Trong bài báo mới đăng tải trên Thời báo New York, cống hiến của Apple đến kinh tế và lực lượng lao động tại Mỹ được nhắc đến. Một số trong 6.000 nhân viên công ty tại thủ phủ Austin, Texas được phỏng vấn (tăng từ 2.100 nhân viên 7 năm trước), mang đến cái nhìn sâu hơn về phong cách tuyển dụng của Apple.
Phần lớn nhân viên tại Austin làm công việc chăm sóc khách hàng, song cũng có người quản lý mạng lưới nhà cung ứng, điều hành iTunes, App Store, cập nhật Maps và theo sát tình hình tài chính. Thu nhập trung bình của nhân viên chăm sóc khách hàng tại thủ phủ Austin là 30.000 USD/năm nhưng sau khi kết thúc hợp đồng làm việc 1 năm và trở thành nhân viên chính thức, họ có thể kiểm tới 45.000 USD/năm, chưa kể các khoản thưởng hàng năm.
Theo Apple, nếu nằm trong hàng ngũ quản lý cấp cao, mức lương trung bình tại Austin là 77.000 USD/năm. Dù không tiết lộ kế hoạch mở rộng trong tương lai, nhà sản xuất iPhone một lần nữa nhấn mạnh những đóng góp tới lực lượng lao động Mỹ kể từ khi iPhone ra mắt năm 2007.
" alt=""/>Apple đã tạo hơn 2 triệu việc làm tại Mỹ từ khi iPhone ra đời năm 2007![]() |
iPhone SE lặp lại câu chuyện buồn của iPhone 5C tại Việt Nam. |
Thế nhưng tại Việt Nam, "thực dụng kiểu Mỹ" không có đất sống cho iPhone SE. Xuất hiện vào cuối tháng 3, mang dáng dấp của iPhone 5S và giá cao gần bằng iPhone 6S, chiếc điện thoại này nhanh chóng bị lãng quên.
Nguyễn Kha Trung, chủ một cửa hàng điện thoại ở quận 1, TP HCM, cho biết nhiều người tìm mua bộ vỏ "độ" cho iPhone 5, 5S lên iPhone SE với giá vài trăm ngàn đồng và rất hiếm người muốn mua sản phẩm thực sự.
Hiện tại, iPhone SE chính hãng đang ở mức 10,9 triệu đồng cho phiên bản 16 GB. Trong khi đó, hàng xách tay đang ở mức 7-8 triệu đồng tuỳ tình trạng máy. Dù hàng chính hãng giảm giá mạnh, và máy xách tay đang ở mức tầm trung, nhưng sản phẩm này không hút khách bằng iPhone 5S hay iPhone 6, 6S.
Đúng nửa năm sau ngày iPhone SE lên kệ tại Việt Nam, một siêu phẩm khác đã xuất hiện và cũng không có hành trình suôn sẻ. Galaxy Note 7 rầm rộ ra mắt với bút S Pen mới viết được dưới nước, máy quét mống mắt, camera siêu tốc, màn hình cong... Model này lập tức nhận được cơn sốt đặt hàng trên toàn cầu, nhưng scandal nổ pin đã cướp đi tất cả.
iPhone SE và Galaxy Note 7 đều là hai nỗi đau của Apple lẫn Samsung. Nhưng cách mà hai hãng công nghệ đối xử với hai sản phẩm này hoàn toàn khác.
" alt=""/>Năm buồn của Galaxy Note 7 và iPhone SENhững lãnh đạo tài ba luôn truyền đạt ý thức về mục đích chung cho người của mình, Ren Zhengfei – nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Huawei - không phải ngoại lệ. Ưu tiên đầu tiên và quan trọng nhất của ông là khách hàng. Nhiều công ty đi theo tôn chỉ đặt khách hàng vào trung tâm nhưng có bao nhiêu trong số đó thực sự sống với ý thức này?
Theo các tác giả của Harvard Business Review, khi trò chuyện cùng họ, ông Ren lặp lại liên tục trong những năm đầu xây dựng, mọi người trong Huawei đã để tâm đến khách hàng và quay lưng lại với các ông chủ như thế nào. Chẳng hạn, vài năm trước, một phái đoàn đầu tư dẫn đầu bởi Stephen Roach, nhà kinh tế trưởng của Morgan Stanley, đến thăm trụ sở Huawei tại Thâm Quyến. Các chuyến thăm như vậy thường do các nhà đầu tư mạo hiểm thực hiện để mua lại một phần trong Huawei. Ông Ren yêu cầu Fei Min, Phó Chủ tịch R&D, phụ trách đoàn. Sau đó, ông Roach nói đầy thất vọng: “Ông ấy đã từ chối cơ hội 3 nghìn tỷ USD”. Lời giải thích được ông Ren đưa ra là: Ông Fei nói có thể gặp trực tiếp bất kỳ khách hàng nào dù họ quy mô nhỏ ra sao nhưng ông Roach không phải khách hàng.
Một ví dụ khác về thái độ đặt khách hàng lên hàng đầu đến từ chương đầu trong lịch sử Huawei mà đã trở thành huyền thoại của công ty. Tại sa mạc và các vùng nông thôn Trung Quốc, chuột thường cắn dây làm ảnh hưởng xấu đến kết nối của khách hàng. Những hãng viễn thông đa quốc gia tại thời điểm ấy không xem đây là vấn đề của họmà là của khách hàng. Ngược lại, Huawei lại xem “vấn nạn chuột” là một trong những trách nhiệm mà họ cần giải quyết. Khi làm như vậy, họ có kinh nghiệm hơn trong phát triển các vật liệu và thiết bị bền hơn như dây chống cắn, giúp họ sau đó ký được một số hợp đồng kinh doanh lớn tại Trung Đông, nơi những vấn đề tương tự làm khó các công ty đa quốc gia.
Kể từ đó, có thêm vài dự án mà Huawei phải trải qua các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như xây dựng trạm gốc viễn thông không dây cao nhất thế giới (6.500m trên đỉnh Everest) và xây mạng GSM đầu tiên tại Bắc Cực. Chúng đều giúp công ty thu thập thêm kinh nghiệm hữu ích. Chẳng hạn, khi Huawei mở rộng thị trường 3G tại châu Âu, họ nhận thấy nhà mạng châu Âu kỳ vọng trạm gốc gọn nhẹ hơn, dễ lắp đặt, thân thiện với môi trường hơn, tiết kiệm năng lượng hơn nhưng độ phủ phải rộng hơn. Dựa theo các yêu cầu từ khách hàng, Huawei trở thành hãng đầu tiên ra mắt trạm phân phối cơ sở, cho phép phân phối sóng vô tuyến từ mạng lớn đến các mạng tư nhân nhỏ. Sáng kiến giúp nhà mạng triển khai trạm gốc rẻ hơn và vô cùng phổ biến tại châu Âu.
Huawei nhấn mạnh cách duy nhất để có cơ hội là thông qua nỗ lực làm việc. Ví dụ, vào những năm đầu, mọi nhân viên mới đều được cấp chăn và đệm. Nhiều người phải làm việc muộn rồi ngủ lại văn phòng hoặc chợp mắt vào trưa hôm sau. Một nhân viên cho biết: “Các tấm đệm đại diện cho những ngày làm việc vất vả trong quá khứ và ý tưởng đó đã được chuyển hóa thành tinh thần cống hiến để làm tốt nhất những gì có thể”.
Lực lượng lao động chuyên tâm và cam kết gắn bó sẽ giúp công ty cạnh tranh hơn. Ai cũng hiểu điều đó nhưng không phải ông chủ nào cũng có cách để tạo ra lực lượng này. Huawei làm được một phần vì hệ thống đánh giá khen thưởng trong công ty. Họ không phải một công ty đại chúng mà thực tế do nhân viên sở hữu.
" alt=""/>Huawei và bài học thành công từ văn hóa doanh nghiệp