36 loài động vật quen thuộc dưới đây sẽ được sử dụng thường xuyên khi giao tiếp tiếng Anh.
![]() |
- Nguyễn Thảo
36 loài động vật quen thuộc dưới đây sẽ được sử dụng thường xuyên khi giao tiếp tiếng Anh.
![]() |
"Phạm Thoại cưới vợ" là từ khóa thu hút sự quan tâm lớn của cư dân mạng trong 3 ngày cuối tháng 3. Tới ngày 1/4, TikToker triệu view cho biết tất cả chỉ là trò đùa nhân dịp Cá tháng tư, đồng nghĩa với việc không có chuyện anh cưới vợ.
Thông báo này gây ra hai luồng ý kiến. Nhiều người cảm thấy bất bình vì Phạm Thoại mang chuyện cưới xin ra để "câu view", hay nói cách khác là "lừa" khán giả.
Phạm Thoại cưới vợ là chiêu trò nhằm thu hút sự quan tâm của khán giả nhân dịp Cá tháng tư (Ảnh: Phạm Thoại).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long có bài phân tích về trường hợp của Phạm Thoại.
Theo ông Long, Phạm Thoại đăng clip chia sẻ về chuyện cưới xin vào cuối tháng 3, trước ngày Cá tháng tư, do vậy đây theo ông chính xác là hành động lừa khán giả, không phải nói dối để giỡn chơi. Do đó, hành động xin lỗi vào ngày 1/4 sẽ không liên quan.
Tiếp theo, chuyên gia cho rằng trong clip quay cảnh đám cưới có xuất hiện hình ảnh mẹ của Phạm Thoại, đây là lý do TikToker bị "ném đá". Lý giải về việc này, Phạm Thoại cho biết "mẹ tôi không biết gì cả". Lời giải thích này càng khiến cư dân mạng bực bội, cho rằng anh đang dùng chiêu trò và lừa cả mẹ ruột của mình.
Tuy nhiên, chuyên gia Nguyễn Ngọc Long cho rằng việc người hâm mộ có bị lừa dối về mặt cảm xúc hay không thì thật khó trả lời. Bởi nếu người nào theo dõi Phạm Thoại mà tin chuyện này thì thật khó để giải thích.
"Nếu chỉ đứng ở góc độ làm nội dung thì Phạm Thoại rất nhiều ý tưởng để thu hút truyền thông. Không chỉ là người luôn hành động, bạn này còn rất chịu chi. Với những ai đang muốn làm, muốn học truyền thông thì lưu tâm, ý tưởng thì ai chẳng có, nhưng bắt tay vào biến ý tưởng đó thành hiện thực thì được mấy người", chuyên gia nhấn mạnh.
Chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long (Ảnh: Nguyễn Ngọc Long).
Bên cạnh đó, ông Long khẳng định rằng trong truyền thông, sự minh bạch và trung thực là chìa khóa để xây dựng niềm tin và mối quan hệ lâu dài với khán giả. Dưới đây là một vài lời khuyên của chuyên gia Nguyễn Ngọc Long dành cho những bạn trẻ đang có ý định theo đuổi và đầu tư vào truyền thông:
- Khi nói về việc lên kế hoạch truyền thông, không khuyến khích việc sử dụng các chiến thuật có yếu tố "lừa" dư luận. Thay vào đó, các content creator (nhà sáng tạo nội dung) nên tập trung vào việc tạo ra nội dung chất lượng, mang tính giáo dục và giải trí, đồng thời đảm bảo rằng nội dung đó phản ánh chính xác sự thật và góc nhìn cá nhân một cách trung thực.
Điều này không chỉ giúp xây dựng uy tín và đạo đức nghề nghiệp, mà còn đóng góp vào việc tạo ra một môi trường truyền thông lành mạnh.
- Để đánh giá thành công của một dạng content (nội dung), có một vài yếu tố như mức độ tương tác của khán giả, tác động đến mục tiêu cụ thể (ví dụ, nhận thức về một vấn đề, số lượng bán hàng, hoặc tăng trưởng đối tượng) và sự bền vững của hiệu quả đó theo thời gian.
Một chiến dịch truyền thông thành công không chỉ đạt được sự chú ý ngay lập tức mà còn gây ảnh hưởng lâu dài đến thái độ và hành vi của khán giả.
- Các content creator hiện nay nên tập trung vào việc hiểu rõ đối tượng mục tiêu của mình trước tiên. Điều này bao gồm việc nắm bắt nhu cầu, mong muốn và vấn đề của khán giả để tạo ra nội dung có sức hấp dẫn và giá trị đối với họ.
Bên cạnh đó, việc theo dõi xu hướng hiện tại và sử dụng công nghệ mới cũng rất quan trọng để đảm bảo nội dung của bạn tiếp tục được cập nhật và liên quan.
iMoney là dòng sản phẩm chuyên các bài viết về tư vấn đầu tư, tư vấn tiêu dùng, được đăng tải vào thứ 4 mỗi tuần trên báo Dân trí.
iMoney sẽ giải đáp thắc mắc của độc giả về đầu tư, tiêu dùng, tư vấn tài chính, các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản, tiền mã hóa, tư vấn tiêu dùng cũng như chia sẻ các tip tiêu dùng thông minh, hiệu quả...
" alt=""/>"Lừa" cảm xúc khán giả kiểu Phạm Thoại: Đầu tư truyền thông sao cho đúng?Ông Lê Hoàng Anh Dũng - Phó tổng giám đốc EVNCPC cho biết, để đảm bảo nguồn điện phục vụ các ngày nghỉ Lễ Quốc khánh, EVNCPC đã yêu cầu các công ty điện lực thành viên phối hợp với Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung lập và thực hiện các phương án đảm bảo cung ứng điện.
Công suất phụ tải cực đại trong dịp lễ 2/9 năm nay dự kiến tăng 16,2% so với cùng kỳ.
Theo đó, các công ty điện lực đã xây dựng phương án vận hành nguồn và lưới điện hợp lý để đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, tin cậy và liên tục. Các đơn vị sẽ không cắt điện để thi công trong các ngày Lễ Quốc khánh, từ 0h ngày 31/8 đến 24h ngày 3/9, trừ khi có sự cố cần xử lý.
EVNCPC dự kiến công suất phụ tải cực đại trong dịp lễ là 3.678 MW (ngày 3/9), tăng 16,2% so với cùng kỳ (3.164MW), nhận công suất cực đại từ hệ thống điện quốc gia là 3.225 MW và huy động các nguồn thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ phân phối tỉnh/thành phố với công suất cực đại nguồn thủy điện nhỏ khoảng 563 MW, điện mặt trời khoảng 1.334 MW. Sản lượng ngày ước đạt 75,2 triệu kWh.
Trong thời gian này, các đơn vị sẽ kiểm tra và xử lý kịp thời các khiếm khuyết của thiết bị nguồn, lưới điện, và đảm bảo an toàn hành lang tuyến.
Việc tổ chức trực tăng cường cũng sẽ được thực hiện, gồm trực lãnh đạo, tổ thao tác lưu động, trực vận hành, sửa chữa điện, và xử lý sự cố hệ thống mạng viễn thông, công nghệ thông tin. Các đơn vị cũng đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị dự phòng, nhiên liệu, phương tiện để kịp thời xử lý khi có sự cố.
Các đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra và xử lý kịp thời các khiếm khuyết của thiết bị nguồn, lưới điện.
Các công ty điện lực chủ động làm việc với UBND các tỉnh, thành phố để nắm bắt thông tin về thời gian và địa điểm cần đảm bảo cung cấp điện ổn định, đồng thời thực hiện tốt công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng trong kỳ nghỉ lễ.
Trung tâm Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung cũng tăng cường lực lượng trực tổng đài 19001909 để tiếp nhận và xử lý các thông tin liên quan đến cung cấp điện, đảm bảo trả lời kịp thời cho khách hàng.
Ngoài ra, trong dịp lễ này, các đơn vị tập trung kỷ luật vận hành, bảo vệ an ninh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, an toàn giao thông và phối hợp với các cơ quan chính quyền, công an, quân đội tại địa phương để xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ an ninh, an toàn cho các công trình điện và địa điểm điều hành lưới điện.
" alt=""/>EVNCPC chủ động đảm bảo cung cấp điện dịp Lễ Quốc khánh 2024Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (Ảnh: AFP).
Những lời kêu gọi Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol từ chức đã gia tăng sau khi ông áp đặt lệnh thiết quân luật vào ngày 3/12. Chính Tổng thống Yoon đã phải hủy bỏ sắc lệnh gây tranh cãi này chỉ vài giờ sau khi Hàn Quốc rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị, với việc quốc hội chuẩn bị bỏ phiếu xem xét việc luận tội ông.
Các nhà phân tích cho rằng sự nghiệp chính trị của Tổng thống Yoon đã gần như đi đến hồi kết, giáng một đòn mạnh vào các lực lượng bảo thủ truyền thống trong nước. Nhưng câu hỏi đáng quan tâm hơn hiện nay là ông sẽ bị đối xử như thế nào, vì các tổng thống trước đây đã từng bị đưa ra xét xử và buộc tội vì những hành động thiếu thận trọng.
Canh bạc của nhà lãnh đạo Hàn Quốc ngày càng bấp bênh khi các nhà lập pháp đối lập tăng tốc tìm cách bỏ phiếu để luận tội tổng thống sau lệnh thiết quân luật.
Bản đề nghị luận tội do các đảng đối lập đệ trình vào ngày 4/12 có thể được đưa ra bỏ phiếu sớm nhất vào ngày 6/12. Bản đề nghị này sẽ cần sự ủng hộ của 2/3 nghị sĩ quốc hội và sau đó là sự ủng hộ của ít nhất 6 thẩm phán Tòa án Hiến pháp.
Các cố vấn cấp cao và thư ký của Tổng thống Yoon đã đề nghị từ chức tập thể. Bộ trưởng Quốc phòng Kim Yong-hyun cũng tuyên bố từ chức. "Tôi vô cùng hối tiếc và chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến thiết quân luật", ông Kim cho biết.
Hàng nghìn người dân Hàn Quốc đã tuần hành trên đường phố Seoul, yêu cầu Tổng thống Yoon từ chức vì lệnh thiết quân luật. Đây là lệnh thiết quân luật đầu tiên do một nhà lãnh đạo nước này áp đặt kể từ năm 1980.
Kang Won-taek, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Seoul, cho rằng quyết định đưa ra lệnh thiết quân luật là hành động "liều lĩnh" của Tổng thống Yoon.
"Thật khó để tưởng tượng ông Yoon sẽ giữ chức vụ này lâu dài. Ông ấy có thể sẽ tự nguyện từ chức hoặc phải đối mặt với việc luận tội trong vòng vài tháng", giáo sư Kang nhận định.
Park Sung-min, nhà phân tích tại tổ chức Min Consulting ở Seoul, cũng cho rằng sắc lệnh thiết quân luật bị hủy bỏ của Tổng thống Yoon khiến tương lai của ông trở nên bất định. Chuyên gia cho biết ngay cả những đồng minh bảo thủ cũng chỉ trích quyết định của Tổng thống Yoon.
Ông Park cảnh báo lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon gây ra rủi ro về an ninh và kinh tế cho Hàn Quốc cũng như liên minh của nước này với Mỹ và danh tiếng toàn cầu.
"Trong bối cảnh cạnh tranh quyền lực đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc, cùng với đó là sự hợp tác giữa Nga và Triều Tiên, sự bất ổn chính trị ở Hàn Quốc sẽ gây bất lợi. Ngoài ra, khi chúng ta tiến tới việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng - đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn và pin - bất kỳ sự bất ổn gia tăng nào cũng có thể gây ra hậu quả toàn cầu, làm dấy lên mối lo ngại cho Mỹ và các đồng minh, những nước có thể hy vọng vào một giải pháp hòa bình", chuyên gia Park nhận định.
Người dân tham gia cuộc tuần hành phản đối Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm 4/12 (Ảnh: Reuters).
Một số nhà quan sát tin rằng lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon được thúc đẩy bởi áp lực chính trị ngày càng gia tăng, bao gồm việc thúc đẩy luận tội nhắm vào các quan chức bị cáo buộc che chắn cho Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee khỏi các cáo buộc tham nhũng, những thất bại trong cuộc bầu cử của đảng cầm quyền và tỷ lệ ủng hộ giảm mạnh. Những điều này đã làm dấy lên nỗi lo của Tổng thống Yoon về nguy cơ mất quyền kiểm soát chính quyền.
Trong khi đó, một số nhà bình luận suy đoán rằng hành động vội vàng của Tổng thống Yoon có thể xuất phát từ trạng thái tinh thần không tỉnh táo.
Ramon Pacheco Pardo, giáo sư quan hệ quốc tế tại trường King's College London, cho biết Tổng thống Yoon sẽ tập trung vào việc cố gắng "giữ ghế" trong 2 hoặc 3 ngày tới vì phe đối lập cần ít nhất 8 nghị sĩ từ đảng PPP cầm quyền của ông Yoon để luận tội được tổng thống.
"Ông ấy sẽ tập trung nỗ lực để ngăn chặn điều này xảy ra", ông Ramon cho biết.
Jenny Town, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Stimson và giám đốc chương trình Hàn Quốc và 38 North, nhận định "khó có thể tưởng tượng rằng ông Yoon sẽ tiếp tục nắm quyền lâu dài sau sự việc này".
"Khi lòng tin của người dân Hàn Quốc bị xói mòn nghiêm trọng, đảng của ông ấy khó có thể thắng thế nếu Tổng thống Yoon bị buộc phải từ chức hoặc bị luận tội", bà Jenny nói.
Bà cũng lưu ý đến những tác động tiềm tàng của quá trình chuyển giao quyền lực ở Seoul đối với quan hệ Mỹ - Hàn, đặc biệt là khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng.
"Hai bên có thể hòa hợp như thế nào vẫn là một câu hỏi để ngỏ, đặc biệt là nếu một tổng thống mới của Hàn Quốc bắt đầu rút lại một số chính sách đối ngoại hướng tới tương lai của ông Yoon", chuyên gia nhận định.
Bà Jenny cho biết, biến động chính trị cũng có thể thử thách khả năng phục hồi của hợp tác song phương và ba bên gần đây được tăng cường giữa Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ khi Triều Tiên thúc đẩy liên minh quân sự với Nga.
"Việc giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng sẽ gây ra những căng thẳng mới cho an ninh khu vực và bán đảo Triều Tiên khi họ cảm nhận được những động lực chính trị đang thay đổi", chuyên gia cho biết thêm.
Theo Leif-Eric Easley, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Ewha ở Seoul, lệnh thiết quân luật được ban bố trong đêm của Tổng thống Yoon là "hành động vượt quá thẩm quyền pháp lý và tính toán sai lầm về mặt chính trị, gây nguy hiểm không cần thiết cho nền kinh tế và an ninh của Hàn Quốc".
Ông cho biết Triều Tiên "có thể sẽ áp dụng cách tiếp cận chờ đợi và quan sát" đối với tình hình hỗn loạn tại Hàn Quốc, "nhưng không thể loại trừ khả năng Bình Nhưỡng sẽ cố gắng tranh thủ sự chia rẽ ở Seoul".
Ông Easley cho rằng quyết định dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp của Tổng thống Yoon đã làm giảm khả năng xảy ra bạo lực hoặc khủng hoảng hiến pháp, nhưng không làm giảm tình trạng bất ổn chính trị đang diễn ra.
"Một sự bế tắc kéo dài giữa cơ quan hành pháp và lập pháp sẽ tiếp tục gây ra bất ổn chính trị", ông nói, đồng thời nhấn mạnh mặc dù Mỹ không có vai trò trực tiếp trong các vấn đề nội bộ của Hàn Quốc, nhưng nước này vẫn là "đồng minh kiên định".
"Một xu hướng đáng lo ngại ở nhiều nền dân chủ là sự phân cực và các biện pháp cực đoan để giải quyết bế tắc đang ngày càng thử thách lòng tin vào các liên minh quốc tế", chuyên gia Easley cho biết.
Theo SCMP, Bloomberg, Reuters" alt=""/>Tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" bủa vây Tổng thống Hàn Quốc