Hà Đồng chia sẻ khi còn là sinh viên, tuy học lập trình, nhưng anh sớm đã có niềm đam mê với công việc kinh doanh, nhưng cuối cùng cái duyên lớn với giáo dục lại đến khi chàng trai học công nghệ trải nghiệm công việc dạy học qua môi giới tại một số trung tâm gia sư ở Hà Nội.
![]() |
Qua trải nghiệm, anh nhận thấy có 2 vấn đề đang tiếp diễn, một là tình trạng lừa đảo tại một số trung tâm kém uy tín, hai là trình độ và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận các gia sư còn yếu kém. Những suy nghĩ ấy liên tục trăn trở người cha đẻ Goigiasu.vn, thôi thúc anh cùng đội ngũ nhanh chóng hoàn thiện app, phần nào cải thực trạng đáng báo động này tiếp diễn với các bạn gia sư nhẹ dạ cả tin, cũng như cải thiện thu nhập cho họ.
Những nhược điểm của gia sư truyền thống sẽ được thay đổi
Việc ứng dụng Goigiasu.vn ra mắt sẽ thay đổi nhược điểm của việc học trực tuyến hiện nay chính là luôn phải thông qua những ứng dụng của bên thứ ba, hay chất lượng bài giảng còn quá phụ thuộc vào một số ít giáo viên, không có sự tương tác giữa thầy và trò trong việc dạy và học.
Goigiasu.vn là một trong những ứng dụng hiện nay của Việt Nam giúp Gia sư tạo thu một một cách linh hoạt. Với hệ thống các môn học từ lớp 1 đến các lớp luyện thi đại học và 6 ngoại ngữ: Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật, Hàn,… Goigiasu.vnđã hợp tác với trên 2000 giáo viên, gia sư uy tín và chất lượng.
" alt=""/>Goigiasu.vnTrao đổi với hơn 200 cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhận định rằng, sự bùng nổ của khoa học công nghệ và dịch vụ internet mang đến những tiện ích lớn, có lợi cho công tác chỉ đạo điều hành và xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hóa.
“Chúng ta không thể phủ nhận những tiện ích đó, chúng ta phải tận dụng, khai thác cho sự phát triển của đất nước. Việc xây dựng Luật an ninh mạng là nhằm tận dụng tối đa những tiện ích đó” – ông nói.
Tuy nhiên, ngoài các ưu điểm, việc phát triển ngày càng nhanh các dịch vụ internet cũng mang lại những tác động tiêu cực “không lường hết được”. Vì vậy nhiều quốc gia đang tìm các quản lý nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.
“Vấn đề an ninh mạng được đưa vào nhiều hội nghị quốc tế. Vì lẽ đó, tôi khẳng định rằng, xây dựng Luật an ninh mạng, hay rộng hơn là đảm bảo an toàn mạng thông tin quốc gia, là vấn đề quan tâm của cộng đồng quốc tế. Chúng ta muốn tận dụng được ưu thế nhưng cũng phải quản lý để hạn chế những ảnh hưởng xấu” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chủ tịch nước cũng đề cập đến nguy cơ “các thế lực thù địch, các phần tử xấu” đã triệt để lợi dụng sự phát triển của công nghệ vào các hoạt động thù địch, qua đó xâm hại đến an ninh quốc gia, cùng lợi ích của nhiều cá nhân, tổ chức, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
“Chúng ta cần có biện pháp quản lý để đảm bảo an toàn nói chung và quyền lợi của những người tham gia dịch vụ internet. Vì vậy việc xây dựng Luật An ninh mạng là cấp thiết trong bối cảnh hiện nay” – ông khẳng định.
Cũng theo Chủ tịch nước, bộ luật này hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân và bảo vệ Tổ quốc.
“Nếu nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ thấy rằng không có gì ngăn cản, ảnh hưởng đến quyền con người và quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định” – Chủ tịch nước cho hay.
Cũng theo người đứng đầu nhà nước, việc xây dựng Luật An ninh mạng còn để phù hợp với thông lệ quốc tế. Ông dẫn ra số liệu cho thấy đến nay đã có 95 nước đang phát triển, hoặc đã ban hành luật an ninh mạng.
“Dù tên gọi khác nhau những nội dung chính của luật các nước đều nhằm đảm bảo an ninh thông tin của doanh nghiệp, các cơ quan công quyền, cũng như bảo vệ tốt hơn người dân khi tham gia các dịch vụ internet” – ông chia sẻ.
“Hiện nay có 18 quốc gia yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ mạng, nhất là mạng xã hội, phải lưu trữ dữ liệu tại quốc gia đó. Tháng 5/2018, Liên minh châu Âu đã yêu cầu Facebook phải lưu trữ dữ liệu tại các quốc gia thuộc liên minh. Có thể khẳng định đây là yêu cầu cấp thiết vừa đảm bảo an ninh quốc gia, vừa đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã được Hiến pháp quy định” – Chủ tịch nước thông tin.
Trước đó trong phần nêu ý kiến nhiều cử tri thể hiện sự đồng tình với bộ luật này. Cử tri Lê Thanh Tùng (quận 3) nói: “Luật An ninh mạng nên tiến hành khẩn trương vì đây là mặt trận chống tiêu cực, nếu không kẻ địch sẽ lợi dụng chống phá ta nhiều mặt”.
" alt=""/>Chủ tịch nước: “Luật An ninh mạng không ảnh hưởng gì đến quyền công dân”Symantec cho biết chiến dịch hack này dường như được thúc đẩy bởi các mục tiêu gián điệp quốc gia, chẳng hạn như chặn các liên lạc quân sự và dân sự.
Khả năng chặn được các liên lạc như vậy rất hiếm nhưng không phải là chưa từng xảy ra, và các nhà nghiên cứu không thể nói những thông tin liên lạc nào đã bị chặn. Đáng lo ngại hơn, trong trường hợp này, tin tặc đã gây ảnh hưởng đến các máy tính điều khiển vệ tinh, như vậy chúng có thể thay đổi vị trí của các thiết bị và phá vỡ lưu lượng dữ liệu.
Vikram Thakur, giám đốc kỹ thuật của Symantec cho biết: "Vệ tinh bị gián đoạn có thể khiến các công trình dân sự cũng như quân sự phải chịu sự gián đoạn lớn. Chúng ta lệ thuộc rất nhiều vào chức năng của vệ tinh".
Vệ tinh rất quan trọng đối với điện thoại và một số liên kết internet cũng như lập bản đồ và định vị dữ liệu.
Symantec, hãng có trụ sở tại Mountain View, California, đã mô tả độc quyền những phát hiện của mình cho hãng tin Reuters trước khi công bố công khai. Công ty cho biết tin tặc đã bị gỡ bỏ khỏi các hệ thống bị lây nhiễm, đồng thời chia sẻ thông tin kỹ thuật về vụ việc với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Bộ An ninh Nội địa, cùng với các cơ quan quốc phòng ở châu Á và các công ty an ninh khác. FBI hiện chưa trả lời yêu cầu bình luận của trang Reuters.
Thakur tiết lộ, Symantec đã phát hiện một số hành vi sử dụng sai công cụ phần mềm tại các trang web của khách hàng trong tháng Một, từ đó phát hiện ra chiến dịch. Symantec gọi nhóm hacker này là Thrip, và tên gọi nhóm hacker này giữa các công ty có thể khác nhau.
Thrip đã hoạt động từ năm 2013 và sau đó biến mất khỏi radar trong khoảng một năm, cho đến khi chiến dịch mới nhất được triển khai hồi năm ngoái. Trong thời gian đó, Thrip đã phát triển các công cụ mới và bắt đầu sử dụng rộng rãi các chương trình quản trị và tội phạm có sẵn.
Các nhà phân tích an ninh khác gần đây cũng đã liên kết nhiều cuộc tấn công tinh vi với các nhóm hacker Trung Quốc từng biến mất trong một thời gian. Hồi tháng Ba, FireEye cho biết có một nhóm hacker được gọi là Temp.Periscope đã hoạt động trở lại từ mùa hè năm ngoái, nhắm vào các công ty quốc phòng.
Hiện tại, vẫn chưa rõ Thrip đã xâm nhập vào các hệ thống như thế nào. Trước đây, nhóm này đã tung ra các email lừa đảo, nhúng virus vào các tệp đính kèm hoặc dẫn người nhận đến các liên kết độc hại. Lần này, Thrip không lây nhiễm hầu hết máy tính người dùng mà di chuyển giữa các máy chủ, khiến việc phát hiện trở nên khó khăn hơn.
Symantec cho biết hãng không đổ lỗi trực tiếp cho chính phủ Trung Quốc về chiến dịch hack này. Các tin tặc tung đã triển khai chiến dịch từ ba máy tính trong lãnh thổ đại lục. Về lý thuyết, những máy tính này có thể đã bị xâm nhập bởi một ai đó ở nơi khác.
Symantec là hãng bảo mật cung cấp phần mềm trả tiền cho người tiêu dùng và một loạt các phần mềm và dịch vụ cao cấp cho các công ty và cơ quan công cộng.
" alt=""/>Phát hiện nhóm hacker Trung Quốc chuyên tấn công các công ty vệ tinh, quốc phòng