LGD đã xác nhận thông tin
Guo “Xm” Hongcheng đã có vinh dự trở thành người chơi Trung Quốc đầu tiên vượt mốc 10,000 MMR. Theo bức ảnh được trang Weibo chính thức của LGD Gaming đăng tải vào hôm nay (13/4), Xm đạt 10,010 MMR tại cụm server Trung Quốc – đứng thứ nhì trên Leaderboard và chỉ xếp sau Cheng “NothingToSay” Jin, player người Malaysia chạm mốc 10,000 MMR vào 10/3 vừa qua.
Luôn được coi là khu vực tầm cỡ của Dota 2chuyên nghiệp với 3/9 lần đăng quang tại các kỳ The International từng được tổ chức nhưng Trung Quốc lại thiếu vắng những tên tuổi trong “CLB 10k MMR”. Và Xm đã vượt qua hàng trăm players tiếng tăm lẫy lừng khác để làm được điều này.
Xm bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp từ tháng 9/2017 nhưng chưa bao giờ vươn tới tầm ngôi sao. Trải qua hai teams trẻ của ViCi Gaming và EHOME, Xm tiếp tục thử sức tại CDEC Gaming – đội hình phụ trực thuộc LGD – từ tháng 9/2018 đến giờ.
Trong quãng thời gian Lu "Somnus丶M" Yao (Maybe) bận bịu chuẩn bị cho đám cưới hồi đầu năm ngoái, Xm có dịp hiếm hoi được đôn lên đội hình chính của PSG-LGD Gaming. Player sinh năm 1999 đã giúp PSG-LGD vượt qua vòng loại và cán đích hạng 5-6 tại DreamLeague Season 11 – Major thứ ba thuộc DPC 2018-2019 – hồi tháng 3 năm ngoái.
f
Xm đã có dịp thể hiện bản thân khi chơi cho PSG-LGD nhưng lại không thành công
Dù được Yang "Chalice"' Shenyi, carry hiện tại của PSG-LGD, ca ngợi là có “kỹ năng thượng thừa trong số những tân binh và toàn diện về mọi mặt” nhưng Xm vẫn mắc kẹt với CDEC.
Trước Xm, Rolen Andrei Gabriel "Skemberlu" Ong đã tự chứng minh mình là player thứ 16 vượt 10,000 MMR thông qua bức ảnh được đăng tải trên tài khoản Twitter cá nhân vào đêm 11/4.
Skem, player sinh năm 2000, dù vào nghề sớm hơn Xm một năm nhưng cũng chẳng khá khẩm hơn là bao. Anh chủ yếu gắn bó với các Tier-2 teams Đông Nam Á và chỉ thực sự nổi tiếng qua drama phân biệt người Trung Quốc hồi cuối tháng 10/2018.
Tại thời điểm đó, Skem vẫn còn chơi cho compLexity Gaming đã gửi thông điệp “Gl ching chong”trên bảng chat all khi đối đầu với Royal Never Give Up tại vòng bảng DreamLeague Season 10. Và dù đã đưa ra lời xin lỗi và không còn nằm trong kế hoạch sử dụng của coL sau giải đấu đó nhưng Skem đã tự biến anh trở thành kẻ thù của cộng đồng Dota 2Trung Quốc.
Mới đây, Skem lại bị kick sau khi không thể giúp Cloud9 vượt qua vòng loại ESL One Los Angeles 2020 hồi đầu tháng 02.
Hiện player người Philippines đang chơi cho một tổ chức quê nhà, Reech Apex bên cạnh những Ryo "ryOyr" Hasegawa, Levi "Young God" Lagaret, Louie James "LJSL" Lim và Julius "julz" De Leon.
Với việc tất cả các pro players trên thế giới đều đang ở nhà tự cách ly xã hội thì việc chúng ta được chứng kiến thêm những người chơi đạt 10,000 MMR chỉ còn là sớm hay muộn.
Dưới đây là danh sách 17 pro players trong “10k MMR Club” (đã xác nhận trên các trang mạng xã hội hoặc Twitch) theo thứ tự lần lượt là:
BXH top MMR theo số liệu thống kê của trang web RGP
ABC
" alt=""/>Dota 2: Xuất hiện player Trung Quốc đầu tiên đạt 10,000 MMR![]() |
Người dân tập trung tại nhà nạn nhân nghi do ngộ độc So biển |
Theo thông tin ban đầu, ngày 8/3, gia đình ông D.M.T (ngụ xã Thanh An, huyện Dầu Tiếng) đi du lịch tại TP Vũng Tàu. Khi trở về Bình Dương, ông T mua 5 con giống sam biển mang về.
Đến tối 9/3, cả gia đình và hàng xóm cùng nhau nướng để ăn. Tuy nhiên, sau khi ăn xong thì tất cả bị đau bụng, mệt mỏi trong người.
Riêng bé D.N. T (8 tuổi, con gái ông T) có dấu hiệu bị ngộ độc nên được đưa đến bệnh viện đa khoa Cao su Dầu Tiếng cấp cứu, sau đó thì tử vong.
Cơ quan chức năng sau đó đã lấy mẫu thực phẩm để giám định, xác định nguyên nhân.
Theo nhận định ban đầu, rất có thể gia đình ông T đã mua nhầm so biển vì có hình dạng giống con sam. Đây là loại động vật có chứa độc tố của cá nóc.
Đoàn học sinh cấp 2 ở Tây Ninh xuống TP.HCM thăm quan bị ngộ độc phải nhập viện. Trước khi lên xe đi chuyển học sinh được cho ăn xôi gà.
" alt=""/>Bé gái 8 tuổi ở Bình Dương tử vong nghi do ăn so biểnPhố Đặng Văn Ngữ (Đống Đa, Hà Nội), tụ điểm nổi tiếng của game thủ Hà Nội, vắng vẻ trong mùa COVID-19 - Ảnh chụp chiều 26/3
Đồng thời, Thủ tướng cũng đồng ý chia các tỉnh, thành ra ba nhóm: nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp.
Trong đó nhóm nguy cơ cao gồm 12 tỉnh thành: Bắc Ninh, Bình Thuận, Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Khánh Hòa, Lào Cai, Ninh Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và Tây Ninh sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, cách ly xã hội đến ngày 22/4 và có thể kéo dài đến 30/4 nữa nếu tình trạng lây nhiễm chưa được kiểm soát.
Thủ tướng cũng chỉ đạo tất cả các tỉnh thành thuộc hai nhóm còn lại có lộ trình chuẩn bị cho Chỉ thị 16 và thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 15 trước ngày 22/4.
Nguồn: Tuổi Trẻ Online
Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 thống nhất sẽ đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các tỉnh trong cả nước phải thực hiện nghiêm chỉnh như: đeo khẩu trang, không tập trung đông người, giữ khoảng cách, bảo đảm vệ sinh dịch tễ,… Một số loại hình dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí chưa được phép hoạt động.
Nhóm dịch vụ không cần thiết được Chính phủ yêu cầu tạm đình chỉ trong đợt cao điểm phòng, chống dịch COVID-19 từ 01-22/4 gồm massage, vũ trường, các cơ sở du lịch, tham quan, các tụ điểm vui chơi, giải trí, các rạp chiếu phim, quán bia hơi, nhà hàng ăn uống, các điểm truy nhập Internet hoặc cung cấp trò chơi điện tử công cộng,…
Một quán net không một bóng người trên phố Đặng Văn Ngữ dù đây vốn là địa điểm tập trung đông dân cư, trường học - Ảnh chụp chiều 26/3
Thủ tướng và cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, xử lý trách nhiệm, kỷ luật nghiêm đối với người đứng đầu chính quyền địa phương để xảy ra tụ tập đông người.
Như vậy tại nhiều địa phương trên cả nước, nhóm dịch vụ không cần thiết chắc chắn sẽ phải đóng cửa hơn một tháng, từ 15/3, để phòng chống coronavirus.
Trước đó vào ngày 05/4, công an phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội cho biết cho biết đã xử phạt năm thanh niên vi phạm quy định về giãn cách xã hội. Khi được hỏi, nhóm người này khai đang tìm quán game để giải trí và đã bị đưa về trụ sở công an lập biên bản, xử phạt mỗi người 200,000 đồng.
Hay mới đây vào ngày 11/4, UBND TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính anh Lê Tuấn Anh (25 tuổi) – chủ cơ sở kinh doanh điểm truy cập Internet Pôn Gaming trên đường Lý Thường Kiệt.
Cơ quan chức năng kiểm tra hoạt động tại quán game Pôn Gaming (Đắk Lắk) - Ảnh: Thanh Niên Online
Theo đó, ngoài nhiều vi phạm hành chính khác, anh Tuấn Anh đã không tuân thủ quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
Hiện Việt Nam đã ghi nhận 267 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 171 người được chữa khỏi và chưa có trường hợp tử vong.
June_6th
" alt=""/>Quán game toàn quốc tiếp tục không hoạt động đến 22/4