Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập, mật khẩu hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an. Tài khoản này được quản lý và xác thực qua ứng dụng định danh điện tử quốc gia do Bộ Công an phát triển (VNEID).
Người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử sẽ có nhiều lợi ích, như tiết kiệm được nhiều thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm tối đa các giấy tờ phải mang theo khi đi làm thủ tục hành chính công, và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ công trực tuyến.
Trong tài liệu phục vụ triển khai Đề án này, Công an thành phố Hà Nội giải thích rõ hơn ý nghĩa các mức độ định danh điện tử.
![]() |
Ý nghĩa định danh điện tử mức độ 1, 2
Với mức độ 1, tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của công dân kê khai đã được so sánh, đối chiếu tự động trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Khi đó, công dân có thể sử dụng một số tính năng cơ bản như phong chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng,...), giải quyết dịch vụ công trực tuyến (thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng,...).
Với mức độ 2, tài khoản được tạo lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng cả ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân, hoặc Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.
Khi đó, công dân có thể sử dụng tất cả các chức năng tiện ích mà ứng dụng VNEID cung cấp như: đăng ký tích hợp hiển thị các loại giấy tờ (giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế...), thực hiện các giao dịch tài chính như thành toán hóa đơn điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chuyển tiền...
Anh Hào
Để hoàn tất đăng ký định danh điện tử, công dân cần thêm bước kích hoạt tài khoản. Trong Quyết định 34, bước hoàn tất này đã được hướng dẫn cụ thể.
" alt=""/>Ý nghĩa định danh điện tử mức độ 1 2Công an quận Hà Đông cũng đang tiến hành điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại phường La Khê và xác minh tin báo về vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP Hà Nội.
Quá trình điều tra, Công an quận Hà Đông đã ra Quyết định truy nã bị can (đặc biệt) đối với Trần Đình Toán (SN 1980 tại Hải Dương) với tội danh Lửa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Bên cạnh đó, căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 4 Thông tư số 04/2022/TT-BCA ngày 17/01/2022 của Bộ Công an quy định về công tác truy tìm trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, ngày 28/3/2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông đã ra Quyết định truy tìm người dối với Nguyễn Trọng Cường (SN 1979, ở Vĩnh Phúc), với tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Để phục vụ công tác điều tra, Cơ quan CSĐT- Công an quận Hà Đông đề nghị người dân, ai biết thông tin liên quan đến đối tượng truy tìm, đề nghị thông báo ngay cho Cơ quan CSĐT- Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội Liên hệ Điều tra viên Nguyễn Tuấn Anh- SĐT 0989344868.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong cuộc họp với lãnh đạo TP.HCM sáng 29/7
Điểm ưu tiên nhất hiện nay là cứu chữa các bệnh nhân nặng, nguy kịch và giảm tỉ lệ tử vong.
Ngoài lực lượng tinh nhuệ đã huy động trước đó, lần nay Bộ Y tế tiếp tục điều tất cả lãnh đạo Cục/Vụ liên quan và 7 giám đốc, 3 phó giám đốc các bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương gồm: Bạch Mai, Việt Đức, K, Phổi Trung ương, E, Lão khoa, Hữu nghị, Nội Tiết, Trung ương Huế, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vào TP. HCM để chung sức thiết lập hệ thống điều trị, đặc biệt là hệ thống hồi sức tích cực cho bệnh nhân Covid-19 nặng.
Theo đó, ngoài Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP. HCM quy mô 1.000 giường đặt tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM do Bệnh viện Chợ Rẫy điều hành, Bộ Y tế sẽ cùng thành phố thiết lập thêm 3 trung tâm hồi sức tích cực khác, với số lượng khoảng 3.000 giường.
Giám đốc Bệnh viện Việt Đức Trần Bình Giang sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Bệnh viện hồi sức Covid-19 có 500 giường đặt tại TP Thủ Đức. Đội ngũ y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong đó có BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc sẽ hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng tại bệnh viện hồi sức này.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong họp trực tuyến từ điểm cầu UBND TP
Ông Giang cho biết chiều 28/7 ekip gây mê hồi sức của Bệnh viện Việt Đức đã vào TP.HCM, đồng thời chuẩn bị sẵn 30% nhân lực của bệnh viện, sẵn sàng nhận nhiệm vụ thiết lập Bệnh viện hồi sức Covid-19 quy mô 500 giường.
"Tôi đã yêu cầu đội ngũ gây mê hồi sức của Bệnh viện Việt Đức tập huấn lại về chuyên môn để sẵn sàng vào TP.HCM, bắt tay vào việc ngay", ông Giang nói.
GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai sẽ kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực của Bộ Y tế đặt tại Bệnh viện dã chiến số 16 của TP.HCM, quy mô 500 giường.
Bệnh viện Bạch Mai sẽ cử các chuyên gia đầu ngành, trong đó có đội ngũ chuyên gia về hồi sức cấp cứu, hồi sức tích cực nhiều kinh nghiệm từng điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương... vào làm việc tại trung tâm hồi sức này. Chiều nay, đoàn y, bác sĩ của Bạch Mai sẽ có mặt tại TP.HCM.
GS Nguyễn Quang Tuấn
Bệnh viện Trung ương Huế nhận nhiệm vụ thiết lập Trung tâm hồi sức quy mô 500 giường, đặt tại Bệnh viện dã chiến số 13 TP.HCM.
Ngoài ra, các bệnh viện Phổi Trung ương, Lão khoa Trung ương, E và K chung nhiệm vụ thiết lập thêm một trung tâm hồi sức tích cực khác khi cần.
Giám đốc các bệnh viện tuyến trung ương cho rằng tùy theo tình hình thực tế có thể điều phối nhân lực phù hợp, đồng thời đề nghị TP.HCM lên phương án cụ thể về nhân lực cũng như trang thiết bị.
"Đội ngũ chuyên môn luôn sẵn sàng nhưng cần thiết nhất phải có trang thiết bị, hậu cần đáp ứng", Giám đốc Bệnh viện Việt Đức nói.
Để các trung tâm hồi sức hoạt động nhịp nhàng, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại TP.HCM cho rằng cần lập 1 trung tâm điều phối, hỗ trợ các trung tâm hồi sức này hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo TP.HCM nhất trí với các phương án của Bộ Y tế, chỉ đạo các cơ quan trên TP khẩn trương phối hợp thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực với tinh thần nhanh nhất có thể.
Hiện tại, số ca mắc tại TP.HCM đã lên gần 79.000 trường hợp. Hệ thống y tế tại đây đang quá tải, nhân lực chưa đủ đáp ứng, đặc biệt tại tuyến quận, huyện. Thành phố đã lập 16 bệnh viện dã chiến, nâng tổng số bệnh viện điều trị, thu dung bệnh nhân lên 37 cơ sở, đủ tiếp nhận khoảng 55.000 bệnh nhân.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất
Thúy Hạnh
Rất nhiều ca bệnh, ổ dịch tại TP.HCM đã xuất hiện trong các khu chợ dân sinh, chợ đầu mối, khu công nghiệp, khu dân cư, cảnh báo lây nhiễm sẽ còn diễn biến phức tạp.
" alt=""/>Bộ trưởng Y tế và 9 giám đốc bệnh viện lớn nhất nước vào TP.HCM chống dịch Covid