Chiều cao của bé Hà đã tăng thêm 29 cm sang 22 tháng tiêm hormone tăng trưởng
Chị Thu kể, khi mới sinh, bé Hà không quá nhỏ, cân nặng 2,8 kg. Khi được 5 tháng, cân nặng của bé lên 5 kg nhưng 4 tháng tiếp không tăng được lạng nào.
Chị đưa con đi khám, bác sĩ nói bé bị suy dinh dưỡng, cho về nhà theo dõi, nếu qua 6 tháng không tăng cân đưa đi khám lại.
"Đi khám lần 2, kết quả kiểm tra tim, gan không có có vấn đề gì, bác sĩ trêu chắc là người chim nên không lớn được.
Về nhà, vợ chồng tôi vẫn kiên trì cho con uống sữa, thuốc theo đơn cho trẻ suy dinh dưỡng nhưng sau 3 tháng, con cũng chỉ lên được 200 g”, chị Thu kể.
Nuôi mãi bé Hà vẫn chỉ nhỏ như trẻ 1 tuổi nên đi đâu cũng được bố mẹ bế ẵm, đi vệ sinh phải ngồi bô, đứng đánh răng phải kê thêm ghế vì bồn nước quá cao.
Khi bé Hà 5 tuổi, chị Thu xin cho con đi học mẫu giáo lớp 3 tuổi với hy vọng bé có thể hòa đồng cùng các bạn. Khi em trai lên 3 tuổi, bé Hà vẫn học lớp 3 tuổi cùng em.
Đến năm 2019, chị Thu xin mãi nhà trường mới đồng ý cho con gái của chị theo học lớp 1 cùng em trai.
“Hiệu trưởng nói cho bé đi học để hòa đồng thôi vì Hà là trẻ khuyết tật, rất khó theo kịp các bạn”, chị Thu nhớ lại.
Trên ba lô đi học mỗi ngày của bé, ngoài sách vở luôn có bỉm đi kèm để nhờ cô giáo và các bạn thay giúp.
Đầu năm 2019, chị Thu đưa con đến Bệnh viện Nhi thăm khám. TS.BS Vũ Chí Dũng, Trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa - Di truyền cho biết, lúc đó, bé Hà đã được 10 tuổi nhưng chỉ cao 79 cm, nặng 9 kg, thấp hơn 9 bậc so với chiều cao chuẩn.
Kết quả chụp cắt lớp MRI phát hiện bệnh nhi bị suy tuyến yên gây thiếu hormone tăng trưởng, tuổi xương chỉ tương đương trẻ 20 tháng.
Từ đó đến nay đều đặn mỗi ngày, bé Hà được tiêm hormone tăng trưởng. Sau 1 năm, bé cao thêm 18 cm và hiện sau 22 tháng đã cao thêm 29 cm.
TS Dũng động viên mẹ con chị Thu. Chị Thu cho biết, mỗi tháng chi phí tiêm hormone tăng trưởng hết 1,6 triệu đồng.
Chị Thu khoe hiện bé Hà đã có thể ăn được 2 bát cơm trong khi trước đó chỉ ăn được vài thìa. Bé cũng có thể tự đi vệ sinh, chăm sóc bản thân. Ở trường, cô bé vui vẻ chơi với các bạn, đọc thông, viết thạo và rất thích vẽ.
TS Dũng cho biết, với trường hợp bé Hà, nếu chăm chỉ tiêm hormone đến khi 17-18 tuổi, chiều cao có thể đạt 80% so với người bình thường.
“Trẻ có chiều cao thấp hoàn toàn không ảnh hưởng đến trí tuệ. Trẻ vẫn có thể theo học như các bạn cùng tuổi. Ngay lần khám sau, chúng tôi sẽ ký giấy để mẹ bé gửi về nhà trường, giúp trẻ có thể học tập như bình thường”, TS Dũng nhấn mạnh.
TS Dũng cho biết, khoa đang điều trị khoảng 400 trẻ chiều cao thấp, chủ yếu do bệnh lý.
Có rất nhiều bệnh lý có thể khiến trẻ không phát triển được như dinh dưỡng, nội tiết, suy giáp bẩm sinh, hội chứng Cushing, dậy thì sớm, suy cận giáp, các hội chứng bẩm sinh, chậm phát triển trong tử cung, các bệnh về xương, các bệnh mạn tính/các bệnh chuyển hóa, các khối u và hậu quả muộn của điều trị ung thư, do thuốc… có bất thường nhiễm sắc thể (hội chứng Turner, Down), các hội chứng khác (Noonan, Russell-Silver)…
Do vậy, gia đình cần phát hiện sớm để can thiệp kịp thời, điều trị càng sớm, chiều cao càng tối ưu.
“Nếu sau 1 năm, trẻ không cao thêm được 4 cm là bất bình thường, cần đưa đi khám để có đánh giá cẩn thận”, TS Dũng khuyến cáo.
* Tên bệnh nhi đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
9 cách tăng chiều cao đơn giản mà hàng ngày bạn có thể áp dụng từ dinh dưỡng, luyện tập đến các mẹo nhỏ.
" alt=""/>Bé gái tí hon ở Thái Bình cao thêm 29 cm nhờ tiêm hormone tăng trưởngJohnson đã truyền huyết tương của mình cho cha khoảng 6 tháng trước. Tuy nhiên, cùng ngày, ông nhận huyết tương từ cậu con trai 17 tuổi nhưng không ghi nhận được lợi ích gì.
Trong bài đăng, Johnson giải thích, mức độ lão hóa của cha mình được đánh giá dựa trên dấu ấn sinh học xác định bằng các xét nghiệm nhưng không tiết lộ chi tiết hơn.
Dù vậy, theo bác sĩ Oliver Zolman, dù dấu ấn sinh học là công cụ hữu ích để đánh giá những gì đang diễn ra trong cơ thể nhưng không phải là thước đo chính xác về sự lão hóa. Bác sĩ Zolman là người đứng đầu nhóm bác sĩ, chuyên gia hơn 30 người trong dự án trường thọ trị giá 2 triệu USD của Johnson.
Bản thân vị triệu phú cũng lưu ý không thể đánh giá liệu mũi tiêm đã dẫn đến sự thay đổi về tốc độ lão hóa hay điều gì khác đang xảy ra.
Johnson, người tự coi mình là một "vận động viên trẻ hóa chuyên nghiệp", đã thử hàng chục biện pháp can thiệp vào bản thân để xem có thể làm chậm quá trình lão hóa hay không. Đó là chế độ ăn kiêng được kiểm soát cẩn thận, quá trình tập luyện nghiêm ngặt cho đến tiêm mỡ và điều trị bằng laser.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết một số phòng khám ở Mỹ cung cấp dịch vụ tiêm huyết tương từ những người hiến tặng trẻ tuổi để điều trị chống lão hóa.
Trong một số trường hợp như chữa lành vết thương, việc sử dụng huyết tương có thể có ý nghĩa. Theo Đại học John Hopkins, hướng nghiên cứu đó đang phát triển nhanh chóng, nhưng hiện chưa có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy huyết tương có thể làm giảm sự lão hóa.
Chùm nho có khoảng 30 quả thuộc giống Ruby Roman đã được bán với giá 1,1 triệu yên (hơn 243 triệu đồng). Mỗi quả nho có giá khoảng 350 USD (tương đương 7,8 triệu đồng), với kích cỡ to bằng quả bóng bàn.
Loại nho này được trồng ở vùng Ishikawa. Để đạt chuẩn của giống Ruby Roman, mỗi quả phải nặng ít nhất 20 gram và chứa hàm lượng đường tối thiểu là 18%.
![]() |
Đây là loại nho đắt giá nhất thế giới. Ảnh: Greatideas. |
Theo trang web của câu lạc bộ Ruby Roman do vùng Ishikawa quản lý, việc trồng nho bắt đầu từ năm 1992, khi hạt của giống Fujiminori được gieo trồng. Sau nhiều năm, chúng được biến đổi thành giống Ruby Roman và chính thức ra mắt công chúng vào năm 2004. Những quả nho đầu tiên được bán vào năm 2008, và giá của chúng tăng lên không ngừng.
Các loại hoa quả theo mùa ở Nhật Bản thường bán được giá cao cho những người mua muốn thể hiện vị trí xã hội, hay các chủ cửa hàng muốn thu hút khách. Ông Takamaru Konishi, người mua chùm nho hôm 7/7 hứa mời một số khách may mắn thử loại quả đặc biệt này. Ông cho biết: “Đây đúng là những viên ngọc quý của giống Ruby Roman. Chúng tôi sẽ trưng bày ở cửa hàng trước khi mời khách hàng nếm thử”.
Đây là phiên đấu giá mở đầu cho mùa nho Roby Roman ở Nhật Bản. Các loại quả khác, từ táo tới dưa hấu, cũng đều có thể bán được với giá cao. Loại “quả vua” của quốc gia này là dưa, được coi như biểu tượng của địa vị, không khác các loại rượu cổ, và thường trở thành quà tặng cao cấp. Năm 2015, một cặp dưa đã được bán với giá 1,5 triệu yên.
(Theo Zing.vn)
" alt=""/>Chùm nho giá kỷ lục 10.800 USD ở Nhật Bản