1,6 triệu địa chỉ IP Việt nằm trong botnet, DN bị tấn công vì tin giả
时间:2025-01-24 00:59:34 出处:Nhận định阅读(143)
Nhiều số liệu quan trọng về lĩnh vực an toàn thông tin mạng của Việt Nam đã được chia sẻ tại buổi họp giao ban quản lý nhà nước tháng 11/2018 của Bộ Thông tin & Truyền thông.
Hacker tấn công website nổi tiếng thế giới,ệuđịachỉIPViệtnằmtrongbotnetDNbịtấncôngvìtingiảwest ham hàng trăm triệu người lộ thông tin
Hacker tung dữ liệu khách hàng FPT Shop, cắt liên lạc thuê bao 11 số
Hacker tung tin giả, phá hoại TGDĐ, FPT Shop và ngành bán lẻ Việt Nam
1,6 triệu địa chỉ IP Việt Nam nằm trong các mạng máy tính ma
Thống kê mới nhất của Bộ TT&TT cho thấy, trong tháng 11/2018, đã có tổng cộng 160 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin của Việt Nam. Trong đó, có 65 cuộc tấn công lừa đảo, 35 cuộc tấn công thay đổi giao diện và 60 cuộc tấn công cài cắm mã độc. Nguy hiểm hơn khi có tới hơn 1,6 triệu địa chỉ IP của Việt Nam thường xuyên nằm trong các mạng máy tính ma (botnet).
Cũng trong tháng 11/2018, Bộ TT&TT đã ghi nhận 5.200 lượt phản ánh về tình trạng tin nhắn rác. Trong đó, lượng phản ánh về tin nhắn rác của thuê bao thuộc nhà mạng VinaPhone chiếm tỷ lệ nhiều nhất (khoảng 52,1%), kế đó là nhà mạng Viettel (khoảng 20,25%), MobiFone (khoảngg 15,3%) và Vietnamobile (khoảng 2,1%).
Bản đồ mã độc Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Trước tình hình An toàn thông tin (ATTT) đang diễn biến ngày càng phức tạp, Bộ TT&TT đã gửi 1.200 lượt cảnh báo cho các cơ quan, đơn vị tại các bộ, ngành, địa phương qua hình thức văn bản, thư điện tử, điện thoại về các điểm yếu, lỗ hổng, nguy cơ an toàn thông tin, tấn công mạng.
Một trong những công việc vừa được Bộ TT&TT thực hiện trong tháng 11 là làm việc với Viettel, CMC, BKAV và FPT nhằm hình thành Liên minh phòng, chống mã độc, xử lý tấn công mạng. Qua đó, Bộ TT&TT sẽ nắm vai trò đầu mối điều phối, hướng dẫn các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Tháng 11 vừa qua, Bộ TT&TT cũng đã tiếp nhận và giải quyết hàng loạt thắc mắc của các Sở TT&TT về nhiều lĩnh vực khác nhau như bưu chính, viễn thông, công nghiệp ICT, xây dựng chính phủ điện tử,...
Riêng đối với lĩnh vực ATTT, Sở TT&TT Hà Nội đã làm việc với Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) về thông tin liên quan đến 1 triệu máy tính trên địa bàn Hà Nội nhiễm virus. Từ đó, 2 cơ quan, đơn vị đã thống nhất kế hoạch tổ chức triển khai rà soát, xử lý, bóc gỡ mã độc lây nhiễm trên địa bàn.
Các Sở TT&TT Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk đã tổ chức lập, thẩm định hồ sơ đề xuất cấp độ ATTT đối với các hệ thống thông tin thuộc Trung tâm tích hợp dữ liệu để trình UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt cấp độ ATTT và Quyết định phê duyệt phương án bảo đảm ATTT cho các hệ thống thông tin dùng chung của các cơ quan nhà nước.
Ngay tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 11 vừa được Bộ TT&TT tổ chức, những khó khăn, vướng mắc của các Sở TT&TT thành viên tiếp tục được làm rõ hơn nữa và hỗ trợ giải quyết ngay tại chỗ.
Mục tiêu của Bộ là muốn các Sở TT&TT trở thành cánh tay nối dài tại các địa phương, muốn làm được như vậy, các Sở TT&TT phải thể hiện được vai trò của mình bằng việc đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh. Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ hết sức có thể để các Sở TT&TT có thể làm được điều đó, từ đó lấy lại vị thế của một sở chuyên về công nghệ tại các địa phương.
Bảo vệ doanh nghiệp trước tin giả, nâng cao vị thế Việt Nam về an ninh mạng
Trước phản ánh của người dân, doanh nghiệp và báo chí về nghi vấn một số doanh nghiệp lớn như Thế giới di động, FPT Shop, Con Cưng bị tin tặc tấn công lấy cắp dữ liệu, Bộ TT&TT đã hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp và cảnh báo tới cộng đồng nhằm bảo vệ thông tin cá nhân người sử dụng liên quan tới các công ty này. Đây là hành động thiết thực nhằm bảo vệ công việc kinh doanh của các doanh nghiệp khỏi bị tổn hại bởi những thông tin sai sự thật.
Vụ hacker tung tin giả về dữ liệu khách hàng Thế giới di động và FPT Shop đã làm tổn hại đến hoạt động kinh doanh của 2 doanh nghiệp này. |
Chủ trương của Bộ TT&TT thời gian tới là triển khai một số nhiệm vụ nằm nâng cao vị thế của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng trên trường quốc tế.
Để làm được điều này, tháng 11 vừa qua, Bộ đã tiến hành các hoạt động tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ thông tin về an ninh mạng trong ASEAN, trong đó, có việc mời các nước Lào, Campuchia, Myanmar tham gia vào hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng quốc gia của Việt Nam.
Bộ TT&TT cũng đang xây dựng dự thảo báo cáo, tập trung vào chiến lược đưa Việt Nam thành cường quốc về an toàn, an ninh mạng.
Công việc mà Bộ TT&TT phải làm trong thời gian tới là phát triển và hoàn thiện các công cụ phục vụ công tác giám sát, phát hiện thông tin trên mạng tại Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Trong thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển hệ sinh thái an ninh mạng, trong đó có việc đề xuất phương án phát triển doanh nghiệp an toàn thông tin mạng Việt Nam. Mục tiêu là cải thiện thứ bậc của Việt Nam trong bảng đánh giá, xếp hạng chỉ số an toàn thông tin mạng toàn cầu và phát triển hệ sinh thái số.
Trọng Đạt
Australia ra luật an ninh mạng, đòi quyền truy vấn cơ sở dữ liệu Facebook, Google
Australia vừa thông qua một đạo luật cho phép cơ quan chức năng có thể truy cập vào các tin nhắn bị mã hoá của người dùng, điều mà từ trước đến nay Google, Facebook hay Apple vẫn luôn phản đối.
上一篇: Nhận định, soi kèo U20 Verona vs U20 Inter Milan, 22h00 ngày 22/1: Vóc dáng ứng viên vô địch
下一篇: Nhận định, soi kèo PSIS Semarang vs Persis Solo, 19h00 ngày 20/1: Thất vọng cửa dưới
猜你喜欢
- Nhận định, soi kèo Al Khaleej vs Al Nassr, 21h50 ngày 21/1: Cửa trên ‘tạch’
- Sao '50 sắc thái' diện đầm đỏ sexy tới Oscar
- Cáp biển APG đã được sửa xong, tuyến AAG vẫn đang gặp sự cố
- NSƯT Hữu Châu tiếc thương về sự ra đi đột ngột của Hải Đăng
- Nhận định, soi kèo Nữ Juarez vs Nữ Pumas UNAM, 5h45 ngày 21/1: Thời thế thay đổi
- Sạc iPhone bán chạy tại Việt Nam
- Ngọc Hân, Thụy Vân, Tú Anh đọ sắc
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự phiên khai mạc Kỳ họp Quốc hội bất thường
- Nhận định, soi kèo Al