Những lời lẽ của một cựu người mẫu 7 năm làm dâu phố cổ khiến nhiều người choángváng và ngỡ ngàng.Trần Thu Vân (facebook Vân Trần), 26 tuổi, một cựu người mẫu sống ở Đường Thành,Hà Nội đã khiến nhiều bạn bè "sốc, choáng, thích thú" khi chia sẻ một status dài"kể tội" mẹ chồng.
Status đặc biệt này lập tức gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội bởi ngôn từ cóphần "hỗn láo", gây sốc như "mẹ chồng tôi rất lười", "mẹ chồng làm tôi nổi cáu","mẹ chồng tôi thường ăn vụng"....Tuy nhiên, nhiều người lại đánh giá, đây là lờitâm sự vô cùng thú vị về chuyện con dâu - mẹ chồng được gắn dưới mác "tiêu cực".
 |
Thu Vân và mẹ chồng - cô Tuyết Anh. |
Theo tìm hiểu, Thu Vân từng hoạt động trong giới showbiz và người mẫu ở Hà Nội,có quen biết với Hạ Vy - Giám đốc Venus miền Bắc, Trang Trần, Hạ Hoàng Anh...Tuy nhiên, sau khi lấy chồng, cô đã chuyển sang kinh doanh thời trang.
Câu chuyện của Thu Vân và mẹ chồng - cô Tuyết Anh (53 tuổi) - qua lời kể củahàng xóm - chứa đựng rất nhiều điều hy hữu. Thậm chí, ngay khi chia sẻ lời kểtội mẹ chồng trên mạng, Thu Vân cũng không ngần ngại "tag" mẹ chồng vào.
Được sự đồng ý của cựu mẫu và mẹ chồng cô, chúng tôi xin chia sẻ lại lời "kểtội" hy hữu này:
"Sống với quả mẹ chồng cổ hủ, sức ép của các vị xung quanh khu phố cổ nhà sátnhau, hát xì hơi cái nghe thấy, mệt mỏi ghê.
Bức xúc với quả mẹ chồng phải nói là đại lười, đại tham lam, đại đại đại..."chíukhọ". Tôi muốn nổ tung, phát điên lên vì quả mẹ chồng có một không hai này...
Mẹ chồng tôi rất lười
Biết nói thế nào nhỉ, chuyện này làm tôi tức lắm. Mẹ chồng suốt ngày… không đánhson, đánh phấn khiến mặt mặt mũi nhợt nhạt, kém xinh tươi, điều đó làm cô condâu như tôi rất ức chế, ức đến nỗi mua nhiều son cho mẹ đánh. Mà mẹ chồng gì màcứ lười, nhưng thôi chả sao, càng lười càng phải ép, phải áp đặt. Mẹ xinh thìcon dâu mới vui được.
Mẹ chồng làm tôi nổi cáu
Vợ chồng tôi là vợ chồng son (dù lấy nhau gần chục năm rồi), sáng sớm muốn ngủdậy muộn 1 tý mà mẹ chồng cứ… làm phiền suốt. Mẹ ép con dâu uống thuốc bổ đúnggiờ, dậy sớm tập thể dục cho đỡ bị tiền đình. Quá đáng quá thể luôn ý.
Mẹ tôi đã làm “cái điều quá đáng ấy” suốt 7 năm rồi. Tôi chả hiểu đến bao giờ mẹmới dừng cái việc giục con dâu dậy sớm cơ chứ.
Mẹ chồng tôi thường… ăn vụng
Cứ nhà có khách mà con dâu vào bếp, mẹ chồng tôi hay xuống nếm thử các món xemngon không mới cho bê lên. Đúng là tính ăn vụng này của mẹ chồng tôi thật là khóđỡ.
Có lần tôi rán 5 quả trứng, đợi con đi học về cho chúng ăn cơm. Khi chúng về,tôi chạy ra ôm hôn nó.
Trở lại bếp thấy còn có 4 quả trứng, tôi hét ầm nhà lên, vì sao rán 5 quả còn 4?Mẹ chồng thỏ thẻ nói: mẹ đợi đón con Nhi lâu quá , mệt may quá về có quả trứng ,ăn tỉnh hẳn .
“Trời ơi! Mẹ đói mệt sao không ăn cho no chứ, nhỡ tụt huyết áp ngất ra đó thìlàm sao” – tôi la lên to lắm. Sau đó mới thỏ thẻ bảo mẹ: Lần sau mẹ gọi con mangvào cho mẹ, chứ đứng dưới bếp ăn, là người ta gọi là ăn vụng đấy.
 |
Theo lời Thu Vân và mẹ chồng, thói quen hàng ngày của 2 mẹ con là cafe sáng với nhau. |
Mẹ chồng tôi suốt ngày “nói xấu” con dâu
Chả là tôi có một cửa hàng kinh doanh nên mẹ ngày nào bà cũng sang cửa hàngchơi. Và mẹ thường to nhỏ với khách và hàng xóm xung quanh. Chả biết to nhỏ gì,nhưng cứ như là đang nói xấu con dâu ấy. Mẹ điêu lắm cơm, môi thì đánh son condâu mua thế mà cứ đi nói xấu chứ. Cáu quá, tôi quyết tâm rình bằng được xem mìnhtrong mắt mẹ chồng thế nào? Hoá ra với khách là: “Nó đi xa đánh hàng, chọn kĩlắm. Chẳng hiểu kiếm được bao nhiêu tiền, mà lúc nào cũng tất ba tất bật. Mỗilần nó đi xa hàng nghìn cây số là tôi chẳng yên tâm, mất ngủ. Bực mình lắm, xótcon lắm”.
Mẹ chồng tôi có tính tham ăn
Đấy, ngoài ăn vụng còn tham ăn nữa chứ. Mẹ chồng tham ăn, toàn ăn hết phần củacon cháu. Mẹ chồng gì mà cứ thích ôm khư khư bát cơm nguội từ hôm trước, nhườngcon cháu ăn cơm nóng. Nói với mẹ thì cứ bảo: Kệ tao, tao thích thế! Bực không cơchứ.
Có hôm bà tâm sự với con trai : “Các con không về ăn cơm , thì nhớ điện thoại vềbáo chứ. Mấy hôm nay cắm cơm cho chúng mày, chúng mày không về, tao toàn phải ăncơm nguội. Hôm trước vừa trộn bát cơm cho con mày ăn. Thì nó khóc , bỏ nguyênbát cơm . Tao thấy tiếc của lại phải cố ăn nốt. Mà cơm thừa của con chúng mày,tao thấy chúng mày chẳng bao giờ ăn lại cả”.
Mẹ chồng suốt ngày chê tôi xấu
Cái này mới là tệ này. Tôi ăn mặc sành điệu lắm rồi, mà thấy mẹ cứ chê ỏng eokiểu “nhà có gương không, soi lại mình đi con. Thời này ai mặc váy như kia, mặcngắn đi 1 tí cho gợi cảm. Chết ai”. Trời ơi, con có 3 con rồi đó má ơi, ngắn gìmà ngắn nữa.
Đi cafe người ta góp ý với con trai là “sao mày để vợ mày ăn mặc thế kia? Váyvóc gì, mặc quần đi”. Con trai chưa kịp trả lời mẹ chồng đã bô bô: “Dáng nó 3đứa con mà được như thế kia, tội gì không mặc váy. Có điên mới mặc quần”. Tôiđến chết mất thôi.
Mẹ chồng toàn làm phiền con cái lúc ban đêm
Biết là tuổi già khó ngủ rồi thì đêm bà ngủ đi, đây bà lại còn thường xuyên tỉnhdậy xem cháu thế nào? Xem cháu có bị lạnh không? Cháu có ho không? Rồi còn thêmchuyện ép vợ chồng ngủ riêng không cho ngủ chung với con cái. Bà lại bảo: “Đêmtao mất ngủ, nên trông được đem hết chúng nó”. Mẹ phiền quá đi ấy, ép chúng conlàm vợ chồng son tới bao giờ nữa đây.
Mẹ chồng tôi rất ầm ĩ
Bà năm nay chuẩn bị sang tuổi 60 rồi, nhạc truyền thống thì không nghe đâu. Sángnào cũng tra tấn hàng xóm bằng cách mở nhạc ầm ĩ, đã thế còn chơi nhạc dancechứ. Khó đỡ quá!
Cứ tranh thủ con dâu về ngủ trưa là y rằng: Con ơi! viber dùng như nào? Nhóm aiđọc được? Đăng ảnh lên Facekook ra sao? Cáu ghê cơ!
Mẹ chồng tôi ngốc và ngờ nghệch
Lúc nào bà cũng thích tiền, tiền làm bà mờ mắt. Bà chẳng mua gì mà chỉ tìm cáchtiết kiệm tiền. Có hôm đang đêm lên phòng gõ cửa, gọi bằng được con dâu dậy nói:“Này này! Tháng này mẹ có 1 khoản, tháng sau có 1 khoản. Tao dẫn con chúng màyđi chơi nhé, đi ăn kem to bằng quả bóng”. Đúng mẹ thích tiền, nhưng được cái, cótiền là nghĩ ngay tới con cháu.
Một lần khác, lại còn ngờ nghệch thế này nữa chứ, mẹ bảo tôi là: "Mẹ chẳng cầntiền làm gì đâu, mày cần vốn không mẹ đưa? Mẹ chẳng biết tiêu gì? Nếu vợ chồngmày không vay thì đi gửi hộ mẹ. Còn dặn thêm con dâu là nếu gửi tài khoản, đừngcho chồng mày biết nhé, chỉ 2 mẹ con thôi". Ơ nhỡ khi mình tiêu hết thì sao nhỉHoặc cầm hết đi xoã 20 ngày đâu đấy xong bảo tiêu hết rồi, có khi cười là hoàchứ gì.
Theo Đại lộ" alt="9 điều 'kể tội' mẹ chồng của cựu mẫu làm dâu phố cổ"/>
9 điều 'kể tội' mẹ chồng của cựu mẫu làm dâu phố cổ

-“Gần 3 năm trước, anh bị viêm cầu thận phải cắt bỏ, vì yêu anh em không nề hàhiến đi thận của mình. Vậy mà, khi em có bầu, gia đình anh ta bắt phá và xuađuổi em như tà ma để cưới vợ giàu cho anh”, Nguyễn Thị N ở Bắc Ninh chia sẻ.Hiến thận cứu người yêu
Nguyễn Thị N và Hoàng Văn H quen nhau trong một lần anh H gặp phải một vụ tai nạn nghiêm trọng. Khi đó N đang là sinh viên tình nguyệntrong một chiến dịch vận động hiến máu cứu người của thành đoàn Hà Nội. Khichứng kiến cảnh anh H bị thương nặng, phải truyền máu gấp, N đã không ngần ngạihiến máu của mình để cứu anh.
Thế rồi tình yêu của hai con người lớn lên ở những miền đấtkhác nhau, (anh ở Thái Nguyên, còn N ở Bắc Ninh) cũng đã được nảy nở. Anh H luônđộng viên, an ủi để N luôn luôn thấy được hạnh phúc và vượt qua những kỳ học camgo của quãng đời sinh viên.
Thế nhưng cuộc đời thật trớ trêu, một năm sau khi N hiến máu,anh lại bị cấp cứu vì viêm cầu thận và phải cắt bỏ. N vì yêu anh và tin tưởngnhững hứa hẹn của gia đình anh H sẽ cho cưới N sau khi hiến thận cho con mình, Nđã không ngần ngại hiến một bên thận của mình để cứu sống anh.
“Lúc đó, em mới chỉ là một cô sinh viên còn ít tuổi, thấyngười yêu bị bệnh nặng thì không suy nghĩ gì cả mà hiến thận. Em cũng chỉ mongngười yêu mình sớm bình phục để chúng em có thể cưới và sống hạnh phúc bênnhau”, N tâm sự.
 |
Chị N, người từng hiến thận cho người yêu. |
Đang mong chờ ngày hạnh phúc nhất trong đời sẽ đến, khi anhbình phục, chị và anh sẽ làm đám cưới như lời hứa hẹn của gia đình anh. Thếnhưng ông trời thật khó chiều lòng người, ngày N báo tin mình có bầu, gia đìnhanh H bắt N phải phá bỏ cái thai còn chưa hành hình.
N chia sẻ: “Lúc anh ấy bị thiếu máu, em không ngần ngại màhiến cho anh. Khi anh bị viêm cầu thận, em cũng đạp qua dư luận, bố mẹ để hiếnthận cho anh ấy. Gia đình anh ấy quan tâm, nịnh nọt đủ kiểu. Thế mà khi em cóbầu, thông báo cho họ, họ lại bắt em phá, khi em không phá, họ xua đuổi em nhưtà ma”.
Giặt đồ bệnh viện, bán hàng để mưu sinh
Căn nhà trọ cuối ngõ bỗng vang vọng tiếng cười đùa của cô congái nhỏ. Đó là bé Thỏ, con N. Từ khi bị gia đình anh H chối bỏ trách nhiệm đếnnay, N một mình chống chọi dư luận, cầu cứu bố mẹ đẻ để giữ lại đứa con bé bỏngcủa mình.
N chia sẻ: “Sau khi bị họ xua đuổi, em đau đớn lắm! Còn mộtnăm nữa là ra trường nhưng em phải bảo lưu việc học để sinh con”.
Từ đó, mọi thu nhập chính trong gia đình đều một tay N loliệu. Để có tiền sinh con, nuôi con, buổi sáng N xin đi giặt quần áo bệnh nhântrong bệnh viện, mỗi tháng cũng kiếm được 500 nghìn đồng. Buổi chiều thì mở thêmhàng nước chè, nước vối… để kiếm thêm thu nhập.
Hỏi về việc từ khi sinh con cho đến nay, anh H có từng quantâm, chăm sóc cháu Thỏ lần nào không, N buồn bã: "Từ lúc biết em có bầu anh ấyvà gia đình anh ta đã giấu giiếm để cưới một cô vợ nhà giàu khác. Anh ấy khôngphụ cấp được gì cho gia đình em, cho hai mẹ con em. Giờ con em không biết tươnglai thế nào, mỗi ngày lại càng sụt thêm ký, em lo lắm không biết phải làm gì bâygiờ...".
Năm nay bé Thỏ con chị N đã được hơn 1 tuổi, chị N nhờ bàngoại từ quê lên trông con để ban ngày đi làm còn ban đêm thì đi học lại.
“Em hy vọng học hành xong, có bằng cấp sẽ xin một công việc ổnđịnh để lo cho con em được đàng hoàng hơn. Thương con cònbé không có bố mà bây giờ em không làm được gì”.
Hạnh Thúy (ghi theo lời kể của nhân vật)
" alt="Cô gái 9X bị người yêu bỏ sau khi hiến thận"/>
Cô gái 9X bị người yêu bỏ sau khi hiến thận
Khi công nghệ trở thành “cầu nối” giữa thầy và tròĐến hẹn lại lên, càng đến gần ngày 20/11, chủ đề họp lớp, thăm thầy… lại rộn ràng khắp mạng xã hội. Nhưng giữa tình hình dịch Covid-19, khoảng cách thầy trò lại càng thêm xa xôi cách trở. Dù không phải năm nào ngày Nhà giáo Việt Nam cũng rơi vào cuối tuần như năm nay, nhưng nhiều kế hoạch về trường xưa, thăm lớp cũ lại bị “đổ bể” bởi dịch bệnh.
“Mọi năm, 20/11 thường trúng ngày thường, bọn em ai cũng bận đi học, đi làm, chỉ có thể gửi thiệp hay video về cho thầy. Năm nay, thuận lợi 20/11 vào thứ Bảy cuối tuần, cả hội bạn đều đã tiêm đủ hai mũi, tưởng có thể về quê thăm thầy chủ nhiệm. Thế mà dịch lại phức tạp, đành phải lỡ hẹn cùng thầy”, bạn T.V đang làm nhân viên kiểm toán tại Hà Nội cho biết.
 |
|
Có thể thấy, nhiều người tạm hoãn kế hoạch trở về thăm thầy cô, mái trường xưa vì những lý do khác nhau. Người thì bận công việc vì công ty đang phục hồi ở giai đoạn bình thường mới, người thì công tác xa, người lại đang theo đuổi ước mơ ở những chân trời xa xôi, bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Nhưng chắc hẳn, mỗi người đều mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho người thầy, người cô.
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đẹp, mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc. Dành thời gian thăm thầy, thăm cô vào ngày 20/11 hàng năm là việc ai cũng muốn làm nhưng nhiều khi hoàn cảnh không cho phép. Trong thời đại 4.0, người học trò lại có nhiều cách thể hiện riêng, đôi khi là email, cuộc gọi video, đặt hoa tặng thầy dù không về tận nơi.
“Đã hơn 10 năm từ lúc kết thúc cấp ba, mình thường xuyên ở xa nên hàng năm chỉ có gửi hoa, gửi quà và gọi video cho cô. Hội bạn xưa thường trêu cả chục năm không thấy mặt ngày 20/11, mình cũng chạnh lòng nhưng không biết làm sao được. Quan trọng là tình cảm, thầy cô vẫn luôn trong tim mình”, anh C.T - nhân viên truyền thông tại TP.HCM cho hay.
Tri ân thầy cô với sim đuôi số “2011”
Hướng đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, đồng thời nhằm rút ngắn khoảng cách giữa thầy và trò, truyền cảm hứng về lòng biết ơn thầy cô, kết nối tình thầy và trò; nhà mạng Reddi (thuộc Công ty Mobicast - thành viên của Tập đoàn Masan) tổ chức chương trình “Reddi sóng khỏe - Thầy trò vui vẻ”, đấu giá 99 số điện thoại “055 9XX 2011”. Trong đó, 4 số cuối cùng “2011” tượng trưng cho Ngày nhà giáo Việt Nam để người tham gia đấu giá trân quý gửi tặng tới thầy cô của mình.
Theo đại diện Reddi, đây là chương trình phi lợi nhuận khi số tiền và sim điện thoại đấu giá thành công sẽ được nhà mạng chuyển đến những người thầy cô của người thắng đấu giá. Chính vì sự đặc biệt này, nhiều khách hàng chia sẻ, 20/11 năm nay, họ sẽ chọn một số trong 99 số điện thoại với đuôi “2011” của Reddi làm quà tặng gửi đến thầy cô.
“Dẫu đi khắp bốn phương trời, cũng không quên lời thầy - mình dù ở xa nhưng vẫn vì những lời dặn của cô thầy, là kim chỉ nam để mình cố gắng nơi xứ người. Năm nay, mình đã tìm được món quà đặc biệt, một chương trình của nhà mạng mới Reddi với dải sim số ý nghĩa trong ngày 20/11”, một bạn trẻ đang làm việc tại Úc chia sẻ.
Với công nghệ ngày càng càng hiện đại, con người ngày càng tâm lý, số điện thoại đuôi “2011” từ Reddi sẽ không còn những con số khô khan, mà giống như một người đồng hành, nhắn nhủ hãy kết nối, về thăm thầy cô giáo đến nhiều thế hệ học trò.
Xem chi tiết chương trình đấu giá sim số ý nghĩa của nhà mạng Reddi nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại: https://reddiglobal.com/dau-gia-sim |
Vĩnh Phú
" alt="20/11, tri ân thầy cô thật đặc biệt nhờ công nghệ 4.0"/>
20/11, tri ân thầy cô thật đặc biệt nhờ công nghệ 4.0