Cùng đi với Thủ tướng có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị; Trung tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.
Thủ tướng trực tiếp đến kiểm tra tiến độ thi công, động viên người lao động trên công trường và chủ trì cuộc làm việc đến 13h.
Trong cái nắng như đổ lửa của mùa khô, Thủ tướng đã trực tiếp đến kiểm tra tiến độ thi công, động viên người lao động trên công trường.
Báo cáo với Thủ tướng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng và lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cảng hàng không quốc tế Long Thành có tổng mức đầu tư 22.856 tỷ đồng, do UBND tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư.
Đến nay, đã thu hồi tổng diện tích 4.882/5.000 ha, đạt 98,7%, trong đó bàn giao mặt bằng giai đoạn 1 với tổng diện tích 2.532/2.532 ha, đạt 100%. Về bố trí tái định cư, tổng số gia đình bị ảnh hưởng là 5.647 hộ, trong đó đã xét duyệt 4.246 hộ (đã bố trí tái định cư 4.112 hộ); còn 320 hộ dự kiến xét duyệt đầu năm 2024.
Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1 có tổng mức đầu tư gần 110.000 tỷ đồng. Dự án có 4 dự án thành phần, trong đó, dự án thành phần 3 gồm các công trình thiết yếu trong cảng hàng không do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư hơn 99.000 tỷ đồng.
Về công tác quản lý chất lượng, Bộ Giao thông Vận tải, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước thường xuyên kiểm tra hiện trường và kiểm điểm tiến độ, đồng thời có chỉ đạo cụ thể đối với công tác triển khai dự án.
Thủ tướng kiểm tra Dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành giai đoạn 1.
Ngoài ra, Hội đồng Kiểm tra Nhà nước làm việc cùng Ban Quản lý dự án để rà soát, đánh giá, hướng dẫn, chỉ đạo chủ đầu tư kiểm soát chặt chẽ công tác khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật và công tác quản lý chất lượng, tổ chức làm rõ và khắc phục một số tồn tại để đảm bảo chất lượng.
Sau khi kiểm tra hiện trường và nghe các báo cáo, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao tiến độ triển khai các hạng mục, trong đó giải phóng mặt bằng và các khâu thủ tục cơ bản đã làm xong; đường băng dài 4 km, rộng 74 m đã thành hình, phần ngầm của nhà ga đã thi công xong.
Sau hơn 5 tháng khởi công, các nhà thầu huy động hơn 3.200 nhân lực và gần 1.300 máy móc trang thiết bị để phục vụ thi công các gói thầu. Trong đó, dịp Tết Nguyên đán có gần 800 kỹ sư, công nhân bám công trường và tổ chức thi công xuyên Tết. Đến nay, giải ngân đầu tư công của các gói thầu đạt hơn 11.300 tỷ đồng.
Thủ tướng thăm hỏi động viên người lao động trên công trường dự án.
Thủ tướng nhắc lại, năm 2022, khi vào kiểm tra công trường, ông đã phê bình Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, nhưng lần này sau 2 năm, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương các bộ, ngành, cơ quan liên quan, tỉnh Đồng Nai và đặc biệt là ACV vì những kết quả đã đạt được.
Thủ tướng nêu rõ, nếu năm 2022, 2023 là năm khởi động thì 2024 là năm tăng tốc và 2025 sẽ là năm bứt phá và 6 tháng đầu năm 2026 phải hoàn thành, đưa công trình sân bay Long Thành vào sử dụng.
Với kinh nghiệm đã có, Thủ tướng yêu cầu xây dựng lại đường găng tiến độ, phấn đấu rút ngắn thời gian thêm từ 3 đến 6 tháng, bù lại thời gian bị chậm, phát động thi đua từ nay tới 30/4/2025 (kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước).
Các chủ thể liên quan tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi", "vượt nắng, thắng mưa", "ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương", thi công "3 ca 4 kíp", làm việc xuyên lễ, xuyên Tết, thường xuyên kiểm tra, giám sát để bảo đảm tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, ghi dấu ấn về kiến trúc, bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; phối hợp chặt chẽ, triển khai đồng bộ các công trình phụ trợ, liên quan như đường kết nối.
UBND tỉnh Đồng Nai khẩn trương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng toàn bộ dự án, bàn giao cho các chủ đầu tư để triển khai các dự án thành phần; xử lý kịp thời các vướng mắc trong quá trình bố trí tái định cư, triển khai dự án.
Thủ tướng lưu ý tỉnh Đồng Nai, các cơ quan sớm nghiên cứu, quy hoạch, tính toán việc xây dựng thành phố sân bay Long Thành. Bộ Giao thông vận tải cùng các cơ quan nghiên cứu, tính toán phương án kết nối giao thông giữa sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất; đồng thời nghiên cứu phương án thiết kế, xây dựng giai đoạn 2 để sẵn sàng triển khai ngay sau khi hoàn thành giai đoạn 1.
Về kiến nghị của người dân liên quan chi phí hạ tầng tái định cư (tính theo m2 đất ở), Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì, chỉ đạo các cơ quan rà soát, xem xét, xử lý, cái gì hợp lý thì tiếp tục thực hiện, những điểm gì chưa hợp lý thì phải điều chỉnh, cân đối, hài hòa giữa quy định chung và đặc thù.
Thủ tướng cũng giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trực tiếp chỉ đạo việc xem xét, sửa đổi Nghị định số 140/2020/NĐ-CP của Chính phủ liên quan tới việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tại doanh nghiệp nhà nước, quy định này liên quan tới hoạt động của ACV trong thực hiện các dự án sân bay trọng điểm.
Thủ tướng thăm khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, huyện Long Thành, Đồng Nai.
Trước đó, thăm khu tái định cư Lộc An - Bình Sơn, huyện Long Thành, Đồng Nai, Thủ tướng khẳng định, công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành rất lớn và rất khó khăn, nhưng tỉnh Đồng Nai đã nỗ lực bàn giao gần như toàn bộ. Thủ tướng hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Đồng Nai đã làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, cảm ơn bà con đã nhường mặt bằng cho dự án.
Đại diện bà con khu tái định cư phát biểu bày tỏ vui mừng được đến nơi ở mới khang trang, sạch sẽ, hạ tầng đầy đủ, cuộc sống được cải thiện. Chính quyền địa phương, bà con cũng kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề liên quan chính sách tái định cư, tạo thuận lợi hơn cho người dân.
Lắng nghe và phản hồi ý kiến bà con, Thủ tướng nêu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước trong tái định cư là người dân di dời đến nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ. Do đó, Thủ tướng yêu cầu cần làm tốt việc quy hoạch các khu tái định cư và mong bà con cùng cố gắng với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước để có nơi ở ngày càng khang trang hơn, an cư lạc nghiệp.
Thủ tướng lưu ý địa phương và các cơ quan cần quan tâm xây dựng đồng bộ hạ tầng xã hội như trường học, trạm y tế, các thiết chế văn hóa - thể thao….
Thủ tướng nêu rõ chủ trương của Đảng, Nhà nước trong tái định cư là người dân di dời đến nơi ở mới bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan, địa phương rà soát lại, quan tâm tạo việc làm, sinh kế cho bà con, nhất là đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, ưu tiên sử dụng lao động là người địa phương làm việc tại dự án hiện nay và công trình sân bay Long Thành khi hoàn thành.
Liên quan tới việc chuyển đổi khoảng 1.000 căn nhà tái định cư cho dự án sân bay Long Thành sang bố trí tái định cư cho dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng cho biết, các cơ quan của Quốc hội khẳng định đây là thẩm quyền của Chính phủ. Nghe báo cáo, Thủ tướng nhấn mạnh sẽ sớm có quyết định về việc này theo thẩm quyền.
Thủ tướng khẳng định Đảng, Nhà nước lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân, mục tiêu cuối cùng của Đảng, Nhà nước là chăm lo cho người dân ngày càng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.
Chiều 13/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục kiểm tra tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và chúc tết cán bộ, công nhân viên tham gia dự án. Tiếp đó, Thủ tướng đến khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải dự Lễ đón tàu hàng quốc tế và phát lệnh làm hàng đầu năm tại Cảng container Tân cảng Cái Mép Thượng.
Vũ Khuyên(VOV)" alt=""/>Thủ tướng: Phấn đấu rút ngắn tiến độ hoàn thành sân bay Long Thành từ 3Môn học lựa chọn theo nguyện vọng
Trong Chương trình giáo dục phổ thông, giáo dục địa lý được thực hiện liên tục ở cả ba cấp học thông qua các môn Tự nhiên và Xã hội (ở lớp 1, lớp 2, lớp 3), Lịch sử và Địa lý (từ lớp 4 đến lớp 9), Địa lý (ở trung học phổ thông).
Ở cấp THPT môn Địa lý là một trong các môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Đây là môn học vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lý kinh tế – xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lý tự nhiên).
Môn Địa lý giúp học sinh nắm được những đặc điểm tổng quát của khoa học Địa lý, các ngành nghề có liên quan đến địa lý, khả năng ứng dụng kiến thức địa lý trong đời sống; đồng thời, củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kỹ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn và tạo điều kiện thuận lợi để người học có định hướng đúng trong việc lựa chọn một số ngành nghề liên quan.
![]() |
Môn địa lý một trong các môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của học sinh. |
Chương trình môn Địa lý cụ thể hóa mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tiếp tục phát triển ở học sinh những phẩm chất, năng lực đã được hình thành trong giai đoạn giáo dục cơ bản; phát triển và hoàn thiện các năng lực môn học thông qua việc trang bị những kiến thức về địa lý đại cương, địa lý kinh tế - xã hội thế giới, địa lý Việt Nam và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.
Vì vậy, môn học yêu cầu học sinh phải đạt được các phẩm chất về hình thành và phát triển cụ thể hơn một số khía cạnh của các phẩm chất đã quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Và đạt được 5 yêu cầu về năng lực thành phần gắn với chuyên môn Địa lý. Cụ thể, như năng lực nhận thức theo quan điểm không gian; Năng lực giải thích các hiện tượng và quá trình địa lý; Năng lực sử dụng các công cụ của Địa lý học và tổ chức học tập thực địa; Năng lực thu thập, xử lí và viết báo cáo truyền đạt thông tin địa lý; Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn.
Các năng lực này được phát triển từ thấp đến cao và được biểu hiện chi tiết ở các lớp 10, 11, 12.
50% chương trình là thực hành
Chương trình môn Địa lý chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực, xác định rõ các phẩm chất và năng lực cần đạt; xem các năng lực cần thiết đó như là điểm xuất phát, cơ sở để lựa chọn các kiến thức cần dạy học trong chương trình.
Chương trình coi trọng thực hành địa lý. Thực hành sẽ là một nội dung quan trọng của môn học và là công cụ thiết thực, hiệu quả để phát triển năng lực học sinh.
Tăng cường phần thực hành trong chương trình cả về thời lượng (chiếm 50% thời gian thực học của chương trình) lẫn các hình thức. Các nội dung thực hành cũng được đa dạng hoá nhằm trực tiếp phát triển các năng lực chuyên môn của Địa lý.
Ban soạn thảo chương trình môn Địa lý cho biết, chương trình môn Địa lý sẽ kế thừa và phát huy ưu điểm của những chương trình đã có, tiếp thu kinh nghiệm phát triển chương trình môn học của các nước có nền giáo dục tiên tiến, tiếp cận với những thành tựu của khoa học Địa lý; phù hợp với thực tiễn xã hội, giáo dục, điều kiện và khả năng học tập của học sinh ở các vùng, miền khác nhau.
Chương trình đề cao việc tích hợp và coi trọng tất cả các mức độ và loại hình tích hợp khác nhau: Tích hợp kiến thức giữa địa lý tự nhiên, địa lý dân cư, xã hội và địa lý kinh tế trong môn học; Lồng ghép/liên hệ các nội dung liên quan (như giáo dục dân số, môi trường, di sản, an toàn giao thông...) vào nội dung địa lý; Vận dụng kiến thức các môn học khác (Vật lý, Hoá học, Sinh học, Lịch sử...) trong việc làm sáng rõ các kiến thức địa lý; hội tụ kiến thức nhiều môn học khác để xây dựng thành các chủ đề có tính tích hợp cao (như phát triển kinh tế biển đảo, biến đổi khí hậu toàn cầu, đô thị hoá ở trên thế giới, văn minh lúa nước ở Đông Nam Á; di sản và bảo vệ, phát huy giá trị di sản trong thời kì công nghiệp hoá)...
Trên cơ sở bảo đảm định hướng, yêu cầu cần đạt và những nội dung giáo dục cốt lõi thống nhất trong cả nước, chương trình dành thời lượng nhất định để các trường hướng dẫn học sinh thực hành tìm hiểu địa lý địa phương phù hợp với điều kiện của mình.
Thiết kế liền mạch các nội dụng trong THPT
Chương trình môn Địa lý được thiết kế theo ba mạch: đại cương, thế giới, Việt Nam từ lớp 10 đến lớp 12 gồm cả kiến thức về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội; phát triển, mở rộng và nâng cao nội dung địa lý đã học ở cấp trung học cơ sở.
Nội dung cốt lõi của chương trình đảm bảo tính cơ bản, cập nhật, thực tiễn, khả thi; hệ thống kiến thức đảm bảo tinh gọn, cơ bản và cập nhật được các tri thức khoa học, hiện đại của Địa lý học, các vấn đề về phát triển của môi trường và kinh tế - xã hội trên thế giới, từng khu vực cũng như ở Việt Nam và địa phương.
Ngoài nội dung giáo dục cốt lõi (70 tiết/lớp/năm), trong mỗi năm học, những học sinh có thiên hướng khoa học xã hội và nhân văn được chọn học một số chuyên đề (35 tiết/lớp/năm) nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu.
Các chuyên đề của chương trình môn Địa lý chủ yếu thuộc về ba nhóm: Nâng cao kiến thức; Phát triển, hoàn thiện kỹ năng địa lý; Phương pháp nghiên cứu, học tập địa lý.
Mục tiêu này cũng hướng tới việc đáp ứng yêu cầu ổn định lâu dài trong điều kiện khoa học - công nghệ và xã hội liên tục phát triển, thường xuyên đặt ra những yêu cầu mới cho giáo dục.
Chú trọng tiếp cận năng lực
Chương trình môn Địa lý sẽ chú trọng đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng tiếp cận năng lực, đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thông qua các hình thức và phương pháp dạy học tiên tiến như thảo luận, seminar, trình diễn, đóng vai, viết báo cáo, dự án,…
Chương trình tăng cường các hình thức dạy học gắn với thực tiễn địa phương, hợp tác nhóm. Tích cực thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học trên lớp và ngoài lớp; mở rộng việc dạy học ngoài thiên nhiên, ngoài môi trường lớp học; gắn bài học địa lý với thực tiễn địa phương, đất nước; khuyến khích việc vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương.
Việc đánh giá có thể sử dụng nhiều hình thức và công cụ đánh giá khác nhau như hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan, kiểm tra miệng và kiểm tra viết, bài lý thuyết và bài thực hành,...; các phương pháp quan sát, đánh giá sản phẩm học tập của học sinh (bài làm, bài tập, bài thực hành, bài báo cáo, sản phẩm của hoạt động dự án,...).
Học sinh phải dụng cụ học
Theo Ban soạn thảo, để học môn Địa lý học sinh cần có các phương tiện dạy học địa lý như: bản đồ (bản đồ giáo khoa, Atlat Địa lý Việt Nam, tập bản đồ); tranh ảnh (các sự vật, hiện tượng địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế - xã hội); mô hình (quả địa cầu, mô hình vận động quay của Trái Đất); các dụng cụ (dụng cụ quan trắc thời tiết, dụng cụ đo vẽ địa hình); băng đĩa, video clip; tài liệu, tư liệu (niên giám thống kê, số liệu kinh tế - xã hội các nước và lãnh thổ trên thế giới, tư liệu kinh tế - xã hội Việt Nam và các nước trên thế giới); thiết bị công nghệ thông tin và truyền thông (internet với đường truyền tốc độ cao, máy tính, máy chiếu, màn hình,... kết nối)...
Ngoài ra, để sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học địa lý, trong quá trình dạy học giáo viên cần tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh biết tìm tòi, khám phá, khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lý; qua đó, học sinh vừa có được kiến thức, vừa được rèn luyện các kĩ năng địa lý và biết cách thức vận dụng kiến thức địa lý vào thực tiễn.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Địa lý. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Lê Huyền
VietNamNet giới thiệu những nội dung cơ bản của dự thảo chương trình các môn học phổ thông mới đang được Ban Phát triển chương trình (Bộ GD-ĐT) gấp rút hoàn thiện.
" alt=""/>Chương trình môn địa lý trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ có 50% thực hành