- Tôi biết con người cả đời ở bên nhau cũng không thể hiểu hết nhau,ốngthửđểchữabệnhcuồngghenchongườiyêcác trận đấu của cristiano ronaldo nhưng tôi vẫn luôn có suy nghĩ muốn được sống thử cùng anh. Tôi rất hy vọng khi bên nhau anh sẽ không còn cuồng ghen nữa.
Sống thử để chữa bệnh cuồng ghen cho người yêu
相关文章
- 、
-
Soi kèo phạt góc Torino vs AC Milan, 0h00 ngày 23/2 -
Ảnh cưới lấy cảm hứng từ phim hài của Kathy Uyên và chồng doanh nhânSau 1 năm được bạn trai cầu hôn, Kathy Uyên chính thức thông báo cả hai về chung một nhà. Hôn lễ của cặp đôi sẽ được tổ chức tại Đà Lạt. Trước đó, Kathy Uyên từng tiết lộ về đám cưới trong mơ: "Tôi muốn hôn lễ của mình diễn ra trong không gian ấm cúng với bạn bè thân thiết. Tất nhiên, tôi sẽ làm một tiệc cưới thật đặc biệt ghi dấu lại tình yêu của cả hai". Chia sẻ về mối quan hệ với doanh nhân Ly Việt Vũ, cô cho biết: "Trước khi hẹn hò, chúng tôi có 8 năm là bạn thân. Tôi và anh ấy thường xuyên trao đổi với nhau về công việc, những vui buồn trong cuộc sống. Cứ thế, cả hai dần trở nên thân thuộc và thấy không thể sống thiếu nhau". Kathy Uyên và doanh nhân Ly Việt Vũ công khai hẹn hò vào năm 2019. Hiện tại, cặp đôi đã có một bé trai. Doanh nhân Vũ Ly Việt sinh ở Canada, làm trong lĩnh vực quảng cáo. Năm 2016, anh được công bố trong danh sách "40 under 40" của tạp chí Campaign Asia, tôn vinh những gương mặt đã đạt được thành tích cao trong lĩnh vực Marketing truyền thông. Anh có một con gái riêng. Bộ ảnh cưới của cặp đôi được lấy cảm hứng từ bộ phim hài của Mỹ 'When Harry Met Sally'. Bộ ảnh này tái hiện những tình tiết hài hước, lãng mạn của hai vợ chồng từ khi gặp gỡ đến quyết định kết hôn. Kathy Uyên sinh năm 1981, là diễn viên, ca sĩ, người mẫu và MC người Mỹ gốc Việt. Từ nhỏ, cô đã bộc lộ niềm đam mê và năng khiếu với điện ảnh. Trước khi trở về Việt Nam, cô tham gia một số phim chiếu tại Mỹ. Cô và chồng đều sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, về Việt Nam làm việc. "Chúng tôi đam mê âm nhạc, xem phim, lên ý tưởng kinh doanh. Chúng tôi luôn thông cảm, hy sinh, làm hậu phương vững chắc cho nhau trong sự nghiệp. Việc coi trọng tình cảm giúp chúng tôi ngày càng gắn bó", cô chia sẻ. Kathy Uyên còn là đạo diễn của một số bộ phim như Chuyện tình xa xứ, Để mai tính, Âm mưu giày gót nhọn, Em chưa 18, Chị chị em em… Cô cũng tham gia đào tạo diễn xuất và hỗ trợ huấn luyện nhiều diễn viên như Ninh Dương Lan Ngọc, Diễm My 9x, Kaity Nguyễn... Kathy Uyên 2 lần đoạt giải tại Cánh diều vàng với hạng mục Nữ diễn viên phụ xuất sắc (năm 2008) và Nữ diễn viên chính xuất sắc (2013). Thắm Nguyễn
Kathy Uyên công khai bạn trai mới sau mối tình 10 năm
">Đây là lần hiếm hoi nữ diễn viên, đạo diễn Việt kiều chia sẻ hình ảnh tình tứ bên bạn trai mới và nhận nhiều sự quan tâm từ công chúng.
-
Nguyễn Thu Trang (một học sinh lớp 12 ở Hà Nội) chia sẻ, trước đây em từng theo học tại một trường THCS được coi là trường điểm tại Hà Nội. Mang danh học dốt, nữ sinh suốt 4 năm bị 2/3 bạn trong lớp xa lánhBố mẹ em đặt rất nhiều kỳ vọng vào em khi theo học tại lớp giỏi nhất khối.
Các bạn ở đó thi đua cùng nhau học và Trang cảm thấy mình kém cỏi so với các bạn.
“Dường như trong 4 năm học THCS, chưa bao giờ em cảm nhận được tình cảm, tình yêu từ giáo viên chủ nhiệm. Mọi người luôn nhìn em với ánh mắt là một học sinh dốt. Em cảm thấy không một ai hiểu mình hết. Và cũng vì là một học sinh dốt nên tất cả mọi hoạt động trong trường, mọi sinh hoạt của lớp nào em cũng không được tham gia”.
Chỉ vì mang danh học dốt, 4 năm THCS của Trang là những tháng ngày buồn và đầy tủi thân. Ảnh: Thanh Hùng Những ngày tháng xám xịt bủa vây cô nữ sinh nhỏ khi em cảm nhận rằng không ai công nhận sự cố gắng của em, không ai cho em được thể hiện, phát huy thế mạnh của bản thân mình.
“Sự tủi thân nhất trong 4 năm cấp THCS mà em không bao giờ quên được đó là cô giáo chủ nhiệm đã từng gọi điện cho các bác ở ban phụ huynh nói rằng: Ôi, con bé này học dốt. Con bé này là học sinh cá biệt của lớp. Ý muốn nói là không nên cho con giao du với các học sinh khác ở lớp. Và suốt 4 năm cấp THCS, em bị 2/3 bạn bè trong lớp xa lánh. Em gần như không được thầy cô tin yêu, không được bạn bè nhìn thấy sự cố gắng”.
Bản thân Trang cũng tìm cách và rất cố gắng để học tập, rèn luyện bản thân. Thậm chí, học kỳ 2 lớp 8, em đã đủ điểm trung bình chung được học sinh giỏi và điều này khiến em rất vui. Nhưng buổi tổng kết, cô giáo bảo rằng em không được học sinh giỏi. Bởi điểm tổng kết trung bình cả năm môn Toán của em bị thiếu 0,1 điểm.
“Em cảm thấy rất buồn khi mọi sự cố gắng của mình không được một ai công nhận. Các thầy cô không công nhận sự cố gắng đó của em. Từ đó em cảm thấy không muốn cố gắng nữa và càng ngày càng bướng bỉnh hơn. Sự bướng bỉnh ấy theo em cho đến khi lên cấp THPT”.
Tương lai của Trang có lẽ đã rẽ sang một hướng khác nếu như không gặp được gặp cô chủ nhiệm Đào Thị Ninh khi em bước vào bậc THPT với một ngôi trường mới.
Em nhớ, ngay trong buổi nhận lớp đầu tiên, cô đã nói trước cả lớp rằng cô quan tâm đến hạnh phúc của lớp, của các học sinh hơn là việc học tập. “Hạnh phúc trước, học tập sau”, cô giáo đã nhấn mạnh như vậy.
Trang mong muốn một sự thay đổi ở các nhà trường, các thầy cô giáo đối với học sinh. Ảnh: Thanh Hùng. Và tại mái trường THPT đó với sự hỗ trợ của cô giáo chủ nhiệm, em đã được thể hiện mình, được tham gia rất nhiều hoạt động của trường. Và thậm chí, em còn được cô chủ nhiệm tin tưởng giao cho việc làm cán bộ lớp.
“Em cảm giác ở môi trường này, em được thể hiện mình, được khai phá tiềm năng, phát huy thế mạnh. Và cũng nhờ những lần được trải nghiệm, tham gia những sự kiện như thế mà em được hiểu hết bản thân mình, biết vị trí của mình ở đâu và thế mạnh của mình là gì để rồi phát huy”.
Đó là những điều mà em chưa bao giờ nghĩ đến khi ở cấp THCS với những áp lực từ việc bị coi là học dốt.
“Trước đây em chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ được mọi người, được bạn bè và thầy cô nhìn với một ánh mắt công nhận. Giờ đây em mới thật sự hạnh phúc vì được là chính bản thân mình, được khai phá tiềm năng.
Điều mà em thấy ở mái trường mình đang theo học là học tập rất quan trọng nhưng quan trọng hơn nữa là học sinh được rèn luyện kỹ năng của bản thân. Đó là kỹ năng sống. Em được trở thành là một trong những thành viên của câu lạc bộ Thủ lĩnh của trường và cũng là một trong những leader giỏi của trường”.
Để thấy những áp lực về học tập đôi khi có thể làm hỏng những đứa trẻ nếu không được “cứu vãn kịp thời”.
Câu chuyện này được Thu Trang chia sẻ tại chương trình Gala “Thay đổi vì một trường học hạnh phúc” do VTV7 phối hợp với Bộ GD-ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 28/5.
Thanh Hùng
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: ‘Càng ngày tôi càng “ngấm” là phải có niềm tin’
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ qua các công việc khác nhau, được chia sẻ và gần gũi các đồng nghiệp thì càng ngày ông càng “ngấm” là phải có niềm tin.
"> -
- 28 tuổi, từng đặt chân tới 27 quốc gia trên thế giới, sinh sống ở 7 đất nước thuộc 4 châu lục, cô gái Việt Nam Hồ Thu Hương vẫn đang mải miết với hành trình chinh phục những vùng đất mới và ấp ủ ước mơ truyền cảm hứng cho người Việt trẻ vươn ra thế giới. Hương tận dụng mỗi kỳ nghỉ để khám phá những miền đất mới. Ảnh chụp ở Cộng hòa Malta. Ảnh: NVCC
27 quốc gia và 4 châu lục
Sinh ra ở Việt Nam, đến năm 9 tuổi, Hương sang định cư ở Cộng hòa Séc cùng mẹ và em trai. Tốt nghiệp ngành Ngoại thương, ĐH Kinh tế Praha (Séc), sau 2 năm làm việc kiếm tiền, Hương tiếp tục học Thạc sĩ Marketing – Quản lý thương hiệu tại Trường Kinh doanh Kedge (Marseille, miền Nam nước Pháp). Trong quá trình học đại học ở Séc, với bảng điểm ấn tượng, cô nhận được học bổng sang Argentina du học một học kỳ. “Mình chọn Argentina vì trước đó mình chưa từng đặt chân đến châu Mỹ, và mình ao ước có được kinh nghiệm sống tại một quốc gia ngoài châu Á và châu Âu”. Trải nghiệm sống và học tập của cô gái người Việt Nam được tích lũy dần từ đó.
Trong suốt những năm học tập tại Séc, Hương đã rất tích cực tham gia các cuộc thi lớn nhỏ khác nhau, “một phần vì mình tin rằng khi có áp lực và lý do để học, mình sẽ học tốt và nhanh hơn. Phần khác là vì mình muốn các bạn cùng lớp biết được rằng một cô gái châu Á bé nhỏ cũng có thể làm bất cứ điều gì mà họ làm được”. Kết quả xứng đáng với những gì bỏ ra, trong suốt những năm học trung học, Hương nhận được 23 giải thưởng lớn nhỏ ở nhiều môn học khác nhau. Lên đại học, Hương cũng tiếp tục thi đấu trong các cuộc thi có liên quan đến ngành học của mình.
Hương và các bạn trong khóa học nhiếp ảnh tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: NVCC
Ngoài học bổng sang Argentina du học, cô gái 2 quốc tịch Séc và Việt Nam cũng nhận được học bổng của Liên Minh Châu Âu để sang Canada học tập và làm việc. Trong quá trình học cao học tại Trường Kinh doanh Kedge của Pháp, Hương đã được chọn là thành viên nước ngoài duy nhất để cùng 15 bạn người Pháp sang New York (Mỹ) thi đấu trong Mô hình Liên Hiệp Quốc tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Vượt qua 5000 thành viên tham dự, đội của Hương giành giải cao nhất (giải suất xắc) với 4 giải phụ.
Hương và Misato người Nhật Bản trong khóa học về bảo vệ môi trường tại trường Đại học Tartu, Estonia. Ảnh: NVCC
Hồ sơ kinh nghiệm làm việc của cô gái 28 tuổi cũng khiến nhiều người nể phục với hành trình di chuyển từ Séc, Canada tới Mỹ. Hương từng làm việc trong nhiều lĩnh vực như: thương mại quốc tế, nghiên cứu khoa học, tư vấn, tiếp thị, quản lý sự kiện và giao tiếp đa văn hóa. Những cơ quan mà cô đã từng làm việc có cả các tổ chức phi Chính phủ như Quỹ châu Á-Thái Bình Dương của Canada, Phòng Thương mại Bắc Âu tại Cộng hòa Séc, Phòng Thương mại Pháp-Mỹ tại Mỹ, các tập đoàn quốc tế như Expedia tại Praha (Séc) hay Siu & Sons tại Vancouver (Canada). Ngoài ra, cô cũng đã làm việc tại các trường đại học như Đại học Charles (Praha, Séc), Đại học Panamericana (Mexico).
Ngoài 7 quốc gia mà Hương đã và đang sinh sống là Việt Nam, Séc, Argentina, Pháp, Canada, Mexico và Mỹ, cô gái bé nhỏ này đã đặt chân tới tổng cộng 27 đất nước khắp 4 châu lục. “Chỉ còn châu Úc là mình chưa có cơ hội tới thăm” – Hương chia sẻ. Những chuyến đi này phần lớn là mục đích tham gia hội thảo, các khóa học, thực tập… “Ví dụ như mình đã sang Bồ Đào Nha để tham gia khóa học chụp ảnh do Liên Minh Châu Âu tài trợ. Mình sang Bỉ, Pháp, Estonia, Canada hay Hoa Kỳ để tham gia các khóa học ngắn hạn hay hội thảo quốc tế của các tổ chức như PECC, Asia-Europe Foundation, Model United Nations, Asia-Pacific Foundation of Canada, Hội đồng châu Âu…”
Thành thạo 5 thứ tiếng
Hương và các bạn từ các nước trong khối PECC tham dự hội thảo thường niên của khối tại Vancouver, Canada. Ảnh: NVCC
Thành thạo 5 ngoại ngữ: tiếng Việt, tiếng Séc, tiếng Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Hương cho rằng cách hiệu quả nhất để học một ngôn ngữ là chúng ta phải ở trong môi trường bắt buộc chúng ta phải sử dụng ngôn ngữ đó.
Từ hồi năm thứ nhất đại học ở Séc, Hương đã bắt đầu học tiếng Tây Ban Nha. Đến năm thứ 2 đại học, một trong những lý do cô chọn Argentina cho học bổng của mình là để rèn luyện vốn ngoại ngữ này. Không may là các môn học tiếng Anh của Hương bị hủy nên cô phải “dấn thân vào học tiếng Tây Ban Nha bằng những cuốn sách dày cộm”. Sau 6 tháng sinh sống ở Argentina, Hương đã nói tiếng Tây Ban Nha lưu loát. “Ở Argentina, mình lại sử dụng “bí quyết” của mình để học tiếng. Mình sống ở căn hộ của một người bản xứ. Mình thường đi bộ đến trường và quanh thành phố để làm quen và nói chuyện với người bản xứ cũng như tham gia các hoạt động trong và ngoài trường.”
Còn với tiếng Pháp, Hương được học từ năm lớp 7 ở Séc. “Vì mình sống ở một thành phố nhỏ nên mình không có nhiều cơ hội để gặp người nước ngoài và giao tiếp bằng các ngoại ngữ. Vậy nên mình đã tự học bằng cách đọc sách, xem phim có phụ đề, nghe nhạc và tìm thông tin trên mạng” – Hương chia sẻ cách học ngoại ngữ của mình.
Hương và các bạn cùng lớp tại Trường Đại học Thương mại Argentina. Ảnh: NVCC
Có một công việc mà Hương đã phải sử dụng cả 5 thứ tiếng để liên lạc với khách hàng, đối tác. “Để có thể làm được như vậy thì trước tiên, bạn nên tách rời các ngôn ngữ khác nhau khi học để không bị nhầm lẫn. Ví dụ như bạn chọn ngày thứ 2 để học tiếng Anh, thì hôm đó bạn nên chỉ tập trung vào tiếng Anh. Rồi ngày hôm sau bạn chọn để luyện tiếng Pháp, thì hôm đó bạn nên chỉ học tiếng Pháp, nghe nhạc tiếng Pháp, giao tiếp bằng tiếng Pháp…”.
Ở mỗi nền giáo dục mà cô gái này từng trải nghiệm đều có những điểm thú vị khác nhau. Nếu như ở Séc, thầy cô không bao giờ quát mắng mà rất coi trọng ý kiến của học sinh, thì ở Argentina, cô đã “sốc” khi sinh viên gọi thầy cô bằng tên riêng ngay từ ngày đầu tiên. Trong khi đó, Pháp rất coi trọng kỹ năng làm việc nhóm, ngay cả với luận văn tốt nghiệp.
Chi phí cơ hội
Công dân toàn cầu là ước mơ của rất nhiều bạn trẻ, nhưng với Hương, mỗi quyết định đều có “chi phí cơ hội”. “Khi Hương quyết định sẽ định cư tại châu Mỹ, Hương biết rằng Hương sẽ phải sống xa mẹ ở châu Âu và bố ở châu Á. Đây là chi phí cơ hội mà Hương phải trả cho việc sống như một công dân toàn cầu. Nhưng Hương luôn nghe theo sự mách bảo của trái tim” – cô gái bé nhỏ chia sẻ.
Hiện tại Hương đang sinh sống tại Mỹ cùng chồng là người Mexico. Cả hai gặp nhau ở Vancouver, Canada vào năm 2012. Hồi đó, anh đang học tiến sĩ tại trường Đại học British Columbia sau khi đã hoàn thành 5 năm ở ĐH Cambridge. Sau 2,5 năm xa cách, sau khi tốt nghiệp cao học ở Pháp, Hương đã đến Canada định cư cùng chồng, sau đó lại chuyển sang Mỹ sinh sống vào năm 2015.
Hương và chồng biểu diễn điệu nhảy salsa trong Chương trình văn hóa Việt Nam tại trường Đại học Harvard, Mỹ. Ảnh: NVCC
“Những năm tháng đó là thời kỳ khó khăn nhất đối với mình, vì mình vừa phải kiếm tiền cho việc học cao học, vừa tính chuyện trở lại Canada để thăm anh, vừa không biết cuộc sống tương lai của mình sẽ như thế nào. Có cuộc sống chu du khắp thế giới nghe thì rất thú vị, nhưng người trong cuộc mới biết đến những sự khổ sở của nó. Điều duy nhất mình biết khi đó là mình phải hoàn thiện bản thân và sơ yếu lý lịch của mình tốt nhất có thể, để nâng cao khả năng thành công tại các đất nước tiếp theo. Điều mà tất cả các công dân toàn cầu phải làm là phải cố gắng và không bao giờ lùi bước trước các trở ngại”.
Chuyến đi Maroc đã thay đổi cách nhìn của Hương với những người Hồi giáo. Ảnh chụp tại sa mạc Sahara, Maroc. Ảnh: NVCC
Hiện tại Hương đang triển khai 3 dự án có liên quan đến chủ đề “công dân toàn cầu”. Dự án thứ nhất là Hộ Chiếu Xanh Đi Quanh Thế Giới – Hương thực hiện cùng 2 bạn trẻ khác gốc Việt đang sinh sống ở Trung Quốc và Singapore. “Mục đích của dự án là giúp đỡ các bạn trẻ Việt Nam học được các kỹ năng cần thiết để có thể thành công ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Dự án thứ hai tập trung vào phụ nữ trên khắp thế giới. “Mình và 13 người phụ nữ từ Bulgaria, Bosnia và Hercegovina, Cộng hòa Dân chủ Congo, Lithuania, Đức, Nhật Bản, Ma-rốc, Nigeria, Romania, Ả Rập-Xê Út và Ukraine và Hoa Kỳ cùng nhau viết lên một cuốn sách về hành trình xuyên lục địa của chúng mình. Chúng mình mong muốn truyền cảm hứng cho phụ nữ khắp thế giới thực hiện những ước mơ của mình. Dự án thứ ba là một dự án học trực tuyến toàn cầu, đang trong quá trình triển khai” – Hương chia sẻ về công việc mình đang làm.
Tháng 12 tới đây, cô gái sinh năm 1988 sẽ trở về Việt Nam để giới thiệu cuốn sách “Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới – Những bước để trở thành công dân toàn cầu” tới các bạn trẻ trong nước. Hương hi vọng cuốn sách sẽ phần nào giúp các bạn trẻ tìm ra nguồn động lực để trở thành con người mà các bạn mong muốn.
- Nguyễn Thảo