Xác định 5 ưu tiên của hợp tác giáo dục ASEAN giai đoạn 2021

 人参与 | 时间:2025-01-18 08:12:35

Phát biểu tại hội nghị,ácđịnhưutiêncủahợptácgiáodụcASEANgiaiđoạvòng chung kết u23 châu á Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng, trung tâm đối với sự phát triển của mọi quốc gia, mọi dân tộc trong mọi thời đại. Việt Nam luôn coi giáo dục là quốc sách. Phát triển giáo dục được xác định là một trong 3 khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030. 

Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN lần thứ 12 

Hàng năm, ngân sách dành cho giáo dục chiếm 20% ngân sách quốc gia. Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo công bằng và nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo ông Sơn, hiện nay, Việt Nam đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, tái cấu trúc mạnh mẽ ngành giáo dục. Trong những năm vừa qua, chất lượng giáo dục của Việt Nam có chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục phổ thông của Việt Nam được đánh giá cao thông qua kết quả đánh giá học sinh quốc tế như PISA, PASEC và SEA-PLM. 

Để phù hợp với chương trình hành động của ASEAN về giáo dục giai đoạn 2021-2025, cũng như hướng tới nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống giáo dục trong bối cảnh mới, Bộ GD-ĐT Việt Nam đã đưa ra một số ưu tiên trong nhiệm kỳ Việt Nam làm Chủ tịch kênh giáo dục 2022-2023 như sau: Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tinh thần của người học; Tăng cường giáo dục về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu; Bảo đảm việc tiếp cận giáo dục công bằng và có chất lượng cho người học, đặc biệt là nhóm yếu thế; Thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện và đảm bảo an toàn không gian mạng cho người học; Đổi mới sáng tạo trong giáo dục đại học nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. 

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ từ các nước thành viên ASEAN và các đối tác trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Việt Nam. 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết cũng như các quốc gia khác, Việt Nam luôn xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu, pháp luật Việt Nam quy định phải dành ít nhất 20% ngân sách nhà nước cho Giáo dục. 

“Có thể nói, với tất cả các nước, giáo dục chính là chìa khóa của thành công, có vai trò có tính quyết định trong phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước, mà trực tiếp nhất là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng năng suất lao động và nguồn lực cạnh tranh của cả quốc gia và khu vực. 

Giáo dục cũng được xác định là ưu tiên hàng đầu của Cộng đồng ASEAN, là một trong ba mục tiêu được ghi trong Hiến chương ASEAN”, ông Đam nói.

Phó Thủ tưởng bày tỏ sự tin tưởng rằng thông qua hội nghị này, những người đứng đầu ngành giáo dục các nước ASEAN sẽ cùng nhau xây dựng và thực thi chính sách giáo dục đúng đắn, hiệu quả, trước mắt là để khôi phục và duy trì tính liên tục của hoạt động học tập. Sau đó, về trung và dài hạn, từng quốc gia cả cộng đồng ASEAN sẵn sàng ứng phó với những thách thức tương lai có thể ảnh hướng nghiêm trọng, có thể làm gián đoạn học tập bằng cách xây dựng hệ thống giáo dục linh hoạt và tự cường hơn. 

Ông Đam cho hay, Chính phủ Việt Nam sẽ ủng hộ và tạo điều kiện tối đa để hỗ trợ Bộ GD-ĐT Việt Nam chủ trì cùng các bộ ngành, địa phương thúc đẩy việc thực hiện các hành động được thống nhất tại hội nghị này, góp phần để Việt Nam và ASEAN hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. 

Việt Nam có 37 người trong top 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới

Việt Nam có 37 người trong top 100.000 nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới

Theo Bảng xếp hạng top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2022, có 37 nhà khoa học Việt Nam nằm trong top này. 顶: 55踩: 2