Trường Đại học Văn Lang và 1980 Books vừa ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mục đích mang sách đến gần hơn với môi trường giáo dục đại học, đồng thời lan tỏa văn hóa đọc trong giới trẻ, mở ra những cơ hội thực tập, việc làm và phát triển kỹ năng tự đọc, tự học cho sinh viên. |
Trường Đại học Văn Lang và 1980 Books ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mục đích mang sách đến gần hơn với môi trường giáo dục đại học. |
Phát biểu tại sự kiện PGS.TS. Trần Thị Mỹ Diệu – Hiệu trưởng Đại học Văn Lang cho rằng đây là sự tiếp nối, đánh dấu bước phát triển mới của quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai đơn vị, hướng đến những hoạt động thiết thực trong tương lai, với tư cách là những người đồng hành với quá trình rèn luyện tư duy, khơi gợi khao khát tri thức, phát huy tinh thần học tập suốt đời của sinh viên Văn Lang nói riêng và người trẻ nói chung.
Ngay sau lễ ký kết là talkshow giới thiệu sách Giữa muôn trùng nguy khó vẫn có nhiều lối ravà trò chuyện với tác giả Nam Kha. Cuốn sách do 1980 Books ấn hành, giới thiệu đến bạn đọc trong năm 2020. Cuốn sách nói về thách thức và cơ hội của người trẻ trong đại dịch Covid-19.
"Một cuốn sách với tinh thần bắt nhịp nhanh sự thay đổi của xã hội, hướng tới đối tượng các bạn trẻ hy vọng sẽ tạo nên thành công cho talkshow cũng như tạo nên khởi đầu tốt đẹp cho mối quan hệ hợp tác giữa hai bên" - Hiệu trưởng ĐH Văn Lang chia sẻ.
Cuốn sách Giữa muôn trùng nguy khó vẫn có nhiều lối ra, tác giả Nam Kha chia sẻ góc nhìn đầy lạc quan: "Ngay cả khi đang sống trong những ngày yên bình nhất, ta vẫn có thể bất ngờ bị cuộc đời đẩy vào tình cảnh "sống dở chết dở". Đại dịch Covid-19 ập đến là một ví dụ điển hình của sóng gió khôn lường, khiến nhiều người bị cắt lương, mất việc và hoàn toàn lạc lối trước tương lai mù mịt.
Nhưng đây cũng là thời điểm để một hình thái kinh tế mới bùng nổ và trở thành xu hướng: nền kinh tế nằm nhà. Các hình thức công việc mới trong nền kinh tế nằm nhà là sự chuyển dịch thức thời giúp các cá nhân đa dạng hóa nguồn thu, khắc phục tình trạng kinh tế bị tổn hại và tích lũy của cải về lâu dài.
Hành trình để có được cuốn sách Giữa muôn trùng nguy khó vẫn có nhiều lối racủa nhà văn trẻ Nam Kha cũng đầy nhọc nhằn như tựa đề tác phẩm. "Mỗi ngày lướt qua Facebook tôi hay thấy nhiều người cứ than vãn, mệt mỏi với công việc đầy áp lực. Càng đi sâu vào tìm hiểu, tôi chợt nhận ra các bạn nào hay… than thì có cùng điểm chung là chưa tỉnh táo nhận ra thực tế của mình để tìm cách đẩy lùi khó khăn, tiếp cận cơ hội mới hơn ở phía trước", tác giả Nam Kha nhìn nhận.
Tác giả Nam Kha cũng khuyên mọi người hãy học hỏi nhà sáng chế vĩ đại Thomas Edison đã phải trải qua 10.000 lần thử nghiệm thất bại và đến tháng 10.1879 mới cho ra đời chiếc bóng đèn điện cho nhân loại, nữ văn sĩ J.K.Rowling cũng từng bị từ chối 12 lần trước khi có loạt truyện Harry Potter đình đám, danh ca Beyoncé phải có trăm bài hát mới có Halo, nên không phải cứ vội vàng là sẽ thành công, đôi khi chậm mà chắc. Sau khi thành công rồi dù ngồi ở nhà, tiền vẫn tự tìm đến túi…
Nhà văn Nam Kha là tác giả của nhiều cuốn sách kỹ năng sống dành cho giới trẻ:Tuyệt đỉnh bí kíp teen truyền, Bắn tim bí kíp chuẩn teen, Sống xanh không khó, Tuổi dậy thì ti tỉ chuyện,...
Tình Lê
'Muốn con em yêu sách, bản thân bố mẹ phải yêu sách đầu tiên'
"Không đọc ba vạn cuốn sách, không đi hết các núi sông trong thiên hạ, thì đừng mong viết được điều gì để lại cho đời" nhưng rèn luyện thói quen đọc sách cũng không dễ dàng gì nhất là thời đại công nghệ như hiện nay.
" alt="Lan toả văn hoá đọc tới các trường đại học"/>
Lan toả văn hoá đọc tới các trường đại học
| Bộ GTVT muốn việc dán thẻ ETC là thủ tục bắt buộc trong quá trình đăng kiểm xe ô tô. Ảnh: Đình Vũ. |
Về cơ bản, nhiều tài cho rằng thẻ ETC trên ôtô thực chất không liên quan đến an toàn kỹ thuật khi di chuyển trên đường. Đồng thời, các ý kiến cho rằng sử dụng đường cao tốc hay các công trình BOT giao thông cũng thuộc về nhu cầu cá nhân, không phải là hạng mục bắt buộc như phí bảo trì đường bộ.
“Một bên là tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc phải tuân thủ, bên còn lại là dịch vụ, tức người dùng có quyền chọn lựa. Tôi không hiểu sao lại gộp chung vào làm một”, chị Mai Thanh - một tài xế tại Hà Nội - băn khoăn.
Nhiều người cho rằng ôtô của gia đình nằm ở khu vực ngoại thành, di chuyển không nhiều và không có nhu cầu đi cao tốc hay sử dụng các dịch vụ BOT.
“Chú tôi có chiếc Camry mua từ năm 2010, đến nay mới đi được khoảng 6.000 km. Mỗi lần sử dụng chỉ lái trong phạm vi 10 km và chưa bao giờ đi cao tốc. Không lẽ lần sau đi đăng kiểm, chú tôi cũng phải mất 120.000 đồng dán thẻ ETC”, anh Ngọc Bắc (Hà Nội) chia sẻ.
Tuy nhiên, vẫn có một số ý kiến đồng tình với đề xuất nói trên của Bộ GTVT.
Anh Hải Đăng (TP.HCM) cho biết cốt lõi vấn đề nằm ở mục tiêu đồng bộ hạ tầng cũng như phương tiện.
“Khi triển khai thu phí không dừng, mục đích sau cùng là di chuyển nhanh qua trạm, chiết giảm thời gian cho những thao tác trao đổi thẻ - tiền. Nếu chỉ vì một vài ôtô chưa đồng bộ mà làm chậm dòng xe thì chức năng này không còn hiệu quả”, anh Hải Đăng nhận định.
|
Nhiều tài xế cho rằng việc bắt buộc dán thẻ khi đăng kiểm là cần thiết để dòng xe qua trạm được thông suốt. Ảnh: Việt Linh. |
Đồng tình với quan điểm trên, anh Hồng Phước (Đồng Nai) cho rằng việc dán thẻ ETC sẽ hỗ trợ nhiều trong những trường hợp đột xuất và khó lường trước.
“Cứ cho rằng chủ xe không thường di chuyển trên cao tốc hay qua những trạm BOT nên có lý do để từ chối dán thẻ ETC. Nhưng nếu đột xuất có việc cần di chuyển, những chiếc thẻ ETC được dán trên xe kết nối với tài khoản còn tiền sẽ giúp việc đi qua trạm trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn”, anh Phước chia sẻ.
Chưa hài lòng về mức giá
Từ góc nhìn của những người phản đối, họ cho rằng mức chi phí 120.000 đồng/lần dán thẻ ETC hiện tại là khá cao.
“Giả sử tôi hoàn toàn không có nhu cầu dùng dịch vụ thu phí không dừng nhưng vẫn bị buộc phải dán thẻ ETC mới cho đăng kiểm, nghĩa là đã mất 120.000 đồng cho lần dán đầu tiên. Chưa kể keo dán có thể bị bong ra, rồi lại phải mất thêm khoản phí đó một lần nữa”, anh Minh Đức (TP.HCM) băn khoăn.
Theo tìm hiểu của Zing, mức giá 120.000 đồng/lần dán thẻ đã đưa Việt Nam vào những nước có giá thẻ ETC sử dụng công nghệ RFID đắt nhất thế giới.
“Chưa kể, tôi còn phải mất thời gian để đưa xe đến nơi dán thẻ vì công ty đã không còn hỗ trợ dán thẻ tận nhà”, anh Minh Đức chia sẻ.
|
Cả nước hiện còn khoảng 400.000 phương tiện có nhu cầu nhưng chưa dán thẻ ETC. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Về đề xuất dán thẻ định danh ETC là thủ tục bắt buộc trong quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, cục Đăng kiểm được yêu cầu có báo cáo tới Bộ GTVT trước ngày 30/8.
Cả hai đơn vị là VETC và VDTC đều đã đưa ra thông báo ngưng dán thẻ miễn phí cho khách hàng. VETC ra thông báo vào ngày 6/8, còn VDTC đã thu phí 120.000 đồng/lần dán thẻ ePass từ ngày 25/7.
Từ ngày 1/8, 10 cao tốc trên cả nước bắt đầu thu phí tự động không dừng toàn tuyến và bỏ làn thu phí hỗn hợp. Trong khi đó, các trạm BOT trên quốc lộ sẽ rút gọn số lượng làn thu phí hỗn hợp về một làn duy nhất.
Chủ xe ôtô sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng nếu đi vào làn không dừng mà không sử dụng dịch vụ ETC.
Hiện cả hai doanh nghiệp là VDTC và VETC thống kê đã dán thẻ ETC cho tổng cộng hơn 3,6 triệu phương tiện. Theo ước tính, cả nước còn khoảng 400.000 phương tiện có nhu cầu nhưng chưa dán thẻ ETC. Các doanh nghiệp ước tính sẽ hoàn thành việc dán thẻ trong tháng 12.
" alt="Tài xế băn khoăn trước đề xuất dán thẻ ETC bắt buộc khi đăng kiểm"/>
Tài xế băn khoăn trước đề xuất dán thẻ ETC bắt buộc khi đăng kiểm
|
Một trạm đổ xăng ở Los Angeles (bang California), nơi có giá xăng cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn nước Mỹ. Ảnh: Jae C. Hong/AP. |
Tăng lương, thưởng
Gluyas từng cân nhắc thưởng nhân viên để giúp họ giảm chi phí xăng xe. Nhưng cuối cùng, cô lựa chọn tăng 6% lương cho toàn bộ nhân viên. Cô nghĩ rằng mức tăng lương cố định sẽ tốt hơn.
“Mọi thứ đang trở nên căng thẳng với họ”, Gluyas chia sẻ.
Các doanh nghiệp khác cũng đang cố gắng tăng lương và thưởng để giữ chân nhân viên. Driftwood Garden Centre, nhà bán lẻ với 100 công nhân gần Naples (bang Florida), bắt đầu thêm khoản phụ cấp 30 USD và 50 USD vào phiếu lương của nhân viên bán thời gian và toàn thời gian nhằm trợ cấp xăng xe.
Trước đó, tháng 4, công ty tăng lương 20-30% cho các nhân viên. CEO Craig Hazelett cho biết: “Chúng tôi gần như phải làm điều đó, nếu không công ty có l nhiều nhân viên tài năng”.
Chase Griffin, một giám đốc dự án tại công ty National Life Group ở Dallas (bang Texas), cho biết từ lâu, anh không dám đổ đầy bình xăng.
Thông thường, xe của anh tốn khoảng 55 USD để đổ đầy. Thời gian gần đây, Griffin đổ 40 USD nhưng thậm chí chưa được 1/2 bình. Trong khi đó, quãng đường từ nhà đến công ty của anh mất 40 phút lái xe.
|
Một số công ty Mỹ đang phát cho các nhân viên thẻ quà tặng tiền xăng. Ảnh: Hannah Yoon/Wall Street Journal. |
Hiện anh chỉ tới công ty 2 ngày/tuần. Nhưng sang tháng 7, công ty muốn anh và các nhân viên phải có mặt 3 ngày/tuần. Mặt khác, công ty sẽ tặng mỗi người một thẻ tiền xăng trị giá 300 USD.
“Mặc dù có vài lời phàn nàn về việc phải lên văn phòng 3 ngày/tuần, ít nhất công ty cho chúng tôi thấy họ quan tâm đến nhân viên của mình”, anh nói.
Làm việc tại nhà
Một số doanh nghiệp khác đang trì hoãn hoặc hủy chính sách trở lại văn phòng, khuyến khích làm việc từ xa để cắt giảm chi phí đi lại.
Tại Cosmetic Specialty Labs Inc., nhà sản xuất dược phẩm và mỹ phẩm gồm 60 người có trụ sở tại Lawton (bang Oklahoma), CEO Jennifer Ellis nói với một số nhân viên sống cách xa công ty hơn 40 km làm việc ở nhà một ngày/tuần.
Một số nhân viên ở các bộ phận như sale hay marketing hiện có thể làm việc đan xen 3 ngày ở nhà và 2 ngày ở văn phòng. CEO cũng đang cân nhắc mua thẻ tiền xăng để phát cho các nhân viên.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có thể áp dụng làm việc từ xa. Ví dụ, khoảng 80% nhân viên của SuperGraphics LLC được yêu cầu có mặt trụ sở của hãng in ở Seattle (bang Washington).
|
Dù giá xăng tăng lên mức kỷ lục, doanh thu tại các trạm xăng Mỹ vẫn lao dốc vì người tiêu dùng giảm sức mua. Ảnh: Joe Buglewicz/Bloomberg. |
Do đó, công ty đã phát triển một công thức tính toán nhằm xác định mỗi công nhân cần bao nhiêu gallon xăng để đến văn phòng mỗi tuần. Đồng thời, họ bắt đầu thêm khoản phụ cấp 1,5 USD/gallon xăng vào mỗi lần trả lương từ mùa xuân này.
Công ty cũng đang xem xét cung cấp thẻ đi xe buýt trả phí cho những nhân viên không lái xe riêng, cùng việc thực hiện việc tăng trợ cấp sinh hoạt cho toàn bộ nhân viên.
Mặt khác, một số giám đốc lại lo lắng về một cuộc suy thoái tiềm ẩn. Evan Cohen, chủ tịch của Quality Marble & Granite ở Ontario (bang California), tạm dừng kế hoạch hỗ trợ xăng xe cho các nhân viên.
Thay vào đó, ông tập trung tìm cách tránh phải sa thải nhân sự nếu suy thoái xảy ra.
Hiện ông cố gắng cung cấp bảo hiểm y tế và các quyền lợi tiết kiệm hưu trí 401(k) cho tất cả nhân viên, trong khi phải đối phó với việc giá thành sản phẩm đội lên gần 50%.
“Tôi luôn sẵn sàng tăng lương và phát thưởng. Nhưng quan trọng hơn, tôi muốn đảm bảo mọi người không bị thất nghiệp”, ông nói.
Theo Zing
" alt="Công ty Mỹ trả tiền xăng để giữ chân nhân viên"/>
Công ty Mỹ trả tiền xăng để giữ chân nhân viên