Video: Hà Phương, Trần Sang trình diễn ca khúc Bến đò chiều mưa
Thanh Phi
Tỷ phú Chính Chu xuất hiện bên ca sĩ Hà Phương, đập tan tin đồn ly hônHà Phương cùng ông xã tỷ phú Chính Chu có buổi tiệc ấm cúng, quây quần bên bạn bè.Video: Hà Phương, Trần Sang trình diễn ca khúc Bến đò chiều mưa
Thanh Phi
Tỷ phú Chính Chu xuất hiện bên ca sĩ Hà Phương, đập tan tin đồn ly hônHà Phương cùng ông xã tỷ phú Chính Chu có buổi tiệc ấm cúng, quây quần bên bạn bè.
Chẳng hạn: Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (tỉnh Ninh Bình), năm 2017 có 12 người; Trường THPT chuyên Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), năm 2017 có 21 người; Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (TP Hồ Chí Minh), năm 2016 có 7 người... là thành viên ra đề đề xuất, hội đồng ra đề thi tham gia tập huấn, ôn luyện học sinh giỏi.
Trong khi đó, số lượng đề đề xuất của một số môn dùng cho thi HSGQG khá ít như: Ngữ văn (hai đề), Tin học (ba đề), Tiếng Pháp (bốn đề)...
Như vậy, với việc số lượng đề đề xuất ít, trong khi người liên quan ra đề lại đi tập huấn, bồi dưỡng cho đội tuyển một số tỉnh, thành phố tiềm ẩn nguy cơ lộ bí mật, thiếu khách quan.
Kết luận chỉ rõ, quá trình tổ chức thi HSGQG, danh sách người ra đề đề xuất không bảo đảm thể thức văn bản "tối mật" theo quy định. Danh sách người ra đề đề xuất không ghi ngày, tháng ban hành; người ký không quy định về độ mật, số lượng in, phạm vi lưu hành, hình thức sao chụp, nhân bản, không đánh số trang, không đóng dấu độ mật...
Cục Quản lý chất lượng có hàng loạt các thiếu sót, sai phạm trong tham mưu, ban hành văn bản. Trong đó, năm 2017, Cục đã tham mưu Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập Hội đồng ra đề và Hội đồng chấm thi chung một quyết định là không đúng quy chế thi HSGQG; thành phần chấm thi cũng không đúng theo quy chế; tham mưu Bộ trưởng ban hành quyết định thành lập Hội đồng chấm phúc khảo nhưng có giám khảo chấm thi đồng thời lại tham gia chấm phúc khảo.
Kế hoạch chấm thi HSGQG các năm 2015, 2016 không có số, không có ngày, tháng ban hành, chưa được Bộ trưởng phê duyệt là sai; quy định chấm thi ngày 16-1-2017 do Cục trưởng Quản lý chất lượng ký với chức danh Chủ tịch hội đồng chấm thi không đúng thẩm quyền...
Cùng với công tác làm đề, ban hành các văn bản không đúng quy định, công tác chấm thi HSGQG cũng có nhiều sai sót.
Kết quả việc kiểm tra xác suất chấm lần một của 27 bài thi HSGQG năm 2017 cho thấy, giám khảo chưa chấm bài thi độc lập theo quy định, việc cộng điểm trên bài thi không đúng.
Như bài thi số phách 4114 (môn Sinh học), điểm câu 1 ghi không đúng, khiến cho tổng điểm bài thi thực tế là 18,75 điểm nhưng được ghi là 19 điểm; bài thi số phách 5606 (môn Lịch sử) câu 6 được ghi là 2,5 điểm nhưng điểm thực tế chỉ là 2,25 điểm.
Quá trình chấm thi, trong "phiếu thống nhất" không có điểm của giám khảo 1 và giám khảo 2 nhưng lại có điểm thống nhất của hai giám khảo; điểm trên phiếu thống nhất không giống như điểm được nhập vào máy tính.
Cụ thể, tại môn Lịch sử, số phách 5209 và số phách 5325 có phiếu điểm thống nhất cùng là 13,75 nhưng in từ máy tính ra lại là 14 điểm...
Trong khi đó, biên bản nhập điểm bài thi vào máy tính (môn Hóa học) không có chữ ký của Thư ký Hội đồng chấm thi theo quy định...
Quá trình chấm phúc khảo cũng không minh bạch
Qua kiểm tra xác suất 4 bài thi có điểm thay đổi sau khi phúc khảo (2 bài môn Hóa học, 2 bài môn Sinh học) cho thấy không có biên bản mở, kiểm tra túi bài thi theo quy định; biên bản tổ chấm ghi không đúng với thực tế của việc tăng điểm bài thi.
Cụ thể, bài thi mã phách 04363402 của thí sinh tỉnh Thanh Hóa từ không có giải, sau khi phúc khảo được tăng điểm và đoạt Giải ba (từ 11,5 điểm tăng lên 12,5 điểm).
Tuy nhiên, việc tăng điểm có sự không bình thường bởi trong biên bản chấm phúc khảo, việc tăng điểm được lý giải do cộng nhầm điểm; nhưng khi kiểm tra thì không phải cộng nhầm mà do giám khảo chấm phúc khảo cho thêm điểm thành phần vào bài thi bằng mực tím, trong đó riêng câu 6 tăng 0,5 điểm mà không rõ tăng thành phần nào.
Tương tự, bài thi có mã phách 04400325 của thí sinh tại Hà Nội (từ 9,25 điểm tăng lên 10,5 điểm) biên bản chấm phúc khảo ghi do cộng nhầm điểm thành phần trước đó; nhưng khi kiểm tra lại do giám khảo chấm phúc khảo cho thêm điểm bằng mực tím và cũng có câu 6 tăng 0,5 điểm nhưng không rõ cho điểm thành phần nào của câu.
Còn những băn khoăn Có thể nói, kỳ thi HSGQG có sai phạm trong nhiều năm liền, được Thanh tra chỉ rõ và đưa ra yêu cầu khắc phục, kiến nghị kiểm điểm xem xét trách nhiệm tập thể, cá nhân từ đầu năm học 2018 - 2019 nhưng đến nay việc xử lý, khắc phục vẫn còn chưa triệt để.
Dư âm kỳ thi năm 2019
Vì vậy, kỳ thi năm 2019 diễn ra từ ngày 13 đến 15/1 tiếp tục gây nên những hoài nghi, băn khoăn trong dư luận xã hội.
Ngay sau khi kết thúc các môn thi, một số ý kiến cho rằng đề thi năm 2019 không được đầu tư kỹ, không phù hợp kỳ thi...
GS.TSKH Hà Huy Khoái, nguyên Viện trưởng Viện Toán học cho rằng, đề thi HSGQG môn Toán năm 2019 quá khó, nhiều điểm trong đề chưa sáng tạo, thiếu sự phân loại và chưa phù hợp thi học sinh giỏi, không kích thích được việc học tập của học sinh.
Thầy giáo Ngô Xuân Ái, giáo viên Toán, Trường THPT chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) (từng giảng dạy học sinh đoạt Huy chương vàng Ô-lim-pích quốc tế) cho rằng, đề thi năm nay quá khó, chưa phù hợp mục tiêu kỳ thi.
"Với kỳ thi học sinh giỏi, việc ra đề giữa các ý trong một câu cần có sự lô-gích để học sinh có thể sáng tạo. Tuy nhiên, cách ra đề năm nay giữa các ý trong một câu độc lập với nhau, quá nhiều kiến thức thì học sinh chưa tìm ra cách giải có thể đã hết giờ thì làm sao có thể sáng tạo để phân loại học sinh giỏi", thầy Ái nhìn nhận.
Bộ GD-ÐT thừa nhận, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2019 có nhiều phản ánh, ý kiến của dư luận và các chuyên gia về quá trình tổ chức kỳ thi.
Hiện nay, Bộ GD-ÐT đang triển khai các công đoạn của quy trình chấm thi theo quy định.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn, hoài nghi sự chặt chẽ, nghiêm túc của kỳ thi năm nay do những sai phạm trong tổ chức kỳ thi HSGQG diễn ra nhiều năm dù đã được thanh tra công bố nhưng chưa được công khai xử lý nghiêm túc.
Việc cán bộ hội đồng ra đề thi đi dạy bồi dưỡng, ôn luyện cho một số địa phương tiềm ẩn khả năng lộ bí mật, gây nên sự thiếu công bằng được khắc phục như thế nào?
Hệ thống văn bản của Bộ ban hành không đúng với quy chế thi HSGQG; sai phạm trong chấm thi, chấm phúc khảo... được khắc phục ra sao?
Có hay không tiêu cực trong phúc khảo, tăng điểm giúp thí sinh đoạt giải kỳ thi HSGQG để được tuyển thẳng vào đại học theo quy chế tuyển sinh hay không?
Ðiểm b, Khoản 1, Ðiều 38 của Quy chế thi HSGQG quy định chỉ lưu trữ bài thi của thí sinh và hồ sơ của hội đồng coi thi, chấm thi, phúc khảo trong thời hạn 12 tháng liệu có hợp lý. Bởi vì quy định như trên thì sau thời gian 12 tháng, bài thi và một số văn bản coi, chấm, phúc khảo... sẽ được hủy thì lấy gì để hậu kiểm việc coi thi, chấm thi nếu có nghi ngờ, phát hiện, tố giác sai phạm?
Những băn khoăn, thắc mắc nêu trên đã được đặt vấn đề nhưng không nhận được câu trả lời...
Theo Nhân Dân
Xem xét toàn diện công tác thi chọn học sinh giỏi..." |
Trước những phản ánh của báo chí về bất ổn của kỳ thi HSGQG, ngày 19/1 Bộ GD-ĐT đã gửi thông tin tới báo chí cho biết: "Hiện nay, Bộ đang triển khai các công đoạn của quy trình chấm thi theo quy định của Quy chế. Bộ GD-ĐT sẽ mời các chuyên gia, nhà giáo giỏi có kinh nghiệm và trách nhiệm tham gia chấm thi để đảm bảo công bằng, khách quan. Đồng thời, Bộ đang triển khai nghiên cứu, xem xét toàn diện các khía cạnh của công tác thi chọn học sinh giỏi để tiếp tục đổi mới công tác thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, tập huấn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế từ sau năm 2020 theo hướng tăng cường phân cấp và phát huy tự chủ của các cơ sở giáo dục, đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.... Thanh Hùng |
">
Trả lời ICTnews, ông Vitaly Kamluk, Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phân tích toàn cầu (GReAT) khu vực châu Á Thái Bình Dương của Kaspersky, đánh giá hacker chuyên tấn công có chủ đích (APT) thuộc nhóm rất nguy hiểm. Thay vì sử dụng malware có sẵn, nhóm này tự viết mã độc riêng phục vụ từng nhiệm vụ cụ thể. Các mã độc được tạo ra có nhiều tính năng mà những hacker thông thường không làm được.
Phương thức tấn công phổ biến của những kẻ này là âm thầm xâm nhập vào hệ thống máy tính nạn nhân. Mã độc sẽ được cài vào đó và chờ đợi nhiều tháng nhiều năm, không gây chú ý. Nhiệm vụ của các malware này là thu thập các thông tin tình báo về kinh tế, chính trị, các tài sản sở hữu trí tuệ,...
Nạn nhân chủ yếu của tấn công APT là các cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp, các doanh nghiệp đầu ngành,... Cụ thể, các lĩnh vực bị tấn công nhiều trong năm 2020 gồm doanh nghiệp nhà nước, hàng không vũ trụ và kỹ thuật, sản xuất và mua bán thép tấm, các công ty đồ uống, dịch vụ khách sạn và lưu trú, các dịch vụ công nghệ thông tin.
Để phục vụ các cuộc tấn công này, tội phạm mạng sẽ tận dụng các sơ hở để cài đặt mã độc lên máy tính. Từ đó tuỳ theo tính năng của malware mà tin tặc sẽ khai thác hệ thống máy tính theo các cách khác nhau. Trong năm 2020, thậm chí ghi nhận hình thức tấn công lây lan qua ổ lưu trữ USB - một hình thức cổ điển ít được áp dụng gần đây.
Do đó, đối với các cơ quan chính phủ, để tránh các cuộc tấn công có chủ đích, ông Vitaly khẳng định ý thức bảo mật của nhân viên rất quan trọng. Người làm trong bộ máy nhà nước nên cảnh giác với các các đường link không tin tưởng, các file bất thường.
Có những chủ đề trên mạng cực kỳ thu hút, khiến người dùng muốn bấm vào xem ngay. Với những thứ có vẻ thú vị như vậy, vị chuyên gia Kaspersky khuyên cực kỳ cẩn trọng khi nhấp vào.
Song song đó, con người ngày càng phụ thuộc vào Internet nên càng dễ trở thành mục tiêu tấn công của kẻ xấu. Do đó hệ thống của các tổ chức cần có hàng rào bảo vệ từng lớp nhằm ngăn chặn các cuộc xâm nhập.
Bên cạnh đó, việc sao lưu dữ liệu cũng cực kỳ quan trọng để khi bị tấn công vẫn có thể phục hồi lại các nội dung quan trọng.
Hồi đầu tháng 5, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng gửi công văn cảnh báo các nhóm tin tặc lợi dụng tình hình dịch bệnh tấn công vào hệ thống thông tin của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, các nhóm này vẫn bắt đầu cuộc tấn công bằng thủ đoạn đính kèm mã khai thác điểm yếu, lỗ hổng vào các tập tin tài liệu và phát tán tập tin này qua thư điện tử.
Tài liệu lợi dụng để phát tán mã độc thường ở mỗi thời điểm được lựa chọn kỹ lưỡng, thường là tài liệu được được nhiều người qua tâm hoặc người dùng mục tiêu quan tâm như: văn bản, tài liệu của các cơ quan tổ chức, gần đây là các tài liệu liên quan đến phòng chống dịch bệnh.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của cơ quan, đơn vị, góp phần bảo đảm an toàn cho không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin đề nghị đơn vị kiểm tra, rà soát và khắc phục các lỗ hổng bảo mật trên tất cả các hệ thống, bao gồm cả các máy tính cán bộ nhân viên sử dụng để làm việc. Cục cũng đặc biệt lưu ý các lỗ hổng đã và đang bị lợi dụng để khai thác cài cắm mã độc vào máy tính người dùng.
Để phòng tránh các cuộc tấn công có chủ đích nói riêng và đề phòng tội phạm mạng nói chung, Kaspersky đưa ra một số đề xuất dưới đây để các tổ chức có thể thực hiện.
Luôn đi trước tin tặc: thực hiện các bản sao dữ liệu, mô phỏng các vụ tấn công, chuẩn bị kế hoạch hành động để khôi phục sau thảm họa.
Triển khai công nghệ cảm biến ở mọi nơi: giám sát hoạt động phần mềm trên thiết bị đầu cuối, ghi nhận lưu lượng, kiểm tra tính toàn vẹn của phần cứng.
Không bao giờ đáp ứng yêu cầu của tội phạm. Đừng đơn độc chiến đấu. Hãy liên hệ cơ quan thực thi pháp luật như VNCERT, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, hay các nhà cung cấp giải pháp bảo mật.
Đào tạo nhân viên của bạn khi họ làm việc từ xa: điều tra pháp lý kỹ thuật số, phân tích mã độc cơ bản, quản lý khủng hoảng về quan hệ công chúng.
Hải Đăng
Cảnh báo nguy cơ tấn công APT (tấn công có chủ đích) vào các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) đề nghị các cơ quan tăng cường giám sát, sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện dấu hiệu tấn công.
">Nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng và ban hành Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong dự thảo tờ trình Chính phủ về đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân (phiên bản dự thảo được đăng trên bocongan.gov.vn hồi tháng 2/2020 để lấy ý kiến đóng góp), Bộ Công an cho hay, trong thời đại công nghệ số hiện nay, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mang tính đột phá trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đang ngày càng trở nên cấp thiết.
Bộ Công an cho biết, trên thế giới, vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân đã được nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản... và Liên minh châu Âu hết sức coi trọng. Thống kê cho thấy, hiện đã có hơn 80 quốc gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Theo các nước, quyền bảo vệ dữ liệu cá nhân là quyền riêng tư và được pháp luật bảo vệ và bảo vệ dữ liệu cá nhân được thể hiện qua nhiều khía cạnh như: bảo đảm quyền tự chủ, quyền riêng tư và bảo toàn được danh dự, uy tín của mỗi cá nhân, giúp cá nhân kiểm soát tốt hơn các vấn đề trong cuộc sống, tăng cường niềm tin trong xã hội và là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quyền được bày tỏ chính kiến, quyền tự do ngôn luận.
Với Việt Nam, nước ta là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới, số lượng người sử dụng Internet của Việt Nam đã đạt hơn 64 triệu người, chiếm hơn 2/3 dân số (66%), tăng hơn 19% so với năm 2018, xếp thứ 13 trên thế giới về số người dùng, trong đó có 58 triệu tài khoản Facebook, 62 triệu tài khoản Google.
Cơ sở hạ tầng số phát triển nhanh và cơ sở hạ tầng dữ liệu đang được cải thiện. Chính phủ đang quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
“Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ càng nhiều thì việc cung cấp, sử dụng thông tin cá nhân lại càng lớn. Điều này đặt ra cho Chính phủ bài toán phải quản lý sao cho hiệu quả, đảm bảo phòng ngừa, xử lý được các hành vi vi phạm pháp luật về thông tin cá nhân; đồng thời, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp, các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế”, dự thảo tờ trình của Bộ Công an nêu.
Đề xuất 3 quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định
Cũng tại dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân, Bộ Công an cho biết, việc xây dựng Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân xuất phát từ một số yêu cầu cơ bản, bao gồm: Yêu cầu từ sự phát triển kinh tế số và ứng dụng khoa học - công nghệ vào đời sống xã hội; Yêu cầu từ công tác phòng ngừa, đấu tranh, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; Yêu cầu cấp bách của việc triển khai Chính phủ điện tử và thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Yêu cầu nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân về bảo vệ dữ liệu cá nhân, nhất là các thông tin về lý lịch cá nhân, mối quan hệ, tình trạng sức khỏe, tài chính... ; Yêu cầu phù hợp với quy định của pháp luật một số quốc gia trên thế giới về bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó có Quy định bảo vệ dữ liệu chung của Liên minh châu Âu (GDPR).
Cùng với đó, Bộ Công an đã đề xuất quan điểm chỉ đạo xây dựng Nghị định; phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng cùng các mục tiêu, nội dung của chính sách, giải pháp thực hiện chính sách.
Cụ thể, theo đề xuất của Bộ Công an, việc xây dựng dự thảo Nghị định sẽ được thực hiện trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo: Thể chế hoá chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tính kế thừa của văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, bí mật cá nhân, thông tin cá nhân, quyền riêng tư, tính kế thừa của văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành có liên quan tới nội dung bảo vệ dữ liệu cá nhân;
Cụ thể hóa đầy đủ tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 về công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc; Bảo đảm tính khả thi của Nghị định trong điều kiện CNTT, không gian mạng đang phát triển, ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam; bảo vệ dữ liệu cá nhân là nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội; bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
Vân Anh
ictnews Nhận định đây không phải lần đầu các thông tin nhạy cảm của khách hàng trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng bị vướng nghi vấn rò rỉ, lộ lọt, chuyên gia VSEC khuyến nghị người dùng cần lưu ý thực hiện một số biện pháp để tự bảo vệ mình.
">