当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Persebaya Surabaya vs Persita Tangerang, 19h00 ngày 31/1: Chặn đứng mạch bết bát 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Kèo vàng bóng đá Club America vs San Luis, 08h00 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
Đó là Liu Zhiyu, sinh ra ở Hồ Bắc.
Liu Zhiyu vốn xuất thân trong một gia đình bình thường, có tính cách hướng nội. Tuy nhiên, khả năng toán học xuất chúng lại khiến anh tỏa sáng, nổi tiếng khắp cả nước.
Liu nổi tiếng khắp Trung Quốc những năm 2000 nhờ thành tích toán học xuất sắc. |
Năm 2005, khi đang học trung học, Liu Zhiyu được cử là đại diện cho đoàn Trung Quốc tham gia Olympic Toán học quốc tế lần thứ 31 và đã giành huy chương vàng.
Một năm sau đó, Liu Zhiyu tiếp tục mang huy chương vàng cho đất nước khi tham gia Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học với kết quả hoàn hảo.
Với thành tích 2 huy chương vàng toán học thế giới, Liu Zhiyu được vào thẳng khoa Toán của Đại học Bắc Kinh. Tại đây, Liu liên tục đạt được điểm số xuất sắc và nhận được học bổng toàn phần của Đại học MIT (Mỹ).
Theo lẽ thường, bất kỳ ai cũng sẽ nắm bắt cơ hội ra nước ngoài tu học, nhưng Liu Zhiyu đã có một quyết định bất ngờ.
Trước ngày sang Mỹ nhập học 1 tuần, Liu đến chùa Long Tuyền và quyết xuống tóc đi tu. Bố mẹ của Liu ra sức thuyết phục, thậm chí van xin nhưng Liu vẫn không thay đổi. Mẹ anh sau đó sốc đến mức phải nhập viện, ốm liệt giường suốt nhiều ngày liền. Bố Liu tuyên bố từ con với hy vọng con trai sẽ nghĩ lại nhưng vẫn thất bại.
Liu quyết định đi tu trước ngày sang Mỹ 1 tuần. |
Sau khi đi tu, Liu Zhiyu từ chối mọi cuộc phỏng vấn, mãi đến 9 năm sau, anh mới tiết lộ lý do khiến cha mẹ và nhiều người ngỡ ngàng.
Liu Zhiyu cho biết, anh từng có niềm đam mê với toán học. Đối với Liu, việc được nghiên cứu, tìm hiểu các vấn đề toán học là điều thú vị nhất trên đời. Nhưng càng học, Liu càng nhận thấy những áp lực, kỳ vọng to lớn mà xã hội và gia đình đặt trên vai mình.
Bên cạnh đó, sự nghiêm khắc của cha mẹ cộng với cơ thể ốm yếu khiến anh thường xuyên cảm thấy u uất. Anh không còn hứng thú với việc học toán nữa nên đã quyết định đặt hy vọng vào triết học và tôn giáo.
‘Thiên tài toán học’ bất ngờ đi tu, lý do được tiết lộ khiến cha mẹ hối hận. |
Sau khi nghe những lời tâm sự của con trai, bố mẹ Liu bấy giờ mới hối hận nhưng đã quá muộn. Họ nhận ra từ trước đến giờ chỉ luôn đòi hỏi thành tích từ con trai mà chưa từng hỏi liệu anh có hạnh phúc với cuộc sống hiện tại, có áp lực, mệt mỏi hay không?
Được biết, hiện anh nghiên cứu tâm lý học, hy vọng có thể khai sáng cho người khác, đồng thời tìm thấy chính mình.
Đang là tổng giám đốc một công ty lớn, sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu USD, anh Liu quyết định bỏ lại tất cả, lên núi đi tu.
" alt="‘Thiên tài toán học’ bất ngờ đi tu, lý do hé lộ khiến cha mẹ hối hận"/>‘Thiên tài toán học’ bất ngờ đi tu, lý do hé lộ khiến cha mẹ hối hận
Từ cơ duyên ký hoạ chân dung bà Kim Ngân - người sau này trở thành Chủ tịch Quốc hội, nhà báo Trần Mạnh Tuấn đã có điều kiện tiếp cận nhiều lãnh đạo.
Anh không phải là một hoạ sĩ chuyên nghiệp nhưng những bức ký hoạ bằng bút sắt của anh lại rất chuyên nghiệp và có nghề. Thời kỳ chiến tranh, những bức ký hoạ chiến trường của anh luôn khiến người xem xúc động, thời bình là những bức ký hoạ chân dung của anh luôn làm người xem trầm trồ, khen ngợi. Anh là Trần Mạnh Tuấn.
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân đang xem bức ký họa chân dung mình do Trần Mạnh Tuấn vẽ. |
Trần Mạnh Tuấn sinh năm 1953 tại Hà Nội, từ nhỏ đã đam mê hội hoạ. Khi còn học tiểu học, Tuấn vẽ bất kể những gì nhìn thấy xung quanh mình, từ chiếc ô tô, máy bay, ngôi nhà, hàng cây góc phố, đến chân dung những người thân trong gia đình. Vì thiếu giấy nên Tuấn thường tận dụng những phần giấy trắng còn sót lại của cuốn vở viết để vẽ. Vì yêu hội họa, vẽ khá, nên Tuấn được mời cộng tác mảng tranh biếm họa ở các báo Hà Nội Mới, Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, An ninh Thủ đô.
Tháng 1 năm 1972, theo tiếng gọi Tổ quốc, Trần Mạnh Tuấn lên đường nhập ngũ, là lính của lữ 239 Bộ Tư lệnh Công binh. Một thời gian sau anh được cấp trên điều về công tác tại Ban Tuyên huấn. Lúc này ở Ban còn có một số hoạ sĩ bậc đàn anh trong đó có Thành Chương. Ngoài vẽ panô, áp-phích, tranh ký hoạ chiến trường cho đơn vị, thời gian này, Trần Mạnh Tuấn vẽ nhiều về sinh hoạt, những cuộc hành quân ra trận,những lúc nghỉ ngơi của người lính.
Tháng 3-1975 anh vinh dự được tham gia chiến dịch TP.Hồ Chí Minh với nhiệm vụ vẽ ký hoạ trên đường ra chiến trận của quân và dân ta suốt dọc từ Bắc tới Nam, về ngày đại thắng của quân và dân ta, hình ảnh các đoàn quân nô nức tiến về Sài Gòn, xe tăng tiến vào Dinh Độc lập... mà Ban Tuyên huấn Bộ Tư lệnh giao cho.
Từ năm 1986 đến 1991, Mạnh Tuấn sang Nga vừa học vừa làm việc. Anh cũng vẽ tranh về công nhân lao động, về sinh hoạt của các công nhân người Việt Nam làm việc tại Nga đăng trên báo Nga. Về nước, Mạnh Tuấn học báo ở Phân viện Báo chí tuyên truyền và làm phóng viên báo Pháp luật Việt Nam. Khi viết về các nhân vật, anh luôn dùng các bức tranh chân dung do mình vẽ để thay cho ảnh chụp minh họa. Đây là một phong cách riêng của anh để làm nên sự khác biệt cho bài viết.
Hiện nay, Trần Mạnh Tuấn vẫn trung thành với thể loại tranh ký họa bằng bút sắt. Đây là thể loại khó mà đến nay ở Hà Nội còn ít người theo. Anh thích chỉ với một cây bút mực đen vẫn có thể “tung hoành”, thể hiện ý tưởng của mình. Thời bình, anh vẽ nhiều tranh về các góc phố, những con đường, những hàng cây mà suốt tuổi thơ anh gắn bó.
Trong một lần phỏng vấn, viết bài về Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân, nhà báo Trần Mạnh Tuấn đã vẽ chân dung bà Ngân để minh họa cho bài viết, sau đó gửi tặng bà một tấm chân dung ký họa.
Từ cơ duyên ký hoạ chân dung bà Kim Ngân - người sau này trở thành Chủ tịch Quốc hội, nhà báo Trần Mạnh Tuấn đã có điều kiện tiếp cận nhiều lãnh đạo để ký hoạ chân dung như Bộ trưởng Bùi Quang Vinh – Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư, Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng…
Đến kỳ họp thứ XI, Quốc hội khoá XIII, nhà báo Trần Mạnh Tuấn được Văn phòng quốc hội tạo điều kiện vào nghị trường vẽ tặng chân dung các đại biểu Quốc hội. Kỳ họp Quốc hội tháng 7/2016 tới, nhà báo Trần Mạnh Tuấn tiếp tục được tạo điều kiện vào nghị trường ký hoạ chân dung các đại biểu quốc hội.
|
Gần 1 tháng trong nghị trường, Trần Mạnh Tuấn đã ký hoạ được hơn 200 chân dung các đại biểu Quốc hội. |
Phạm Hải
" alt="Nhà báo chuyên vẽ các nguyên thủ, chính trị gia"/>Kèo vàng bóng đá Club America vs San Luis, 08h00 ngày 29/1: Khó tin chủ nhà
Đến sinh nhật vợ, bạn bè người thân nhớ tới chúc mừng, chỉ có chồng là quên. Chị Minh hỏi thì chồng ngơ ngác: “Hôm nay là mùng 1 hay rằm à?”.
“Nhưng ức chế nhất là lần em bị ngã xe. Va chạm nhẹ thôi nên người em không sao, chỉ có xe là bị trục trặc. Em gọi điện báo cho chồng là mình ngã xe, anh ấy hỏi có cần ra giúp không nhưng em nói ở ngay gần nhà, tự xử lý được. Vậy là anh ấy cũng thôi, không ra.
Một lúc sau em vừa dắt xe về đến cổng thì chồng từ trong nhà chạy ra hỏi: “Thế cái xe có sao không?”. Em không thèm đáp, cứ thế dắt xe vào trong mà hai hàng nước mắt tuôn rơi”, chị Minh kể tiếp, giọng nghẹn ngào.
Vì sao chồng vô tâm?
Trong hành trình tư vấn hôn nhân, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh gặp không ít trường hợp vợ than vãn chồng vô tâm.
Theo chuyên gia, nhìn ở góc độ tâm lý, phụ nữ thường có nhiều suy nghĩ phức tạp hơn đàn ông. Hầu hết chị em chú ý đến chi tiết, sống cảm xúc, quan trọng lời nói. Trong khi đó, đàn ông suy nghĩ đơn giản, thiên về hành động, nhìn mọi việc theo cách ít phức tạp nhất. Nhiều chị em muốn được chồng quan tâm nhưng lại không nói ra mà muốn chồng tự hiểu, nếu chồng không hiểu theo ý mình thì đánh giá là chồng vô tâm.
Một nguyên nhân quan trọng khác là người chồng cũng đang bị mắc kẹt trong những cảm xúc tiêu cực, những tổn thương từng trải qua trong quá khứ. Điều này có thể bắt nguồn từ cách nuôi dạy, quan tâm của mỗi gia đình.
Nữ chuyên gia lý giải: “Ngày các anh chồng còn nhỏ, có thể do bố mẹ bận làm, không có thời gian quan tâm đến cảm xúc của con, để ý con đang vui hay đang buồn. Những người đàn ông ấy cũng chưa bao giờ được nghe lời yêu thương từ bố mẹ. Họ cũng chưa bao giờ nghe bố nói với mẹ những câu như “anh yêu em”, “chồng yêu vợ”…
Những trải nghiệm, kí ức ấy ăn sâu vào tiềm thức của họ. Họ thiếu sự quan tâm nên lớn lên không biết cách quan tâm người khác. Đến khi lập gia đình, họ sẽ vô thức lặp lại hành vi giống như những trải nghiệm trong quá khứ, dẫn đến vô tâm với vợ, con”.
Do vậy, muốn “trị” tính vô tâm của chồng, chị em không nên để chồng “tự hiểu”. Hãy thẳng thắn trao đổi những điều mình muốn để chồng nắm bắt. Đồng thời, cần “chữa lành” những tổn thương trong quá khứ cho chồng, bắt đầu từ việc quan tâm, nói những lời yêu thương với chồng. Từ đó, giúp chồng quen dần với “ngôn ngữ chữa lành”, nhận được sự quan tâm và dần biết cách quan tâm người khác.
Nghe lời tham vấn của chuyên gia, ngày nào Minh cũng gọi người đàn ông của mình là “chồng yêu” và nói những ngôn ngữ yêu thương.
Mấy ngày đầu tiên, chồng chị Minh chưa quen còn bảo: “Mẹ mày dạo này lạ thế. Nghe ở đâu mấy thứ nhảm nhí rồi về nói lung tung”. Thế nhưng Minh vẫn kiên trì.
Sau một tháng chị ngạc nhiên khi một buổi sáng nghe chồng hỏi: “Ô thế vợ hôm nay chưa đến lúc bị hâm nhỉ”. Tức là chồng của Minh đã bắt đầu thích được vợ gọi “chồng yêu”. Chưa thấy vợ gọi thì nhớ.
Sau một thời gian, dần dần chị cũng thấy chồng thay đổi, không còn vô tâm như trước nữa.
Quang Trường
" alt="Chuyên gia tâm lý mách chị em cách 'trị' chồng vô tâm "/>