![](https://static-images.vnncdn.net/files/publish/2023/8/22/diem-chuan-truong-dh-su-pham-ky-thuat-tphcm-nhieu-nganh-tren-26-1349.jpeg)
Theo OpenAI, việc đầu tư vào các trung tâm dữ liệu khổng lồ như vậy sẽ tạo ra hàng chục nghìn việc làm mới, thúc đẩy tổng sản phẩm quốc nội và đảm bảo Mỹ có thể duy trì vị trí dẫn đầu trong phát triển AI.
Tuy nhiên, để đạt được điều này, Mỹ cần các chính sách hỗ trợ trung tâm dữ liệu lớn hơn.
Năm nay, Altman dành phần lớn thời gian để thành lập liên minh các nhà đầu tư toàn cầu nhằm tài trợ cho hạ tầng cần thiết để hỗ trợ phát triển AI nhanh chóng, đồng thời nỗ lực để có được sự đồng ý của chính phủ Mỹ cho dự án.
Trả lời Bloomberg, phát ngôn viên OpenAI cho biết, công ty tin rằng hạ tầng AI rất quan trọng để Mỹ đi đầu trong đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tái công nghiệp hóa trên toàn quốc và mọi người tiếp cận lợi ích của AI.
Các lãnh đạo trong ngành năng lượng chỉ ra, cung ứng điện cho dù chỉ một trung tâm dữ liệu 5GW cũng là một thách thức.
Tổng công suất phát điện của các lò phản ứng hạt nhân tại Mỹ là gần 96GW. Tuần trước, Microsoft ký thỏa thuận với Constellation để cung cấp năng lượng hạt nhân cho hãng phần mềm trong hai thập kỷ.
Vào tháng 6, John Ketchum, CEO NextEra Energy cho biết, “gã khổng lồ” năng lượng sạch đã nhận được yêu cầu từ một số công ty công nghệ để tìm các địa điểm có thể hỗ trợ nhu cầu 5GW nhưng không nêu tên bất kỳ công ty cụ thể nào. Theo ông, 5GW tương đương năng lượng cho cả thành phố Miami.
Nó đòi hỏi kết hợp của cả điện gió và điện mặt trời, lưu trữ năng lượng và kết nối với lưới điện. Việc tìm kiếm một địa điểm đáp ứng nhu cầu 5GW sẽ mất một thời gian nhưng Mỹ đang có những nơi phù hợp với 1GW.
(Theo Bloomberg)
" alt=""/>OpenAI thuyết phục Nhà Trắng xây trung tâm dữ liệu chưa từng cóÔng Tuấn có triệu chứng ban đầu ho ra máu, mệt mỏi, sụt cân nhẹ, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội khám kết quả chụp cắt lớp vi tính có khối u bên phổi phải, kích thước 3x4 cm. Bác sĩ Hải chẩn đoán ông Tuấn mắc ung thư phổi thuộc loại không tế bào nhỏ giai đoạn 3C, tiên lượng xấu, nếu không điều trị tiên lượng thời gian sống chỉ còn trên dưới một năm.
Người nhà đề nghị sang Singapore chữa bệnh bởi dịch vụ y tế tốt hơn, ông Tuấn phân vân "đi hay ở". Biết điều này, bác sĩ Hải khuyên ông yên tâm chữa ở Việt Nam bởi phác đồ chuẩn theo hướng dẫn điều trị lâm sàng quốc tế, đầy đủ các loại thuốc và công nghệ mới về điều trị ung thư phổi. Đồng thời, chữa bệnh trong nước, người bệnh được gần người thân, có chỗ dựa tinh thần. Đây là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Tái khám hôm 26/11, ông Tuấn nhẹ nhõm với kết quả "đáp ứng tốt", cho biết tổng chi phí chữa bệnh ở trong nước của ông bằng 10-20% so với báo giá ban đầu của bệnh viện tại Singapore.
Còn ông Nguyễn Minh Chiến, 63 tuổi, u lympho không Hodgkin giai đoạn hai, tháng 2/2022 sang Singapore khám rồi về Việt Nam đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội tham khảo thêm. Kết quả, bác sĩ Tâm Anh đưa ra phác đồ điều trị hoàn toàn trùng khớp với bệnh viện bên Singapore, gồm kháng thể đơn dòng kết hợp hóa trị. Ông Chiến chọn chữa ở trong nước. Hiện tại sau hai năm, kết quả chụp PET CT cho thấy u hạch tan hoàn toàn, ông sống khỏe mạnh, hầu như không gặp tác dụng phụ. Tổng chi phí của ông bằng khoảng 10% so với chi phí bệnh viện Singapore ước tính.