- Ban liên lạc Đồng hương sinh viên Thanh Hóa - Trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức chương trình “Sưởi ấm ngày Xuân” trong 2 ngày 3-4/2 tại xã Sơn Hà, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa để giúp người dân khó khăn nơi đây có một cái Tết trọn vẹn và ấm áp. |
Ảnh: Ban liên lạc đồng hương sinh viên Thanh Hóa - Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân. |
Vốn là một trong những huyện nghèo nhất của tỉnh Thanh Hóa, Quan Sơn còn là nơi gánh chịu nhiều thiên tai bão lũ trong năm qua khiến cuộc sống người dân càng thêm khốn khó. Xã Sơn Hà là nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao, cuộc sống của người dân thiếu thốn vất vả. Khó khăn vẫn đang ngày ngày bủa vây những người dân nơi đây.
Điển hình như gia đình bác Vi Văn Nguyên, bà bị tai biến liệt người 5 năm nay, bác trai bị ung thư cổ, để nuôi con trai đang học lớp 11, 2 lao động chính trong nhà phải làm việc rất vất vả để có thể trang trải cuộc sống hàng ngày.
Hay câu chuyện về gia đình anh Lò Văn Tăng thiếu thốn về cái ăn cái mặc khiến sức khỏe và thể trạng của anh khá yếu, vẫn phải đi làm nuôi cả gia đình và mua thuốc thang chữa bệnh cho bố mẹ bị bệnh nặng.
Để phần nào hỗ trợ người dân nơi đây, ban liên lạc Đồng hương sinh viên Thanh Hóa - Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ tổ chức chương trình “Sưởi ấm ngày Xuân” trong 2 ngày 3-4/2.
Các sinh viên sẽ tặng 30 suất quà Tết gồm tiền mặt, áo ấm mới, chăn bông cho nhân dân địa phương; gửi tặng bánh chưng cho bà con để đón Tết Mậu Tuất. Tặng 10 học bổng cho các trẻ em nghèo hiếu học tại địa phương.
Cùng đó sẽ phối hợp cùng thanh niên địa phương để tu bổ, cải tạo nhà cửa cho người dân, dọn vệ sinh và trang trí đường làng ngõ xóm,…
Thanh Hùng
Sinh viên ấm lòng khi bất ngờ được chủ nhà trọ tặng quà Tết
Được đối xử tốt khi thuê trọ đã là điều mơ ước, còn được chủ nhà trọ tặng quà Tết là điều mà nhiều sinh viên chỉ biết... tưởng tượng.
" alt="Sinh viên tu bổ nhà cửa cho người dân đón Tết"/>
Sinh viên tu bổ nhà cửa cho người dân đón Tết
- Nhiều sinh viên đời sống rất khó khăn, ăn uống kham khổ nhưng vẫn cố gắng dành tiền để mua điện thoại iPhone đắt tiền, “nghiện” điện thoại, lướt Facebook, Zalo.Đó là chia sẻ của TS Lê Đức Hoàng (Vụ Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Trung ương) tại hội thảo và tập huấn về công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 10/11.
|
Nhiều sinh viên có hiện tượng “nghiện” điện thoại, Facebook, Zalo,.... Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Theo ông Hoàng, hiện không ít thanh niên, sinh viên không có chí hướng rõ ràng; một bộ phận lười lao động, lười học tập, ngại khó, ngại khổ; không có ý chí vươn lên làm giàu cho bản thân và xã hội. Thậm chí, có những sinh viên biểu hiện giảm sút niềm tin, bản lĩnh non kém nên dễ bị lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, đạo đức, lối sống của một bộ phận thanh thiếu niên, sinh viên còn lệch lạc, đề cao hưởng thụ, sống thực dụng, ích kỷ, đua đòi, xa hoa, lãng phí, sùng bái thần tượng thái quá, có biểu hiện thờ ơ, vô cảm.
“Vẫn còn tình trạng mua điểm, gian lận trong thi cử làm xấu hình ảnh nhà trường, thanh danh người thầy và sinh viên”, ông Hoàng nói.
Đặc biệt, quan niệm lệch lạc về giá trị và bạo lực học đường diễn biến phức tạp. Nhiều sinh viên có hiện tượng “nghiện điện thoại”, giành quá nhiều thời gian cho Facebook, Zalo, trò chơi điện tử... mà sao nhãng học hành.
“Nhiều sinh viên đời sống rất khó khăn, ăn uống kham khổ nhưng vẫn cố gắng dành tiền để mua điện thoại iPhone đắt tiền. Nhiều em bị lệch lạc về quan điểm giá trị, chỉ chạy theo hình thức bề ngoài”, ông Hoàng cho hay.
Theo ông Hoàng, lối sống buông thả của một bộ phận thanh niên, sinh viên không chỉ gây ra mối lo về sự xuống cấp của đạo đức xã hội mà còn về sức khoẻ và sự phát triển của giống nòi.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu có cùng quan tâm về tác động của Internet, mạng xã hội đến đời sống tinh thần của sinh viên.
Phần tham luận của đại diện Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thì cho rằng, các trang mạng xã hội là những thông tin tràn lan, hỗn loạn, đôi khi vô bổ, nói mà không phải chịu trách nhiệm, không ai kiểm chứng.
|
Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
Nhiều thông tin trên mạng xã hội hàm chứa nội dung xấu, dụ dỗ, lôi kéo người tham gia như: khiêu dâm, lối sống trụy lạc, kích động bạo lực, khiêu khích chiến tranh, chia rẽ đoàn kết dân tộc,…
Với đặc tính hấp dẫn, lôi cuốn, các trang mạng xã hội dễ làm người dùng sa đà vào “biển thông tin” hỗn loạn đó lúc nào không hay biết, làm sao nhãng việc học, tinh thần uể oải, sa sút, đắm chìm vào thế giới ảo trong đời thực.
“Cũng có rất nhiều sinh viên bị cuốn vào các trò chơi trực tuyến. Có hơn 90% các loại game hiện nay mang tính chất bạo lực, trong đó hơn 78% liên quan đến những hành động giết người hàng loạt. Một số trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe, học tập, thậm chí phạm pháp để lấy tiền chơi game.
Cùng đó, nhiều tệ nạn đáng tiếc như lừa đảo trên mạng, số khác dính tới các tổ chức xấu hoặc có mối quan hệ phức tạp. Nguy hiểm hơn là các vụ ẩu đả, giết người đẫm máu chỉ vì hiềm khích, ức chế, cãi lộn qua chát.
Đây còn là nơi tội phạm tấn công kiểm soát với mục đích phát tán thư rác, lừa đảo trực tuyến… Internet và mạng xã hội còn là nơi tiếp tay cho tình trạng đạo văn, ăn cắp tài liệu, sao chép bài vở của người khác. Chúng ta đau xót khi thấy những bài luận văn, đồ án mất đến cả năm trời của một sinh viên bị rao bán với giá chỉ 20 nghìn đồng trên một trang web nào đó”.
Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị học sinh, sinh viên Bộ GD-ĐT cho rằng các cơ sở giáo dục cũng cần khai thác hiệu quả những mặt tích cực của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, giáo dục và quản lý học sinh, sinh viên.
Theo kế hoạch, Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt Đề án về ứng xử văn hóa trong trường học để thực hiện chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2 (2016-2020).
Thanh Hùng
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội buộc thôi học hơn 700 sinh viên mỗi năm
Tại một buổi tư vấn tuyển sinh, ông Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết mỗi năm nhà trường phải buộc thôi học khoảng 700 sinh viên.
" alt="Nhiều sinh viên ăn uống kham khổ nhưng vẫn cố dành tiền mua iPhone đắt tiền"/>
Nhiều sinh viên ăn uống kham khổ nhưng vẫn cố dành tiền mua iPhone đắt tiền
- Vài ngày qua, một số trang thông tin trong nước liên tục đưa tin Đỗ Nhật Nam – tác giả của một số cuốn sách dạy tiếng Anh cho trẻ em, hiện đang theo học tại Trường Tiểu học Saint Paul, Mỹ vừa nhận một giải thưởng do Tổng thống Mỹ Barack Obama trao tặng.
|
Giấy chứng nhận đạt giải hạng mục President’s Award for Educational Achievement của Đỗ Nhật Nam |
Trên các diễn đàn, nhiều độc giả đã thảo luận sôi nổi về giải thưởng này. Theo thông tin trên giấy chứng nhận giải thưởng của Nam, em đã được công nhận ở hạng mục “Outstanding Academic Achievement” trong chương trình Giải thưởng giáo dục của Tổng thống ( President’s Education Award Program - PEAP).
|
Giấy chứng nhận Đỗ Nhật Nam đạt thành tích xuất sắc ở môn Hình học và Đại số của Trường Tiểu học Saint Paul |
Theo trang web chính thức của Bộ Giáo dục Mỹ, Giải thưởng Giáo dục của Tổng thống - PEAP là một giải thưởng được trao cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của Mỹ vào mỗi cuối năm học.
Được thành lập vào năm 1983, PEAP là sự công nhận của Tổng thống Mỹ và Bộ trưởng Bộ Giáo dục Mỹ dành cho các cá nhân đã có những nỗ lực nổi bật và đáp ứng được các tiêu chí của giải thưởng.
Mỗi năm, có hàng nghìn trường trên khắp nước Mỹ tham gia giải thưởng này. Hiệu trưởng nhà trường là người quyết định số lượng học sinh đủ điều kiện dựa trên các tiêu chí của PEAP. Không có giới hạn về số lượng học sinh được nhận giải, miễn là các em đạt được tiêu chí của giải thưởng.
Giải PEAP được chia thành 2 hạng mục: Giải thưởng của Tổng thống dành cho học sinh xuất sắc trong học tập (President’s Award for Educational Excellence) và Giải thưởng của Tổng thống dành cho học sinh có thành tích trong học tập (President’s Award for Educational Achievement). Giải thưởng bao gồm một giấy chứng nhận, một thư chúc mừng có chữ ký của Tổng thống, Bộ trưởng Giáo dục và hiệu trưởng nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường là người cuối cùng quyết định học sinh nào được nhận giải thưởng.
Năm 2013, gần 3 triệu học sinh tới từ hơn 30.000 trường được nhận giải thưởng này, trong đó có 1,7 triệu học sinh được vinh danh trong hạng mục “Educational Excellence” và 1,1 triệu em được khen ngợi ở hạng mục “Educational Achievement”.
Về tiêu chí của PEAP, với mỗi loại (President’s Award for Educational Excellence và President’s Award for Educational Achievement) đều có những tiêu chí khác nhau.
Với Giải thưởng dành cho học sinh xuất sắc trong học tập (President’s Award for Educational Excellence): Mục đích của giải này là công nhận những thành công trong học tập của học sinh. Để nhận giải này, học sinh các cấp phải đáp ứng một số tiêu chí cao về điểm trung bình.
|
Giấy chứng nhận của một học sinh đạt giải ở hạng mục President’s Award for Educational Excellence năm 2014 |
Với Giải thưởng dành cho học sinh có thành tích trong học tập (President’s Award for Educational Achievement): Mục đích của giải thưởng này là công nhận những học sinh đã có sự tiến bộ vượt bậc trong học tập nói chung hoặc sự tiến bộ ở một số môn học nào đó, nhưng chưa đáp ứng được tiêu chí để giành Giải thưởng dành cho học sinh xuất sắc trong học tập (President’s Award for Educational Excellence).
Giải thưởng này không nên được so sánh với giải Educational Excellence hoặc không nên được xem là giải cấp thấp hơn của Educational Excellence, bởi vì đây là giải thưởng công nhận một loại thành tích học thuật khác. Nó nhằm mục đích khuyến khích và khen thưởng những học sinh đã học tập chăm chỉ và đã nỗ lực hết sức mình trong học tập, thường phải đối mặt với những khó khăn đặc biệt trong quá trình học tập.
|
Giấy chứng nhận của một học sinh đạt giải ở hạng mục President’s Award for Educational Achievement năm 2015 |
Ví dụ, những trường hợp sau đây có thể nhận được giải Educational Achievement:
- Thể hiện sự tiến bộ vượt bậc nhưng chưa đáp ứng được tất cả các tiêu chí của giải Educational Excellence.
- Chứng minh được sự nỗ lực nổi bật trong học tập bất chấp những khó khăn
- Duy trì một thành tích có thể đáp ứng tiêu chí của giải Educational Excellence nhưng vì những nguyên nhân như ốm đau, khủng hoảng cá nhân, nhu cầu đặc biệt khiến học sinh đó không thể duy trì được những tiêu chí cao mặc dù đã học tập chăm chỉ
- Đạt điểm cao hoặc thể hiện sự tiến bộ vượt bậc ở một số môn nào đó như tiếng Anh, toán, khoa học…
- Thể hiện sự tiến bộ trong các hoạt động nghệ thuật như âm nhạc hoặc diễn kịch.
Như vậy, giải thưởng "Outstanding Academic Achievement" của Đỗ Nhật Nam thuộc hạng mục "President's Award for Educational Achievement" dành cho những học sinh đã có những tiến bộ nổi bật hoặc có thành tích nổi bật ở một số môn học nhất định.
Nguyễn Thảo(Theo U.S Department of Education)
" alt="Thực hư giải thưởng Tổng thống Mỹ trao cho Đỗ Nhật Nam"/>
Thực hư giải thưởng Tổng thống Mỹ trao cho Đỗ Nhật Nam