Trong 4 tháng liên tiếp, kết quả kỳ thi SAT ở châu Á bị College Board – cơ quan sở hữu và quản lý các kỳ thi – từ chối không công nhận vì liên quan tới việc sinh viên gian lận. Đây không phải là hiện tượng mới ở châu Á. Năm 2007 và 2013, điểm thi của hàng trăm ứng viên Hàn Quốc bị hủy sau khi phát hiện sinh viên đã biết trước đề thi – tờ Washington Post đưa tin.
Một phần của vấn đề nằm ở các cơ quan chức năng quản lý kỳ thi. Các kỳ thi SAT đã được “tái chế” ở châu Á, có nghĩa là những bài thi đã được làm ở Mỹ thì sau đó lại tiếp tục được cho thi lại ở châu Á. Việc này khiến học sinh châu Á biết trước đề do đề thi thường xuyên được chia sẻ trên các diễn đàn mạng hoặc được các công ty ôn luyện thu thập lại.
Ôn thi là một ngành công nghiệp phát triển ở châu Á – nơi mà các gia đình giàu có thường mong muốn con cái được theo học ở các trường đẳng cấp quốc tế của Mỹ. Năm ngoái, 150.000 sinh viên Trung Quốc và Hàn Quốc – chiếm 40% sinh viên quốc tế hệ đại học ở Mỹ - nhập học các trường đại học Mỹ. Riêng số lượng sinh viên Trung Quốc đã tăng lên 18% - theo Reuters.
Những ứng viên theo đuổi ước mơ du học Mỹ nhiều khi phải học tới 16 giờ/ ngày và phải trả hàng ngàn đô la cho các khóa ôn luyện.
Các em phải chịu áp lực rất lớn. Một bài viết trên tờ New York Times năm 2009 cho biết một số học sinh Trung Quốc thậm chí còn học trong bệnh viện. Một số nữ sinh còn uống cả thuốc tránh thai để ngăn kỳ kinh tới vào thời điểm ôn thi.
Ngoài việc gian lận thi cử đã xảy ra ở các kỳ thi SAT mới đây, nhiều sinh viên có gia đình khá giả thậm chí còn dùng tiền mua cả hồ sơ giả mạo. Một khảo sát vào năm 2012 của Zinch China – chi nhánh Bắc Kinh của một công ty tư vấn giáo dục có trụ sở tại California, Mỹ cho thấy 90% thư giới thiệu của học sinh Trung Quốc là giả mạo, 70% bài luận được thuê viết và 50% học bạ trung học không đáng tin.
Tuy vậy, đối với một số trường đại học Mỹ thì tiềm lực tài chính của gia đình ứng viên rất quan trọng. Đôi khi các trường nhắm mắt làm ngơ để các hành vi gian lận diễn ra. Phải giải quyết vấn đề tài chính trước mắt nên một số trường còn chủ động lôi kéo sinh viên nước ngoài bởi học phí là một nguồn doanh thu đáng giá.
“Sinh viên nước ngoài được coi là một nguồn doanh thu” – ông Dale Gough, giám đốc giáo dục quốc tế của AACRAO (Hiệp hội Khảo thí Mỹ) khẳng định. “Trước mắt, họ là phao cứu sinh cho các trường”.
Ở tuổi 37, Novak Djokovicbước vào trải nghiệm Olympic cuối cùng, với khát vọng tìm kiếm vinh quang hiếm hoi mà anh chưa có trong sự nghiệp vô song của mình.
Djokovic biết con đường đến thành công là gì. Đây là chìa khóa giúp anh giữ kỷ lục đơn nam với 24 Grand Slam, trong số 98 danh hiệu.
Tay vợt người Serbia cũng sở hữu 40 chức vô địch Masters 1000, bên cạnh 7 lần bước lên bục chiến thắng ATP Finals.
Nhưng Nole chưa tìm thấy con đường đến với thành công ở Olympic, sau 4 lần tham dự Thế vận hội Mùa hè.
Rafael Nadal đã có 1 HCV (1 đơn, 1 đôi). Roger Federer có 1 HCV (đôi). Thành tích tốt nhất của Djokovic cho đến nay là HCĐ Olympic 2008.
Tại Bắc Kinh 2008, Djokovic thua Nadal trong trận bán kết, sau đó nhìn đối thủ người Tây Ban Nha giành HCV.
Ở London 2012 và Tokyo 2020, huyền thoại Serbia đều vào trận tranh HCĐ nhưng thất bại trước các đối thủ bị đánh giá thấp hơn - Juan Del Potro và Pablo Carreno.
Cách nay 3 năm, Nole được giới chuyên môn nhận định có cơ hội chấm dứt cơn khát vàng. Thế nhưng, trong trận bán kết, anh để thua ngược Alexander Zverev - người sau đó thắng tiếp Karen Khachanov ở chung kết.
Trong lần còn lại tham dự Olympic, tại Rio de Janeiro 2016, Djokovic - với tư cách hạt giống số 1 - gặp lại Del Potro và trở thành nạn nhân của cú sốc với việc rời Brazil ngay sau vòng 1.
"Thất bại ở Rio 2016 là một trong những nỗi thất vọng lớn nhất trong sự nghiệp của Novak", Boris Becker, cựu HLV của Djokovic, chia sẻ. Nole đã khóc khi rời sân sau trận thua Del Potro.
Bây giờ hoặc không bao giờ
Sau khi giành ATP Finals 2023, Djokovic bước vào năm 2024 với hình ảnh khó tin. Anh trải qua nửa năm không có Grand Slam cũng như bất kỳ danh hiệu nào.
Chưa bao giờ Nole rơi vào tình trạng này trong sự nghiệp chuyên nghiệp. Anh bị thế hệ mới như Jannik Sinner và Carlos Alcaraz khuất phục sau 3 kỳ Grand Slam trong năm nay.
Gần đây, khi vào trận chung kết đầu tiên trong năm 2024 - sự kiện Wimbledon - Nole để thua dễ dàng trước Alcaraz.
Ở Olympic Paris 2024, Sinner không thể tham dự vì bị ốm. Điều này cũng có nghĩa Djokovic giảm được một đối thủ cạnh tranh trực tiếp HCV.
Sân khấu Philippe Chatrier sẽ chứng kiến Djokovic lên bục vinh quang, hoặc ghi dấu ấn về một rào cản mà anh không bao giờ vượt qua.
Để chuẩn bị cho giấc mơ lớn nhất của mình, Djokovic quyết định không dự nội dung đánh đôi. Anh dành toàn bộ thể lực cho nôi dung đánh đơn, sau khi trải qua một ca phẫu thuật đầu tháng 6.
Djokovic thậm chí quyết định không ở lại Làng Olympic Paris 2024để tìm kiếm sự bình yên và thả lỏng tinh thần trước sứ mệnh vĩ đại cuối cùng.
Trên hành trình Paris, Nole mở màn bằng cuộc chiến với Matthew Ebden - tay vợt 36 tuổi người Australia (18h30 ngày 27/7). Nếu mọi chuyện suôn sẻ, đối thủ của anh ở vòng 2 là Nadal - người gặp Marton Fucsovics (Hungary).
"Tôi rất hào hứng với trận đấu ở vòng hai này và tôi sẽ cống hiến hết mình", Djokovic lên tiếng khi kết quả bốc thăm đưa ra khả năng anh gặp Nadal.
Để bước lên bục HCV, Djokovic phải thắng 6 trận trong 8 ngày. Paris sẽ là tất cả hoặc không có gì với Nole.