hội: các hộ gia đình phải dành phần lớn thu nhập cho chi phí nhà ở, phải tăng thời gian tham gia giao thông gây tắc nghẽn giao thông, và phải ở trong điều kiện chật chội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần.

Bài học về bong bóng bất động sản tại Nhật Bản vẫn còn đó. Sau một thập kỷ tăng trưởng nóng vào những năm 1980, bong bóng đã vỡ vào đầu những năm 1990 và gây nên những ảnh hưởng lâu dài cho nền kinh tế Nhật Bản nhiều thập kỷ sau - thường được gọi là những thập kỷ mất mát. Giá đất tại Tokyo đã không thay đổi nhiều trong hàng chục năm qua và giá đất hiện tại tương đương mức giá năm 1985.

Do đó, một thị trường bền vững phải theo sát các cân đối lớn của nền kinh tế, bao gồm các loại nhà ở đa dạng từ cao cấp cho người thu nhập cao đến bình dân với mức giá phù hợp với khả năng chi trả của từng phân khúc.

Theo định nghĩa được sử dụng rộng rãi bởi các tổ chức phát triển quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Liên hợp quốc (UN) và Tổ chức Hợp tác và phát triển (OECD), khả năng chi trả cho nhà ở được chia thành các cấp độ sau dựa vào tỷ lệ giữa giá nhà trung bình (median price) so với thu nhập hộ gia đình (median household income).

Chỉ số tiếp cận nhà ở = Giá nhà trung bình/Thu nhập trung bình

Theo đó, nếu kết quả dưới 3, giá nhà nằm trong khả năng chi trả; từ 3.1 đến 4.0 là giá cao; 4.1-5.0 là giá rất cao và trên 5.1 là giá cao quá khả năng.

Ý nghĩa kinh tế của định nghĩa này là, thu nhập hộ gia đình sẽ được dùng cho các khoản chi tiêu khác nhau như thực phẩm, giáo dục, y tế và nhà ở. Nếu chi phí cho nhà ở chiếm phần lớn thu nhập sẽ dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút, cũng như sự phân bổ quá mức nguồn lực xã hội cho nhà ở và lĩnh vực bất động sản.

Vậy khả năng tiếp cận nhà ở tại Việt Nam đang ở mức nào nếu được đánh giá theo định nghĩa trên? Trong điều kiện dữ liệu thị trường không sẵn có, để trả lời câu hỏi này, tôi tạm thu thập dữ liệu về hai chỉ số: Thu nhập hộ gia đình và Giá nhà trung bình ở phân khúc phù hợp với hộ gia đình.

Trường hợp 1: giả sử một gia đình có hai người đi làm với mức thu nhập khá 120 triệu/năm/người (240 triệu/năm/hộ gia đình) và giá căn hộ hai phòng ngủ trung bình 3 tỷ đồng, giá nhà so với thu nhập là 13 lần. Tức là một hộ gia đình hai người đi làm cần 13 năm tiền lương để mua nhà.

Trường hợp 2: giả sử một gia đình có hai người đi làm với mức thu nhập trung bình 80 triệu/năm/người (160 triệu/năm/hộ gia đình) và giá căn hộ hai phòng ngủ trung bình 3 tỷ, giá nhà so với thu nhập là 19 lần. Tức là một hộ gia đình hai người đi làm cần 19 năm tiền lương để mua nhà.

Có thể có sai số về các dữ liệu trên, nhưng giá nhà hiện tại ở Hà Nội và TP HCM là quá khả năng của đại bộ phận người dân làm công ăn lương bình thường, chỉ số này vượt xa nhiều lần tại các thành phố có quy mô vừa ở Mỹ, châu Âu và Australia, nơi có đầy đủ cơ sở hạ tầng, tiện ích hàng ngày và cơ hội việc làm.

Vậy giá nhà tại Hà Nội và TP HCM trong khoảng bao nhiêu sẽ phù hợp điều kiện kinh tế hiện tại?

Giả sử lấy tỷ lệ giá nhà/thu nhập = 6, thì giá nhà sẽ là 1.4 tỷ cho phân khúc hộ gia đình có thu nhập 240 triệu/năm/hộ gia đình; và 960 triệu cho cho phân khúc hộ gia đình có thu nhập 160 triệu/năm/hộ gia đình. Mức giá lý tưởng này thấp hơn nhiều lần so với giá thị trường hiện tại, chắc chắn doanh nghiệp sẽ không tham gia phát triển nhà ở phân khúc này nếu các chi phí đầu vào không giảm thông qua đơn giản hoá thủ tục hành chính và tiếp cận đất đai rẻ hơn từ việc tăng quỹ đất cho nhà ở.

Do đó, để từng bước tăng khả năng chi trả cho nhà ở cũng như giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế, các chính sách quản lý thị trường bất động sản phải đạt được đa mục tiêu bao gồm tăng nguồn cung, đa dạng hoá các loại hình nhà ở và giảm thiểu đầu cơ như sau:

Thứ nhất, thuế và phí bất động sản phải sớm tiệm cận mức giá thị trường. Nhà nước vừa quyết định bỏ khung giá đất, đây là một quyết định đột phá về quản lý đất đai, sẽ góp phần điều chỉnh hành vi sở hữu và đầu tư bất động sản: quyết định đầu tư sẽ bị méo mó nếu việc tính thuế không theo sát với giá trị thực tế. Ngoài một căn nhà để ở được miễn thuế, các bất động sản đầu tư sẽ được tính thuế luỹ tiến theo giá trị thị trường. Khi đó chi phí để sở hữu bất động sản giá cao hoặc nhiều bất động sản sẽ tăng lên, nhà đầu tư sẽ phải đưa bất động sản vào khai thác để đạt mức hiệu quả kinh tế nhất định hoặc phải chuyển nhượng để góp phần tăng nguồn cung.

Thứ hai, khuyến khích các nhà đầu tư tham gia tạo quỹ nhà ở thay vì mua nhà và đất để đầu cơ. Một thị trường hoạt động bình thường không thể thiếu các nhà đầu tư. Tại Australia, nhà đầu tư cung cấp 30% quỹ nhà ở trên toàn quốc. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ đánh một loại thuế là "thuế nhà bỏ trống" để đảm bảo các căn nhà mua để đầu tư luôn được cung cấp ra thị trường cho thuê.

Thứ ba, nghiên cứu sát nhu cầu nhà ở. Tiếp cận nhà ở phù hợp và trong khả năng chi trả là một trong những nhu cầu cơ bản của con người cũng như là một chỉ số phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương. Chính quyền địa phương cần xem đây là một ưu tiên và có các giải pháp đồng bộ về phát triển hạ tầng và tạo quỹ đất sát với nhu cầu nhà ở thực tế.

Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của quá trình đô thị hoá, do đó dư địa phát triển và nhu cầu nhà ở tại các đô thị còn rất lớn. Khi các đô thị phát triển theo thời gian, nhiều loại hình đất đai khác nhau sẽ chuyển dần sang mục đích sử dụng có giá trị kinh tế cao hơn như xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở và thương mại.

Xây dựng được cơ chế minh bạch trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo các quy luật của kinh tế thị trường để chia sẻ lợi ích hài hoà giữa nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người dân là điều cần thiết để đất đai đóng vai trò là động lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới.

Hoàng Văn Phương">

Mua nhà bằng lương

Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lille, 01h00 ngày 26/01: Ca khúc khải hoàn

{keywords}Theo quy định mới, các xe máy bán ra thị trường đều phải dán tem nhãn năng lượng

Tuy nhiên, trên một số diễn đàn xe, câu chuyện tranh cãi về sự chính xác của tem dán nhãn năng lượng vẫn còn khá nóng.

Anh Nguyễn Đức Thủy (Vĩnh Tuy, Hà Nội) là người rất hay đi “phượt” cho rằng với mức tiêu hao theo công bố của xe số hiện nay dưới 1,7 lít/100km và xe tay ga trên dưới 2 lít/100km có vẻ là con số “đẹp” so với thực tế.

“Tôi có chiếc xe 110cc mua cách đây 3 năm, cuối tuần hay chạy cùng bạn ra ngoại thành, để ý mức tiêu thụ nhiên liệu cũng phải gần 2 lít/100km. Còn nếu xe mới bảo dưỡng xong thì mức tiêu thụ có giảm một chút”, anh Thủy nói.

Cũng cho rằng số liệu công bố trên tem chỉ là quảng cáo, anh Trương Tuấn Tú (Kim Mã, Hà Nội) cho biết chiếc xe tay ga 125cc mua năm 2017 thường đổ bình hết 100.000 đồng khoảng 7 lít, cũng đi được 270 km trong một tuần, tính ra khoảng 2,6 lít/100km, vẫn cao hơn 0,35 lít so với công bố mới.

“Cách đây chưa lâu, một số nhà sản xuất ô tô thương hiệu Nhật, Hàn đã phải xin lỗi và đền bù khách hàng vì nói quá mức tiêu hao nhiên liệu thì làm sao tin được con số quảng cáo”, anh Tú nhận xét.

Ở quan điểm ngược lại, anh Nguyễn Đức Hậu (Sóc Sơn, Hà Nội), quản trị một diễn đàn về xe  lại nghĩ khác. Anh Hậu nói: “Mức tiêu hao thực tế sẽ không thể đúng như tem dán vì còn nhiều yếu tố tác động, nhưng không thể sai lệch quá nhiều. Thông tin tiêu hao nhiên liệu công bố trên trang của Cục Đăng Kiểm thì phải dựa vào kết quả thử nghiệm theo một chuẩn nhất định”.

Dù còn khá tranh cãi, nhưng theo anh Nguyễn Quang Đức (trưởng đại lý một cửa hàng xe máy trên phố Lê Duẩn, Hà Nội), từ khi việc dán tem nhãn năng lượng là bắt buộc, thông số này giúp nhân viên bán hàng cũng dễ tư vấn cho khách xem xe hơn.

{keywords}
Người đi mua xe máy quan tâm mức tiêu thụ xăng như là một yếu tố quan trọng quyết định việc mua xe

“Đa số khách hàng khi mua xe đều quan tâm đến mức tiêu hao nhiên liệu. Trước đây, nhân viên bán hàng nói bằng miệng nhưng khách dễ quên thậm chí họ cũng có ý ngờ vực nhưng nay trên tem dán nhãn năng lượng thể hiện rõ, trước mắt rất tiện lợi cho cả người án lẫn người mua”, anh Đức kể.

Hiện tại theo công bố trên cổng thông tin Cục ĐKVN, ở nhóm xe tay ga, 3 mẫu xe đứng đầu là Yamaha Grande (1,69 lít/100km), Yamaha Latte (1,8 lít/100km) và Yamaha Janus (1,87 lít/100 km) chiếm 3 vị trí cao nhất. Tiếp sau là 2 mẫu xe của Honda gồm: Vision (1,87 lít/100km) và SH Mode (1,9 lít/100 km)…

Ở nhóm xe số (không bao gồm xe 50cc), dẫn đầu là Yamaha Jupiter Fi (1,55 lít/ 100km) và Yamaha Sirius Fi (1,57 lít/ 100 km). Tiếp sau là các mẫu xe Honda Blade (1,60 lít/ 100 km) và Honda Ware Alpha (1,6 lít/ 100km)…

Đối với các dòng xe máy phổ thông dưới 175cc, mức tiêu hao nhiên liệu trung bình dao động từ 1,8 đến 2,23 lít/100km. Với các dòng xe phân khối lớn, mức tiêu hao nhiên liệu phổ biến từ 3,2 đến 7 lít/100km.

Thông số trên tem nhãn năng lượng có chính xác?

Để tìm hiểu vấn đề này, VietNamNet đã trao đổi với ông Yano Takeshi, Chủ tịch Yamaha Motor Việt Nam. Ông cho hay: “Về mặt kỹ thuật, Yamaha và Cục Đăng Kiểm có phương thức đo hoàn toàn giống nhau, từ đó mới có thể đánh giá, so sánh và đưa ra kết quả chính xác nhất”.

Vị chủ tịch thông tin thêm, con số công bố trên nhãn năng lượng ở tất cả các xe máy hiện nay là số liệu đo kiểm của Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC) thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam. Do đó kết quả này là hoàn toàn khách quan.

{keywords}
Tất cả các xe máy đều phải dán tem năng lượng từ 1/1/2020

Cũng giống Yamaha, đại diện của Công ty Honda Việt Nam cho biết kết quả đo thử nghiệm nhiên liệu đều áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải mức 3 đối với xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới QCVN 77:2014/BGTVT.

Theo ông Nguyễn Đông Phong, Giám đốc NETC, mức tiêu thụ nhiên liệu công bố được áp dụng theo quy chuẩn chung, được thực hiện bằng các phép thử loại I, loại II và phép thử bay hơi nhiên liệu như hướng dẫn của QCVN 77:2014/BGTVT. Trong đó, đối với nhiên liệu xăng phải có trị số ốc tan RON nhỏ nhất là 95.

Một chuyên gia marketing lâu năm trong ngành xe máy cho rằng, trong tương lai, quy định về công khai mức tiêu thụ nhiên liệu qua việc phải dán tem có thể hình thành một cuộc đua giữa hãng xe trong việc đầu tư công nghệ, cải tiến động cơ cũng như thiết kế khí động học để tiết kiệm nhiên liệu hơn. 

Theo đại diện Yamaha Motor Việt Nam, trong các thị trường mà hãng đang bán thì mới có Việt Nam đưa quy định bắt buộc dán nhãn tiêu thụ nhiên liệu.

Trước Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên thế giới có quy định bắt buộc về tiêu chuẩn tiêu thụ nhiên liệu cho xe hai và ba bánh, áp dụng từ ngày 1/1/2010. Nước này quy định, tất cả các xe bán ra không được vượt mức tiêu chuẩn tiêu thụ nhiên liệu. Ví dụ, xe máy từ 50 - 100cc không quá 2,3 lít/100km, từ 100 - 150cc không quá 2,5 lít/100km. Hiện quốc gia này đang xây dựng giai đoạn 2 của tiêu chuẩn tiêu thụ nhiên liệu nhưng chưa rõ lộ trình công bố.

Dù câu chuyện mức tiêu hao nhiên liệu “trên giấy” còn tranh cãi, các chuyên gia cho rằng mức tiêu hao thực tế sai khác chủ yếu do ảnh hưởng từ một số yếu tố khách quan như: tình trạng sử dụng xe, kỹ năng lái xe, môi trường giao thông, loại nhiên liệu sử dụng,…

Đình Quý

Tin bài, video xin gửi về Ban Ô tô xe máy, email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

Gần 300 mẫu xe máy dán nhãn công khai mức tiêu hao nhiên liệu

Gần 300 mẫu xe máy dán nhãn công khai mức tiêu hao nhiên liệu

Mức tiêu thụ nhiên liệu của các mẫu xe máy công bố trên cổng thông tin của Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ là cơ sở để người tiêu dùng tham khảo khi quyết định mua xe, nhằm tiết kiệm chi phí hàng tháng.

">

Thực hư con số ngốn xăng trên nhãn năng lượng xe máy ở Việt Nam

w z4279958825298 60bfe073f6943665b7b0745a6837921b 1 1118.jpg
Nghệ sĩ Mạc Can.

Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM đã tích cực phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ và Hội Sân khấu để đưa 2 nghệ sĩ lão thành vào 'nhà mới'. Các cấp đều quan tâm, vì phải giải quyết nhiều thủ tục nên khá mất thời gian.

Việc đưa 2 nghệ sĩ Mạc Can và Huỳnh Thanh Trà đến Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè dự kiến vào ngày 27/2 tới vì 7 nghệ sĩ có nguyện vọng đón Tết Nguyên đán 2024 tại Khu dưỡng lão nghệ sĩ, Quận 8 như thói quen hàng chục năm trời.

Chia sẻ với VietNamNet, chị Dung nói cha - nghệ sĩ Mạc Can vui mừng cả ngày khi hay tin được vào Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè. Ngày thường khi con gái đi làm, ông hay buồn vì ở nhà một mình thui thủi, đi lại khó khăn.

Ông luôn ước nguyện được vào sống chung, gặp gỡ và trò chuyện với đồng nghiệp mỗi ngày. Chị Dung cũng mừng khi cha sẽ được các nhân viên túc trực chăm sóc 24/24, hỗ trợ di chuyển bất cứ lúc nào ông muốn. Sau khi Mạc Can vào trung tâm dưỡng lão, chị sẽ thường xuyên vào thăm ông nếu không phải đi làm.

Ngoài ra, trong dự thảo đề án trình lên UBND và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM có đề nghị đặt tên căn biệt thự cho 7 nghệ sĩ lão thành trong Trung tâm Dưỡng lão Thị Nghè là An dưỡng viên văn nghệ sĩ TP.HCM.

Đồng nghĩa mở rộng phạm vi đối tượng chính sách thành nghệ sĩ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như điện ảnh, văn học, mỹ thuật… chứ không chỉ riêng sân khấu.

Bảy nghệ sĩ lão thành muốn đón Tết ở Khu dưỡng lão Quận 8Soạn giả Đức Hiền - đại diện ban quản lý Khu dưỡng lão nghệ sĩ (Quận 8, TP.HCM) cho biết 7 nghệ sĩ lão thành bày tỏ nguyện vọng được ăn Tết tại đây trước khi sang nơi ở mới.">

Nghệ sĩ Mạc Can đã được vào 'nhà mới' như ước nguyện

友情链接