Ở tuổi xế chiều, Lâm Thanh Hà sẵn sàng đón nhận chuyện già đi, coi trọng vẻ đẹp tự nhiên, không can thiệp thẩm mỹ để níu kéo tuổi xuân. Nữ diễn viên cho rằng: "Thay vì chăm chút vẻ bề ngoài, tôi sẽ chú ý đến vẻ đẹp bên trong. Đọc và viết là liều thuốc tốt giúp tôi chống lại thời gian, khiến cho tâm hồn lạc quan, thư thái".
Lâm Thanh Hà tiết lộ cách cân bằng cuộc sống, khi rảnh rỗi thường nép mình trên sofa và nghiền ngẫm một cuốn sách bởi việc này có nhiều lợi ích. Không đơn thuần chỉ đọc mà là quá trình trau dồi và tiếp thu kiến thức, mở rộng tầm nhìn, định hình giá trị bản thân và phong cách sống chuẩn mực.
Sở thích đọc sách của diễn viên Lâm Thanh Hà.
Việc duy trì thói quen đọc sách, giúp cho Lâm Thanh Hà sở hữu vẻ đẹp nội tâm. Một khán giả từng bình luận như sau: "Khi nhìn thấy cô ấy, tôi cảm nhận được sự điềm tĩnh, thanh nhã, cổ điển, khí chất của một người sở hữu vẻ đẹp bên trong toát ra từ những trang sách. Thời gian có thể bào mòn vẻ đẹp bên ngoài, nhưng không thể xóa đi một tâm hồn thánh thiện".
Đối với nữ diễn viên, đọc sách là điều tất yếu trong cuộc sống với phương châm: "Trước 30 tuổi diện mạo là do bố mẹ ban cho, nhưng sau 30 tuổi, điều này phụ thuộc vào quá trình bồi đắp tâm hồn, tu dưỡng bản thân của mỗi người".
Diễn viên Lâm Thanh Hà chia sẻ: 'Đọc sách là liều thuốc tốt nhất chống lại thời gian'.
Giải thích thêm về điều này, bà cho rằng, một người dù bên ngoài lộng lẫy đến đâu, kiêu sa đến mấy, cũng khó có thể coi là người đẹp, nếu không có nội tâm trong sáng. Suy cho cùng, vẻ đẹp tâm hồn không phải là "trang sức" bên ngoài, mà là yếu tố làm nên nét đẹp tiềm ẩn.
Nữ diễn viên luôn đề cao việc đọc sách, vì điều này giúp cho tâm hồn trở nên đẹp hơn. "Tâm hồn đẹp có thể giúp chúng ta vượt qua được sự khắc nghiệt của thời gian, sống trong trạng thái bình thản, tận hưởng cuộc sống", bà nói thêm.
Để phục vụ cho sở thích riêng của bản thân, trong căn biệt thự cổ trị giá 1,1 tỷ đô la Hong Kong (3292 tỷ đồng), Lâm Thanh Hà có riêng một phòng để đọc sách. Trước đó, trong một buổi phỏng vấn, nữ diễn viên từng chia sẻ: "Đối với tôi, tài sản giá trị nhất trong căn nhà này không phải là quần áo, trang sức quý giá hay vật dụng đắt tiền mà đó là phòng đọc sách. Tại đây, có rất nhiều quyển sách giá trị".
Ngoài sở thích đọc sách, Lâm Thanh Hà còn đam mê viết lách. Đến nay, bà xuất bản được 4 cuốn sách bao gồm: Kính tiền kính hậu(2011), Song lý song ngoại(2014), Vân khứ vân lai(2020), Tiểu phẩm Thanh Hà(2022).
Bà Kim Thánh Hoa - Tiến sĩ trường Sorbonne University (Pháp), Trưởng Hiệp hội Phiên dịch Hong Kong - bạn thân Lâm Thanh Hà cho biết: "Cô ấy chịu khó 'tầm sư học đạo', nhờ vậy có thể chuyển nghề từ diễn viên thành nhà văn một cách ngoạn mục. Lâm Thanh Hà thường mất ăn mất ngủ vì viết sách, mỗi khi viết xong liền nhờ nhiều người đọc, cho ý kiến và tiếp thu một cách nghiêm túc".
Diễn viên Lâm Thanh Hà trong phim ''Tiếu ngạo giang hồ: Đông phương bất bại':
Lâm Thanh Hà U70 sống kín tiếng, tài sản nghìn tỷ đồng
Lâm Thanh Hà được khen rạng rỡ, lạc quan ở tuổi xấp xỉ 70. Bà có cuộc sống kín tiếng sau nhiều năm giải nghệ để làm người phụ nữ gia đình.
" alt="Diễn viên Lâm Thanh Hà: 'Đọc sách là liều thuốc tốt nhất chống lại thời gian'" />Diễn viên Lâm Thanh Hà: 'Đọc sách là liều thuốc tốt nhất chống lại thời gian'
Bảng xếp hạng 17 đội ghi được điểm số trong chương trình diễn tập ngày 22/12.
Theo thông tin mới cập nhật từ Ban tổ chức, trong 35 đội tham gia diễn tập lần này, đã có 17 đội ghi được điểm. Trong thời gian diễn tập, hệ thống đã ghi nhận 160 lần submit của các đội, trong đó 108 lần submit đáp án đúng.
Đáng chú ý, có 7 đội hoàn thành tất cả 8/8 pha diễn tập, cùng giành được tổng số điểm 1.600, gồm 1 đội của Sở TT&TT Đà Nẵng, 4 đội của Phòng thí nghiệm trọng điểm an toàn thông tin, 1 đội của Bkav và 1 đội đến từ Trung tâm CNTT của Bộ Giao thông Vận tải.
Theo đánh giá của đơn vị điều phối diễn tập, các cán bộ kỹ thuật của Sở TT&TT Đà Nẵng đã tích cực và tập trung xử lý từng bước theo quy trình để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các cuộc tấn công này. Tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Đà Nẵng luôn là địa phương ở vị trí số 1 về năng lực và triển khai hiệu quả các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Sở TT&TT Đà Nẵng thường xuyên có những hoạt động nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ; đồng thời quy tụ các Sở TT&TT khác trong khu vực để cùng tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức chung.
Đội cán bộ kỹ thuật của Sở TT&TT thành phố Đà Nẵng tham gia chương trình diễn tập.
Với thành phố Đà Nẵng, nhiều năm qua, địa phương này đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ việc ứng dụng và phát triển ICT để hình thành hệ thống thông tin chính quyền điện tử. Nhiều ứng dụng chính quyền điện tử được xây dựng dựa trên một nền tảng ứng dụng ICT của thành phố - Danang Egov Platform, bao gồm các cơ sở dữ liệu nền tảng, ứng dụng hỗ trợ nghiệp vụ dùng chung như hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử, hệ thống một cửa điện tử tập trung; dịch vụ công trực tuyến, quản lý giao thông công cộng, quản lý chất lượng nước, quản lý điện chiếu sáng công cộng...
Song song với đó, theo chia sẻ của đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng, nguy cơ mất an toàn-an ninh mạng luôn ở trong tình trạng báo động với hệ thống quản lý chính quyền bằng mô hình Chính phủ điện tử. Tội phạm mạng sử dụng những kỹ thuật tấn công ngày càng phức tạp, không chỉ nhắm vào người dùng cá nhân và doanh nghiệp mà còn hướng tới hệ thống mạng cơ quan chính phủ các cấp, khai thác đánh cắp dữ liệu mật. Các hệ thống CNTT trọng yếu của thành phố Đà Nẵng cũng là mục tiêu của tội phạm mạng.
“Vì thế, nhận thức rõ tầm quan trọng của đảm bảo an toàn thông tin mạng, Đà Nẵng đã có nhiều chính sách đầu tư cho an toàn thông tin, đào tạo nguồn lực an toàn thông tin cũng như tham gia các đợt diễn tập để bảo đảm đội ngũ kỹ thuật luôn chủ động trong công tác phòng ngừa cũng như ứng cứu sự cố”, đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng cho hay.
Vân Anh
Việt Nam đang thiếu khoảng 50% chuyên gia an toàn thông tin
Theo đại diện Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, Việt Nam và thế giới đều đang thiếu khoảng 50% chuyên gia an toàn thông tin; không tổ chức nào có thể khẳng định đảm bảo an toàn thông tin 100%.
" alt="Sở TT&TT Đà Nẵng dẫn đầu diễn tập ứng cứu sự cố qua lỗ hổng phần mềm" />
...[详细]
Thường trực Ủy ban nhận thấy Luật số 34 có quy định về hệ thống văn bằng GDĐH gồm bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương. Luật này giao trách nhiệm cho Chính phủ ban hành hệ thống văn bằng GDĐH, quy định văn bằng, chứng chỉ đối với một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù và không có quy định chuyển tiếp hoặc hồi tố về nội dung này.
Do vậy, nội dung văn bản hướng dẫn thi hành cũng như văn bản chỉ đạo điều hành của cơ quan có thẩm quyền cũng không được vi phạm vào nguyên tắc không hồi tố.
Nhưng Điều 152 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Chỉ trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước”.
Đồng thời, luật cũng nghiêm cấm việc quy định hiệu lực trở về trước với các trường hợp: Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; Và quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Vì vậy, đối với trường hợp cơ sở GDĐH đã thực hiện tuyển sinh và đào tạo theo chương trình đào tạo cũ trước khi Luật số 34 có hiệu lực thi hành thì vẫn được tiếp tục thực hiện đào tạo, cấp văn bằng tốt nghiệp theo quy định cũ. Các trường hợp tuyển sinh, tổ chức đào tạo sau ngày Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2019 phải thực hiện theo quy định mới.
Do đó, Thường trực Ủy ban đề nghị Bộ GD-ĐT có văn bản báo cáo, trong đó thể hiện rõ quan điểm của Bộ về nội dung này. Đồng thời, Bộ GD-ĐT có hướng dẫn cụ thể và thống nhất trong toàn hệ thống về việc cấp bằng trình độ tương đương và nội dung chính ghi trên văn bằng tốt nghiệp các trình độ đào tạo chuyên sâu, đặc thù, trình độ tương đương đối với các trường hợp đã tuyển sinh và đào tạo trước thời điểm Luật số 34 có hiệu lực thi hành, đảm bảo đúng quy định pháp luật và quyền lợi sinh viên.
Thanh Hùng
Hơn 255 nghìn thí sinh từ bỏ 'cuộc đua' đại học, cao đẳng
Năm 2020, cả nước có hơn 895 nghìn thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, trong đó có hơn 640 nghìn em đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ.
" alt="Uỷ ban Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục xem lại việc cấp bằng cử nhân thay kỹ sư" />
...[详细]