Nhận định, soi kèo U23 Vizela vs U23 Gil Vicente, 17h00 ngày 8/4: Chủ nhà ‘ghi điểm’
本文地址:http://member.tour-time.com/html/31e594447.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Travnik vs Jedinstvo Bihac, 21h00 ngày 9/4: Đối thủ khó lường
Nghe Chế Linh thể hiện các bài hát 'tủ'
Mưa hồng, cũng như nhiều ca khúc khác do Trịnh Công Sơn sáng tác, là một nhạc phẩm với những câu chữ đầy chất thơ, mơ mộng và những nốt nhạc đầy thư thái, đưa người nghe rời khỏi những ngày hè nóng nực để đến với một không gian hư ảo dịu mát hơn.
Hà Lê tiếp tục làm mới nhạc Trịnh với MV 'Mưa hồng'. |
Hiểu được tinh thần đó, Hà Lê cùng người phối khí là Tùng acoustic đã mang những thanh âm của nhạc điện tử đậm chất “chill”, trẻ trung vào bài hát, pha vào trong đó một chút tiếng đàn bầu của nghệ sĩ Hưng Bầu để điểm xuyết yếu tố truyền thống, giúp bài hát không bị xa lạ khỏi khuôn khổ của sự giao thoa truyền thống - đương đại mà nhiều nghệ sĩ hiện nay đang dùng.
Đây chính là mục đích thôi thúc Hà Lê tiếp tục với dự án Trịnh Contemporary: “mang những âm thanh xưa cũ về với không gian đương đại để duy trì tình yêu nhạc Trịnh trong người trẻ hiện nay, giúp họ đi tìm lại những giá trị âm nhạc đích thực của thời kỳ trước”.
Mang đến tinh thần đương đại cho một ca khúc đậm chất mơ mộng, không chỉ cần sự mới mẻ từ âm nhạc mà còn cần một giọng ca đủ sức gánh vác từng câu chữ trong ca khúc đó. Chất gồ ghề, bụi phủi nhưng phóng khoáng của Hà Lê đã truyền tới cảm hứng tự do hơn với âm nhạc hiện đại và lời ca nhẹ nhàng, thư thá.
MV Mưa hồng của Hà Lê:
Cùng với Diễm xưa, Mưa hồng chính là cách mà Hà Lê nhìn vào nhạc Trịnh: ẩn chứa trong chất nhạc đậm chất dân gian, hoài niệm là tinh thần chung mà âm nhạc bao đời nay mang đến cho người yêu nhạc: sự thư giãn, tìm về cõi riêng, nơi chỉ có những giai điệu và ca từ của ca sĩ mới giúp họ chạm đến được. Cách nhìn này phù hợp với mong mỏi của người trẻ hiện nay, khi âm nhạc chính là nơi giúp họ giải thoát khỏi đời thực, tìm về thế giới riêng của người nghệ sĩ và cũng là của chính mình.
Tình Lê
- Hà Lê cho biết, với sản phẩm làm mới nhạc Trịnh đã ra mắt, anh nhận không ít lời bình luận sỗ sàng từ phía khán giả.
">Hà Lê tiếp tục làm mới nhạc Trịnh với MV 'Mưa hồng'
Bản chất của bằng đại học là một chương trình đầu tư có chủ đích, không phải một lựa chọn ngẫu nhiên. Nếu như giáo dục phổ thông có tính bắt buộc để nâng cao dân trí, giáo dục đại học là một lựa chọn chủ động. Trong khi giáo dục phổ thông thường được các chính phủ bảo trợ như một quyền cơ bản của công dân, thì giáo dục đại học càng lúc càng được thương mại hóa. Rất nhiều nước châu Âu đã bỏ dần chính sách miễn phí đại học. Với các nhóm nước xuất khẩu giáo dục, tấm bằng đại học đắt đỏ hơn nhiều, như ở Anh, Mỹ, Australia, Canada... Sinh viên Mỹ không chỉ quan tâm đến học phí, mà thường phải tính toán rất kỹ món nợ phải trả cho chính phủ hoặc cho cha mẹ sau khi học xong, ngay cả khi họ chọn học tại bang nhà (home state) để được hưởng học phí dành cho các gia đình đóng thuế tại bang (in-state tuition).
Trong thời kỳ bao cấp và khi các đại học Việt Nam còn đào tạo theo hướng tinh hoa, một số nhỏ sinh viên được đảm bảo việc làm vì cầu nhiều hơn cung, do vậy việc duy nhất của sinh viên là học thật tốt và chờ phân công. Trong cơ chế thị trường, khi nhà tuyển dụng không chỉ có chính phủ, mà còn rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp khác nhau, thì các sinh viên phải cạnh tranh để được bước chân vào những tổ chức tốt nhất (bản chất là lực lượng lao động tìm cơ hội tiếp cận tư liệu sản xuất), trong khi các đại học phải cạnh tranh để chứng minh với cả sinh viên và nhà tuyển dụng rằng mình đào tạo ra đúng những người mà tổ chức cần. Khi nền kinh tế không sản sinh đủ việc làm, sẽ có một tỉ lệ sinh viên gia nhập lực lượng thất nghiệp. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo còn gia tăng mối đe dọa về việc "máy làm thay người" với hiệu suất cao hơn trong những năm tới.
Đứng trước bối cảnh kinh tế và việc làm toàn cầu không chắc chắn, người trẻ cần học như thế nào để bằng đại học vẫn có thể là "tấm hộ chiếu" mở cánh cửa nghề nghiệp tương lai?
Thứ nhất, chọn đại học gắn với mục tiêu. Trước hết phải trả lời câu hỏi: Học để làm gì? Chưa xác định được mục tiêu, vào đại học sẽ làm mất mát nguồn lực của cá nhân, gia đình và xã hội. Rất nhiều bạn trẻ ngày nay chấp nhận dành ra 1-2 năm gap year (năm tạm nghỉ) để thực sự suy ngẫm về việc mình là ai, mình muốn gì trước khi vào đại học. Quãng thời gian gap year đó không hề uổng phí, vì nó có ích hơn nhiều việc bạn lao vào học đại học đúng tuổi 18 mà không hề có mục tiêu.
Thứ hai, cần tính đầy đủ chi phí cơ hội. Quan niệm truyền thống "học càng nhiều càng tốt", "học không bổ dọc cũng bổ ngang" là không đúng trong kinh tế học, bởi lý thuyết chi phí cơ hội (cost of opportunity) cho chúng ta biết rằng, khi chọn học một thứ, ta có thể bỏ lỡ cơ hội học những thứ khác, do vậy cần có tính toán tối ưu. Tất nhiên, tối ưu ở đây chỉ có thể xác định được nếu đã có mục tiêu. Lấy mục tiêu để so sánh các lựa chọn sẽ giúp người học biết đâu là lựa chọn không liên quan, đâu là lựa chọn nhanh nhất để tới đích.
Thứ ba là không có đại học tốt nhất cho mọi người, mà chỉ có đại học phù hợp nhất. Một đại học Mỹ thường tuyển sinh dựa vào nhiều tiêu chí cùng lúc, như điểm trung bình môn ở phổ thông (GPA), điểm các bài thi chuẩn hóa (SAT, ACT, AP) kết hợp các yếu tố khác như bài luận, hồ sơ hoạt động ngoại khóa, phỏng vấn trực tiếp... nhằm đảm bảo sự tương thích cao nhất giữa người học với trường đại học.
Thứ tư là học tập chủ động. Thế giới không ngừng biến động, và thế giới việc làm cũng vậy. Có những nghề nghiệp mới ra đời, nhưng cũng có những nghề mất đi. Ngay trong cùng một công việc cũng có sự thay đổi. Do vậy, chỉ có thể thông qua học tập chủ động và liên tục, cập nhật chính mình và làm cho mình thích ứng với bối cảnh hiện tại và tương lai mới giúp người học trở thành người lao động có giá trị. Nếu như trước đây, cứ chọn học đúng một chuyên ngành sẽ giúp người học có một nghề trong tay, thì ngày nay tỷ lệ đó thấp dần. Nhiều người phải chấp nhận chuyển đổi, rẽ ngang, học lại (reskilling), học nâng cao (upskilling) bên ngoài tấm bằng đại học truyền thống.
Hệ thống đại học Mỹ cũng có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các trường với triết lý khác nhau bao gồm đại học nghiên cứu (mạnh về nghiên cứu), đại học vùng (mạnh về đào tạo nghề và thực hành), đại học khai phóng (mạnh về kỹ năng, tư duy và kết nối liên ngành) và mỗi nhóm đều tự hào có thể tạo ra những sinh viên có ưu điểm riêng để sẵn sàng cho thị trường lao động. Do vậy, cũng không có cách học nào được coi là "tiêu chuẩn", mà mỗi người phải tự thiết kế một chiến lược học tập cho mình, chọn lấy những gì phù hợp.
Thứ năm, đừng tự giới hạn trong lựa chọn học đại học. Trong rất nhiều trường hợp, các khóa học cao đẳng, trung cấp, chứng chỉ... lại phù hợp hơn khi xét đến các yếu tố như yêu cầu cụ thể của nghề nghiệp, chi phí bỏ ra cùng thời gian hoàn vốn, bối cảnh việc làm tại địa phương, khoảng cách di chuyển... Ví dụ, nhiều học sinh không có khả năng nhập học đại học vì hoàn cảnh gia đình nhưng lại bỏ qua các lựa chọn gần nhà, với cơ hội việc làm tại chỗ. Trong khi một số nghề nghiệp chuyên môn bắt buộc phải có bằng đại học, một số nghề khác có tính linh hoạt hơn nhiều.
Cuối cùng, là xây dựng thương hiệu cá nhân. Trong khi các quốc gia, các trường đại học cũng phải cạnh tranh ở cấp độ toàn cầu để chứng tỏ giá trị của nền giáo dục mà mình cung cấp, thì sinh viên ngày nay cũng cần có chiến lược xây dựng thương hiệu cá nhân trước nhà tuyển dụng. Vì giá trị của bằng đại học, ở cấp độ cá nhân trong kết nối với xã hội, là giá trị mà nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên.
Kỳ vọng với một tấm bằng đại học là người mang nó đã có khả năng tư duy độc lập, có năng lực tự học, nghiên cứu và thực hành một chuyên môn, nghề nghiệp suốt đời, sẵn sàng bước chân vào tổ chức để tạo ra giá trị. Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra bằng đại học bị mất giá khi giáo dục đại học bị thương mại hóa: tuyển sinh tràn lan, dễ dãi, lạm phát điểm, chương trình học phớt lờ nhu cầu thực tiễn, chất lượng đào tạo không đáp ứng được tiêu chuẩn hành nghề của các hiệp hội, nghiệp đoàn chuyên môn... Những điều đó hầu như nằm ngoài tầm kiểm soát của chính người học. Người học chỉ có thể thông qua việc lựa chọn khôn ngoan, đặt ra mục tiêu cụ thể, nỗ lực để việc học của mình hướng tới giải quyết vấn đề của cuộc sống và xã hội.
Bản chất cao nhất của việc học là để giải quyết các vấn đề, cả lý luận lẫn thực tiễn. Bạn càng giải quyết được vấn đề to lớn, phức tạp và hữu ích, tấm bằng của chính bạn càng có giá.
Bùi Khánh Nguyên
">Để bằng đại học 'có giá'
Nhận định, soi kèo Mladost Lucani vs Vojvodina, 23h00 ngày 7/4: Mất tập trung
Trác Thúy Miêu thân thiết bên "người tình" Bảo Trung. |
Là thể loại hài - hành động có yếu tố phá án, phim Bánh bèo hữu dụng như muốn phản bác câu cửa miệng "bánh bèo vô dụng" của giới trẻ. Tuy nhiên, phim chỉ đơn thuần kể về cuộc sống của những người phụ nữ độc lập trong tư tưởng, có khí chất riêng. Họ không phụ thuộc đàn ông nhưng cũng không cần lên tiếng đòi quyền cho phái yếu. Đây cũng là một cách nhà sản xuất khai thác đề tài nữ quyền khéo léo chứ không đi theo lối khuôn sáo, hô hào.
Phim Bánh bèo hữu dụng đánh dấu vai diễn quan trọng đầu tiên trong sự nghiệp diễn xuất của MC Trác Thúy Miêu. Nếu như ngoài đời, Trác Thúy Miêu nên duyên với chồng kém 8 tuổi thì trong phim, bà chủ nhà hàng kiêu kỳ Mai Chi của cô cũng vướng lưới tình với chàng "phi công" bé nhỏ Zent (Bảo Trung đóng). Đáng lưu ý, Bảo Trung kém Trác Thúy Miêu 13 tuổi.
Bên cạnh Trác Thúy Miêu là hai người chị em Thanh Hoa và Lê Chi Na. Sau vai Thanh Sói trong Hai Phượng, Thanh Hoa muốn xóa hình tượng cũ để trở thành Út Hoa trong Bánh bèo hữu dụng, như một cách vượt qua cái bóng của mình.
![]() |
Thanh Hoa tiếp tục trổ tài võ thuật trong phim mới. |
Tương tự, Lê Chi Na cũng kỳ vọng nhiều ở vai cô giáo kiêm tiểu thư quyền quý Phương Anh. Đóng không ít phim truyền hình, Lê Chi Na vẫn chỉ được nhớ với cách gọi “em gái Lê Bê La”. Vì thế, cô mong muốn được khẳng định mình.
Bộ ba chàng trai được đạo diễn Nguyễn Nguyên Hoàng gọi vui là các "bánh nậm" (đối lập với "bánh bèo) gồm Mạnh Đồng, Bảo Trung và Lê Hoàng Giang. Trong đó, Mạnh Đồng gây chú ý khi vào vai chàng công an Phan Khánh.
![]() |
Mạnh Đồng trong tạo hình công an. |
Cao 1,88m, là người mẫu lấn sân thi Bolero và trở thành trò cưng của Lệ Quyên tại Thần tượng Boléro 2017, khán giả tò mò liệu Mạnh Đồng sẽ thể hiện diễn xuất thế nào. Tạo hình của anh trong bộ cảnh phục cũng thu hút sự chú ý vì đẹp trai.
Phim Bánh bèo hữu dụng dự kiến sẽ ra mắt trong tháng 6/2020.
Gia Bảo
- Tham gia phim điện ảnh với đề tài sinh tồn, dàn diễn viên trải qua hơn 1 tháng ghi hình tại cung đường Tà Năng Phan Dũng với thời tiết khắc nghiệt cũng như tự thực hiện những cảnh quay mạo hiểm, không có thế thân.
">Trác Thúy Miêu đóng phim cùng trai trẻ kém 13 tuổi
Theo tiết lộ của một nữ sinh viên một trường đại học ở khu vực Cầu Giấy (HàNội)- đang là hotgirl của dịch vụ alo sex, hiện có không ít sinh viên- cả nam vànữ, kiếm tiền nuôi thân từ việc chat sex, alo sex và đến nhà nghỉ. Các sinh viênnày công khai “chào hàng” trên mạng, trên các trang web dành cho giới trẻ.
Những mẩu rao vặt đó thường có số điện thoại cá nhân, thậm chí cả hình ảnh rấtgợi cảm và không quên đưa ra các mức giá để khách lựa chọn. "Em là sinh viên ởHà Nội, nhận phục vụ 200k/lần, 500k/qua đêm. Alo sex: 100k/lần, thanh toán bằngcách nạp thẻ điện thoại. Anh nào có nhu cầu vui lòng nhắn tin trước khi gọiđiện".
Có cô gái còn miêu tả rất chi tiết: "Em mới 18 tuổi, có giọng nói dễ nghe,truyền cảm, hấp dẫn đến chết người... do hết tiền điện thoại nên làm alo sexchút đỉnh nuôi dế. Ai có nhu cầu, xin gọi cho em". Các nam sinh cũng không ngầnngại quảng cáo: "Boy alo sex có kinh nghiệm, đã từng đọc rất nhiều truyện sextrên mạng, đảm bảo sẽ đủ "ép phê" khi làm... qua điện thoại. Phí của mỗi lần alosex là 50k/10 phút, 100k/20 phút, thanh toán bằng cách gửi mã số card điện thoạiqua trước khi bắt đầu "hành sự"...
Cô nữ sinh này kể nguồn cơn về việc trở thành callgirl: “Do xin việc làm thêmrất khó khăn, nếu có thì phải làm những việc rất vất vả. Một lần em vào mạng,được một số bạn rủ tham gia alo sex. Lúc đầu thấy ngại, nhưng không phải chạmmặt khách hàng nên liều làm thử. Thấy cũng không khó mà lại có tiền nên tham gialuôn.
Để hấp dẫn khách hàng, em phải đọc các thể loại chuyện sex và cố gắng luyệngiọng cho thật mùi mẫn. Thường khách có nhu cầu alo sex vào buổi tối đến đêmkhuya, có đêm phục vụ 3-5 khách. Xong việc cũng đến 3-4 giờ sáng, mệt mỏi rã rờikhông còn đủ sức để lên lớp”.
Một nhà quản trị mạng của một diễn đàn cho biết, những người bán dịch vụ alosex trên mạng hầu hết là học sinh, sinh viên. Topic về alo sex luôn có số lượngngười truy cập đông nhất.
Giới trẻ tìm đến “tình dục ảo”
Một thực tế không thể phủ nhận là số người tìm đến alo sex đang ngày một đôngđảo. T - một sinh viên mới ra trường chưa có việc làm, nghiện alo sex nhiều năm- kể: Tôi là người rất ngại tiếp xúc nên đã tìm đến alo sex hằng đêm. Mỗi ngàytôi chỉ mong đến 12 giờ đêm để được thăng hoa với một cô gái qua điện thoại màkhông có nhu cầu làm bạn với bất kỳ cô gái nào khác.
Còn C - một kỹ sư máy tính - nghiện sex đến mức độ mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng,thời gian còn lại dành cho các cuộc chat sex, alo sex. “Nghiện” alo sex đến mứcbỏ bê cả người vợ sắp cưới như anh H mới thật đáng ngại. Đã gần 40 tuổi, đểchiều lòng bố mẹ, anh H quyết định kết hôn với một cô gái mới quen. Do nghiệnalo sex nhiều năm nên vào đêm tân hôn, anh H đã không thể làm “chuyện ấy” vớivợ. Chỉ có alo sex anh mới đạt được khoái cảm. Anh V thì khổ sở vì ghiền alosex, đêm nào không “nấu cháo” điện thoại với cô bạn alo sex thì thấy ngứa ngáykhó chịu, không thể ngủ được.
Tham gia trò chơi tình dục ảo, không ít người rơi vào tình trạng tiền mất,sức khỏe lẫn tinh thần suy giảm trầm trọng. Mỗi tháng, T phải trả hóa đơn điệnthoại đến hàng triệu, trong khi chưa tìm được việc làm. Nhiều lần hô quyết tâmtừ bỏ, nhưng “cai” được mấy hôm lại lên cơn nghiện. Còn C do chỉ chú tâm vàochat sex, alo sex nên công việc luôn không hoàn thành, đang đứng trước nguy cơmất việc.
Ai cũng biết “mặt trái” của trò chơi tình dục ảo đó, nhưng nhiều người vẫnhứng thú với loại hình dịch vụ nhạy cảm này. T khoe, cứ về đêm khuya đến gầnsáng "chợ" alo sex cực kỳ nhộn nhịp, vào ngày cuối tuần còn có thêm khách mớighé thăm.
Tự sướng - tự hại mình
BS Đào Xuân Dũng - chuyên gia về sức khỏe tình dục - phân tích, việc nói chuyệnvề sex qua điện thoại bằng những lời kích dục kết hợp dùng tay tự kích thíchthường đem lại nhiều cảm giác và giúp nhanh chóng đạt đến đỉnh cao của khoái cảmhơn là “tự sướng” một mình. Tuy nhiên, sự lạm dụng đó sẽ khiến cho họ mắc chứnglệch lạc tình dục, phủ nhận vai trò của bạn tình "bằng xương bằng thịt".
Đối với nam giới nghiện "tự xử", khoái cảm "vô tổ chức" làm giảm vai trò sảnxuất ''tinh binh'' của "cậu nhỏ", dẫn đến rối loạn cương, thậm chí liệt dương,ảnh hưởng đến đời sống tình dục và duy trì nòi giống sau này. Với nữ giới, nguycơ viêm nhiễm nặng do “tự sướng” bằng tay hay từ các dụng cụ tình dục sẽ rấtcao.
Để thoát khỏi nghiện alo sex, các chuyên gia khuyến cáo, người nghiện nên xóahết những nick chat, địa chỉ mail, đổi password, đổi số điện thoại và không ghinhớ bất cứ dữ liệu của một người bạn ảo nào. Không xem phim sex, không đọctruyện và tiếp xúc với những đề tài sex vào buổi tối…
Tham gia một môn thể thao để có sức khỏe và bồi bổ một bộ não khỏe mạnh, cóthể kiểm soát được những hành vi của mình. Theo kinh nghiệm của một số người đãcai nghiện thành công, thì chỉ khi nhận biết được mức độ nguy hiểm của chat sex,alo sex cùng với sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn tâm lý và quyết tâm củabản thân thì mới có thể thoát khỏi căn bệnh nghiện oái oăm này.
Theo Lao Động
">Oái ăm trào lưu nghiện tình dục ảo qua 'alo sex'
Cả thế giới đang phải đương đầu với sự lan tràn của virus corona gây viêm đường hô hấp cấp dẫn tới tử vong nhanh chóng. Dịch bệnh khiến nửa dân số thế giới phải cách ly để tránh lây lan virus chết người.
Giữa bối cảnh đó, bộ phim "The Flu" (Đại dịch cúm) của điện ảnh Hàn Quốc bất ngờ gây sốt trở thành, trở thành từ khoá tìm kiếm hot cũng như được các mọt phim tìm xem lại bởi có nội dung khá tương đồng với hoàn cảnh hiện tại.
'Đại dịch cúm' cho thấy mối nguy hiểm của bệnh lây lan qua đường hô hấp khi người bệnh ho hay hắt hơi, cũng khá giống với cách lây nhiễm của virus corona hiện nay. Phim bắt đầu với một nhóm người nhập cư trái phép lẩn trốn trong một chiếc xe container chở hàng và điểm đến của họ là Hàn Quốc. Điều tồi tệ nhất là trong số đó có một người đang mang trong mình một loại virus có khả năng gây tử vong đi kèm với tốc độ lây lan chóng mặt.
"The Flu" (Đại dịch cúm) được ra mắt năm 2013 và là một trong những bộ phim thành công nhất về doanh thu của màn ảnh xứ kim chi năm đó. |
Khi đến được Bundang, khu ngoại ô giàu có của Seoul, Byung-Ki (Lee Hee-Joon) và Byoung-Woo (Lee Sang-Yeo) mở thùng xe tải, họ nhanh chóng phát hiện ra rằng tất cả các thành viên trên chuyến xe đó đã chết, người duy nhất còn sống sót cũng đã bị nhiễm virus chết người H5N1.
Sau khi trốn thoát, anh ta và ngay cả anh em nhà Byung-Ki đã nhanh chóng lây lan dịch bệnh đáng sợ cho những người dân ở khu vực lân cận. Với tỉ lệ lên tới 2000 ca nhiễm mỗi giờ cùng với những ca tử vong liên tiếp của các nạn nhân 36 tiếng đồng hồ sau khi mắc bệnh, đại dịch này đã đẩy cả thành phố vào một tình trạng hoang mang bởi không có thuốc chữa trị cho bệnh dịch này.
![]() |
'Đại dịch cúm' chọn tagline là: "Cái chết có trong không khí bạn thở". |
Tất cả các bệnh viện trong thành phố đang báo cáo các trường hợp lây nhiễm, số người tử vong gia tăng, thành phố phải bị đóng cửa ngay lập tức. Không có một liệu pháp nào để chữa trị và e sợ rằng đại dịch sẽ lan rộng ra khắp đất nước, thậm chí ra cả thế giới, chính phủ đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại Bundang. Thành phố với hơn nửa triệu dân nằm cách thủ đô Seoul khoảng 19 km này bị phong toả và có nguy cơ buộc phải tiêu hủy.
Trong khi mọi người phải vật lộn đấu tranh trong tuyệt vọng để có thể sống sót, bác sĩ chuyên gia về bệnh truyền nhiễm In-Hye (Soo Ae) và nhân viên cứu nạn Ji-Goo (Jang Hyuk) buộc phải đi vào khu vực cách ly nhằm nghiên cứu tìm ra một loại vắc-xin điều trị chứng bệnh khủng khiếp này để cứu lấy các bệnh nhân, trong đó có cả cô con gái Mirre (Park Min-Ha) mà In-Hye nhất mực yêu thương.
![]() |
Người người phải đeo khẩu trang vì mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp. |
Nhịp phim nhanh, hồi hộp, tình tiết dồn dập khiến khán giả bị cuốn theo từ đầu tới cuối. Hình ảnh xác người chất đống, người người phải đeo khẩu trang và trợ thở oxy, bỏ chạy khỏi thành phố để thoát thân hay những cuộc chia lìa không mong muốn khiến người xem ám ảnh. Đặc biệt mạch phim khiến khán giả luôn phải hồi hộp dõi theo diễn biến của dịch bệnh và cầu mong cho bác sĩ In-Hye nhanh chóng tìm ra thuốc để cứu con gái cũng như người dân trong thành phố trước khi tất cả đều bị thiêu sống để tránh dịch bệnh lan tràn.
Rất nhiều khán giả nhận xét họ thấy rùng mình khi xem 'Đại dịch cúm' và có cảm giác như bộ phim vừa được làm lấy ý tưởng từ thực tại. Và họ mong cũng giống như bộ phim, cuối cùng vaccine cũng được nhanh chóng tìm ra và lệnh phong toả được gỡ bỏ, cuộc sống trở lại bình thường khi dịch bệnh nguy hiểm đi qua.
Mỹ Anh
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hàng loạt dự án phim lớn phải ngừng sản xuất. Nền điện ảnh số 1 thế giới đang gần như đóng băng.
">Phim 'Đại dịch cúm' gây sốc vì liên tưởng tới đại dịch Covid
Người phụ nữ mở cốp xe máy trộm đồ nhanh như chớp
Nhà máy xoay xở kiếm lao động làm đơn hàng cuối năm
友情链接