Quai bị, căn bệnh có thể dẫn đến vô sinh nếu chủ quan
1. Bệnh quai bị là gì?ịcănbệnhcóthểdẫnđếnvôsinhnếuchủkqbd y
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus quai bị (Mumps virus) thuộc họ Paramyxoviridae gây nên. Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp và dễ lây nhất từ 6 ngày trước cơn toàn phát sưng tuyến mang tai cho đến 2 tuần sau khi có triệu chứng bệnh lý.
Nguồn lây từ người đang mắc bệnh lây cho người lành chưa có kháng thể chống virus quai bị, thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện...
Virus này có thể tồn tại khá lâu ở bên ngoài cơ thể. Ở nhiệt độ 15 - 200 độ C, virus này có thể tồn tại khoảng 30-60 ngày và sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560 độ C hoặc dưới tác động của các hóa chất diệt khuẩn.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, bệnh quai bị thường xảy ra vào mùa đông-xuân, cao điểm là từ tháng 12 đến tháng 2 hàng năm.
Bệnh quai bị tuy lành tính nhưng có khả năng gây biến chứng viêm tinh hoàn ở nam giới hoặc viêm buồng trứng ở nữ giới và có thể dẫn đến vô sinh.
Các tuyến nước bọt trong cơ thể
2. Triệu chứng của bệnh quai bị
Các triệu chứng đầu tiên của bệnh quai bị có thể xuất hiện giống với triệu chứng của những cơn cảm cúm thông thường.
Thời kỳ ủ bệnh quai bị kéo dài 14-24 ngày, thời kỳ này không có triệu chứng lâm sàng. Sau thời gian đó, virus phát triển ở niêm mạc miệng rồi xâm nhập vào máu gây viêm các cơ quan.
Thời kỳ khởi bệnh, người bị bệnh quai bị suy nhược, chán ăn, ngủ kém kèm đau đầu, đau họng và đau góc hàm.
Trong dấu hiệu của bệnh quai bị, có 3 vị trí đau điển hình là góc thái dương đến hàm, điểm mỏm xương chũm và góc xương hàm dưới.
Thời kỳ toàn phát, tuyến nước bọt ở mang tai bị sưng to, thường sưng trước một bên, sau vài ngày sẽ tiếp tục sưng bên còn lại. Ở một số trường hợp, tuyến nước bọt sưng to có thể gây biến dạng khuôn mặt dẫn đến khó khăn trong việc nhai, nuốt.
Các triệu chứng đi kèm: sốt 38-39 độ C trong 3 ngày đầu của bệnh, có khi lên tới 40 độ C. Sốt cao gặp trong viêm màng não hoặc viêm tinh hoàn, đau đầu, đau bụng, khó nuốt, khó nói.
Viêm tuyến nước bọt trong bệnh quai bị không hóa mủ trừ khi có bội nhiễm thêm vi khuẩn khác. Vùng da ở nơi bị sưng thường căng, không đỏ nhưng khi sờ vào sẽ thấy nóng và bệnh nhân kêu đau.
Thời kỳ hồi phục, bệnh nhân mắc quai bị sau khi hết sốt kéo dài khoảng 10 ngày, sưng tuyến nước bọt sẽ giảm dần, các triệu chứng đau họng, khó nuốt giảm và từ từ khỏi hẳn.
3. Biến chứng của bệnh quai bị
Bệnh quai bị ở người lớn tuy ít gặp nhưng thường có nguy cơ nặng và có nhiều biến chứng hơn trẻ em. Các biến chứng có thể gặp phải như:
Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
Với người sau tuổi dậy thì mắc bệnh quai bị, biến chứng này có tỷ lệ 20-35%, thường xảy ra sau đợt viêm tuyến mang tai khoảng 7-10 ngày hoặc xuất hiện trước hoặc đồng thời.
Tinh hoàn sưng to, đau, mào tinh căng phù. Tình trạng viêm và sốt kéo dài 3-7 ngày. Khoảng 50% số trường hợp tinh hoàn bị teo dần và có thể dẫn đến tình trạng giảm số lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh.
Nếu có biểu hiện viêm tinh hoàn, cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị. Trong trường hợp khả năng sinh tinh khó phục hồi, bệnh nhân có thể đến các bệnh viện chuyên khoa điều trị vô sinh để được lưu trữ tinh trùng khi chất lượng tinh trùng chưa giảm nhiều.
Viêm buồng trứng
Biểu hiện đau bụng, rong kinh, có tỷ lệ 7% ở nữ giới sau tuổi dậy thì, ít khi dẫn đến vô sinh.
Với phụ nữ mang thai, việc mắc quai bị có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Nhồi máu phổi
Nhồi máu phổi là biến chứng có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do quai bị vì hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến. Một vùng phổi bị thiếu máu nuôi dưỡng có thể dẫn đến hoại tử mô phổi.
Viêm tụy
Viêm tuỵ là một biểu hiện nặng của quai bị, có tỷ lệ mắc là 3-7%. Bệnh nhân bị đau bụng nhiều, buồn nôn, có khi tụt huyết áp.
Các tổn thương thần kinh
Tỷ lệ quai bị gây ra biến chứng viêm não là 0,5%. Bệnh nhân có các hiện tượng như: người bứt rứt, khó chịu, nhức đầu, co giật, rối loạn tri giác, thị giác... Tổn thương thần kinh sọ não có thể dẫn đến điếc, giảm thị lực, viêm đa rễ thần kinh.
Biến chứng khác
Viêm tuyến giáp, viêm tuyến lệ, viêm cơ tim, viêm thần kinh thị giác, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi...
Chích ngừa vắc xin để chủ động phòng chống bệnh quai bị
4. Điều trị bệnh quai bị
Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nguyên tắc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng.
Bệnh nhân mắc quai bị sau khi có biểu hiện bệnh cần cách ly tối thiểu 2 tuần, nằm nghỉ ngơi tại chỗ, hạn chế vận động, ăn thực phẩm lỏng trong những ngày đầu. Thông thường, mất khoảng 10 ngày để bệnh nhân khỏi bệnh và miễn dịch suốt đời với bệnh quai bị.
Acetaminophen hoặc ibuprofen có thể giúp giảm sốt và giảm đau. Lưu ý không dùng aspirin cho trẻ nhỏ bởi nguy cơ có thể mắc phải hội chứng Reye.
Có thể xoa dịu cơn đau bằng cách chườm lạnh lên hàm và hạ sốt bằng việc đắp khăn ấm. Uống nhiều nước hơn (tránh nước ép trái cây vì kích thích sản xuất nước bọt, có thể gây đau), súc miệng bằng nước muối ấm.
Cách ly người bệnh với người lành. Cả người chăm sóc và người bệnh cần đeo khẩu trang y tế đúng tiêu chuẩn để hạn chế lây lan virus.
5. Phòng bệnh quai bị thế nào?
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, để phòng bệnh quai bị, cách tốt nhất là tiêm vắc xin. Không chỉ trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là phụ nữ có kế hoạch mang thai, đều nên tiêm phòng quai bị. Hiện vắc xin quai bị thường được phối hợp với vắc xin sởi, rubella trong cùng 1 chế phẩm (MMR) để giảm số lần tiêm và đơn giản hóa quy trình tiêm phòng.
Hạn chế tiếp xúc trực tiếp người bệnh, không dùng chung dụng cụ ăn uống, đồ dùng cá nhân với người bệnh, khi tiếp xúc phải mang khẩu trang. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, lau rửa đồ chơi của trẻ, dạy trẻ rửa tay bằng xà phòng, biết che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay ngay sau đó. Tránh thói quen không tốt như bôi, đắp nóng vùng tuyến mang tai.
Khi có những biểu hiện của bệnh quai bị, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác vì có nhiều nguyên nhân khác có thể gây viêm tuyến nước bọt ngoài virus quai bị.
Hương Trương
Tự đắp thuốc nam chữa ung thư vú, người phụ nữ nhận hậu quả nặng
- Khối u vú đã chuyển giai đoạn cuối, di căn xương do bệnh nhân tự ý dùng thuốc nam điều trị. Vùng đắp thuốc cũng bị nhiễm trùng nặng, có nguy cơ hoại tử, nhiễm khuẩn huyết.
下一篇:Soi kèo góc Barcelona vs Alaves, 20h00 ngày 2/2
相关文章:
- Soi kèo góc Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
- Sao Việt ngày 17/2: Huyền My thân thiết nhất với Mai Phương Thúy
- Những điều người trẻ chỉ biết khi ra ở riêng
- Tranh cãi chuyện sinh viên xếp hình sex trước Hoàng thành
- Nhận định, soi kèo Radnicki 1923 vs OFK Beograd, 22h59 ngày 3/2: Xây chắc top 8
- Thu hồi sách đánh đố trẻ lớp 1
- Công ty xa lạ nắm giữ 'trái tim' của ngành công nghệ toàn cầu
- Gần 40 tuổi, đệ nhất mỹ nhân Brazil vẫn tự tin mặc bikini do đâu?
- Soi kèo góc Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
- 2.350 tỷ đồng đầu tư hạ tầng Đại học Hạ Long
相关推荐:
- Nhận định, soi kèo Dinamo Bucuresti vs Otelul Galati, 1h30 ngày 5/2: Giữ điểm ở lại
- Vợ chồng Kim Tae Hee
- Số hóa công tác quản lý chuỗi cửa hàng nhờ phần mềm Make in Vietnam
- Tuyên Quang: Lồng ghép phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển KT
- Nhận định, soi kèo Leverkusen vs Hoffenheim, 23h30 ngày 2/2: Chủ nhà quá mạnh
- Chính thức ra mắt CLB chuyên về trò chơi giáo dục
- CyRadar và mục tiêu bảo vệ 300
- Các sàn coin phi tập trung mất hơn 10 tỷ USD
- Nhận định, soi kèo Sukhothai vs Muangthong United, 19h00 ngày 2/2: Cửa trên thất thế
- Tăng Thanh Hà: Lời hứa 'không dựa dẫm' sau 7 năm làm dâu gia đình giàu có quyền lực
- Soi kèo góc Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
- Soi kèo góc MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
- Kèo vàng bóng đá Girona vs Las Palmas, 03h00 ngày 4/2: Chủ nhà thất thế
- Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs America Cali, 08h30 ngày 3/2: Tin vào chủ nhà
- Soi kèo góc MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
- Nhận định, soi kèo Sagaing United vs Yadanarbon FC, 16h30 ngày 3/2: Điểm tựa sân nhà
- Nhận định, soi kèo PSIS vs Dewa United, 19h00 ngày 3/2: Khó cho cửa dưới
- Nhận định, soi kèo Konyaspor vs Eyupspor, 22h00 ngày 4/2: Cạnh tranh ngôi đầu
- Nhận định, soi kèo Adhyaksa Farmel vs Bekasi City, 15h30 ngày 4/2: 3 điểm nhọc nhằn
- Nhận định, soi kèo Valencia vs Celta Vigo, 22h15 ngày 2/2: Cơ hội cho Bầy dơi