Trước đó,ảnphụtuổimắthi đấu giải ngoại hạng anh ngày 9/6, chị T. chuyển dạ ở tuần thai 38, sinh thường tại phòng cách ly đặc biệt, Khoa Ngoại Sản, Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Sau sinh, sức khỏe 2 mẹ con ổn định. Bé gái thuộc diện F1, chuyển cách ly riêng tại Khoa Nhi để tránh lây nhiễm từ mẹ. Trẻ cũng đã có 3 lần xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2. Để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã bố trí 1 chuyến xe và cử 1 điều dưỡng đưa hai mẹ con trở về địa phương.
Sau khi ra viện, hai mẹ con tiếp tục cách ly, theo dõi sức khoẻ tại nhà.
Sản phụ 20 tuổi cùng con gái được xe cứu thương áp lực âm của bệnh viện đưa về địa phương - Ảnh: BVCC
Sản phụ H.T.K.T. là bệnh nhân Covid-19 số 3961, được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh hôm 17/5, khi mang thai 35 tuần. Ca sinh thường ngày 9/6 của sản phụ diễn ra rất thuận lợi, bé gái chào đời khỏe mạnh, nặng 2,2 kg.
Thời gian theo dõi tại Khoa Nhi, trẻ được hai điều dưỡng thay phiên chăm sóc. “Mấy hôm gần đây, ban ngày thì con ăn và ngủ, nhưng đêm đến con lại quấy. Tôi và 1 điều dưỡng khác phải thay nhau bế ẵm. Con ăn uống tốt và có sức khoẻ ổn định, đến hôm nay đã cứng cáp rất nhiều…”, điều dưỡng Nguyễn Thị Phương Dung, Khoa Nhi chia sẻ.
Chị H.T.K.T. là sản phụ mắc Covid-19 thứ ba sinh con tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương trong đợt dịch mới (từ ngày 27/4).
Trước đó, vào các ngày 18/5 và 21/5, các bác sĩ Khoa Ngoại Sản cũng hỗ trợ sinh thành công cho sản phụ Đ.T.T. (23 tuổi, Hưng Yên) và sản phụ L.T.Q. (33 tuổi, Điện Biên). Hai trường hợp này đều phải mổ cấp cứu do có tình trạng suy thai.
Trong ngày 15/6, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương công bố khỏi bệnh cho 5 bệnh nhân Covid-19, ngoài sản phụ 20 tuổi còn có 4 bệnh nhân khác đều có từ 2 lần âm tính trở lên.
Nguyễn Liên
Sản phụ 20 tuổi mắc Covid-19 sinh con khỏe mạnh
Chị là sản phụ mắc Covid-19 thứ ba sinh con tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương trong đợt dịch mới.
Bức ảnh lần đầu về nhà người yêu gây tranh cãi gay gắt
Chỉ sau một thời gian ngắn chia sẻ, bức ảnh kèm câu hỏi trên đã ngay lập tức trở thành một làn sóng tranh cãi gay gắt giữa hai luồng ý kiến chấp nhận và từ bỏ.
Nhiều ý kiến cho rằng có thể chúng ta không quan trọng để ý đến vật chất quá nhiều, tuy nhiên khi về ra mắt nhà trai và thấy được gia cảnh như trong bức ảnh thì cô gái nên “quay đầu lại” để gây ra những va chạm trong cuộc sống hàng ngày sau khi về làm dâu.
Một thành viên nêu ý kiến: “Nếu là mình mình sẽ quay đầu bỏ chạy luôn. Vì mình ở nhà được bố mẹ chiều chuộng, nhà không quá giàu nhưng không đến nỗi quá nghèo, về nhà chồng như thế này thì biết sống sao. Ấy là chưa kể sau này còn con cái nữa. Mình có thể khổ nhưng con cái mình không thể sống như vậy được”.
“Không biết trước anh ấy có thêu dệt nên bức tranh về một gia đình đàng khá giả hay không chứ mình mà trong trường hợp cô này thì vô cùng sốc. Ngôi nhà nhìn đã thấy tuềnh toàng, nghèo xơ xác thế kia thì không thể sống nổi”, Nickname Ngọc Anh bày tỏ.
Cũng đồng tình với ý kiến trên, nickname Thùy Linh cho hay: “Nhìn nhà nghèo nàn thế kia lấy về khéo nai lưng ra làm mãi cũng không tích cóp nổi để sửa sang lại đàng hoàng. Đấy là chưa nói đến nơi anh ta sống còn hoang vu, không biết lấy gì cải thiện cuộc sống. Bạn suy nghĩ kỹ đi cứ chấp nghèo khó để đến với nhau, nhưng cưới về rồi mâu thuẫn kinh tế, với những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày không lo nổi, thế là lại tan vỡ thôi”.
Tuy nhiên, không đồng tình với những ý kiến trên, nhiều độc giả bày tỏ ý kiến cho rằng gia cảnh không đánh giá nên nổi nhân phẩm, đạo đức của một con người. Hơn hết, nếu có chí tiến thủ, họ sẽ thay đổi cuộc đời.
“Quan trọng là người yêu có chí tiến thủ, chăm chỉ làm việc kiếm tiền, sau này sẽ khá lên, chứ gặp nhà giàu sẵn tạo điều kiện cho ăn tàn phá hại thì còn khổ hơn”, một cư dân mạng lên tiếng.
Nickname Ngọc Minh thì cho rằng: “Đừng nhìn vẻ bên ngoài mà đánh giá mọi thứ bên trong".
Theo tìm hiểu được biết người chia sẻ bức ảnh là một bà mẹ trẻ lấy chồng ở vùng núi Thanh Sơn (Phú Thọ). Bản thân chị cảm thấy bất ngờ bởi câu hỏi vu vơ của mình lại được nhiều người quan tâm bình luận.
Chị cho hay: "Bức ảnh đấy tôi chụp một nhà ở nơi mình ở thôi, không phải gia đình mình. Vì ở vùng núi, nhiều người dân tộc nên cuộc sống cũng không lấy gì sung túc hiện đại. Mình chỉ muốn biết ý kiến các bạn nữ nếu thấy người yêu có gia cảnh như thế thì họ nghĩ gì”.
Chị này cũng cho biết mình làm dâu xa, nhà chồng có 5 anh chị em, bố mẹ chồng già cả và thu nhập chính của cả gia đình chỉ trông cậy vào mấy sào lúa và lạc.
Lúc xin cưới bố mẹ chị cũng phản đối dữ dội nhưng chị quyết định theo chồng và có chồng có chí làm ăn, yêu thương vợ con nên cuộc sống tạm ổn.
Cô vợ này cũng đã thấm thía được cái nghèo khổ suốt những năm qua. Hai vợ chồng chị tay trắng lập nghiệp, cũng may không đến mức mạt vận, hiện tại chị chỉ mong xây dựng được nền tảng để con mình lớn lên có chỗ dựa tốt hơn, giúp nó nhiều hơn.
Mặc dù biết nguồn gốc của bức ảnh, thế nhưng nhiều người vẫn liên tục chia sẻ câu hỏi “Liệu bạn có đánh cược cả đời mình khi đến nhà chồng tương lai mà thấy nhà cửa tuềnh toàng như vậy hay không?” để tìm thêm câu trả lời.
Trước đó, nhiều người cũng vô cùng sững sờ khi người mẫu Ma Nuo, 22 tuổi, (Trung Quốc) đã từ chối lời mời đi chơi bằng xe đạp của một ứng viên trong một chương trình truyền hình thực tế. Cô này thẳng thừng tuyên bố: "Tôi thà khóc trong xe BMW còn hơn ngồi cười sau xe đạp".
Lời phát biểu trên sau đó gây ra một luồng tranh cãi gay gắt trong cộng đồng mạng giữa việc chọn chồng giàu – nghèo. Cho đến nay, những ý kiến về việc phụ nữ nên lấy chồng giàu hay nghèo vẫn còn tranh cãi chưa có hồi kết
Thanh Hải (tổng hợp)
Bạn nghĩ gì về tình huống này? Mọi ý kiến xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email [email protected]! Trân trọng cảm ơn!
" alt="Bức ảnh khiến nghìn phụ nữ Việt tranh cãi lấy chồng giàu"/>
Sau khi đi du học về, Thuỳ Anh chọn khởi nghiệp từ các ứng dụng công nghệ, giúp giải quyết các vấn đề thiết thực trong cuộc sống.
Từng là học sinh chuyên Hà Nội - Amsterdam, cô theo học Luật Quốc tế ở Học viện Ngoại giao, rồi đi du học thạc sĩ Quản trị kinh doanh MBA tại Adelphi University, New York, Mỹ.
Từ năm lớp 10 cho đến hết năm 3 đại học, Thuỳ Anh đi làm cộng tác viên cho nhiều tờ báo và đài truyền hình. Trong 4 năm học thạc sĩ ở Mỹ, cô làm thêm rất nhiều công việc khác nhau: trợ giảng cho giáo sư trưởng bộ môn tài chính doanh nghiệp, trợ lý cho hiệu trưởng, trưởng phòng tổ chức các hoạt động từ thiện cho trường Adelphi, đi trông trẻ, làm nhà hàng, mở shop bán đồ xách tay...
Chính nhờ những trải nghiệm đa dạng đó mà Thuỳ Anh xác định được con đường tương lai muốn đi. Cô thấy cuộc sống của mình hạnh phúc và ý nghĩa nhất khi làm các công việc liên quan tới sức khỏe, xã hội và con người.
Năm 2017, cô mở công ty khởi nghiệp xã hội đầu tiên ở Việt Nam với Aligo Kids - dự án phòng chống xâm hại trẻ em bằng phim hoạt hình. Năm 2018, cô mở công ty truyền thông chuyên mảng hoạt hình về các vấn đề xã hội.
Đến đầu năm 2020, cô mở Hasu - ban đầu là các lớp hướng dẫn người cao tuổi sử dụng điện thoại thông minh, hướng dẫn cách tự chăm sóc sức khoẻ tại nhà... Sau đó, cô tạo ra một ứng dụng giúp cho người cao tuổi nâng cao sức khoẻ trên cả 3 phương diện: thể chất, tinh thần và kết nối xã hội.
Với ứng dụng này, người cao tuổi được cung cấp các thông tin chăm sóc sức khỏe bản thân, những bài tập luyện riêng dành cho người cao tuổi. Họ cũng có các sân chơi để giải trí, những khóa học để học hát, học đàn, học vẽ, học mỹ thuật… theo hình thức trực tuyến.
Trong quá trình giới thiệu ứng dụng đến với người dùng, Thuỳ Anh rất bất ngờ khi người cao tuổi không quá bỡ ngỡ với công nghệ như mình từng nghĩ.
“Thực tế, khi mở các lớp ở xung quanh Hà Nội và các tỉnh, ngoài một số bác chưa có điện thoại thông minh mà chúng tôi phải cho mượn thiết bị để học (chỉ chiếm khoảng 5% lớp), thì hầu hết các bác đều sử dụng điện thoại khá thành thạo. Thậm chí nhiều bác còn biết chỉnh sửa ảnh bằng app. Các bác dạy nhau học cũng rất nhanh, đặc biệt các bác gần 90 tuổi có thể sử dụng thành thạo Google Voice - tra cứu các nội dung trên google bằng giọng nói. Tôi cũng thấy rất vui khi có những bác bị ung thư hoặc bệnh nền nặng vẫn cố gắng luyện tập hàng ngày đều đặn trên app. Tôi hy vọng sẽ sớm làm được thêm những khoá học, bài tập ý nghĩa cho người bị ung thư nữa”.
Chọn công việc chăm sóc người già một cách gián tiếp, Thuỳ Anh nhớ về một kỷ niệm với ông ngoại.
“Ngày trước, tôi từng hỏi ông một câu là ‘ông sợ điều gì nhất?’. Trái ngược với những suy nghĩ của tôi rằng ông sợ già đi, sợ cô đơn... ông đã trả lời một câu khiến tôi vô cùng ám ảnh, đó là: ‘Ông sợ phải sống lâu’.
Người cao tuổi sợ rất nhiều thứ, nhưng họ đặc biệt sợ phải sống lâu trong cuộc sống bệnh tật và làm phiền đến con cháu. Không chỉ có ông của tôi mà hàng triệu người cao tuổi khác cũng có những nỗi sợ như vậy”.
Thuỳ Anh sáng lập Hasu cũng từ những trăn trở, muốn giúp cho cuộc sống của người cao tuổi chất lượng hơn, ý nghĩa hơn.
Thuỳ Anh nói, cô cảm thấy hạnh phúc khi làm các công việc liên quan tới sức khỏe, xã hội và con người.
Chia sẻ về con đường đến với khởi nghiệp xã hội, Thuỳ Anh nói cô bắt đầu từ những điều nhỏ bé xung quanh chứ không có gì lớn lao to tát.
“Tôi nhớ lần đầu đối mặt với cảm giác sinh ly từ biệt đó là khi cô giáo đầu tiên quan tâm yêu thương tôi nhất, qua đời vì tuổi cao và ốm bệnh. Tôi còn chưa kịp thể hiện tình cảm và sự biết ơn của mình. Tôi nhớ hình ảnh những bạn nữ bị bắt nạt ở trong lớp mà tôi không có khả năng bảo vệ. Tôi nhớ ông ngoại - người yêu thương nhất trong gia đình - đã qua đời khi tôi chưa làm được gì cho ông.
Tôi không nhớ đã có bao nhiêu lần trải qua cảm giác bất lực trước những nỗi đau mình chứng kiến trong cuộc sống, để rồi đến một ngày tôi mong muốn mình phải làm được thật nhiều, để những người khác không phải trải qua cảm giác của tôi và cũng để bản thân không còn phải thấy hối tiếc hay ân hận nữa”.
Nói về việc phụ nữ khởi nghiệp, lại là khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, Thuỳ Anh cho rằng vẫn có một số định kiến giới tồn tại. Tuy nhiên, cô thấy rằng với sự bền bỉ và nhạy cảm của phụ nữ trong việc phát hiện và xử lý các vấn đề, rất nhiều phụ nữ đã thành công trong hành trình xây dựng và điều hành công ty công nghệ. “Điều đó cũng truyền cảm hứng rất nhiều để sau này xã hội có cái nhìn tích cực hơn mỗi khi thấy phụ nữ ra ngoài làm việc”.
Nguyễn Thảo
Ảnh: NVCC
Bà bán vé số miền Tây trở thành ‘Phụ nữ truyền cảm hứng’ năm 2021
Ít ai được nhận nhiều giải thưởng danh giá như thế lại có hoàn cảnh đặc biệt như bà Sáu Thia.
" alt="Cô gái Hà Nội lọt Forbes Under 30 nhờ giúp người già sống vui, khoẻ"/>
Mỗi lần đến bể bơi ở Việt Nam, đến lúc vào phòng tắm hay phòng thay đồ, cảnh tượng tôi gặp rất thường xuyên, là đang ở khu vực dành cho nữ, thì nghe thấy tiếng các bé trai đi theo bà, mẹ, hay theo chị gái. Trong số này có rất nhiều bé đã cao lớn lắm, nhìn cũng phải chừng 7-8 tuổi. Các bé chạy nhảy, vui đùa trong khu nhà tắm nữ để đợi người thân giúp thay đồ hoặc tắm gội.
Chắc mọi người đều có thể tưởng tượng ở các bể bơi hiện nay, kể cả bể bơi có chất lượng tốt và giá vé cao, thì phần lớn các khu vệ sinh hay nhà tắm đều khá mở, tức là mọi người đều có thể nhìn thấy nhau trong trạng thái không-mặc quần-áo.
Đôi lúc tôi cũng thấy mấy chị, mấy cô tỏ ý không hài lòng khi thấy lũ trẻ con là con trai xuất hiện đã góp ý với các người thân của các bé. Nhưng hầu hết các trường hợp các bà, các mẹ chỉ cười trừ phân trần rằng nếu để con sang bên nhà tắm nam thì không yên tâm vì con chưa quen tắm rửa một mình. Có người thì gay gắt hơn, nói là trẻ con “chúng nó biết gì đâu mà mọi người phải lo giữ ý?”.
Nhưng có thật là bọn trẻ “có biết gì đâu”? Trẻ em ngay từ nhỏ đã luôn có những câu hỏi về các bộ phận sinh dục trên cơ thể mình cũng như người khác, đặc biệt là người khác giới tính với mình. Không khó để bắt gặp ánh mắt tò mò của các bé khi thấy những người lớn hay bạn khác giới không-mặc-quần-áo.
Chắc nhiều bố mẹ nuôi con nhỏ không còn thấy xa lạ với “nguyên tắc quần lót” để dạy cho trẻ từ 5-11 tuổi về giới tính cũng như giúp trẻ tự bảo vệ cơ thể mình (nhiều tài liệu đã đưa ra những thí dụ phù hợp để bố mẹ có thể nói chuyện với con về nguyên tắc này từ khi con 3 tuổi).
Khi tới các khu nhà tắm công cộng, hãy khuyến khích và động viên con sử dụng đúng khu vực được chỉ định riêng cho hai giới, kể cả khi con phải vào đó một mình.
Trong đó nguyên tắc đầu tiên là Riêng tư.Theo đó, trẻ cần và phải hiểu rằng những phần cơ thể được che bởi đồ lót là vùng-riêng-tư. Không một ai có quyền nhìn hay chạm vào vùng cơ thể này, hay yêu cầu bé nhìn hay chạm vào vùng cơ thể của bất cứ người nào khác. Trừ một số trường hợp như bác sỹ hay y tá khám bệnh cho bé, hay thành viên trong gia đình được phép, tuy nhiên, những người này phải giải thích lý do và được sự đồng ý của bé.
Cho phép các bé sử dụng khu vực nhà tắm của người khác giới khi bé đã có thể nhận biết về sự khác biệt về cấu tạo cơ thể sẽ khiến bé có xu hướng cho rằng việc phơi bày cơ thể mình trước những người khác giới, kể cả người lạ là chuyện không hề rủi ro và nguy hiểm. Các bé trai sẽ thấy việc nhìn thấy những bà, bác, cô, chị, hay bạn gái khi không-mặc-quần-áo cũng là một sự kiện hoàn toàn có thể và được phép.
Và nếu những bé gái không còn quá nhỏ cũng theo bố đến khu vực của nam giới, hiện tượng mà tôi dám chắc vẫn đang xảy ra thường xuyên, sẽ không ít bé nghĩ rằng chuyện mình không-mặc-quần-áo trước rất nhiều người lạ khác là nam giới sẽ không hề nguy hiểm.
Rồi chuyện các bé vô tình nhìn thấy cảnh những người đàn ông trưởng thành, hay các bạn trai khác khi đang tắm hay thay đồ là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Sẽ rất khó để giải thích cho bé những nguyên tắc về sự riêng tư khi chính bố mẹ hay người thân trong gia đình vô tình tạo cho bé những tình huống “vi phạm” như vậy.
Bố mẹ cần tạo điều kiện để các bé tự làm các công việc vệ sinh cá nhân như tắm gội và thay đồ từ nhỏ để các bé có ý thức về sự riêng tư của cơ thể mình và hiểu được quyền bảo vệ cơ thể không bị xâm phạm hay không được phép xâm phạm sự riêng tư của người khác.
Khi tới các khu nhà tắm công cộng, hãy khuyến khích và động viên con sử dụng đúng khu vực được chỉ định riêng cho hai giới, kể cả khi con phải vào đó một mình.
Bên cạnh đó, từ các vụ xâm hại tình dục đồng tính mới được phơi bày thiết nghĩ cũng đến lúc cần những tiếng nói quyết liệt hơn để kêu gọi các tổ chức và doanh nghiệp liên quan cải thiện tình trạng cơ sở vật chất và trang thiết bị ở các khu nhà tắm công cộng theo hướng chú trọng sự riêng tư và kín đáo của người sử dụng.
Những ông bố, bà mẹ khi đưa trẻ đi bơi hay bất cứ hoạt động nào sử dụng đến các khu vực nhà tắm công cộng phân chia dành cho nam và nữ cần chú ý hơn để rèn luyện cho con những thói quen giúp con tự ý thức về cơ thể mình.
Việc bố mẹ nói chuyện và giúp con nhận biết quyền của bé với cơ thể của mình rất cần thiết và quan trọng để giảm thiểu tối đa những nguy cơ trẻ trở thành nạn nhân hay đối tượng của các hành vi xâm hại tình dục.
Thu Trang
Trẻ bị xâm hại tình dục, lỗi từ chính chúng ta" alt="'Phát hoảng với cảnh thay đồ ở các bể bơi Việt Nam'"/>